Khái Niệm Về Công Ty Cổ Phần Theo Pháp Luật Việt Nam

Ở Pháp, công ty cổ phần được gọi là công ty vô danh, ở đó phải có ít nhất 7 cổ đông, với vốn pháp định tối thiểu là 25.000FF (đối với các công ty không phát hành chứng khoán), còn 1.500.000FF (đối với công ty phát hành chứng khoán), mệnh giá thống nhất mỗi cổ phiếu là 100FF. Các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần. Công ty nếu đủ điều kiện, có thể phát hành chứng khoán để huy động vốn (Luật quy định điều kiện để công ty phát hành các loại chứng khoán, ngày 14/12/1985).

Ở Đức, khái niệm về công ty cổ phần được quy định bởi Luật ban hành ngày 04/4/1892, được sửa đổi ngày 04/7/1980. Theo đó, vốn pháp định tối thiểu của công ty là 100.000 Mác, ít nhất là 1/4 giá trị đăng ký của mỗi cổ phần phải được đóng góp ngay từ khi thành lập công ty. Ngoài ra, công ty cổ phần ở Đức có một số đặc điểm giống như công ty vô danh của Pháp.

Ở Italia, công ty cổ phần được điều chỉnh bằng Luật Dân sự. Các công ty cổ phần ở đây với những đặc điểm pháp lý cơ bản giống như công ty cổ phần của Pháp và của Đức. Ngoài ra, Luật này còn quy định vốn pháp định của công ty là 250 triệu Lia, 3/10 số vốn phải được góp ngay khi thành lập công ty.

Ở Anh, công ty cổ phần còn có tên gọi là công ty công cộng (public limited company) hay công ty trách nhiệm hữu hạn theo cổ phần (company limited share). Tư cách pháp lý của công ty được quy định bởi Luật Công ty ban hành năm 1948, theo đó, vốn pháp định tối thiểu của công ty là 500.000 bảng Anh, có cấu trúc vốn linh hoạt, các cổ phần đều có thể nhượng bán, trừ khi điều lệ công ty quy định khác

Ở Úc, các công ty đối vốn được thành lập dưới hai dạng công ty công (Public company) hoặc công ty tư (proprietarf company), các loại hình này có đặc điểm pháp lý cơ bản giống nhau như công ty hữu hạn của Anh. Đối với các công ty công, bắt buộc tối thiểu phải có 5 thành viên, song không bị hạn

chế số lượng tối đa. Vốn cổ phần được tự do chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.

Tại Hoa Kỳ, theo pháp luật thương mại Hoa Kỳ, có 3 loại công ty chính: Hợp danh (Partnership), công ty kín (Close corporation) và công ty mở (Public corporation), trong đó công ty mở có đặc điểm pháp lý giống như công ty hữu hạn ở Anh và Úc [33].

Pháp luật của các nước khác nhau trên thế giới có quy định phong phú và đa dạng về công ty cổ phần bởi pháp luật của mỗi nước được hình hình trên cơ sở nguồn gốc lịch sử và điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Tuy nhiên, dù tiếp cận dưới góc độ nào thì pháp luật của các quốc gia cũng đều ghi nhận những đặc điểm pháp lý cơ bản tương đối thống nhất về công ty cổ phần như: (i) Công ty cổ phần là một tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập;

(ii) Người góp vốn vào công ty chịu trách nhiệm hữu hạn; (iii) Phần vốn góp vào công ty (cổ phần) về cơ bản được tự do chuyển nhượng; (iv) Công ty được quản lý tập trung; (v) Công ty cổ phần có cấu trúc vốn linh hoạt, mang tính xã hội hóa cao.

Trong cấu trúc vốn của công ty cổ phần, phần vốn quan trọng nhất là vốn điều lệ. Vốn điều lệ được chia thành các loại cổ phần, các cổ phần được tự do chuyển nhượng (trừ trường hợp pháp luật và điều lệ công ty không cho phép). Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần được phép phát hành các loại chứng khoán ra thị trường để công khai huy động vốn trong dân chúng, điều này tạo ra khả năng huy động vốn lớn, cũng như tính xã hội hóa cao của công ty cổ phần.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Tư cách pháp nhân của công ty cổ phần:

Công ty cổ phần là một thực thể có tư cách pháp nhân độc lập. Ở Mỹ, pháp nhân được định nghĩa là "Một thực thể, không phải là con người tự nhiên, nhưng có thể hoạt động, có thể đi kiện hoặc bị kiện" [52]. Pháp luật

Bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán theo pháp luật Việt Nam - 3

Việt Nam dùng "nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập" [37]. Công ty cổ phần tách bạch khỏi những người đã góp vốn thành lập nên nó. Khi cổ đông đã góp tài sản vào công ty, công ty trở thành chủ sở hữu đối với tài sản, cổ đông không còn quyền sở hữu đối với tài sản đó nữa.

Tư cách pháp nhân độc lập, còn thể hiện ở khả năng tồn tại liên tục của công ty không phụ thuộc vào sự chuyển nhượng vốn của cổ đông. Cho nên công ty cổ phần có thể tồn tại lâu dài, trên thế giới có nhiều công ty đã hoạt động hàng trăm năm nay.

Trách nhiệm hữu hạn của cổ đông:

Khái niệm trách nhiệm hữu hạn đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử. Khi mà những thương nhân ở Ý, gom tiền để kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy thì khi thuyền đắm, họ chỉ mất đi số tiền đã bỏ vào chuyến hàng ấy mà thôi. Tuy nhiên, phải cần một thời gian rất dài sau đó, khái niệm trách nhiệm hữu hạn mới được pháp luật ghi nhận. Luật cho phép những người góp vốn vào công ty cổ phần hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn tức cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp. Họ không phải lấy tài sản không đem vào kinh doanh để trả nợ. Đó là cách pháp luật khuyến khích người dân tham gia kinh doanh để phát triển kinh tế.

Tự do chuyển nhượng cổ phần:

Ngoại trừ một số hạn chế do luật định, cổ đông được tư do mua bán, chuyển nhượng cổ phần của mình cho bất kỳ ai vào bất kỳ thời điểm nào mà không cần phụ thuộc vào sự đồng ý của công ty. Bất kỳ lúc nào, cổ đông cũng có thể đẩy rủi ro sang cho người khác mà không lo sợ tiền của mình bị đóng băng trong công ty cho đến khi công ty giải thể, nhờ vậy cổ đông có thể đa dạng hóa việc đầu tư của họ.

Việc tự do chuyển nhượng cổ phần, là đặc trưng riêng của công ty cổ phần. Trong công ty trách nhiệm hữu hạn, việc chuyển nhượng phần vốn góp

cho người ngoài công ty không được tự do bởi yếu tố nhân thân của các thành viên có vai trò quan trọng hơn vốn góp trong việc quản lý công ty. Vì vậy, công ty trách nhiệm hữu hạn "đóng" với sự gia nhập của thành viên mới, thì công ty cổ phần hoàn hoàn "mở", luật không giới hạn số lượng tối đa cổ đông.

Khả năng tự do chuyển nhượng cổ phần của cổ đông còn tạo ra một sức ép lành mạnh cho bộ máy quản lý, điều hành của công ty phải hoạt động hiệu quả nếu không muốn bị thay thế.

Quản lý tập trung và thống nhất:


Nếu tất cả cổ đông cùng có quyền quản lý như thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn, thì sẽ không hiệu quả về mặt kinh tế cũng như không khả thi. Hơn nữa, đa số cổ đông chỉ mong đợi hưởng cổ tức hoặc hưởng lãi vốn (từ việc bán cổ phiếu khi tăng giá) chứ ít quan tâm đến quản lý kinh doanh và cũng không có khả năng quản lý. Vì thế, các cổ đông cần một đội ngũ chuyên nghiệp để quản lý công ty. Đồng thời, cũng cần có cơ chế để kiểm soát hoạt động của bộ máy đó đi đúng quỹ đạo hướng đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của cổ đông và công ty.

Ngoài ra, công ty cổ phần còn có đặc trưng riêng là có thể phát hành chứng khoán (cổ phiếu) để huy động vốn. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần cho ta thấy đây là phương thức huy động vốn cao nhất của loài người. Theo Các Mác "không có công ty cổ phần thì không có nền đại công nghiệp", với các ưu điểm trên, công ty cổ phần đang và sẽ trở thành loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất trong thế giới hiện đại.

Công ty cổ phần có khả năng thu hút nguồn vốn lớn từ công chúng bằng việc phát hành chứng khoán nhằm huy động vốn. Bằng cách này, công ty có thể huy động được số lượng vốn lớn, do mở rộng đối tượng huy động, đồng thời giảm được chi phí vào việc huy động vốn, nhờ việc tiếp cận trực tiếp (không phải gián tiếp qua ngân hàng) với người đầu tư. Điều này cũng

đáp ứng được nhu cầu cạnh tranh và tạo ra được những thời cơ cũng như cơ hội kinh doanh cho công ty.

Hơn nữa, nền kinh tế càng phát triển thì cũng phát sinh nhiều ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh mới với công nghệ kỹ thuật cao, có khả năng tạo ra nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh, đem lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư. Để đầu tư được vào nhiều lĩnh vực trên, các doanh nghiệp phải có một số lượng vốn lớn. Điều này, chỉ có công ty cổ phần, với lợi thế về khả năng thu hút vốn của mình, mới có khả năng đáp ứng được đòi hỏi trên và có cơ hội đầu tư vào những lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn.

Công ty cổ phần có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Công ty cổ phần có cấu trúc vốn tạo điều kiện dễ dàng cho việc thay đổi các cổ đông, mà không ảnh hưởng đến sự tồn tại của công ty. Vì vậy, công ty cổ phần thường có số lượng thành viên đông. Để bảo vệ quyền lợi cho tất cả các thành viên, cũng như các chủ thể có tham gia quan hệ với công ty, pháp luật của hầu hết các nước đều quy định chặt chẽ về cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành và giám sát công ty, về nguyên tắc hoạt động của các phòng, ban trong công ty, chế độ trách nhiệm của công ty… Tất cả các cổ đông trong công ty, cũng như công chúng đều có quyền được thông tin về mọi hoạt động của công ty.

Hơn nữa, tình hình kinh doanh của công ty có ảnh hưởng quyết định tới giá trị cổ phiếu của công ty, do đó buộc công ty phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Với động lực như vậy đã đẩy công ty cổ phần coi hiệu quả kinh tế là lợi ích sống còn và là mục tiêu hàng đầu của công ty.

1.1.4. Khái niệm về công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam

Các hoạt động thương mại đã có từ lâu song cơ bản được điều chỉnh bằng thông lệ thương mại. Do là thuộc địa của Pháp nên có thời kỳ người Việt Nam áp dụng luật thương mại của Pháp vào từng vùng lãnh thổ khác nhau. Luật Công ty có thể được quy định lần đầu tại Việt Nam trong "Dân luật thi

hành tại các Tòa Nam - án Bắc Kỳ" năm 1931, Chương IX nói về khế nước lập hội, Tiết thứ V nói về hội buôn. Đạo luật này chia các công ty (hội buôn) thành hai loại, hội người và hội vốn. Trong hội người lại chia thành hợp danh (Công ty hợp danh), hội hợp tư thường (Công ty hợp vốn đơn giản) và hội đồng lợi (Công ty nặc danh). Trong hội vốn chia thành hai loại là hội vô danh (Công ty cổ phần) và hội hợp cổ (Công ty hợp vốn đơn giản cổ phần) trong luật này không có công ty trách nhiệm hữu hạn.

Từ sau 1954, đất nước bị chia làm hai miền, do đó có hai hệ thống pháp luật khác nhau. Ở miền Bắc bắt đầu xây dựng một nền kinh tế tập trung - kế hoạch hóa với hai thành phần kinh tế chủ yếu là quốc doanh và tập thể, do đó công ty không phát triển không có luật công ty. Luật kinh tế tập trung vào khu vực kinh tế quốc doanh và các hợp tác xã [41].

Như vậy, ở Việt Nam Luật Công ty ra đời muộn và chưa phát triển. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 đề ra đường lối đổi mới, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước đã tạo điều kiện cho các công ty ra đời. Thực tế từ những năm 1986 đến 1990, đã chứng minh sự đúng đắn trong việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế này.

Ở nước ta, do ảnh hưởng của nền kinh tế Liên Xô và Đông Âu xây dựng theo mô hình tổ chức quản lý thống nhất từ trung ương tới cơ sở doanh nghiệp với cơ chế gắn chặt bộ máy của Đảng, đoàn thể quần chúng và Nhà nước, lấy tinh thần làm chủ tập thể trên cơ sở động viên chính trị làm chính. Do vậy, bộ máy điều hành từ Trung ương đến các doanh nghiệp trên cơ sở kế hoạch hóa tập trung bao cấp, lao động được coi có cơ sở kế hoạch hóa tập trung bao cấp, lao động được coi có tính chất xã hội trực tiếp, Nhà nước thu tất cả và chi tất cả. Với tiền đề trên, mỗi doanh nghiệp quốc doanh có nhiệm vụ sản xuất được chuyên môn hóa theo ngành kinh tế - kỹ thuật; Giám đốc chỉ biết điều hành sản xuất và lo giao nộp sản phẩm đúng số lượng và thời gian

quy định không cần biết đến nó được tiêu thụ ra sao (việc tiêu thụ hàng hóa trong nước là do các công ty thương nghiệp, hoặc công ty vật tư, công ty lương thực… đảm nhiệm; còn hàng hóa xuất khẩu thì do các cơ quan xuất nhập khẩu thuộc Bộ Ngoại thương cũ (nay là Bộ Thương mại) phụ trách, hoàn toàn tách biệt sản xuất với tiêu thụ) ngược hẳn với cơ chế thị trường.

Ngày 21/12/1990, Quốc hội đã thông qua Luật Công ty là một dấu mốc quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.

Ngày 02/01/1991, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã công bố Luật Công ty của Việt Nam, quy định hai hình thức tổ chức công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần; cả hai loại công ty này đều được định nghĩa theo Luật là "Doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chia lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu các khoản nợ của Công ty trong phần vốn của mình góp vào Công ty".

Công ty cổ phần ở Việt Nam ra đời muộn hơn so với nhiều nước phát triển trên thế giới. Năm 1990, pháp luật Việt Nam mới thừa nhận sự tồn tại của loại hình doanh nghiệp này. Đến nay, những chế định về công ty cổ phần đã từng bước hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện Việt Nam và những thông lệ quốc tế. Công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2005:

Theo Điều 77, Luật Doanh nghiệp (2005), Công ty cổ phần là:

(1) Doanh nghiệp, trong đó: (i)Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; (ii) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; (iii) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; (iv) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ

đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết (không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác);

(2) Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

(3) Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

1.1.5. Công ty cổ phần niêm yết chứng khoán và công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán

Trong các cách phân loại công ty cổ phần, cách phân thành công ty cổ phần niêm yết chứng khoán và công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán có nhiều ý nghĩa hơn cả.

• Công ty cổ phần niêm yết chứng khoán

Công ty cổ phần niêm yết là công ty được Ủy ban Chứng khoán cho phép đưa chứng khoán vào danh mục chứng khoán có đủ tiêu chuẩn giao dịch tại thị trường giao dịch tập trung (Sở giao dịch chứng khoán). Công ty niêm yết phải tuân thủ kỷ luật chặt chẽ của thị trường giao dịch chứng khoán, đặc biệt là chế độ công bố thông tin khi đăng ký niêm yết, công bố thông tin định kỳ và bất thường cho mọi nhà đầu tư và cổ đông trong công ty. Trong công ty cổ phần niêm yết chứng khoán, cổ đông được cung cấp nhiều công cụ để bảo vệ quyền lợi của mình hơn: Cổ đông dễ dàng thực hiện giao dịch bán chứng khoán nhằm chuyển quyền sở hữu cổ phần, tiếp cận thông tin nhiều hơn. Ngoài ra, có cả thiết chế của Ủy ban Chứng khoán hoạt động vì mục tiêu là bảo vệ nhà đầu tư.

• Công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán

Công ty cổ phần chưa niêm yết chứng khoán, các yêu cầu về công khai thông tin "nhẹ nhàng" hơn. Tuy vậy, luật công ty đảm bảo cổ đông

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 19/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí