Thực Trạng Về Ban Kiểm Soát Trong Công Ty Cổ Phần Hiện Nay Theo Pháp Luật Việt Nam‌

không có cơ sở khi mà: (i) vẫn còn tâm lý xem thường vị trí của nó trong các cổ đông và người quản lý công ty, (ii) phần lớn thành viên Ban kiểm soát là người lao động, dưới quyền quản lý - điều hành của chính những người mà họ có bổn phận giám sát. Mô hình Ban kiểm soát không phải do các nhà làm luật Việt Nam gần đây sáng tạo ra, mà nó chính là sự phát triển từ các qui định của Luật Công ty 1990, và xa hơn nữa là, các đạo luật về công ty của chế độ cũ.


Kết luận Chương 1:


Cùng với sự phát triển nhanh chóng về số lượng và quy mô của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần của nền kinh tế, Quản trị công ty trở thành một yếu tố quan trọng giúp cho các doanh nghiệp tồn tại bền vững và phát triển không ngừng. Quản trị công ty hiệu quả đóng một vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Những công ty thực hiện tốt việc Quản trị công ty thường có khả năng tiếp cận dễ dàng hơn tới các nguồn vốn giá rẻ, và thường đạt được hiệu quả hoạt động cao hơn so với các công ty khác. Những công ty kiên trì theo đuổi các tiêu chuẩn cao trong Quản trị công ty sẽ giảm thiểu nhiều rủi ro liên quan đến các khoản đầu tư và các công ty thực hiện những biện pháp Quản trị công ty hiệu quả như vậy thường hấp dẫn hơn trong con mắt của các nhà đầu tư, những người sẵn sàng cung cấp vốn cho công ty với chi phí thấp hơn.

Được thiết kế là một cơ quan riêng trong cơ cấu quản trị nội bộ công ty cổ phần, Ban kiểm soát có trách nhiệm giám sát và đánh giá Hội đồng quản trị và những người quản lý, điều hành nhân danh cổ đông, vì lợi ích của cổ đông và của công ty.

Vì vậy, quá trình xây dựng, nâng cao hiệu quả quản trị nội bộ công ty cổ phần không thể bỏ qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban kiểm soát. Hoạt động giám sát của Ban kiểm soát góp phần quan trọng đến hiệu quả của hoạt động quản trị công ty.

Thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ chính là xác lập một cơ chế giám sát mà ở đó công ty không quản lý bằng lòng tin, mà bằng những quy định rò ràng

nhằm: Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh (sai sót vô tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch, tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm...); Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát, hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp… Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính; Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy của công ty cũng như các quy định của luật pháp; Đảm bảo sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra; Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và gây dựng lòng tin đối với họ…

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ BAN KIỂM SOÁT TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN HIỆN NAY THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.


2.1. Nội dung các quy định pháp luật về Ban kiểm soát trong công ty cổ phần ở Việt Nam

Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay - 6


Luật pháp Việt Nam có những quy định bắt buộc về việc thành lập Ban kiểm soát ở các công ty cổ phần. Ban kiểm soát có chức năng giám sát Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, tập trung vào việc kiểm soát các hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty cũng như giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật.


Theo quy định, Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. Các thành viên của Ban kiểm soát phải hoạt động một cách mẫn cán, phục vụ cho lợi ích tối đa của các cổ đông của công ty. Ban kiểm soát báo cáo trực tiếp lên Đại hội đồng cổ đông và theo lý thuyết, họ có chức năng thẩm tra kiểm soát tối cao để bảo đảm công ty đã thiết lập được các biện pháp kiểm soát phù hợp.


2.1.1. Thành lập Ban kiểm soát


Ban kiểm soát có từ ba đến năm thành viên, có nhiệm kỳ không quá 5 năm và thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế[21, Điều 121.1].


Thành viên Ban kiểm soát phải thỏa mãn các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây[21, Điều 122]:


- Từ 21 tuổi trở lên, đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp;

- Không phải là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và người quản lý khác;

- Không nắm giữ các vị trí quản lý trong công ty.

Các thành viên Ban kiểm soát bầu một người trong số họ làm Trưởng ban kiểm soát. Quyền và nhiệm vụ của Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát có hơn một nửa số thành viên thường trú tại Việt Nam và phải có ít nhất một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên. Đối với công ty niêm yết, Điều lệ mẫu có quy định rò là phải có ít nhất một thành viên Ban kiểm soát có chuyên môn tài chính kế toán. Thành viên này không phải là nhân viên trong bộ máy tài chính kế toán của công ty và không phải là thành viên hay nhân viên của một công ty kiểm toán độc lập đang thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính của công ty [3, Điều 36.1].


Trong trường hợp vào thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì Ban kiểm soát đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nhiệm vụ cho đến khi Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ [21, Điều 121.3].


Các thành viên Ban kiểm soát không nhất thiết là cổ đông hoặc người lao động của công ty [21, Điều 122.2]. Nói cách khác, họ cần là các thành viên độc lập với công ty.


2.1.2. Thẩm quyền của Ban kiểm soát


Theo quy định tại Điều 123 Luật Doanh nghiệp 2005, Ban kiểm soát có những quyền và nhiệm vụ sau đây:


- Giám sát Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc trong việc quản lý và điều hành hoạt động của công ty;

- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính;

- Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu tháng của công ty và các báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị;

- Trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm của công ty và báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên;

- Xem xét sổ sách kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

- Thực hiện thanh tra các vấn đề theo yêu cầu của cổ đông hoặc một nhóm các cổ đông;

- Kiến nghị cho Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sử đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của công ty;

- Khi phát hiện có thành viên của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty thì phải thông báo ngay bằng văn bản với Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.


Ban kiểm soát có quyền triệu tập việc tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông bất thường [21, Điều 97.3.d] hay họp Hội đồng quản trị [21, Điều 112.4.a]. Các thành viên của Ban kiểm soát có thể tham gia tất cả các cuộc họp của Hội đồng quản trị [21, Điều 112.7].


Bên cạnh đó, Ban kiểm soát có quyền được cung cấp các thông tin như sau[21, Điều 124]:

- Thông báo mời họp, phiếu lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản trị và các tài liệu kèm theo phải được gửi đến thành viên Ban kiểm soát cùng thời điểm và theo phương thức như đối với thành viên Hội đồng quản trị;

- Báo cáo của Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc trình Hội đồng quản trị hoặc các tài liệu khác do công ty phát hành được gửi đến thành viên Ban kiểm soát cùng thời điểm và theo phương thức như đối với thành viên Hội đồng quản trị;

- Thành viên Ban kiểm soát có quyền tiếp cận các hồ sơ, tài liệu của công ty lưu giữ tại trụ sở chính, chi nhánh và các địa điểm khác; có quyền đến các địa điểm nơi người quản lý và nhân viên của công ty làm việc. Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, người quản lý khác phải cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin, tài liệu về công tác quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của Ban kiểm soát.


Kết thúc năm tài chính, Hội đồng quản trị phải chuẩn bị và gửi Ban kiểm soát các báo cáo và tài liệu đánh giá sau đây trước khi khai mạc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên ít nhất 30 ngày, trừ khi Điều lệ công ty có quy định khác [21, Điều 128.1]:


- Báo cáo tình hình kinh doanh của công ty;

- Báo cáo tài chính;

- Báo cáo đánh giá công tác quản lý và điều hành công ty.


Điều lệ Mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết còn quy định thêm rằng Ban kiểm soát có những quyền hạn và trách nhiệm cụ thể (theo thông lệ quốc tế, hầu hết các quyền hạn trách nhiệm này được giao cho Ủy ban Kiểm toán của Hội đồng quản trị đảm nhiệm), như sau [3, Điều 37.1]:


- Đề xuất lựa chọn công ty kiểm toán độc lập, mức phí kiểm toán và mọi vấn đề liên quan đến sự rút lui hay bãi nhiệm kiểm toán độc lập;

- Thảo luận với kiểm toán độc lập về tính chất và phạm vi trước khi bắt đầu việc kiểm toán;

- Xin ý kiến tư vấn chuyên nghiệp độc lập hoặc tư vấn về pháp lý và đảm bảo sự tham gia của những chuyên gia bên ngoài công ty với kinh nghiệm trình độ chuyên môn phù hợp vào công việc của công ty nếu thấy cần thiết;

- Kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng và hàng quý trước khi đệ trình Hội đồng quản trị;

- Thảo luận về những vấn đề khó khăn và tồn tại phát hiện từ các kết quả kiểm toán giữa kỳ hoặc cuối kỳ cũng như mọi vấn đề mà kiểm toán viên độc lập muốn bàn bạc;

- Xem xét thư quản lý của kiểm toán viên độc lập và ý kiến phản hồi từ bộ máy điều hành của công ty;

- Xem xét những kết quả điều tra nội bộ và ý kiến phản hồi từ bộ máy điều hành của công ty.


2.1.3. Mối quan hệ giữa Ban kiểm soát với với các thiết chế khác trong quản trị nội bộ Công ty


Mối quan hệ giữa Ban kiểm soát với Đại hội đồng cổ đông


Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 96 Luật Doanh nghiệp 2005, Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ban kiểm soát. Nói cách khác, trong công ty cổ phần, Đại hội đồng cổ đông là cơ quan “khai sinh” ra Ban kiểm soát.


Theo quy định tại khoản 1 Điều 123 Luật Doanh nghiệp 2005, Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Như vậy, mối quan hệ giữa Ban kiểm soát với Đại hội đồng cổ đông là mối quan hệ “cấp trên – cấp dưới”. Đại hội đồng cổ đông thành lập, kiểm soát Ban kiểm soát, trong khi đó, Ban kiểm soát phải báo cáo và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về nhiệm vụ được Đại hội đồng cổ đông giao.


Mối quan hệ giữa Ban kiểm soát với Hội đồng quản trị, Ban giám đốc


Nếu tạm coi công ty cổ phần là một “nhà nước” thu nhỏ, thì Đại hội đồng cổ đông đóng vai trò là cơ quan lập pháp - nơi quyết định phương hướng phát triển và những vấn đề trọng đại khác của công ty; Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc được coi là cơ quan hành pháp - nơi điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày; còn Ban kiểm soát đóng vai trò của cơ quan tư pháp - có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.


Theo đó, phần nào xác định được vai trò của Ban kiểm soát trong mối quan hệ với các bộ phận khác trong công ty cổ phần, nhất là trong vai trò “kiềm chế và đối trọng” với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.


Với các chức năng được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ của công ty cổ phần, Ban kiểm soát thực hiện việc giám sát Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc (Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc) trong việc quản lý và điều hành công ty, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính cũng như thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị.


Với chức năng là một “cơ quan tư pháp” trong một “nhà nước thu nhỏ”, để có thể giám sát Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, Ban kiểm soát cần phải độc lập. Sự độc lập này cần được thể hiện trong việc thành lập và hoạt động của Ban kiểm soát. Thông qua việc thực hiện chức năng của mình, Ban kiểm soát sẽ đảm

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 28/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí