Thực Trạng Về Trách Nhiệm Của Người Giám Sát Cơ Quan Điều Hành

xâm phạm tới quyền lợi của phần lớn cổ đông không tham dự họp. Đồng thời, các quyết định được thông qua bởi số cổ đông đại diện cho số phiếu biểu quyết thấp như vậy sẽ khó nhận được sự đồng thuận của các cổ đông còn lại, dễ gặp phải khó khăn, tranh chấp khi triển khai thực hiện trong CTCP. Giả sử Điều lệ công ty quy định tỷ lệ tối thiểu để tiến hành cuộc họp ĐHĐCĐ theo LDN 2020, và xảy ra trường hợp cuộc họp ĐHĐCĐ được triệu tập hợp lệ lần thứ 2 với tỷ lệ cổ đông đại diện 33% tổng số phiếu biểu quyết. Số cổ đông này thông qua một quyết định quan trọng của công ty, nhưng sau đó số cổ đông đại diện hơn 70% tổng số phiếu biểu quyết còn lại cũng tiến hành họp ĐHĐCĐ và phủ quyết toàn bộ những nội dung đã được cổ đông đại diện 33% tổng số phiếu biểu quyết thông qua trước đó, vậy tranh chấp DN rất dễ xảy ra từ quy định về điều kiện họp ĐHĐCĐ quá dễ dàng. Như vậy, việc LDN 2020 quay lại với quy định tương tự các quy định đã được bãi bỏ của LDN 1999 vẫn còn chứa đựng yếu tố bất hợp lý. Mặt khác, việc cổ đông thiểu số tập hợp thành nhóm chiếm từ 31% đến 51% tổng số phiếu biểu quyết trở lên là khá khó khăn, trong khi đó cổ đông đa số dễ dàng đạt được và quyền lợi của cổ đông thiểu số không tham dự họp dễ dàng bị bỏ qua. Vì vậy, việc xây dựng quy định điều kiện tiến hành cuộc họp ĐHĐCĐ hợp lý hơn sẽ buộc cổ đông đa số phải tính đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của cổ đông thiểu số, giúp cổ đông thiểu số có cơ hội ảnh hưởng đến các quyết định của công ty; qua đó, cân bằng được mối quan hệ lợi ích với cổ đông đa số, bảo vệ hợp lý các quyền và lợi ích của cổ đông thiểu số.

Quyền kinh tế

Đây là nhóm quyền quan trọng nhất của cổ đông. Nó là mục đích, là động lực cho tất cả các cổ đông khi tham gia CTCP. Quyền về kinh tế của các cổ đông trong công ty bao gồm: cổ đông được nhận cổ tức theo quyết định của ĐHĐCĐ, được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty, được tự do chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông khác và cho người không phải là cổ đông trừ trường hợp quy định: quyền được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản,... Các quy định trên cho thấy pháp luật đã đảm bảo khá tốt những quyền về kinh tế của cổ đông.

Về vấn đề công ty mua lại cổ phần của cổ đông quy định: Nếu cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty, thì có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông đó với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thoả thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Công ty giới thiệu ít nhất ba tổ chức định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng. Quy định này đã đặt ra một số vấn đề sau:

Thứ nhất, trong trường hợp các bên yêu cầu một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Nếu các bên không thống nhất được với nhau về việc lựa chọn tổ chức định giá chuyên nghiệp để định giá cổ phần thì LDN 2020 cho phép công ty được giới thiệu ít nhất ba tổ chức định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, luật chưa quy định bên nào phải chịu chi phí thanh toán cho tổ chức định giá chuyên nghiệp? Đây có thể là một vấn đề gây ra tranh chấp giữa các bên nếu LDN không có hướng quy định cụ thể hơn.

Thứ hai, pháp luật lại quy định thời hạn mà công ty phải mua lại cổ phần trong trường hơp này lên đến chín mươi (90) ngày làm việc. Thời hạn nêu trên là quá dài trong khi cổ đông đã không còn muốn gắn bó lâu dài với công ty nữa.

Quyền kiểm tra giám sát hoạt động của công ty

Cổ đông có thể trực tiếp hoặc thông qua hoạt động của BKS để thực hiện việc giám sát toàn bộ hoạt động của công ty, đây cũng là một trong các quyền thể hiện vai trò của cổ đông trong quản trị CTCP. Các cổ đông có quyền xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác; xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp ĐHĐCĐ và các nghị quyết của ĐHĐCĐ. Ở Việt Nam, các nghĩa vụ công bố thông tin được quy định tại LDN 2020, riêng đối với các công ty đại chúng có nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định tại Điều 101 Luật Chứng khoán.

Tuy nhiên, so với pháp luật một số nước, quyền tiếp cận thông tin của cổ đông CTCP ở Việt Nam được đánh giá có phần thua kém. Chẳng hạn, đối với quyền tiếp

cận sổ sách, chứng từ của công ty, trong khi LCT Trung Quốc quy định cổ đông có quyền yêu cầu điều tra trực tiếp sổ sách và các chứng từ của công ty và trong trường hợp bị từ chối, cổ đông công ty có quyền yêu cầu tòa án buộc công ty phải chấp thuận. Trong khi đó, Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại LDN 2020 chỉ có quyền yêu cầu BKS công ty thực hiện việc điều tra sổ sách, yêu cầu BKS kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Do vậy, quyền tiếp cận thông tin của cổ đông CTCP cần được tăng cường hơn nữa nhằm nâng cao hơn nữa khả năng kiểm tra, giám sát của cổ đông – chủ sở hữu CTCP.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Quyền xem xét và trích lục sổ sách, tài liệu của cổ đông

Về nguyên tắc, cổ đông cũng là những người chủ của công ty, nên ho ̣ có quyền tiếp cận các thông tin của công ty. Tuy nhiên, mức đô ̣được tiếp cận thông tin của cổ đông lại phụ thuộc vào tỷ lê ̣sở hữu cổ phần mà ho ̣nắm giữ tuỳ theo pháp luâṭ của từng quốc gia. Theo Luâṭ thương mại Hàn Quốc, cổ đông nắm giữ 3% tổng số cổ phần có quyền đươc yêu cầu xem sổ sách kế toán , hay Luật công ty Nhậṭ Bản cho phép cổ đông nắm giữ trên 10% tổng số cổ phần có quyền yêu cầu xem sổ sách kế toán và tài liệu tài chính khác của công ty. Theo LDN 2020, cổ đông phổ thông có quyền xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác; xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp ĐHĐCĐ và các nghị quyết của ĐHĐCĐ. Người quản lý công ty phải cung cấp kịp thời thông tin sổ đăng ký cổ đông, sửa đổi, bổ sung thông tin sai lệch theo yêu cầu của cổ đông; đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không cung cấp hoặc cung cấp không kịp thời, chính xác thông tin sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu.

Pháp luật Việt Nam về tổ chức và quản lý công ty cổ phần - 6

Tuy nhiên, chỉ cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có thêm quyền: Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của HĐQT, BCTC giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của BKS. Cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục ít nhất

một năm có quyền tự mình hoặc cùng với luật sư hoặc kế toán và kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề trực tiếp xem xét các báo cáo quy định tại Điều này trong thời gian hợp lý.

Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không có bất kỳ chế tài nào quy điṇh trách nhiệm của người quản lý công ty trong việc gây khó dễ đến quyền tiếp cận thông tin của cổ đông. Do đó, nếu gặp phải sư ̣khó khăn từ HĐQT thì cổ đông cũng không có cách nào để thực hiện quyền này, đó là chưa kể đến những khó khăn của ho ̣trong việc tập hợp lại, tạo thành nhóm nhóm cổ đông đáp ứng điều kiện luật định để thực hiện được quyền này. Hay nói cách khác, trong nhiều trường hợp, quyền tiếp cận thông tin của cổ đông vẫn còn thiếu ý nghĩa về mặt thực tế.

Quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh

Các cổ đông có quyền yêu cầu các cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp xảy ra theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. Cụ thể cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên HĐQT, GĐ, TGĐ trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 161 LDN 2014. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ quyết định hoặc một phần nội dung quyết định của ĐHĐCĐ trong các trường hợp. Tuy nhiên, trong nhóm quyền này, cổ đông CTCP của Việt Nam chưa có quyền phản đối những thay đổi lớn về cấu trúc công ty và quyền kiện trực tiếp. Luật cũng không quy định quyền của cổ đông yêu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc Tòa án xem xét quyết định giải thể công ty hoặc chia, tách công ty trong trường hợp bế tắc không thông qua được các quyết định quan trọng của ĐHĐCĐ, HĐQT dẫn đến việc công ty không thể hoạt động bình thường…

Ví dụ: Theo Bản án 19/2019/KDTM-ST ngày 11/06/2019 của TAND thành phố Hà Nội về tranh chấp giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Đại L là sở hữu 140.000 cổ phần, chiếm 5% vốn điều lệ Công ty; Bị đơn là Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ

Hàng không. Ông L có nhiều lần yêu cầu lãnh đạo Công ty cung cấp các tài liệu theo quy định của pháp luật, nhưng không được công ty chấp thuận. Do đó, ông đã khởi kiện công ty lên Tòa và kết quả là Công ty đã phải cung cấp cho Ông L những thông tin, văn bản mà ông L yêu cầu.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 115 LDN 2020, cổ đông chỉ cần sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty sẽ có các quyền: Xem xét, tra cứu, trích lục số biên bản và nghị quyết, quyết định của HĐQT, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua HĐQT và tài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty; Yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ; Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Trong khi đó, theo LDN 2014 trước đây, chỉ Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ mới được thực hiện các quyền nói trên. Thông qua việc giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông trong việc thực hiện quyền của mình, LDN 2020 đã mở rộng quyền của CĐTS. Một mặt, trao thêm quyền cho các cổ đông trong việc chủ động tiếp cận các thông tin hoạt động của công ty để giúp họ giám sát công ty, cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ tốt hơn. Đồng thời tương thích với quyền cổ đông sở hữu 5% tại Luật Chứng khoán 2019 cũng như phù hợp với thông lệ quản trị trên thế giới khi đề cao quyền CĐTS để các cổ đông yên tâm bỏ vốn đầu tư.

2.2.3. Thực trạng về trách nhiệm của người giám sát cơ quan điều hành

Công ty cổ phần chính là mô hình kinh tế tiến bộ của xã hội văn minh loài người hiện nay, để hiểu một cách đơn giản nhất thì chúng ta hiểu Công ty cổ phần chính là một nhà nước thu nhỏ và ở đó Đại hội đồng cổ đông Công ty đóng vai trò như là cơ quan lập pháp, là cơ quan quyết định phương hướng phát triển và những vấn đề trọng đại khác của công ty; Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc được coi là cơ quan hành pháp, cơ quan điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty; còn Ban Kiểm soát đóng vai trò của cơ quan tư pháp, cơ quan có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc Công ty.

Thực tế cho thấy, Ban kiểm soát trong công ty cổ phần ở Việt nam được thiết kế là một cơ quan (có thể hiển đơn giản là tư pháp) riêng trong cơ cấu hội đồng quản trị nội bộ của Công ty cổ phần, cơ quan này có nhiệm vụ chuyên trách giám sát và đánh giá Hội đồng quản trị và những người quản lý điều hành nhân danh cổ đông vì lợi ích của cổ đông của Công ty cổ phần.

Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam cho thấy Ban kiểm soát đã chưa thể hiện đầy đủ vai trò bảo vệ cổ đông và nhà đầu tư. Do đó, rủi ro mà nhà đầu tư và cổ đông phải gánh chịu từ sự lép vế của Ban kiểm soát là rất lớn.

Đọc báo cáo của Ban kiểm soát trong các kỳ đại hội, cổ đông thường có cảm giác rằng các báo cáo này chỉ là bản sao các báo cáo của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. Nội dung chủ yếu là khen Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, rất ít thông tin có ích cho cổ đông. Trong một số trường hợp, những vấn đề cần đưa vào báo cáo của Ban kiểm soát đã được thống nhất trước với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc trong phiên họp trù bị trước đó rồi. Do đó, tại đại hội, vai trò của Ban kiểm soát chỉ là ngồi cho đủ ban bệ.

Trong thời gian qua, có rất nhiều việc làm sai trái của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của cổ đông nhưng không hề có tiếng nói cảnh báo nào từ Ban kiểm soát cho đến khi sự việc bị phát hiện. Với tư cách là chủ sở hữu công ty và là người bầu ra Ban kiểm soát, chắc chắn cổ đông có lý do để bất bình về vai trò và chức năng của Ban kiểm soát.

Bên cạnh đó, mặc dù các quy định pháp luật đã trao cho Ban kiểm soát quyền được triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông khi Hội đòng quản trị không triệu tập họp hoặc có vi phạm nghĩa vụ quản lý, nhưng trên thực tế ở Việt Nam hiện nay, thực tế cho thấy, rất hiếm trường hợp Ban kiểm soát thực thi quyền hạn này.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc Ban kiểm soát chưa thực sự phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình đối với các cổ đông. Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc thường không ưa Ban kiểm soát vì nếu có họ, Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc sẽ không thể quyết định các vấn đề theo theo kiểu dọc ngang nào biết trên đầu có ai mà phải luôn dè chừng Ban kiểm soát với tư cách là cơ quan tư pháp có thể thổi còi. Vì thế, Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc luôn tìm cách để tránh khỏi sự

kiểm soát đó. Đây là nguyên nhân khiến hoạt động của Ban kiểm soát không hiệu quả.

Lập ra Ban kiểm soát để bảo vệ lợi ích cho mình nhưng đôi khi chính cổ đông lại không hiểu đúng vai trò của họ. Đại hội đồng cổ đông chỉ họp một, hai lần trong một năm và mỗi phiên họp thường diễn ra trong một ngày. Do đó, có trường hợp, do thời gian quá gấp rút, Đại hội đồng cổ đông chỉ kịp bầu ra Ban kiểm soát, và trao quyền cho Chủ tịch Hội đồng quản trị ban hành quy chế hoạt động của Ban kiểm soát! Được trao quyền này, lẽ dĩ nhiên là Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ giới hạn quyền của Ban kiểm soát tới mức có thể nhằm mở rộng quyền của mình. Thậm chí, tại một số công ty, cổ đông còn chấp thuận cho Hội đồng quản trị bổ nhiệm thành viên Ban kiểm soát, và tất nhiên là Hội đồng quản trị sẽ bổ nhiệm người trong nhà để tăng thêm quyền lực cho mình và để cùng hội cùng thuyền. Ngoài ra, tại một số công ty, Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc nhiều khi cũng không rõ vai trò của Ban kiểm soát, coi Ban kiểm soát chỉ là một phòng Ban trong công ty, thậm chí ngay cả Ban kiểm soát cũng không rõ vai trò và quyền hạn của mình. Vì thế sự tồn tại của Ban kiểm soát nhiều khi mang nặng tính hình thức.

Theo luật định, thành viên Ban kiểm soát không được giữ các chức vụ quản lý công ty. Nghĩa là thành viên Ban kiểm soát sẽ chỉ là một người lao động bình thường, một nhân viên cấp thấp trong công ty. Trong vai trò kiểm soát viên, họ cần độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, còn trong vai trò người lao động, họ chịu sự quản lý của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. Một câu hỏi đơn giản là trong hoàn cảnh này, Ban kiểm soát có thể độc lập kiểm soát hoạt động của công ty được không? Chắc chắn là không. Chính mâu thuẫn giữa hai vai trò này khiến cho thành viên Ban kiểm soát cùng lúc chịu nhiều áp lực và thông thường, họ sẽ chọn lựa vai trò người lao động vì dẫu sao, hàng tháng họ vẫn phải nhận tiền lương của công ty.

Ngoài tâm lý dĩ hòa vi quý của các thành viên Ban kiểm soát, trong nhiều trường hợp, các thành viên Ban kiểm soát còn có sự câu kết với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc để hưởng lợi bất chính.Vai trò của Ban kiểm soát chưa được các văn bản luật đề cao. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, văn bản do Ban kiểm soát ban hành về việc kiểm tra, giám sát chỉ có ý nghĩa cảnh báo. Ngay cả khi phát hiện hành

vi vi phạm nghĩa vụ quản lý công ty của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, Ban kiểm soát chỉ có quyền yêu cầu các cá nhân liên quan chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả. Ban kiểm soát không có quyền sa thải người lao động nếu họ sai phạm. Tại Việt Nam, các cơ quan nhà nước, hoặc bên thứ ba chỉ quan tâm đến người nào là đại diện theo pháp luật của công ty chứ không quan tâm ai là thành viên hoặc trưởng Ban kiểm soát của công ty.

Báo cáo của Ban kiểm soát thường được trình cho Đại hội cổ đông vào mỗi kỳ họp. Thời gian giữa các kỳ họp lại quá xa và như vậy, báo cáo của Ban kiểm soát không còn tính thời sự. Bên cạnh đó, các quy định hiện hành về chế độ kế toán, các báo cáo hàng năm của Công ty cổ phần phải nộp cho cơ quan thuế chỉ gồm bản cân đối kế toán; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Trong quy định về công bố thông tin của công ty đại chúng, nội dung công bố thông tin về báo cáo tài chính năm cũng chỉ bao gồm các tài liệu trên.

Như vậy, báo cáo của Ban kiểm soát không phải là tài liệu bắt buộc phải nộp cho cơ quan quản lý hoặc công bố thông tin theo quy định. Như đã nêu ở trên, báo cáo của Ban kiểm soát là một tài liệu quan trọng, giúp nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước có được cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp từ góc độ mà các bản báo cáo tài chính không đề cập đến. Thông tin trong báo cáo của Ban kiểm soát có tầm quan trọng không kém các báo cáo tài chính. Do đó, cần phải xem xét việc yêu cầu Công ty cổ phần, nhất là công ty đại chúng, phải công bố báo cáo của Ban kiểm soát cùng với báo cáo tài chính.

Nếu toàn bộ quyền lực trong Công ty cổ phần đều tập trung vào Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, thì không ai dám khẳng định rằng họ không lạm quyền và khi đó cổ đông sẽ không được bảo vệ. Ban kiểm soát là một cơ chế phù hợp để cổ đông tự bảo vệ mình. Muốn như thế, hoạt động của Ban kiểm soát cần được điều chỉnh bởi một khung pháp lý rõ ràng hơn, đồng thời chính cổ đông phải hiểu rõ và sử dụng vai trò của Ban kiểm soát một cách thông minh và phù hợp. Ngoài ra, khi được cổ đông tin tưởng và trao quyền, Ban kiểm soát phải có đủ khả năng và dũng khí thực thi nhiệm vụ, các báo cáo của Ban kiểm soát phải thể hiện được tính độc lập và chính

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/06/2023