Nguyên Tắc Hoàn Thiện Pháp Luật Trong Hoạt Động Huy Động Vốn Của Công Ty Chứng Khoán Tại Việt Nam

- Các quy định được phê duyệt và ban hành một cách kịp thời nhằm giải quyết nhanh chóng các vấn đề tồn đọng liên quan tới nghiệp vụ huy động vốn tại các CTCK.

- Các quy định không những giúp cho thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung hoạt động, vận hành một cách ổn định, chắc chắn mà còn giúp thúc đẩy, tạo điều kiện cho các chủ thể tự tin hơn khi tham gia vào việc cấp vốn, hợp tác với các CTCK.

Bên cạnh những mặt tích cực đó thì hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn còn một số hạn chế liên quan tới lĩnh vực huy động vốn tại CTCK như sau:

- Các quy định chưa cụ thể, mập mờ khiến các CTCK gặp khó khăn khi thực hiện. Ví dụ đối với hình thức huy động biến tướng bằng hợp đồng hợp tác kinh doanh của các công ty chứng khoán được các báo kinh tế đề cập vào tháng 5 năm 2021 thì cơ quan chức năng đã có công văn cảnh báo tới các công ty chứng khoán. Nhưng trên thực tế, chưa có một quy định nào cấm các CTCK thực hiện nghiệp vụ này nhưng tới khi các CTCK bắt tay vào thực hiện huy động theo hình thức này làm thì lại cảnh cáo nhắc nhở làm ảnh hưởng tới uy tín và danh tiếng của công ty, gây bất cập cho việc huy động nguồn vốn sau này.Một số quy định chưa thật sự chặt chẽ tạo điều kiện cho các CTCK thực hiện các hành vi huy động với mục đích sử dụng vốn có tính rủi ro cao. Ví dụ pháp luật quy định rằng các TCTD được cấp vốn khi mục đích sử dụng vốn đúng pháp luật32. Tuy nhiên chưa có một văn bản cụ thể nào quy định về việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn sau vay. Việc này tạo cơ hội cho các CTCK và TCTD bắt tay thực hiện vay vốn và giải ngân sai mục đích hoặc cho vay với các mục đích rủi ro hoặc biến tấu hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn.

- Các chế tài xử lý vi phạm chưa đủ mạnh tay và chưa tương xứng với lợi ích mà các CTCK đạt được khi vi phạm tạo động cơ cho một số CTCK cố tình vi phạm. Ví dụ đối với hành vi làm giả hồ sơ chứng minh đủ điều kiện phát hành thêm cổ phiếu thì chỉ bị phạt tối đa 1,5 tỷ đồng trong khi đối với một thương vụ phát hành thêm, các CTCK có thể thu về những con số lên tới hàng ngàn tỷ đồng.


32 Điều 7, Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM


3.1. Nguyên tắc hoàn thiện pháp luật trong hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán tại Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Việc hoàn thiện bổ sung các quy định pháp luật trong hoạt động huy động vốn của CTCK tại Việt Nam về cơ bản sẽ dựa trên các nguyên tắc chung về pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn đã đề cập ở phần 2.1.1 chương I. Tuy nhiên, hoàn thiện được hiểu là thay đổi hoặc bổ sung dựa trên những thứ đã có sẵn vì vậy để hoàn thiện pháp luật huy động vốn của CTCK tại Việt Nam thì sẽ phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Phải đảm bảo tính hợp pháp: Các bổ sung, điều chỉnh phải đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống văn bản pháp luật. Nghĩa là các bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện phải dựa trên những quy định đã có, không được mâu thuẫn, gây chồng chéo, nhầm lẫn trong việc áp dụng các quy định.

Pháp luật về huy động vốn trong lĩnh vực chứng khoán: Thực tiễn thực hiện và một số đề xuất cho các công ty chứng khoán Việt Nam - 10

- Các bổ sung, điều chỉnh phải phù hợp với nội dung và mục đích của luật, xuất phát từ những lý do chính đáng nghĩa là chỉ khi nào trong hoạt động huy động vốn hoặc hoạt động chứng khoán thực sự xuất hiện các nhu cầu và các sự kiện mà hiện tại chưa có quy định nào để dẫn chiếu hoặc các quy định hiện tại không còn phù hợp, gây nhiều bất cập.

- Các bổ sung, điều chỉnh phải hài hoà lợi ích của tất cả các chủ thể như vậy thì mới có tính thực thi cao. Nghĩa là không vì bảo vệ quá mức cho bất kì một chủ thể nào mà gây thiệt hại cho chủ thể còn lại. Trên thực tế, đa số các văn bản pháp luật hiện tại nhìn chung đang bảo vệ lợi ích của cộng đồng nhỏ hơn sự thiệt hại chung cho công dân.

- Các bổ sung, điều chỉnh phải có sự bao quát toàn diện, định hướng lâu dài. Nghĩa là những đóng góp thay đổi phải có tính mới, cập nhật, phù hợp với hoàn cảnh nền kinh tế hiện tại và cả những năm sau đó.

- Các bổ sung, điều chỉnh phải rõ ràng, cụ thể: Nghĩa là dễ hiểu, dễ thực hiện đối với tất cả các chủ thể chịu sự điều chỉnh của quy định đó.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật cho từng hình thức huy động vốn của công ty chứng khoán tại Việt Nam

3.2.1. Trong hình thức đi vay

Nguồn tiền dư nợ lớn nhất của các CTCK hiện nay đến từ việc vay các TCTD trong và ngoài nước. Để có thể giám sát chặt chẽ việc thực hiện huy động vốn này thì cần phải có những quy định áp lên cả bên cho vay là các TCTD và bên đi vay là CTCK. Về phía các TCTD trong nước thì bản thân mỗi tổ chức khi cho vay cũng đã thực hiện giám sát và kiểm tra sau vay đối với khoản vay đã giải ngân nhằm hạn chế nợ xấu, bảo toàn nguồn vốn đã cho vay của họ. Và theo yêu cầu của Ngân hang Nhà nước tại điểm c khoản 2 điều 2 Luật các tổ chức tín dụng thì các TCTD phải có quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng; phân cấp, ủy quyền và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên cũng chưa có một quy định về việc quy trình kiểm tra phải như thế nào, bao gồm các loại hồ sơ giấy tờ gì. Hầu hết việc kiểm tra, thanh tra hồ sơ chứng minh mục đích, hồ sơ sau vay đều do các TCTD tự đưa ra quy trình quy định phù hợp với mục tiêu kinh doanh và tăng trưởng của mình. Tuy nhiên, một số trường hợp, chỉ vì mục tiêu lợi nhuận và KPI trước mắt mà đã hỗ trợ và cấu kết với khách hàng vay là CTCK để thực hiện làm kiểm tra sau vay sao cho về mặt lý thuyết là đúng đắn và đầy đủ.

Ví dụ: Ngày 12.10.2021 công ty chứng khoán A thực hiện vay 100 tỷ từ ngân hàng B kì hạn 3 tháng với mục đích mua trái phiếu chính phủ mã TD2136026. Theo quy trình của ngân hàng B thì việc kiểm tra sau vay được thực hiện cuối mỗi tháng và khách hàng A phải đảm bảo rằng có số dư trái phiếu chính phủ mà A đang nắm giữ phải lớn hơn số dư nợ vay mục đích đầu tư trái phiếu chính phủ.

Tuy nhiên, CTCK A chỉ mua trái phiếu chính phủ một vài ngày để chứng minh mục đích vay, ngay sau đó tới ngày 13.10.2021 sẽ thực hiện bán luôn và tới ngày cuối tháng 10.2021 thì mua một mã trái phiếu chính phủ bất kì để đảm bảo số dư. Câu hỏi đặt ra là:

- Vậy từ 13.10.2021 tới ngày 29.10.2021 và những ngày trong tháng sau đó số tiền vay đã được sử dụng cho mục đích gì, ngân hàng B hoàn toàn không kiểm soát được?

- Nếu cùng lúc công ty chứng khoán A dùng hợp đồng mua bán trái phiếu chính phủ của ngày 12.10.2021 để làm mục đích vay cho 2 khoản vay khác mỗi khoản vay 100 tỷ tại C và D thì liệu B, C, D có biết?

- Việc kiểm tra cuối kì của B, C, D về việc A phải có đủ số dư nắm giữ trái phiếu chính phủ lớn hơn hoặc bằng số dư nợ tại mỗi ngân hàng. Vậy có nghĩa là cuối kì A chỉ cần dùng 100 tỷ để mua trái phiếu nhằm chứng minh kiểm tra sau vay, vậy 200 tỷ còn lại A đã dùng vào mục đích gì? Các ngân hàng làm thế nào để biết rằng tiền của mình cho vay đang được sử dụng như thế nào?

Trên thực tế thì những tình huống tương tự xảy ra rất nhiều, đó chính là lí do vì sao nhìn trên báo cáo tài chính của các CTCK hiện nay thì có thể thấy rằng. Dư nợ vay tại các TCTD thường gấp nhiều lần so với số dư trái phiếu chính phủ hoặc giấy tờ có giá khác mà CTCK đang nắm giữ. Mặc dù mục đích cho vay chủ yếu là đầu tư giấy tờ có giá như trái phiếu chính phủ hoặc chứng chỉ tiền gửi. Vậy, giải pháp cho vấn đề này là gì:

- Pháp luật cần quy định chặt chẽ hơn về việc kiểm tra hồ sơ chứng minh mục đích cho vay và kiểm tra sau vay của các TCTD mà không để cho các TCTD tự đưa ra tiêu chuẩn của mình. Ví dụ: Nếu mục đích vay là để mua trái phiếu chính phủ mã TD2136026 thì tới lúc kiểm tra sau vay CTCK vẫn bắt buộc phải có mã đó trong sổ. Việc này hạn chế phần này tình trạng đảo hàng 33 của các CTCK. Bên cạnh đó, một trong những yêu cầu kiểm tra sau vay đó là “tổng số giấy tờ có giá đang nắm giữ phải tối thiểu bằng với tổng dư nợ đi vay với mục đích đầu tư loại giấy tờ có giá đó”

- Yêu cầu bên đi vay là CTCK cam kết về việc nguồn vốn để giao dịch mua bán loại giấy tờ có giá đó chỉ được tài trợ bởi 1 ngân hàng, nếu nhiều hơn 1 ngân hàng tham gia tài trợ thì CTCK phải thông báo và nhận được sự đồng ý của tất cả các bên tham gia tài trợ.


33 Đảo hàng là từ lóng được hiểu là việc thực hiện mua bán trong một thời gian ngắn.

Một vấn đề tồn đọng nữa là việc vay ngoại tệ từ các tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ không bị hiển thị lên hệ thống CIC34. Nên các TCTD trong nước gần như không nắm bắt được thông tin về dự nợ vay nước ngoài của các CTCK. Đặc biệt, hiện nay NHNN chỉ yêu cầu đăng kí vay ngoại tệ đối với các khoản vay dài hạn. Đối với các khoản vay ngắn hạn thì chỉ cần báo cáo định kì sau khi đã thực hiện xong khoản vay. Vì vậy, các CTCK thường sẽ hạn chế vay nước ngoài trung dài hạn mà chỉ thực hiện vay dưới 364 ngày để không bị giám sát nhiều. Hầu hết nguồn tiền huy động được từ nước ngoài sẽ được phục vụ cho mục đích cho vay ký quỹ của các CTCK.

Liệu có thể đưa thông tin vay nước ngoài lên hệ thống CIC không? Cơ quan quản lý cần đưa ra các quy định về việc sử dụng vốn vay nước ngoài đối với CTCK. Nhìn chung, các quan chủ quản cần thực hiện giám sát chặt chẽ hơn việc sử dụng vốn vay TCTD thông qua các hệ thống khai báo, báo cáo định kì, yêu cầu các CTCK thực hiện báo cáo về tình hình vay vốn từ các TCTD cả trong và ngoài nước.

3.2.2. Trong hình thức chào bán cổ phần

Nếu quan sát trên thị trường chứng khoán thì thị giá cổ phiếu của các công ty thường được bơm thổi lên trong một thời gian ngắn trước khi thực hiện bán cổ phần để khi thực hiện giao dịch sẽ thu về được nhiều tiền hơn. Việc bơm thổi giá cổ phiếu làm cho giá thị trường của cổ phiếu cao hơn so với giá trị thực của chính cổ phiếu đó. Khi thương vụ được thực hiện xong xuôi, thường thì thị giá sẽ do cung cầu điều chỉnh và sau một thời gian giao dịch sẽ được đẩy về đúng giá trị thực của cổ phiếu đó. Điều này dẫn đến việc gây thiệt hại cho các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ dễ bị tổn thương bởi các thương vụ mua bán cổ phần bị thao túng giá. Để hạn chế những vi phạm này thì tác giả đưa ra một số giải pháp như sau:

- Yêu cầu các công ty chứng khoán phải thực hiện công bố thông tin trong một khoảng thời gian hợp lý khi có quyết định cuối cùng về việc chào bán cổ phần.

- Đưa ra mức xử phạt có tính răn đe cao, đánh vào tài chính (nên theo tỷ lệ % lợi nhuận thu được từ thương vụ thay vì một con số cụ thể) và danh tiếng của các công ty vi phạm.


34 Trung tâm thông tin tín dụng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

3.2.3. Trong hình thức phát hành trái phiếu

Phát hành trái phiếu gần như là hình thức huy động vốn mà các CTCK sử dụng cuối cùng nhằm đảm bảo nguồn vốn hoạt động do khi huy động cần phải thực hiện rất nhiều thủ tục và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý.

Mặc dù quản lý chặt chẽ là như vậy nhưng vẫn còn các vấn đề như sau:

Đối tượng nhà đầu tư mà các CTCK hướng tới khi chào bán trái phiếu là các NĐT chuyên nghiệp. Tuy nhiên, rất nhiều cá nhân chưa đủ điều kiện làm nhà đầu tư chuyên nghiệp được các công ty chứng khoán hỗ trợ để trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp chỉ trong vòng 1-2 ngày trước khi thực hiện đầu tư trái phiếu do công ty chứng khoán phát hành riêng lẻ. Thường thì cách đó được thực hiện bằng cách là các cá nhân mở tài khoản chứng khoán và thực hiện chuyển tối thiểu 2 tỷ đồng vào tài khoản chứng khoán của mình. Dựa vào điểm d khoản 1 điều 11 Luật chứng khoán 2019 thì các CTCK sẽ cấp được giấy chứng nhận nhà đầu tư chuyên nghiệp cho cá nhân đó. Việc này làm tăng thêm mức độ rủi ro của các cá nhân khi đầu tư. Một số giải pháp được đưa ra như sau:

- Quy định chặt chẽ hơn việc cấp giấy chứng nhận nhà đầu tư chuyên nghiệp. Cụ thể, Nhà nước cần quy định thêm về thời gian chờ từ lúc được cấp giấy chứng nhận nhà đầu tư chuyên nghiệp cho tới khi được phép đầu tư trái phiếu phát hành riêng lẻ

- Giám sát mục đích sử dụng vốn phát hành trái phiếu định kì. Yêu cầu các CTCK phải thực hiện báo cáo chi tiết mục đích sử dụng vốn do việc phát hành trái phiếu đi kèm với hồ sơ chứng minh mục đích đó.

- Phạt nặng hơn đối với các hành vi vi phạm hoặc phạt theo tỷ lệ có như vậy thì mới đảm bảo cho việc các công ty chứng khoán đánh đổi việc chấp nhận phạt so với lợi ích thu được từ việc phát hành trái phiếu. Với mức phạt tối đa 300 triệu đối với hành vi chào bán trái phiếu khi chưa đủ điều kiện phát hành. Ví dụ công ty chứng khoán A phát hành 1000 tỷ trái phiếu kì hạn 1 năm, lãi suất 7.5%/năm khi chưa đáp ứng đủ điều kiện. Mức phạt 300 triệu sẽ làm chi phí huy động của khoản này tăng thêm 0.03%/năm, như vậy tổng mức chi phí huy động chỉ ở mức 7.53%/năm. So với lợi ích thu được từ việc phát hành 1000 tỷ sau đó

cho vay kí quỹ với lãi suất trung bình 11%/năm thì chênh lệch lãi suất thu được là 3.47%/năm tương đương với 34.47 tỷ lợi nhuận chênh lệch. Đây là một con số khổng lồ so với mức tiền phạt hành vi vi phạm này. Vì vậy, cần phải thực hiện các hình thức có tính răn đe hơn nhằm giảm thiểu sự đánh đổi để sai phạm của các CTCK trên thị trường hiện nay.

- Yêu cầu các CTCK phải được xếp hạng tín nhiệm bởi các tổ chức xếp hạng uy tín trong và ngoài nước. Cân nhắc về việc đưa điều kiện này là một trong những điều kiện bắt buộc khi thực hiện phát hành trái phiếu, đặc biệt là phát hành cho các nhà đầu tư không chuyên nghiệp vì đây là đối tượng dễ bị tổn thương nhất của nền kinh tế.

3.2.4. Trong hình thức hợp tác đầu tư

Như đã đề cập ở trên, tên gọi là “hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, hợp đồng góp vốn” nhưng về bản chất là thực hiện việc nhận tiền gửi từ các cá nhân, tổ chức. Các cá nhân và tổ chức phi tài chính thường ít có kinh nghiệm trong việc giám sát mục đích sử dụng khoản vay. Họ thường kí kết các giao dịch với CTCK dựa trên niềm tin và lãi suất hấp dẫn. Nhìn chung, hình thức huy động này không trái pháp luật nhưng khá rủi ro cho các cá nhân và tổ chức khi tiền họ cho CTCK vay thường được sử dụng cho các mục đích rủi ro hơn so với ngân hàng. Chưa kể đến việc, khi huy động được thêm nguồn vốn, thì các CTCK sẽ mạnh tay hơn trong việc cho các nhà đầu tư vay kí quỹ. Đối với các nhà đầu tư mà sử dụng ký quỹ (margin) để đầu tư chứng khoán, dù đây được xem là một đòn bẩy tài chính giúp nhà đầu tư tối đa hóa cơ hội và gia tăng lợi nhuận lên gấp nhiều lần so với việc chỉ sử dụng vốn tự có, song margin có thể giúp nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận một cách nhanh chóng khi cổ phiếu tăng giá. Nhưng khi cổ phiếu giảm giá, tài sản cuả họ có thể bốc hơi một cách nhanh chóng khi giá giảm tới ngưỡng bị call margin35 khi đó thì NĐT buộc phải bán chứng khoán để trả nợ margin hoặc bơm thêm tiền vào tài khoản đầu tư. Nếu Nhà nước


35 vay margin hay vay ký quỹ chứng khoán, đây là thuật ngữ dùng để chỉ sự thông báo của công ty chứng khoán đối với NĐT đã vay tiền để mua chứng khoán nhưng rơi vào thời điểm chứng khoán của NĐT bị giảm gần dưới ngưỡng an toàn so với tài sản đảm bảo của NĐT. Call margin với mục đích yêu cầu NĐT nộp thêm tiền hoặc bán bớt chứng khoán để tỷ lệ vay margin ở ngưỡng an toàn.

không thực hiện quản lý chặt chẽ hình thức huy động này thì các CTCK sẽ có cơ hội đẩy mạnh hoạt động cho vay kí quỹ hoặc đầu tư vào các tài sản có tính rủi ro cao. Như vậy sẽ vừa làm cho thị trường chứng khoán tăng trưởng không bền vững vừa rủi ro với nguồn tiền của các cá nhân, doanh nghiệp phi tài chính, gây ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. “Với một nghiệp vụ không được phép, vậy CTCK sẽ hạch toán số tiền trả lãi cho NĐT như thế nào? Liệu có phải đây là số tiền hạch toán riêng ngoài báo cáo tài chính? Điều này càng không minh bạch và khiến hoạt động của các CTCK khó kiểm soát, gây méo mó cho hệ thống” theo Tiến sĩ Lê Đạt Chí.

Bên cạnh đó, hiện nay các khoản huy động từ cá nhân thông qua các hình thức hợp tác đầu tư, hợp đồng kinh doanh đang được ghi nhận trên báo cáo tài chính của các CTCK vào phần “Nhận kí quỹ, kí cược” hoặc vay nợ khác. Trong đó, theo điều 60 thông tư 200/2012/TT-BTC ngày 22/12/014 thì “Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền mà doanh nghiệp nhận ký quỹ, ký cược của các đơn vị, cá nhân bên ngoài để đảm bảo cho các dịch vụ liên quan đến sản xuất, kinh doanh được thực hiện đúng hợp đồng kinh tế đã ký kết, như nhận tiền ký cược, ký quỹ để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng kinh tế, hợp đồng đại lý,...”. Như vậy việc hạch toán đang bị sai bản chất của khoản vay nợ. Hoặc “vay nợ khác” phần này rất chung chung, khiến cho cơ quan quản lý giám sát rất khó để có thể phát hiện ra những sai phạm.

Để hạn chế vấn đề này, Nhà nước cần đưa ra định nghĩa rõ ràng về việc huy động tiền gửi và các hình thức biến tướng khác của nó mà cần bị nghiêm cấm:

- Đối với CTCK thì hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, hợp đồng góp vốn không được cam kết trả lãi cố định.

- Giới hạn tỷ lệ huy động từ cá nhân hoặc tổ chức khác so với tổng dư nợ của cả công ty.

- Quy định về cách hạch toán kế toán một cách rõ ràng và chi tiết. Tráng gây nhầm lẫn cho nhà đầu tư hoặc người đọc báo cáo tài chính.

- Quản lý chặt chẽ hơn tài khoản chuyên dụng cho nhà đầu tư nhằm hạn chế việc chuyển tiền qua lại giữa các tài khoản chuyên dụng mà không phải là để phục vụ mục đích của khách hàng.

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 13/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí