Thực Trạng Pháp Luật Việt Nam Về Công Ty Hợp Vốn Đơn Giản

toán cho các chủ nợ (tạm gọi là chủ nợ của công ty hợp vốn đơn giản). Mặt khác, luật lại không cấm các thành viên nhận vốn được tự mình có những giao dịch của riêng mình, có nghĩa là, bản thân mỗi thành viên nhận vốn có quyền ký kết những hợp đồng nhân danh bản thân mình và như vậy, họ hoàn toàn có khả năng tạo ra các khoản nợ của riêng họ đối với các chủ nợ (là chủ nợ của thành viên nhận vốn), không liên quan gì đến công ty hợp vốn đơn giản. Trong trường hợp giải thể công ty hợp vốn đơn giản, các chủ nợ của công ty hợp vốn đơn giản và chủ nợ của thành viên nhận vốn sẽ có thứ tự thanh toán như thế nào? Có một số ý kiến cho rằng, nếu xét trên phạm vi giải thể công ty hợp vốn đơn giản thì đương nhiên chủ nợ của công ty phải được ưu tiên trả nợ trước. Nhưng nếu cũng cùng vào thời điểm công ty hợp vốn tiến hành giải thể mà các chủ nợ của riêng thành viên nhận vốn cũng đến hạn trả nợ thì giải quyết như thế nào? Về vấn đề này, Luật Hợp danh thống nhất của Mỹ có quy định rất rõ: chủ nợ của công ty sẽ không được các thành viên hợp danh trả nợ cho đến khi các chủ nợ của họ đã được thanh toán hết, luật này được áp dụng ngay cả khi chủ nợ của họ đã được thanh toán hết, luật này được áp dụng ngay cả khi chủ nợ công ty đồng thời là chủ nợ của từng thành viên hợp danh. Việc quy định rõ ràng thứ tự ưu tiên này cũng tránh được những mâu thuẫn rất có thể xảy ra trong quá trình giải thể công ty hợp vốn đơn giản với chế độ trách nhiệm vô hạn của các thành viên nhận vốn.

Một vấn đề được đặt ra là, nếu trong khi tiến hành thanh lý tài sản của công ty hợp vốn đơn giản, thấy rằng công ty này có đủ dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản ("không thanh toán được các khoản nợ đến hạn, đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn không thoát khỏi tình trạng này" [21]) và thủ tục phá sản được áp dụng, nhưng tài sản của công ty nhỏ hơn rất nhiều so với các khoản nợ phải trả cho các chủ nợ. Trong trường hợp này, số nợ còn lại sẽ do các thành viên nhận vốn cùng nhau lấy tài sản của riêng mình để trả nợ. Tuy nhiên, việc cùng nhau trả nợ này sẽ được hiểu như thế nào? Số nợ còn lại sẽ chia đều cho các thành viên nhận vốn hay là chia theo phần vốn của mỗi

thành viên? Bộ luật Thương mại Sài Gòn 1972 quy định: "Việc quyết định chia số nợ còn lại như thế nào là tùy thuộc vào khế ước lập hội, nếu không sẽ do các hội viên quyết định theo đa số và nếu có hội viên bất đồng ý kiến, có thể xin Tòa án xét xử" [25].

Tuy vấn đề này, Luật Doanh nghiệp không quy định rõ, nhưng theo tinh thần của Luật Phá sản Doanh nghiệp thì số nợ còn lại sẽ chia cho các thành viên nhận vốn theo phần vốn của mỗi thành viên, mặc dù việc chia số nợ này rất khó đối với thành viên nhận vốn trong công ty hợp vốn đơn giản, nó phụ thuộc vào việc định giá và định giá lại tài sản góp vốn (nhiều khi rất khó định giá) của các thành viên nhận vốn.

- Bước 4: Cơ quan đăng ký kinh doanh nhận hồ sơ đầy đủ về giải thể doanh nghiệp từ tổ thanh lý tài sản và xóa tên công ty hợp vốn đơn giản trong sổ đăng ký kinh doanh.

Trong thời hạn 7 ngày kể từ sau khi thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ của công ty, tổ thanh lý tài sản phải gửi hồ sơ về giải thể công ty hợp vốn đơn giản đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và giải thể doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh phải xóa tên công ty hợp vốn đơn giản đó trong sổ đăng ký kinh doanh. Đây là hành vi pháp lý cuối cùng chấm dứt sự tồn tại của công ty hợp vốn đơn giản với tư cách là một doanh nghiệp.

Chương 2‌

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÔNG TY HỢP VỐN ĐƠN GIẢN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN


2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÔNG TY HỢP VỐN ĐƠN GIẢN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

2.1.1. Những ưu điểm cơ bản của công ty hợp vốn đơn giản trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay

Đối với Việt Nam, có thể gọi nền kinh tế thị trường ở đây là non trẻ, cùng với sự non trẻ của nền kinh tế thị trường ấy là những bước đầu của sự khẳng định vị trí, vai trò của công ty hợp vốn đơn giản. Tuy công ty hợp vốn đơn giản ở Việt Nam bị gắn liền với công ty hợp danh nhưng loại hình công ty này đã góp phần tạo ra những cơ hội đầu tư mới, cơ hội sáng tạo mới trong kinh doanh và tỏ rõ những ưu điểm sau đây đối với nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay:

Công ty hợp vốn đơn giản theo pháp luật Việt Nam - 10

Thứ nhất, công ty hợp vốn đơn giản là công ty đối nhân nên có những ưu điểm của công ty đối nhân:

+ Công ty hợp vốn đơn giản được thành lập trên cơ sở là sự liên kết của những thành viên nhận vốn có quan hệ quen biết nhau, có cùng chí hướng. Vì thế một khi đã liên kết lại, họ có thể dựa vào nhau để phát huy thế mạnh của từng thành viên trong sự nỗ lực chung là sự phát triển của công ty. Các thành viên nhận vốn trực tiếp quản lý công ty, điều hành công ty và chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình trước các khoản nợ của công ty. Chính vì thế, tuy xét về góc độ khách quan thì tư cách thành viên nhận vốn có vẻ như mang lại khá nhiều rủi ro, nhưng xét trên góc độ chủ quan thì chính vì ý thức được trách nhiệm vô hạn của mình mà mỗi thành viên nhận vốn đều làm mọi cách để giảm thiểu rủi ro cho chính mình trong quá

trình điều hành công ty. Đó cũng chính là việc các thành viên nhận vốn cùng nhau tìm ra phương án kinh doanh tốt và luôn đặt lợi ích chung nhất của công ty lên hàng đầu.

+ Xuất phát từ quyền quản lý được trao cho các thành viên nhận vốn mà việc tổ chức bộ máy trong công ty hợp vốn đơn giản rất gọn nhẹ, không phức tạp, không có sự phân hóa quyền quản lý dựa trên tỉ lệ đa vốn của bất cứ thành viên nào. Một khi đã trở thành thành viên nhận vốn công ty hợp vốn đơn giản thì pháp luật không cần biết thành viên nào góp vốn nhiều hơn vào công ty, mà tất cả các thành viên nhận vốn đều có quyền ngang nhau trong quản lý. Các thành viên nhận vốn lúc này sẽ phân công nhau điều hành và trực tiếp quản lý, thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty, pháp luật không can thiệp vào việc bộ máy quản lý được tổ chức như thế nào, vận hành ra sao như đối với công ty đối vốn khác. Tránh được sự can thiệp này từ phía Nhà nước, công ty hợp vốn đơn giản sẽ trở lên linh hoạt hơn, tự chủ hơn và phù hợp với những cơ hội kinh doanh ngày càng khắt khe của nền kinh tế thị trường. Mặt khác, sự phát triển của công ty hợp vốn đơn giản phụ thuộc nhiều vào sự sáng tạo trong kinh doanh của các thành viên nhận vốn, vì thế mô hình công ty hợp vốn đơn giản phát huy những tiềm lực to lớn về trí tuệ con người trong kinh doanh.

+ Công ty hợp vốn đơn giản là mô hình kinh doanh phù hợp với đặc điểm tâm lý, truyền thống kinh doanh của người Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Đó là kiểu kinh doanh dựa trên cơ sở liên kết làng xã, phường hội.

Thứ hai, ngoài những ưu điểm chung của công ty đối nhân, công ty hợp vốn đơn giản có những ưu điểm riêng sau:

+ Công ty hợp vốn đơn giản là sự kết hợp cả hai loại chế độ trách nhiệm, trách nhiệm vô hạn cho những thành viên nhận vốn và chế độ hữu hạn cho những thành viên góp vốn. Vì thế mà nó vừa có khả năng dễ dàng thu hút

vốn đầu tư của những nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn trong kinh doanh (sự an toàn đó chính là chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn), lại vừa có thể dễ dàng thu hút khách hàng khi tham gian quan hệ với công ty này bởi lẽ hoạt động của công ty được bảo đảm bằng trách nhiệm vô hạn của thành viên nhận vốn. Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của thành viên nhận vốn không chỉ tạo ra sự tin tưởng cho khách hàng mà tạo ra vô số thuận lợi rất cần thiết trong quá trình kinh doanh, ví dụ như với uy tín của các thành viên nhận vốn, công ty có thể dễ dàng được các ngân hàng, các đối tượng khác cho vay vốn, hoãn nợ. Cũng có thể nói chế độ trách nhiệm vô hạn đã tạo ra sự an toàn pháp lý cho khách hàng và chính vì vậy, khách hàng rất yên tâm và thích thú khi quan hệ với công ty hợp vốn đơn giản. Chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn của thành viên góp vốn tạo khả năng thu hút vốn dễ dàng do đó đóng góp đáng kể cho sự phát triển của công ty đồng thời tăng khả năng cạnh tranh trên thương trường.

+ Công ty hợp vốn đơn giản là loại hình công ty đáp ứng được nguyện vọng liên kết trong công ty. Đối tượng đầu tiên là những người có chuyên môn, nghiệp vụ, có khả năng đứng ra điều hành kinh doanh nhưng lại thiếu vốn hoặc không có vốn. Những người này chỉ cần chấp nhận một chế độ trách nhiệm vô hạn là trở thành thành viên công ty hợp vốn đơn giản. Đối tượng tiếp theo là các nhà đầu tư, nhưng lại rụt rè trong kinh doanh hoặc không có khả năng điều hành công việc kinh doanh. Những người này chỉ có thể trở thành những thành viên góp vốn của công ty hợp vốn đơn giản, chịu rủi ro duy nhất trong phần vốn cam kết đóng góp vào công ty nên họ chấp nhận không có quyền tâm gia quản lý, điều hành công ty.

+ Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty hợp vốn đơn giản bị ghép chung với công ty hợp danh. Tuy nhiên, so với công ty hợp danh thì công ty hợp vốn đơn giản có ưu thế hơn hẳn. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, công ty hợp danh phải có ít nhất hai thành viên hợp danh. Tuy vậy, điều này có phần không hợp lý vì công ty hợp danh chỉ có một thành viên chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty là đủ. Trên thực tế nhiều

người có tay nghề, trình độ tự muốn đứng ra kinh doanh nhưng thiếu vốn, nếu chọn mô hình doanh nghiệp tư nhân thì chỉ có cách duy nhất là đi vay vốn, tuy nhiên đây là vấn đề không đơn giản, còn nếu chọn mô hình công ty hợp danh thì lại phải tìm thêm người có tay nghề và chấp nhận "chung lưng đấu cật với người đó", song đây cũng là vấn đề không phải người nào cũng dễ dàng chấp nhận vì nhiều lý do như sự cạnh tranh nghề nghiệp, không hợp tính tình, độ tin cậy không cao để có thể cùng liên kết,... Mặt khác, công ty hợp danh sẽ bị giải thể nếu thành viên hợp danh chết, trong khi tư cách thành viên nhận vốn của công ty hợp vốn đơn giản được coi là tài sản thừa kế. Do vậy, loại hình công ty hợp danh có một thành viên góp vốn và một thành viên hợp danh (tức công ty hợp vốn đơn giản) cần được công nhận vì nó thích hợp cho trường hợp nêu trên và cũng phù hợp với thông lệ quốc tế.

2.1.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về công ty hợp vốn đơn giản

Công ty hợp vốn đơn giản là doanh nghiệp ra đời sớm và phổ biến ở các nước trên thế giới. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, từ cuối thế kỷ XIX khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, người Pháp đã đem áp dụng vào Việt Nam hệ thống pháp luật của Pháp, đặc biệt là dân luật qua ba bộ luật: Dân luật Bắc Kỳ, Dân luật Trung Kỳ, Dân luật Nam Kỳ. Cũng bắt đầu từ đây, cùng với khái niệm doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, khái niệm công ty hợp vốn đơn giản đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam dưới hình thức hội buôn. Tuy nhiên sau đó, Luật Doanh nghiệp 1999 cũng như Luật Doanh nghiệp 2005 vì nhiều lý do về kinh tế và kỹ thuật lập pháp nên loại hình công ty hợp vốn đơn giản bị ghép chung với loại hình công ty hợp danh.

Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, công ty hợp vốn đơn giản bị gắn với một hình thức công ty khác là công ty hợp danh để cùng được gọi là "công ty hợp danh". Cách thức này đã dẫn đến sự nhận thức thiếu chính xác về cả hai hình thức công ty này, và còn dẫn đến nhiều quy định không thích hợp đối với chúng.

Nguyên nhân của khiếm khuyết nêu trên thể hiện rất rõ qua Luật Doanh nghiệp năm 2005, có lẽ là do nhà làm luật thiếu nhận biết chính xác về các hình thức công ty đang tồn tại từ xưa tới nay trên thế giới, cũng như ở Việt Nam trước kia, thiếu chú trọng một cách cần thiết tới công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản. Ở các nước thuộc họ pháp luật Anh - Mĩ, mỗi dạng công ty nói trên có quy chế pháp lý riêng về thành lập và vận hành.

Luật Doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam định nghĩa: Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

a) Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung; ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;

b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty [22, Điều 130].

Định nghĩa này cho thấy, công ty hợp danh theo quan niệm của Luật Doanh nghiệp năm 2005 phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, có nghĩa là hai người chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn định đối với các khoản nợ của công ty. Điều này là đúng nếu Luật Doanh nghiệp năm 2005 không quan niệm công ty hợp danh bao gồm cả công ty hợp vốn đơn giản. Bản chất của công ty hợp danh đúng nghĩa là sự liên kết của các thương nhân đơn lẻ để kinh doanh dưới một tên hãng chung. Vì vậy, công ty hợp danh phải có từ hai thành viên hợp danh trở lên, nếu không thì sẽ vẫn chỉ là thương nhân đơn lẻ. Còn đối với công ty hợp vốn đơn giản thì chỉ cần có một thành viên nhận vốn và một thành viên góp vốn là đủ. Ngay pháp luật của Mỹ quan niệm: Công ty hợp danh hữu hạn bao gồm hai hay nhiều người, với ít nhất một thành viên hợp danh và một thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn.

Định nghĩa công ty hợp danh của Luật Doanh nghiệp ngầm chia công ty hợp danh làm hai loại. Quy định như vậy sẽ dẫn đến một số khó khăn nhất định khi xem xét các trường hợp giải thể bắt buộc của công ty hợp danh và hợp vốn đơn giản.

Một trong những trường hợp giải thể bắt buộc cho doanh nghiệp nói chung là thời hạn 6 tháng liên tiếp không đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Đó là một quy định chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Quy định này áp dụng cho các doanh nghiệp khác rất đơn giản, chỉ cần dựa vào số lượng thành viên tối thiểu mà luật yêu cầu, chẳng hạn như công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thì số lượng thành viên tối thiểu phải có là hai thành viên; công ty cổ phần là ba thành viên…Nhưng đối với trường hợp công ty hợp danh thì lại có những khác biệt. Có một số ý kiến cho rằng, công ty hợp danh sẽ chỉ bị giải thể nếu không đủ số lượng thành viên hợp danh tối thiểu (là hai thành viên), còn việc công ty có hay không có thành viên góp vốn hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến việc tiếp tục tồn tại của công ty. Tuy nhiên hầu như tất cả các nước có quy định về loại hình công ty hợp danh đều phân chia rõ ràng hai loại công ty mang bản chất đối nhân là công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản. Hai loại công ty này về bản chất thì tương đối giống nhau nhưng có những đặc điểm pháp lý khác biệt, được điều chỉnh bởi những quy định không giống nhau, vì thế ngay cả điều kiện để giải thể mỗi loại cũng khác nhau. Thành viên góp vốn không có quyền quản lý công ty hợp danh nhưng cũng không thể phủ nhận được vai trò của họ đối với công ty hợp danh. Một công ty hợp danh chỉ bao gồm các thành viên hợp danh chắc chắn sẽ rất khác với công ty hợp vốn đơn giản (công ty hợp danh hữu hạn) có cả thành viên nhận vốn và thành viên góp vốn. Việc không còn thành viên góp vốn trong một công ty hợp danh đang có loại thành viên này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại tiếp tục của công ty. Vì vậy, pháp luật nên phân chia rõ ràng ranh giới giữa hai loại công ty hợp danh và hợp vốn đơn giản với mục

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/10/2023