Thực Trạng Áp Dụng Pháp Luật Việt Nam Về Thế Chấp Phần Vốn Góp Trong Công Ty


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THẾ CHẤP PHẦN VỐN GÓP TRONG CÔNG TY

2.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam từ khi gia nhập WTO đến nay

Việt Nam là một quốc gia nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam Á. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc bờ biển phía đông của bán đảo này với diện tích là 331.212 km² trong đó có khoảng 327.480 km² đất liền. Với vị trí địa lý thuận lợi đã tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển sản xuất và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Quá trình đổi mới ở Việt Nam được đánh dấu với sự thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986). Sau đó, tại Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) đã ghi nhận bước khởi đầu trong tiến trình hội nhập ở nước ta với chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Tháng 4/2001 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã tiếp tục khẳng định đường lối hội nhập và phát triển kinh tế phù hợp với xu thế toàn cầu hóa với mục tiêu được đặt ra là: “Chủ động hội nhập quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa hóa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích của dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường”.

Năm 2016 với dấu mốc của 30 năm đổi mới, đánh dấu bằng sự kiện thành công tốt đẹp của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cổ vũ mạnh mẽ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vượt qua khó khăn, thách thức, tranh thủ thời cơ, cơ hội mới, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Theo công bố của Tổng Cục Thống kê, tính đến cuối năm 2014, cả nước có hơn 400.000 doanh nghiệp đang hoạt động và là con số cao nhất kể từ năm 2011. Trong số đó, hơn 3.100 doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà

nước; hơn 11.300 doanh nghiệp thuộc khu vực vốn đầu tư nước ngoài và gần

387.000 doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài Nhà nước. Bước qua năm 2015, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với năm 2014, trong đó quý I tăng 6,12%; quý II tăng 6,47%; quý III tăng 6,87%; quý IV tăng 7,01%. Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2014, cho thấy nền kinh tế phục hồi rõ nét. Trong mức tăng 6,68% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,41%, thấp hơn mức 3,44% của năm 2014, đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,64%, cao hơn nhiều mức tăng 6,42% của năm trước, đóng góp 3,2 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,33%, đóng góp 2,43 điểm phần trăm [27].

Trong năm 2015, cả nước có 94.754 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 601,5 nghìn tỷ đồng, tăng 26,6% về số doanh nghiệp và tăng 39,1% về số vốn đăng ký so với năm 2014 (Năm 2014, số doanh nghiệp giảm 2,7%; số vốn tăng 8,4% so với năm 2013). Bên cạnh đó, có 851 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn trong năm 2015. Như vậy, tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong năm nay là 1452,5 nghìn tỷ đồng. Số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp năm 2015 đạt 6,3 tỷ đồng, tăng 9,9% so với năm trước. Số lao động dự kiến được tạo việc làm của các doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2015 là 1471,9 nghìn người, tăng 34,9% so với năm 2014.

Cũng trong năm 2015, cả nước có 21.506 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 39,5% so với năm trước. Điều này cho thấy hiệu quả các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và Bộ, ngành, địa phương trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hỗ trợ khu vực doanh nghiệp phát triển [27].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Với sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp Việt Nam trong những năm trở lại đây thì cần có một thị trường tài chính ổn định có thể là cầu nối vững chắc trong sự phát triển của doanh nghiệp. Thông qua sự hỗ trợ của các tổ chức tín dụng bằng các giao dịch bảo đảm đã và đang tạo tiền đề cho doanh nghiệp hoạt động một cách có hiệu quả cao. Ngoài ra, cùng với quá trình hội nhập, tham gia vào những sân chơi lớn trên trường quốc tế thì những giao dịch bảo đảm nói chung và thế chấp nói riêng cần có những quy phạm pháp luật điều chỉnh từng khía cạnh của mỗi vấn đề một cách sâu sắc hơn. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về thế chấp tài sản nói chung và thế chấp phần vốn góp trong công ty cũng cần phải đặc biệt chú ý. Bởi lẽ, thông qua những công cụ pháp lý đó sẽ bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan khi tham gia vào mối quan hệ thế chấp được pháp luật Việt Nam quy định.

Vì vậy, nhu cầu áp dụng pháp luật về thế chấp phần vốn góp trong công ty là một đòi hỏi khách quan của quá trình toàn cầu hóa, là xu thế chung của các nước và cũng là nhu cầu thực tế ở Việt Nam. Công việc này không chỉ duy trì sự phát triển của doanh nghiệp trên thị trường nội địa mà còn chuẩn bị cho doanh nghiệp nguồn lực khi tham gia vào sân chơi quốc tế trong thời kỳ hội nhập.

Thế chấp phần vốn góp trong công ty theo pháp luật Việt Nam - 5

2.2. Pháp luật Việt Nam hiện hành về thế chấp phần vốn góp trong công ty.

Trước ngưỡng cửa hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, hệ thống pháp luật của Việt Nam về thế chấp tài sản nói chung cũng như những quy định về thế chấp phần vốn góp trong công ty nói riêng đã có những sự chuyển mình sâu sắc để điều chỉnh các quan hệ dân sự, kinh tế ngày càng phát triển đa dạng. BLDS năm 2015, LDN 2014, một số văn bản pháp luật có liên quan và bên cạnh đó là Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số

163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm đã tạo nên những sắc diện mới cho các giao dịch thế chấp. Điều này được thể hiện dưới các khía cạnh sau đây:

Một là, pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những quy định cụ thể về điều kiện của phần vốn góp là tài sản để thế chấp, có tác dụng định hướng cho sự lựa chọn của các chủ thể khi ký kết hợp đồng thế chấp Quy định tại Điều 295 BLDS năm 2015 (cũng như quy định tại LDN 2015) và Điều 4 Nghị định 163/2006/NĐ- CP đều khẳng định 2 điều kiện cơ bản của tài sản bảo đảm nói chung trong đó có tài sản thế chấp là: tài sản phải thuộc sở hữu của bên thế chấp và được phép giao dịch.

Để xác định quyền sở hữu của tài sản hay không đó là phải xác định tài sản đó có đăng ký hay không đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì bên thế chấp phải là người đứng tên chủ sở hữu trong các giấy đăng ký quyền sở hữu tài sản với điều kiện phải là giấy tờ gốc, đang còn hiệu lực. Một trong những phần góp vốn phổ biến nhất được công ty sử dụng là quyền sử dụng đất và căn cứ để nhận biết chủ thể quyền sử dụng đất chính là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Còn đối với tài sản không có đăng ký quyền sở hữu hoặc pháp luật quy định có đăng ký quyền sở hữu nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu thì bên thế chấp có thể chứng minh thông qua các giấy tờ liên quan đến nguồn gốc tài sản đó như hóa đơn mua hàng, phiếu bảo hành tài sản, các hợp đồng mua bán hàng hóa, các loại giấy tờ về đất đai chưa được cấp sổ đỏ.

Nhằm tránh tình trạng sau khi đã ký kết hợp đồng thế chấp phần vốn góp thì bên nhận thế chấp mới phát hiện ra tài sản thế chấp không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp - tức bên thế chấp thì việc bảo vệ lợi ích của bên nhận thế chấp và các chủ thể có liên quan như thế nào cũng là một nội dung cần được giải

quyết. Điều 13 của Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 đã quy định về trường hợp tài sản bảo đảm không thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm theo hướng bảo vệ quyền cho những chủ thể có đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.

Thứ hai, các quy định của pháp luật hiện hành đã có những bước đổi mới tích cực theo hướng mở rộng phạm vi đối tượng tài sản thế chấp nói chung so với quy định của BLDS năm 1995 và BLDS 2005, cũng như các văn bản pháp luật trước đó.

Điều này được thể hiện ở các góc độ sau đây: Nếu BLDS năm 1995 chỉ cho phép bất động sản được thế chấp thì đến BLDS năm 2005 động sản cũng có thể trở thành đối tượng thế chấp nếu các bên có thỏa thuận. Tuy nhiên, qua theo dõi thực tiễn các giao dịch dân sự thương mại trong những năm gần đây cho thấy phần lớn bên nhận thế chấp (chủ yếu là các tổ chức tín dụng) thường không "mặn mà" với động sản thế chấp là phần vốn góp do đặc thù của loại tài sản như: khó xác định chủ sở hữu (chỉ có tàu bay, tàu biển và các phương tiện giao thông vận tải cơ giới là có giấy tờ đăng ký quyền sở hữu, còn lại là các động sản không bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật).

Khung pháp lý về thế chấp tài sản là phần vốn góp của pháp luật Việt Nam đã bổ sung tài sản vô hình (quyền tài sản) cũng là tài sản thế chấp bên cạnh quan niệm truyền thống về tài sản thế chấp vốn dĩ chỉ là vật hữu hình như trước đây. BLDS năm 2005 (nay là BLDS 2015); Luật DN 2014 và tiếp theo là Nghị định 163/2006/NĐ-CP, Nghị định 11/2012/NĐ-CP đều có những quy định cụ thể về việc quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất có thể là hai đối tượng độc lập trong các quan hệ thế chấp phần vốn góp trong công ty khác nhau tuy rằng chúng là một khối thống nhất (dưới dạng bất động sản) nếu xét dưới góc độ bản thể vật lý của tài sản.

Thứ ba, tài sản là phần vốn góp khi thế chấp được xác định theo hướng mô tả chung thay vì quy định phải mô tả chi tiết như trước đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bên khi ký kết giao dịch và đăng ký quyền trên tài sản. Một trong những nội dung của việc xác định tài sản thế chấp đó là mô tả tài sản thế chấp. Trong nhiều trường hợp, việc mô tả tài sản thế chấp là phần vốn góp một cách chung nhất lại là yếu tố để tạo nên sự thành công của hợp đồng vay có tài sản thế chấp. Pháp luật dân sự của Việt Nam cũng đã xây dựng các quy định theo hướng cho phép tài sản bảo đảm được mô tả chung mà không nhất thiết phải mô tả cụ thể như trước đây. Việc cho phép mô tả chung về tài sản thế chấp là phần vốn góp trong công ty có thể giúp cho một số loại hình tín dụng phát triển. Đặc biệt quy định của pháp luật cho phép mô tả chung đối với tài sản thế chấp là phần vốn góp trong công ty cũng tạo điều kiện cho các bên thỏa thuận lựa chọn tài sản để làm tài sản thế chấp một cách rõ ràng, minh bạch hơn.

Theo quy định của BLDS 2015 thì không quy định chi tiết việc dùng quyền tài sản đối với phần góp vốn trong doanh nghiệp làm tài sản bảo đảm. Việc này đã tạo thuận lợi trong quá trình áp dụng những quy định trên về thế chấp phần vốn góp trong công ty. Trong thực tế, khái niệm quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp mang tính chất trừu tượng. Có thể hiểu quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp gồm các quyền mà thành viên góp vốn có được sau khi thực hiện việc góp vốn vào doanh nghiệp được quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 (quyền biểu quyết thông qua các quyết định của công ty, quyền được chia lợi nhuận, quyền được ưu tiên góp thêm vốn,v.v…). Tuy nhiên, trong thực tế khi nhận thế chấp, các tổ chức tín dụng sẽ thích nhận phần vốn góp hơn là nhận các quyền của thành viên góp vốn vì pháp luật doanh nghiệp không quy định việc định đoạt quyền của thành viên góp vốn mà chỉ quy định việc định đoạt phần vốn góp. Điều 182 của Luật doanh nghiệp khi quy định về quyền và

nghĩa vụ của thành viên góp vốn cho phép thành viên góp vốn của công ty hợp danh được định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách thế chấp, cầm cố. Tức là Luật doanh nghiệp cho phép thực hiện giao dịch bảo đảm đối với phần vốn góp. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp không nêu rõ việc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền thực hiện giao dịch bảo đảm đối với phần góp vốn của mình hay không (khoản 6 điều 50) như trong trường hợp công ty hợp danh (điểm e, khoản 1 điều 182). Không hiểu vì lý do gì mà nhà làm luật đã bỏ quên quyền của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn được sử dụng phần vốn góp của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong khi với số lượng công ty trách nhiệm hữu hạn lớn như ở Việt Nam, nếu giao dịch này được thực hiện sẽ giúp cải thiện đáng kể quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp.

2.2.1. Đối tượng thế chấp phần vốn góp trong công ty

Theo quy định của pháp luật Việt Nam về thế chấp tài sản là phần vốn góp trong công ty thì tại LDN 2014 thì phần vốn góp trong công ty, Điều 35 LDN quy định về tài sản góp vốn, cụ thể:

“1. Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

2. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.”

Như vậy đối tượng của hoạt động thế chấp phần vốn góp trong công ty trong công ty là quyền tài sản (tài sản vô hình) và do đó không thể giao được về mặt vật chất cho chủ nợ có bảo đảm. Nhưng trong các giao dịch thế chấp thì bên

nhận thế chấp chấp nhận phần vốn góp bởi nó thực tế, dễ dàng kiểm tra, giám sát. Phần vốn góp đó có thể là giá trị tương đương thông qua các loại tài sản bao gồm: vật có thể là bất động sản hoặc động sản; các quyền tài sản… đã được các chủ thể đem vào làm tài sản góp vốn của công ty cụ thể:

Phần vốn góp trong công ty được đem ra thế chấp là Tài sản dưới dạng

vật:

Phần vốn góp trong công ty này là giá trị tương đương của động sản hoặc

bất động sản thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp dùng làm phần vốn góp trong công ty trở thành tài sản thế chấp bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trong hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng. Vật có thể tồn tại dưới dạng động sản hoặc bất động sản.

Theo khoản 1 điều 107 BLDS 2015[3] quy định thì bất động sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; Tài sản khác theo quy định của pháp luật. Những tài sản này có giấy chứng nhận quyền sở hữu, đối với quyền sử dụng đất thì có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tùy từng trường hợp mà các bên có thể thỏa thuận dùng toàn bộ hoặc một phần bất động sản đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Tài sản thế chấp là động sản. Theo quy định của pháp luật Việt Nam được quy định thì bên thế chấp có thể dùng một phần hoặc toàn bộ động sản của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự, trong trường hợp bên thế chấp dùng toàn bộ tài sản để thế chấp mà tài sản thế chấp có vật chính vật phụ thì cả vật chính vật phụ đều là đối tượng của thế chấp. Nếu bên thế chấp chỉ dùng vật chính hoặc vật phụ để thế chấp thì tài sản thế chấp chỉ là vật chính hoặc vật phụ đó.[32]

Nhằm đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn thi hành và thông lệ của quốc tế, BLDS 2015 kế thừa và phát huy quy định bất động sản hoặc động sản đều có thể

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 09/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí