Cơ Sở Lý Luận Chung Về Tổ Chức Và Quản Lý Công Ty Cổ Phần


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN

1.1. Khái niệm và đặc trưng pháp lý về công ty cổ phần

1.1.1. Khái niệm công ty cổ phần


Khái niệm về CTCP của các nước trên thế giới không giống nhau, nhưng nhìn chung đều thống nhất quan niệm: CTCP là loại hình công ty đặc trưng của công ty đối vốn với đặc điểm quan trọng là có sự tách bạch tài sản của công ty và tài sản của các cổ đông, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp vào công ty, vốn cơ bản của công ty được chia thành các cổ phần, trong quá trình hoạt động, CTCP được phát hành các loại chứng khoán ra thị trường để huy động vốn.

Chẳng hạn Điều 1041 LCT Anh 2006 định nghĩa: CTCP có nghĩa là một công ty - (A) có vốn điều lệ đã góp hoặc cổ phần danh nghĩa của tổng số vốn cố định được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, cũng số vốn cố định, hoặc nắm giữ và chuyển giao như chứng khoán, hoặc được chia và nắm giữ một phần bằng cách này và một phần bằng cách khác và (B) thành lập trên nguyên tắc có các thành viên sở hữu cổ phiếu hoặc chứng khoán đó và không có những người khác(1).

Ở Pháp, CTCP hay còn gọi là công ty vô danh được ra đời khá sớm (Luật công ty ngày 14/12/1985). Các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần. Công ty nếu đủ điều kiện, có thể phát hành chứng khoán để huy động vốn. Theo Luật quy định điều kiện để công ty phát hành các loại chứng khoán là: phải có ít nhất 7 cổ đông, vốn pháp định tối thiểu là 25.000 FF (đối với các công ty không phát hành chứng khoán) và 1.500.000 FF (đối với các công ty phát hành chứng khoán), mệnh giá thống nhất mỗi cổ phiếu là 100 FF.

Về bản chất, pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số nước trên thế giới tương đối tương đồng khi quy định về khái niệm CTCP. Điều 111 LDN 2020 quy định CTCP là DN, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

(1) Đạo luật Công ty, 2016, Vương Quốc Anh.

không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã góp vào DN; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này. CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN. CTCP có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn(2). Tương tự như LDN 2014, LDN 2020 không đưa ra một khái niệm khái quát mà chỉ liệt kê những dấu hiệu pháp lý để nhận diện CTCP nhưng quy định này đã xác định tư cách pháp lý tồn tại của CTCP theo pháp luật Việt Nam, giúp phân biệt loại hình CTCP với các loại hình DN khác. LDN 2020 không sửa đổi về khái niệm CTCP so với LDN 2014. Theo đó, CTCP giới hạn việc huy động vốn bằng việc phát hành các loại cổ phần, chứ không quy định chung là chứng khoán các loại như trước đây.

Pháp luật Việt Nam về tổ chức và quản lý công ty cổ phần - 3

Từ khái niệm về CTCP quy định tại Điều 111 LDN 2020, có thể nhận thấy CTCP theo pháp luật Việt Nam có những đặc điểm sau:

Một là, vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần và được phản ánh trong cổ phiếu. Một cổ phiếu có thể phản ánh mệnh giá của một hoặc nhiều cổ phần.

Hai là, về tư cách pháp lý: CTCP có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký DN (trước đây gọi là giấy chứng nhận ĐKKD; ĐKKD và đăng ký thuế), hoạt động độc lập, tự mình tham gia vào các giao dịch; xác lập các quyền và nghĩa vụ cho công ty.

Ba là, về số lượng cổ đông: CTCP phải có ít nhất ba cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa. Như vậy, về lý thuyết các CTCP có thể có hàng ngàn, hàng vạn cổ đông... và cổ đông có thể mang quốc tịch khác nhau. Tuy nhiên, do có quá nhiều cổ đông nên việc sở hữu vốn điều lệ của công ty sẽ bị phân tán cho nhiều cổ đông, lợi ích của các cổ đông cũng có thể không thống nhất hay đôi khi là sự xung đột lợi ích giữa các nhóm cổ đông. Khác với công ty TNHH, nhiều cổ đông CTCP không biết nhau và chủ yếu họ quan tâm đến cổ phần và cổ tức, giá trị gia tăng của cổ phần.



(2) Luật doanh nghiệp 2020 Số 59/2020/QH14, Điều 111.

Bốn là, chế độ trách nhiệm: cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty; như vậy, cổ đông của CTCP chỉ chịu TNHH đối với các khoản nợ của công ty. CTCP với tư cách là một pháp nhân sẽ tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản của công ty, cổ đông không phải chịu trách nhiệm thay CTCP về các khoản nợ của công ty.

Năm là, về khả năng chuyển nhượng cổ phần: So với mô hình công ty TNHH, phần vốn góp của cổ đông trong CTCP (tức là cổ phần) có khả năng chuyển nhượng dễ dàng hơn. Về nguyên tắc, cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần mà mình sở hữu, trừ trường hợp cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập (Điều 84) và cổ phần ưu đãi biểu quyết (Điều 81).

Sáu là, huy động vốn: Tại khoản 3 Điều 111 LDN 2020 đã quy định CTCP có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn. Như vậy, điều luật này không hạn chế quyền phát hành các loại chứng khoán khác của CTCP, nhưng cũng không thừa nhận rõ ràng quyền phát hành các loại chứng khoán khác. Vì vậy, sẽ dẫn đến tình trạng phải áp dụng pháp luật chứng khoán để điều chỉnh vấn đề này.

1.1.2. Khái niệm về tổ chức và quản lý công ty cổ phần

Khi nói đến quản lý CTCP là nói đến các trung tâm hay cơ cấu quyền lực ở đó. Theo quan niệm của luật học, quản lý CTCP là phương thức tổ chức các cơ quan quyền lực trong công ty và mối quan hệ quyền lực giữa các cơ quan đó. Chính vị có liên quan đến việc bố trí và tổ chức quyền lực, nên quản lý CTCP còn được gọi là Cơ cấu quản lý CTCP (Corporate Governance Structure)(3). Nhìn chung, trong các CTCP thông thường thiết lập ba cơ quan có quyền lực chủ yếu là Đại hội đồng cổ đồng. Hội đồng quản trị và Ban kiểm soátTheo nghĩa hẹp, quản lý CTCP có nghĩa là cách thức tổ chức và phân chia quyền lực giữa ba cơ quan và mối quan hệ giữa chúng. Luật Công ty Anh Quốc (năm 1985) xác định quản lý công ty là một thiết chế pháp lý về mối quan hệ giữa cổ đông, thành viên HĐQT và kiểm soát viên. Theo đó, các thành viên HĐQT là người quản lý điều hành và lãnh đạo công ty thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận; các cổ đông bảo đảm các thành viên HĐQT làm việc đúng hướng và đúng luật pháp; và các kiểm soát viên thực hiện quyền và nhiệm vụ giám sát hoạt



3 Mai Thận Thực, 2011, Luận về sự vận hành của cơ cấu quản lý công ty hiện đại, NXB Pháp chế Trung Quốc

động quản lý kinh doanh của HĐQT để bảo đảm công ty không có sai phạm về tài chính và bảo đảm HĐQT được để xuất bảo cáo tài chính một cách chân thực và công bằng

Tại Việt Nam, khái niệm quản lý CTCP cũng tương tự như ở các nước khác. Theo Tiến sỹ Phạm Ngọc Côn: Cơ cấu quản lý doanh nghiệp là sự thiết lập, vận hành của các cơ quan quyền lực trong doanh nghiệp và mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực đó. Một cơ cấu quản lý doanh nghiệp có hiệu quả được thể hiện ở sự hợp tác lâu dài giữa những người có quan hệ lợi ích trên cơ sở cân đối trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích(4). Ở đây, doanh nghiệp có thể được hiểu là CTCP.Ngoài ra có quan điểm cho rằng quản lý công ty có thể hiểu theo hai nghĩa, quản lý công ty theo nghĩa hẹp được hiểu là cơ chế quản lý giám sát của chủ sở hữu với người quản lý công ty theo những mục tiêu và định hướng của chủ sở hữu. Theo nghĩa rộng hơn, quản lý công ty gắn chặt với quyền lợi của chủ sở hữu cũng như các chủ nợ, người cung cấp, người lao động, thậm chí khách hàng của công ty. Về mặt tổ chức và quản lý công ty là tập hợp các mối quan hệ giữa chủ sở hữu, HĐQT và các bên liên quan nhằm: xác định mục tiêu, hình thành các công cụ để đạt đạt được mục tiêu và giám sát việc thực hiện mục tiêu của công ty .

Theo Tổ chức hợp tác và phát triển (OECD), quản lý công ty là một hệ thống các cơ chế, các hành vi quản lý. Cơ chế này xác định việc phân chia các quyền và nghĩa vụ giữa cổ đông, HĐQT, các chức danh quản lý và những người có lợi ích liên quan, quy định trình tự ban hành các quyết định kinh doanh. Bằng cách này, công ty tạo ra một cơ chế xác lập mục tiêu hoạt động, tạo ra phương tiện thực thi và giám sát việc thực hiện các mục tiêu đó. Định nghĩa này của OECD có thể coi là định nghĩa rộng nhất về quản trị công ty, nó đã và đang được rất nhiều nước trên thế giới vận dụng để xây dựng hệ thống pháp luật về quản trị công ty, trong đó có Việt Nam.

Theo Quy chế tổ chức và quản lý Công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng Khoán/Trung tâm Giao dịch Chứng khoán do Bộ Tài


4 Phạm Ngọc Côn, 2017, Một số ý kiến nhằm hoàn thiện về việc quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hóa, Tạp chí kinh tế và phát triển, số 3/2017 tr.39.

Chính ban hành tháng 03 năm 2007, quản lý công ty được định nghĩa như sau: Tổ chức và Quản lý công ty là hệ thống các quy tắc để đảm bảo cho công ty được định hướng điều hành và được kiểm soát một cách có hiệu quả vì quyền lợi của cổ đông và những người liên quan đến công ty.

Như vậy, khái niệm tổ chức và quản lý CTCP dưới góc độ luật học có thể hiểu là: hệ thống các thiết chế, theo đó việc tổ chức quản lý công ty được thực hiện trên cơ sở phân định rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các chủ sở hữu, người quản lý, những người có lợi ích liên quan, và các phương pháp áp dụng theo một trình tự thủ tục nhằm đảm bảo tổ chức và hoạt động công ty một cách hiệu quả nhất.

1.1.3. Đặc trưng pháp lý về công ty cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và tư cách pháp nhân được xác lập kể từ thời điểm mà doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. CTCP là điển hình của công ty đối vốn. Loại hình công ty này có những đặc điểm cơ bản để phân biệt với công ty TNHH và công ty hợp danh. Căn cứ theo quy định tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty cổ phần là doanh nghiệp mang các đặc điểm sau:

Về vốn điều lệ

Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần và được phản ánh trong cổ phiếu. Một cổ phiếu phản ánh mệnh giá của một hoặc nhiều cổ phần. Việc góp vốn vào công ty được thực hiện bằng cách mua cổ phần, mỗi cổ đông có thể mua nhiều cổ phần. Tư cách cổ đông của công ty được xác định dựa trên căn cứ quyền sở hữu cổ phần. Luật không hạn chế mỗi thành viên được mua tối đa bao nhiêu % vốn điều lệ nhưng các thành viên có thể thỏa thuận trong điều lệ giới hạn tối đa số cổ phần mà một thành viên có thể mua nhằm chống lại việc một thành viên nào đó kiểm soát công ty.

Về cổ đông công ty

Đặc điểm về cổ đông công ty là hệ quả đặc điểm về cấu trúc vốn. Với căn cứ xác lập tư cách cổ đông là quyền sở hữu cổ phần, trong khi cổ phần có thể được chào bán rộng rãi cho các đối tượng khác nhau, cổ đông của công ty cổ phần thường rất lớn về số lượng và không quen biết nhau. LDN chỉ hạn định số lượng tối thiểu mà không

giới hạn số lượng tối đa số cổ đông CTCP. Trong suốt quá trình hoạt động ít nhất phải có 03 cổ đông tham gia CTCP. Là loại hình công ty đặc trưng cho công ty đối vốn nên có sự liên kết của nhiều cổ đông. Vì vậy, việc quy định số cổ đông tối thiểu phải có đã trở thành thông lệ quốc tế trong mấy trăm năm tồn tại của CTCP.

Về chuyển nhượng cổ phần vốn góp

Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp 2020. Phần vốn góp (cổ phần) của các cổ đông được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Cổ phiếu do công ty phát hành là một loại hàng hóa. Các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần. Một số trường hợp bị pháp luật cấm chuyển nhượng. Cụ thể, các cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần phổ thông của các sáng lập viên trong 03 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Về chế độ chịu trách nhiệm

CTCP phải tự chịu trách nhiệm độc lập về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của công ty. Các cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp (đến hết giá trị cổ phần sở hữu). Tuy nhiên, chế độ trách nhiệm hữu hạn mà cổ đông được hưởng cũng kèm theo những ràng buộc nhất định nhằm bảo vệ quyền lợi của người thứ ba. Khi công ty thanh toán cổ phần mua lại hoặc trả cổ tức trái quy định, tất cả số cổ đông phải hoàn trả số tiền hoặc tài sản đã nhận của công ty. Tính chất chịu trách nhiệm hữu hạn trên đã thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư đầu tư vào CTCP nhiều hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Bất kỳ nhà đầu tư nào cũng hiểu rằng khi mình đầu tư vào CTCP với tính chất chịu trách nhiệm hữu hạn của cổ đông thì không bao giờ mình bị mất nhiều hơn so với số vốn đã bỏ ra đầu tư nên họ ít sợ rủi ro hơn đầu tư vốn vào công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân.

Về phát hành chứng khoán

CTCP có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán để huy động vốn. Điều này thể hiện khả năng huy động vốn lớn và rộng ra công chúng của CTCP. CTCP có khả năng chủ động vốn một cách linh

hoạt khi cần nguồn vốn lớn để tham gia các dự án đầu tư. Sự chủ động này là yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần vào thành công của doanh nghiệp. Khả năng huy động vốn lớn và rộng rãi trong công chúng cũng kéo theo nguy cơ gây rủi ro rất cao. Bởi vậy, CTCP phải chịu nhiều quy chế pháp lý khắt khe hơn so với loại hình doanh nghiệp khác.

Về tư cách pháp lý

CTCP là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp GCN ĐKDN. Pháp luật về công ty xác lập một cách cụ thể CTCP với tư cách là một pháp nhân độc lập, có năng lực pháp luật độc lập, có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý theo luật định và tách biệt với cổ đông công ty. Trong quá trình hoạt động công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng chính tài sản của mình. Thông qua người đại diện của mình theo quy định của pháp luật, công ty có thể trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn dân sự trong các quan hệ tranh tụng tại tòa án.

1.2. Tổng quan về tổ chức và quản lý công ty cổ phần theo cách tiếp cận của một số nước trên thế giới

1.2.1. Mô hình tổ chức và quản lý công ty cổ phần của Anh – điển hình cho cấu trúc hội đồng đơn

Về mặt nguyên tắc hoạt động, mô hình tổ chức và quản lý CTCP của Anh là điển hình cho mô hình quản lý, điều hành kiểu Anh, Mỹ có nền tảng là sự tách biệt giữa quản lý với sở hữu vốn trong CTCP. Trong mô hình tổ chức và quản lý CTCP kiểu Anh, Mỹ, dựa trên các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, sử dụng các thành viên HĐQT độc lập để kiềm chế quyền lực của ban GĐ, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các cổ đông.

Thứ hai, sử dụng và tín nhiệm giới kế toán để trình BCTC có tính xác thực nhằm giúp cổ đông có thông tin đầy đủ khi đầu tư vào công ty.

Thứ ba, sử dụng và tín nhiệm các nhà phân tích tài chính để xem xét và phân tích các triển vọng kinh doanh và mức độ lành mạnh về tài chính của các công ty dự kiến phát hành cũng như đang phát hành chứng khoán ra công chúng, nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho công chúng muốn đầu tư. Khi một CTCP hoạt động kém hơn mức trong ngành hay của thị trường, hoặc thiếu cơ chế quản trị thích đáng,

các nhà đầu tư sẽ phản ứng bằng cách bán cổ phần của họ, là một hình thức áp đặt kỷ luật của thị trường lên ban GĐ công ty.

Về quy định pháp luật cụ thể, theo luật công ty Anh, cấu trúc quản lý nội bộ của một CTCP gồm có: ĐHĐCĐ (shareholders’ meeting) và Hội đồng GĐ (board of directors). Bộ phận quản trị - điều hành của CTCP chỉ do một cơ quan đảm nhiệm là Hội đồng GĐ - cấu trúc hội đồng đơn (unitary board model). ĐHĐCĐ sẽ bầu chọn các thành viên của Hội đồng GĐ (thường có từ ba đến hai chục thành viên), đươc gọi là các directors. Mọi quyền lực và các vấn đề của công ty được pháp luật đặt vào tay của Hội đồng GĐ, trừ những vấn đề mà pháp luật hoặc điều lệ công ty quy định phải thuộc về ĐHĐCĐ(5). Cũng vì thế, Hội đồng GĐ theo pháp luật Anh có rất nhiều quyền lực, hơn rất nhiều so với thành viên trong HĐQT công ty của các nước châu Âu lục địa, Trung Quốc và Việt Nam.

Mô hình tổ chức và quản lý CTCP theo cấu trúc hội đồng đơn kiểu Anh không có một cơ quan chuyên trách làm nhiệm vụ giám sát những người quản lý - điều hành công ty như BKS trong luật công ty Việt Nam và LCT Nhật Bản hay như Hội đồng giám sát trong mô hình hội đồng hai tầng của Đức.

1.2.2. Mô hình tổ chức và quản lý công ty cổ phần của Đức – điển hình cho cấu trúc hội đồng hai tầng

Cấu trúc hội đồng kép theo luật công ty Đức có hai đặc điểm quan trọng nhất:

Thứ nhất cấu trúc quản trị - điều hành có hai hội đồng theo thứ bậc,và thứ hai có thể có sự tham gia nhất định của đại diện người lao động vào hội đồng phía trên. Cấu trúc tổ chức và quản lý nội bộ của CTCP theo luật Đức gồm có: ĐHĐCĐ, Hội đồng giám sát, và HĐQT. Theo luật Đức, việc quản lý - điều hành CTCP được phân chia cho hai cơ quan là: Hội đồng giám sát và HĐQT, như một thiết chế hai tầng, mà ở đó, Hội đồng giám sát nằm ở tầng trên(6). Vì thế, giới luật học trên thế giới gọi đây là cấu trúc hội đồng kép hay hội đồng hai tầng.

Hội đồng giám sát có thẩm quyền chọn,bổ nhiệm, cách chức các thành viên


(5) Đạo luật Công ty, 2016, Vương Quốc Anh. Điều 122 đến 137.

(6) Juergen W. Simon – Đại học Tổng hợp Lüneburg, CHLB, Bảo đảm tính thống nhất pháp luật tại CHLB Đức, chuyên đề Hội thảo Khoa học về Bảo đảm tính thống nhất của Hệ thống pháp luật. Bộ Tư pháp và Dự án VIE/02/015. Hà Nội, 31/08 – 01/09 năm 2018, tr.2.

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 17/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí