theo đó là chế tài xử phạt bằng tiền. Hà Lan cũng học tập Pháp, ban hành một luật tương tự trong lĩnh vực sử dụng lao động trẻ em52.
Có thể nói, pháp luật của các quốc gia trên thế giới đến nay nói chung vẫn chưa có hoặc có rất ít các quy định minh thị về việc công ty mẹ phải liên đới chịu trách nhiệm về các hành vi của công ty con. Một số luật riêng của một số quốc gia mặc dù đã đề cập đến trách nhiệm của công ty mẹ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế: hoặc là hạn chế về mặt đối tượng áp dụng (như trường hợp Luật về nhân quyền của Pháp chỉ áp dụng cho các công ty có từ trên 5000 lao động hoặc luật Cạnh tranh của Mỹ chỉ quy định về công ty con thuộc sở hữu 100% của công ty mẹ), hoặc là hạn chế về phạm vi điều chỉnh (chỉ trong một số lĩnh vực chứ không áp dụng chung cho tất cả các lĩnh vực). Mặc dù vậy, với các nước common law, thực tiễn vận dụng pháp luật trong xét xử và phát triển các án lệ về “vén màn công ty” đã khiến cho vấn đề trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con được tiếp cận từ nhiều góc độ hơn, linh hoạt hơn và có phần đáp ứng được nhu cầu thực tế hơn.
2.3. Quy định pháp luật của Việt Nam về trách nhiệm của công ty mẹ
2.3.1. Pháp luật về công ty
Tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp (từ Luật Doanh nghiệp năm 2005, 2014 và hiện tại là luật số 59/2020/QH14) đã quy định một số trường hợp thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hay cổ đông công ty cổ phần phải chịu trách nhiệm trước các khoản nợ của công ty. Ví dụ, theo khoản 4 điều 47, khoản 3 điều 75 và khoản 4 điều 113 Luật Doanh nghiệp năm 2020, trong trường hợp các thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông công ty cổ phần chưa góp đủ số vốn đã cam kết vào vốn điều lệ hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua thì phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết hoặc với tổng mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian quy định về việc hoàn thành nghĩa vụ góp vốn hay thanh toán tiền mua cổ phần. Hay theo quy định tại khoản 5 điều 77, khoản 2 điều 119 Luật Doanh nghiệp năm 2020, trong trường hợp chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc cổ đông
52 Child Labor Due Diligence Act, 2019, Netherlands
Có thể bạn quan tâm!
- Bất Cập Từ Mô Hình Công Ty Mẹ - Công Ty Con Và Quy Định Của Các Quốc Gia Về Trách Nhiệm Của Công Ty Mẹ
- Sử Dụng “Công Ty Bình Phong” Để Che Giấu Tài Sản
- Trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con - 8
- Kiến Nghị Về Hoàn Thiện Hệ Thống Các Quy Phạm Pháp Luật Nhằm Ngăn Ngừa Các Hành Vi Lợi Dụng Vỏ Bọc Công Ty, Lợi Dụng Mô Hình Công Ty Mẹ - Công Ty Con
- Trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con - 11
- Trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con - 12
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
công ty cổ phần rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty một cách trực tiếp mà không thông qua việc chuyển nhượng cho người khác thì chủ sở hữu hoặc cổ đông đó liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Còn theo quy định tại các khoản 3 và 5 điều 196 thì trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó; trường hợp không đền bù thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền yêu cầu công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty. Như vậy, Luật Doanh nghiệp của Việt Nam đã bước đầu có quy định về một số trường hợp cổ đông, thành viên hay công ty mẹ phải có trách nhiệm đối với công ty con và các chủ nợ của công ty con. Tuy nhiên, việc cổ đông hay thành viên của công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong trường hợp chưa góp đủ vốn thực chất vẫn nằm trong khuôn khổ của trách nhiệm hữu hạn, nghĩa là vẫn được giới hạn ở số vốn cam kết góp. Còn việc chịu trách nhiệm khi can thiệp quá thẩm quyền và buộc công ty con thực hiện các hoạt động kinh doanh trái thông lệ thì còn quá chung chung nên khó áp dụng. Hơn nữa, trách nhiệm của công ty mẹ trong trường hợp này cũng chỉ là trách nhiệm đối với công ty con chứ chưa phải trách nhiệm đối với các bên thứ ba có thiệt hại từ hành vi của công ty con.
Ngoài các quy định trên, Việt Nam không có thuật ngữ riêng để chỉ hiện tượng chủ sở hữu, thành viên hay cổ đông của một công ty phải chịu trách nhiệm đối với những nghĩa vụ của công ty như thuật ngữ “vén màn công ty” ở các nước theo hệ thống thông luật. Thực tiễn xét xử của tòa án cũng chưa có trường hợp nào công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ hay các nghĩa vụ của công ty con theo cơ chế “vén màn công ty”. Đến nay, đây vẫn còn là khái niệm khá mới mẻ đối với chúng ta, vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau, chưa thống nhất về cách hiểu cơ chế này.
2.3.2. Pháp luật về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng
Tại Việt Nam, chế định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng nằm trong các quy định về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Chương XX của Bộ luật
Dân sự năm 2015. Và cũng tương tự như các nguyên tắc tort law của các quốc gia khác, để áp dụng được chế định này cũng cần phải chứng minh được đủ 3 yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường, đó là: (1) có hành vi có lỗi, (2) có hậu quả thực tế đã xảy ra và (3) có mối liên hệ nhân-quả giữa yếu tố (1) và yếu tố (2). Mặc dù vậy, thực tiễn áp dụng chế định này trong việc cáo buộc trách nhiệm của một công ty mẹ còn vô cùng hạn chế.
Ngoài các quy định của Luật Doanh nghiệp và Bộ luật Dân sự nêu trên, Việt Nam không có quy định nào khác về vấn đề trách nhiệm của công ty mẹ. Không những vậy, thực tiễn xét xử tại Việt Nam cũng chưa từng có vụ tranh chấp nào về “vén màn công ty” hay phán quyết nào về trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con.
2.4. Tiểu kết Chương 2
Thực trạng lạm dụng vỏ bọc công ty và nhất là mối quan hệ công ty mẹ - công ty con để làm giàu cho nhà đầu tư, đẩy rủi ro sang cho các bên khác đang diễn ra hàng ngày và là thách thức lớn đối với các nhà làm luật để có thể duy trì một nền kinh tế minh bạch, công bằng. Trước những hình thức lợi dụng mô hình công ty mẹ - công ty con để trốn tránh trách nhiệm; nhằm hạn chế những thiệt hại mà xã hội, người tiêu dùng hay các đối tác, khách hàng của các nhóm công ty có thể phải gánh chịu do các công ty lợi dụng kẽ hở và sự lỏng lẻo của pháp luật trong cơ chế trách nhiệm hữu hạn, cần thiết phải có cơ chế để buộc các công ty mẹ chịu trách nhiệm đối với hành vi của công ty con trong một số trường hợp. Ngoài sự cam kết chịu trách nhiệm của chính công ty mẹ và trường hợp công ty mẹ phải chịu trách nhiệm trực tiếp theo chế định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng do hành vi có lỗi, nhiều quốc gia đã áp dụng cơ chế “vén màn công ty”, một cơ chế cho phép các tòa án bỏ qua nguyên tắc pháp nhân độc lập và trách nhiệm hữu hạn khi xét thấy công ty mẹ cần phải có trách nhiệm liên đới với các hành vi của công ty con. Trong số đó, các án lệ “vén màn công ty” tại 2 quốc gia tiêu biểu cho hệ thống common law là Anh và Mỹ là phong phú hơn cả và mang tính nền tảng, định hướng về nguyên lý áp dụng cho nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, việc áp dụng cơ chế này đòi hỏi các cơ quan xét xử phải thực sự thận trọng để
không xâm phạm đến tư cách pháp nhân độc lập của các công ty và nguyên lý trách nhiệm hữu hạn.
Tại Việt Nam, pháp luật về công ty mặc dù đã bước đầu đặt ra những ngoại lệ đối với nguyên lý “trách nhiệm hữu hạn” nhưng vẫn còn rất nhiều tranh luận về tính khả thi của các quy định đó. Thêm vào đó, khái niệm “vén màn công ty” vẫn còn khá mới mẻ, chưa được áp dụng trong thực tiễn khiến cho vấn đề trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con còn là điều gì đó xa vời và không có căn cứ. Có lẽ cũng chính vì vậy mà mặc dù không ít cá nhân, tổ chức thực tế đã bị thiệt hại và có nhu cầu được đền bù bởi không chỉ công ty con gây ra thiệt hại cho mình mà còn bởi công ty mẹ của nó song không đủ can đảm đấu tranh đến cùng vì thiếu điểm tựa pháp lý. Từ sự thiếu căn cứ pháp lý dẫn đến thiếu khiếu nại, khiếu kiện thực tế; và từ sự ít có khiếu nại, khiếu kiện lại dẫn đến ít cơ sở thực tiễn để điều chỉnh pháp luật. Cái vòng luẩn quẩn đó vô hình trung khiến cho vấn đề trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con tại Việt Nam vẫn là một bài toán khó.
CHƯƠNG 3 – MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG TY MẸ ĐỐI VỚI HÀNH VI CỦA CÔNG TY CON VÀ NHỮNG LƯU Ý ĐỐI VỚI NHÓM CÔNG TY VÀ CÁC CHỦ THỂ LIÊN QUAN
3.1. Kiến nghị về hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật về trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con
Mục 2.2 thuộc Chương 2 của luận văn này đã nêu lên một số quy định của pháp luật Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới, tiêu biểu là Anh và Mỹ, là những quốc gia sớm hình thành và phát triển hệ thống các quy định về công ty cũng như những học thuyết có liên quan để ràng buộc trách nhiệm của công ty mẹ. Nhìn chung, các quốc gia trên thế giới vẫn đang có cùng quan điểm về việc tôn trọng tư cách pháp nhân và tính trách nhiệm hữu hạn của pháp nhân bởi đây là hai nguyên lý nền tảng của khoa học pháp lý về công ty và bởi những lợi ích cũng như giá trị về mặt kinh tế xã hội mà hai nguyên lý này mang lại. Tuy nhiên, từ thực tế muôn hình vạn trạng của các hình thức lợi dụng pháp nhân và cơ chế trách nhiệm hữu hạn đang diễn ra ngày nay, việc tiếp tục nghiên cứu các biện pháp để hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật hay phát triển các học thuyết mới có thể vận dụng trong thực tiễn xét xử để đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật trong lĩnh vực doanh nghiệp là một nhu cầu không mới và ngày càng trở nên cấp thiết.
Việt Nam mặc dù không theo hệ thống thông luật như Anh và Mỹ song lại có sự tương đồng trong cách tiếp cận về nhóm công ty và cơ chế trách nhiệm đối với các thành viên trong nhóm công ty so với pháp luật Anh, Mỹ. Bên cạnh đó, cũng tồn tại những khác biệt đáng kể và cần tiếp thu những điểm tiến bộ của pháp luật Anh, Mỹ như sau:
3.1.1. Cần làm rõ khái niệm về sự chi phối của công ty mẹ đối với công ty
con
Như đã phân tích tại Chương 1, cơ sở đầu tiên cần phải xem xét khi cân nhắc
việc ràng buộc một công ty (công ty mẹ) phải có trách nhiệm đối với hành vi của một công ty khác (công ty con) là liệu có tồn tại một mối quan hệ giữa hai công ty này
với nhau trong đó công ty mẹ có thể chi phối hoạt động của công ty con hay không. Để chứng minh được mối quan hệ này, đặc biệt là để làm rõ được sự kiểm soát mà công ty mẹ có đối với công ty con, cần làm rõ khái niệm về sự chi phối thực tế của công ty mẹ đối với công ty con.
Cũng như Anh và Hoa Kỳ, Việt Nam không nêu định nghĩa thế nào là nhóm công ty. Luật Doanh nghiệp năm 2020 liệt kê hai chủ thể thuộc nhóm công ty là tổng công ty và tập đoàn kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, trong đó có các công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác53. Để xác định một công ty là công ty mẹ của công ty khác, Luật Doanh nghiệp Việt Nam đưa ra ba tiêu chí (chỉ cần đáp ứng một trong ba), đó là: 1) tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ trong công ty con từ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty con; 2) khả năng của công ty mẹ về quyết định các vấn đề liên quan đến nhân sự quản lý, điều hành công ty con và 3) quyền của công ty mẹ trong việc quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty con. Pháp luật của Anh và Hoa Kỳ cũng xác định sự chi phối của công ty mẹ dựa trên tỷ lệ góp vốn vào công ty con nhưng còn một quy định khác quan trọng hơn đó là dựa vào sự chi phối thực tế của công ty mẹ đối với công ty con. Các quốc gia này theo hệ thống án lệ nên tùy vụ việc cụ thể mà thẩm phán sẽ nhận định có sự chi phối thực tế của công ty mẹ đối với công ty con hay không. Trong khi đó, tại Việt Nam sự chi phối của công ty mẹ, ngoài việc sở hữu phần lớn vốn điều lệ thì chỉ được thể hiện ở quyền quyết định các chức danh quản lý, điều hành hay quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty con. Vậy, đối với các trường hợp chi phối khác (ví dụ như việc công ty mẹ quyết định chiến lược phát triển của công ty con, quyết định các khoản vay nợ hoặc các giao dịch ràng buộc, chi phối nào đó giữa công ty mẹ và công ty con54) thì pháp luật Việt Nam còn bỏ ngỏ khiến cho khó có sự mở rộng trong phán quyết của các tòa án Việt Nam về việc công ty mẹ có thực sự chi phối công ty con hay không. Do vậy, thiết nghĩ pháp luật Việt Nam nên điều chỉnh theo hướng không liệt kê cụ thể các trường hợp được coi là sự chi phối của công ty mẹ mà thay vào đó có thể tham khảo các án lệ của Anh và Hoa Kỳ để khái quát hóa khái
53 Điều 194 Luật Doanh nghiệp năm 2020
54 Nghị định 69/2014/NĐ-CP bổ sung các trường hợp này nhưng chỉ áp dụng đối với tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước
niệm “chi phối” như một sự tác động của công ty mẹ lên công ty con làm thay đổi các quyết định về kinh doanh và tình hình tài chính của công ty con.
3.1.2. Cần cụ thể hóa các nguyên tắc áp dụng những ngoại lệ trong cơ chế trách nhiệm hữu hạn
Những ngoại lệ đối với cơ chế trách nhiệm hữu hạn trong pháp luật Việt Nam thực sự còn tương đối ít và chỉ mang tính nguyên tắc. Đáng nói, những quy định này lại hoàn toàn chưa cụ thể về cơ chế áp dụng, bởi vậy tính khả thi chưa cao. Cụ thể, Luật Doanh nghiệp có một số quy định rải rác về nghĩa vụ cá nhân của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và của cổ đông công ty cổ phần khi xâm phạm đến tài sản của công ty (như rút vốn, thanh toán các khoản nợ khi chưa đến hạn hay chia lợi nhuận khi tình hình tài chính của công ty không đảm bảo…) hoặc khi quyết định để công ty con tham gia các giao dịch với người có liên quan của công ty mà không tuân thủ quy định về trình tự và thủ tục, gây thiệt hại cho công ty55. Riêng trường hợp công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì công ty mẹ còn phải chịu trách nhiệm nếu như công ty mẹ nhân danh công ty con vi phạm pháp luật, tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty con và gây thiệt hại cho người khác56. Những quy định ràng buộc trách nhiệm của thành viên hay chủ sở hữu công ty nói trên khiến chúng ta có cảm giác có đầy đủ sự bảo vệ đối với quyền lợi của công ty, tài sản của công ty, từ đó gián tiếp bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số và chủ nợ của công ty. Tuy nhiên, những quy định này thực ra rất hình thức, mơ hồ và khó áp dụng trên thực tiễn. Cụ thể, trách nhiệm cá nhân là gì, thành viên là tổ chức thì có trách nhiệm cá nhân không và có giới hạn trách nhiệm nào đối với họ hay không? Ngoài ra, không hiểu vì lý do gì mà cùng là chủ sở hữu của công ty đối vốn nhưng Luật Doanh nghiệp lại đặt ra những quy định chưa tương xứng nhau về ngoại lệ trong chế độ trách nhiệm hữu hạn của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty cổ phần. Ví dụ, khoản 5 điều 77, khoản 2 điều 119 quy định một ngoại lệ khi thành viên của
55 Khoản 3 Điều 67, khoản 5 Điều 86 và khoản 5 Điều 167 Luật Doanh nghiệp 2020.
56 Khoản 5 Điều 50 Luật Doanh nghiệp 2020.
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông của công ty cổ phần rút vốn trực tiếp nhưng lại không có quy định tương tự đối với thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Hoặc như quy định công ty mẹ phải bồi thường cho công ty con nếu can thiệp ngoài thẩm quyền vào hoạt động của công ty con hoặc buộc công ty con thực hiện các hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh thông thường, gây ra thiệt hại cho công ty con và bị công ty con hoặc chủ nợ/cổ đông/thành viên sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con yêu cầu bồi thường cho công ty con. Vấn đề ở đây là: 1) rất khó để một chủ nợ (tức một người ngoài) hay một cổ đông nhỏ lẻ chứng minh được có sự can thiệp ngoài thẩm quyền của công ty mẹ hay có một giao dịch giữa công ty mẹ và công ty con trái với thông lệ kinh doanh thông thường bởi những chủ thể này thường khó có thể tiếp cận thông tin của công ty để có bằng chứng khởi kiện. Bên cạnh đó, quy định này của Luật Doanh nghiệp Việt Nam chỉ yêu cầu công ty mẹ phải bồi thường cho công ty con chứ không phải bồi thường cho người ngoài nên những bên thứ ba bị thiệt hại từ hành vi của công ty con cũng không thể căn cứ vào quy định này để khởi kiện công ty mẹ đòi bồi thường cho mình. Ngoài ra, quy định này cũng chưa có tính bao phủ đối với các trường hợp bên thứ ba bị thiệt hại ngoài hợp đồng như nhà nước (ví dụ trong trường hợp các công ty trốn thuế, rửa tiền…) hay người lao động của công ty con. Để khắc phục tất cả những vấn đề này, các nhà làm luật của Việt Nam cần tham khảo những nguyên tắc và điều kiện mà các tòa án Hoa Kỳ đặt ra khi cân nhắc có “vén màn công ty” để cụ thể hóa các trường hợp ngoại lệ của cơ chế trách nhiệm hữu hạn. Chẳng hạn, có thể đưa ra một số trường hợp cụ thể của việc can thiệp ngoài thẩm quyền hoặc giao dịch thỏa thuận trái với thông lệ kinh doanh thông thường như các hành động làm giảm khả năng thanh toán của công ty con sau đây:
- Việc công ty mẹ buộc công ty con để cho công ty mẹ sử dụng nguồn lực và tài sản của công ty con vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mẹ khiến cho công ty con và công ty mẹ không thực sự tách bạch trong hoạt động, đồng thời công ty con bị hạn chế trong việc khai thác các nguồn lực của chính mình.
- Việc công ty mẹ buộc công ty con ký các hợp đồng, giao dịch với công ty mẹ trong đó có những quy định bất lợi hoặc không đủ công bằng với công ty con như khi