Thách Thức Đặt Ra Đối Với Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước Trong Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế

tái cấp vốn là cách cần thiết để đảm bảo duy trì sự ổn định hệ thống ngân hàng. Sự tham gia của Chính phủ cũng tránh cho hệ thống ngân hàng thương mại những rủi ro đạo đức tiềm ẩn.

Bên cạnh các cách thức trên, các định chế tài chính trên thế giới hiện nay đang có xu hướng sáp nhập với nhau để tăng cường sức đề kháng, mở rộng chi nhánh nước ngoài mà không phải đầu tư tốn kém, đồng thời phân tán rủi ro. Việc hợp nhất giữa dịch vụ ngân hàng và dịch vụ bảo hiểm vào một số tổ chợp dịch vụ tài chính toàn cầu đã tạo ra cơ hội thành công lớn. Công ty bảo hiểm phát huy được nguồn lợi thu được từ sự mở rộng thị trường và sử dụng hệ thống bán lẻ thông qua nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, còn ngân hàng thì tập trung được nguồn vốn để đầu tư tài sản tài chính. Sáp nhập không phải lúc nào cũng ưu việt, song nhờ duy trì mạng lưới chi nhánh cơ sở, các kênh phân phối dịch vụ ngân hàng cho khu vực doanh nghiệp này vẫn hoạt động bình thường và có phần thuận lợi hơn.


3.2. THÁCH THỨC ĐẶT RA ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Hiện nay, trong quá trình xử lý nợ xấu, sức ép hội nhập cũng đè nặng lên khối ngân hàng thương mại, trong đó có ngân hàng thương mại nhà nước. Khoảng thời gian từ nay đến năm 2015 là những năm bản lề, đánh dấu sự mở rộng và đa dạng hóa của khối ngân hàng. Theo đó, các ngân hàng sẽ bị tác động rất mạnh. Theo tinh thần Hiệp định GATS của WTO, ngành ngân hàng Việt Nam cần phải chú trọng phát triển chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa loại hình sản phẩm vì số lượng nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng sẽ bị hạn chế cùng rất nhiều cam kết khác. Để có thể là thành viên WTO trong tháng 11/2006 vừa qua, Việt Nam đã phải cam kết với mức lớn hơn mức cam kết tại Hiệp định GATS của WTO (hay còn gọi là GATS PLUS). Vì vậy, công tác xử lý nợ xấu lúc này trở thành yêu cầu cấp thiết để đáp ứng yêu cầu lành mạnh hóa tài chính, nâng cao năng lực khối ngân hàng.

Vị thế cạnh tranh của nền kinh tế nước ta thấp. Nước ta vẫn là nước nông nghiệp, tỷ trọng phát triển công nghiệp và dịch vụ chưa cao. Trong quá trình xây dựng và sản xuất còn lãng phí tài nguyên và nhân lực, chưa tận dụng hết được nguồn vốn đầu tư của nước ngoài. Luồng vốn phân bổ trong các khu vực kinh tế chưa thật sự đồng đều. Hệ thống ngân hàng cũng nằm trong quy luật phát triển chung, phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và nền kinh tế. Rõ ràng, xuất phát điểm thấp, nền kinh tế mới được xây dựng trong khoảng hơn 30 năm nên vị thế cạnh tranh của ngân hàng vẫn còn yếu là điều không quá khó hiểu.

Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng tập trung ở ba lĩnh vực: về hệ thống hoạt động, về quản lý nhà nước đối với hoạt động nhà nước và các hoạt động kinh doanh ngân hàng. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và thực thi các quy phạm pháp luật, ví dụ như: trình độ hiểu biết, năng lực áp dụng pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật và tập quán. Ngân hàng là kênh trung gian chuyển vốn cho xã hội nên còn chịu sự quản lý của các quy định về tổ chức hoạt động của Ngân hàng Nhà nước và các thiết chế pháp luật khác. Với hệ thống pháp luật vốn phức tạp, lại thường xuyên thay đổi, thêm vào đó lại có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trong quá trình thực thi luật pháp, sức ép đặt ra đối với khu vực ngân hàng thương mại nhà nước là tương đối lớn.

Môi trường kinh tế thế giới không có sự ổn định bởi luôn có sự xuất hiện những nhân tố mới, những xung đột đan chéo. Khuynh hướng toàn cầu trong quá trình hội nhập khiến cho rủi ro cũng có tính lan truyền từ quốc gia này sang quốc gia khác, từ định chế tài chính này sang định chế tài chính khác. Chính vì vậy, khối ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam cũng luôn đứng trước khả năng chịu những tổn thất do khu vực và quốc tế mang lại. Yếu tố này có thể gây thêm nhiều rủi ro cho hệ thống.

Nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng là một khó khăn không nhỏ đối với mọi ngành kinh tế - xã hội, trong đó có ngành ngân hàng. Giống như các lĩnh vực khác, ngành ngân hàng còn thiếu những người có chất lượng và hàm lượng

lao động cao. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng kĩ thuật còn chưa đáp ứng được những yêu cầu thực tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Trên cơ sở những phân tích, nhận định trên đây, chúng ta có thể thấy: Xử lý nợ xấu không phải và không thể là việc làm đơn lẻ của hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước. Đó là một quá trình kết hợp rất nhiều giải pháp, nhiều cách thức khác nhau trong một chu trình khép kín từ phòng tránh, nhận định, xử lý và tối đa hóa khoản nợ thu hồi. Yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy phạm pháp luật theo hướng minh bạch, tránh chồng chéo, đồng thời nâng cao khả năng tài chính và khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước trong nền kinh tế đang chuyển đổi như ở Việt Nam. Chu trình xử lý nợ xấu là một chu trình khép kín, từ quản trị rủi ro đến đo lường, đánh giá, đẩy lùi và xóa bỏ nợ xấu. Pháp luật về xử lý nợ xấu sẽ sử dụng tổng hợp các công cụ đã và đang phát huy tác dụng, đồng thời sáng tạo ra những cách thức và biện pháp mới đẩy lùi nợ xấu.‌


Pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam - 11

3.3. GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC


3.3.1. Quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững; Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng thương mại nhà nước.

Quản trị rủi ro tín dụng đòi hỏi phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tín dụng. Giám sát tín dụng là quá trình kiểm tra, theo dõi, phân tích các thông tin có liên quan đến tình hình sử dụng tiền vay, tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, khả năng trả nợ và mức trả nợ của khách hàng vay vốn. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát giúp ngân hàng thương mại phát hiện sớm dấu hiệu rủi ro, phân tích nguyên nhân và có biện pháp hữu hiệu để xử lý

kịp thời từ đó giảm thấp những khoản nợ xấu và hạ thấp tổn thất thiệt hại trong hoạt động kinh doanh tín dụng ngân hàng.

Trên cơ sở nội dung và phương pháp quản trị rủi ro tín dụng, chúng ta có các giải pháp sau đây để hạn chế rủi ro tín dụng:

* Các ngân hàng thương mại nhà nước phải kịp thời triển khai việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm hỗ trợ cho quản trị rủi ro; nghiên cứu đưa vào áp dụng các mô hình quản trị rủi ro phù hợp với các quy định hiện hành, đặc điểm hoạt động của từng ngân hàng thương mại và theo thông lệ quốc tế.

* Việc khai thác có hiệu quả thông tin trong hợp đồng tín dụng là rất cần thiết giúp ngân hàng thương mại nhà nước phân tích và dự báo được tính khả dụng của vốn vay.

Đối với cán bộ ngân hàng, bên cạnh việc thu thập thông tin từ khách hàng, cần thu thập thêm thông tin từ các đối tác của khách hàng, từ những ngân hàng mà khách hàng có quan hệ, từ cơ quan quản lý khách hàng, trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC), trung tâm thông tin của ngân hàng thương mại nhà nước, từ phản ánh của cán bộ, công nhân viên.

* Thực hiện đúng quy trình tín dụng.

Trong thực hiện quy trình tín dụng cần tuân thủ đúng quy trình, việc xét duyệt cho vay phải đảm bảo khả năng thu hồi vốn. Thường thì cán bộ tín dụng phải kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

Trong quá trình cho vay, phải thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Việc kiểm tra có thể định kỳ hay đột xuất. Việc kiểm tra giúp đỡ cán bộ tín dụng đánh giá được chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và tránh việc bố trí khi có sự kiểm tra từ phía ngân hàng.

Đối với những khách hàng là doanh nghiệp vay lần đầu tiên hay khách hàng cá nhân vay vốn đều phải thông qua hợp đồng tín dụng, qua đó lựa chọn

khách hàng có kinh nghiệm tổ chức, kinh doanh hiệu quả để hạn chế rủi ro tín dụng.

* Nâng cao chất lượng thẩm định

Việc thẩm định dự án phương án sản xuất kinh doanh chính là việc đưa ra những nhận định về khả năng trả nợ của dự án đó. Để chất lượng thẩm định dự án phương án đạt chất lượng cần thẩm định uy tín, khả năng tài chính của khách hàng bên cạnh báo cáo tài chính của khách hàng. Cần đánh giá dự án trên phương án động, các tình huống có thể xảy ra, trên cơ sở đó so sánh và đánh giá độ nhạy của dự án để xem xét quyết định cho vay.

* Phân tán rủi ro tín dụng

Đa dạng hóa phương thức cho vay: áp dụng nhiều cách thức khác nhau như:

- Cho vay ngắn hạn thường áp dụng với khách hàng đã có quan hệ tín dụng thường xuyên, sản xuất kinh doanh ổn định có hiệu quả.

- Cho vay theo món: thường áp dụng đối với khách hàng vay ngắn hạn và phát sinh không thường xuyên.

- Cho vay đồng tài trợ: Là việc làm cần thiết trong hoạt động kinh doanh ngân hàng: Có những khách hàng có nhu cầu vay vốn lớn, khả năng đáp ứng của một ngân hàng không đủ hoặc khi một ngân hàng quá tập trung vào một khách hàng làm cho rủi ro có thể xảy ra.

* Đa dạng hóa khách hàng:

- Mở rộng chương trình cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, mọi đối tượng khách hàng tránh việc cho vay quá mức đối với một khách hàng. Việc làm này giúp ngân hàng chủ động hạn chế được rủi ro khi chính khách hàng đó hoặc các khách hàng khác gặp rủi ro không thể trả được nợ.

- Mở rộng cho vay các thành phần kinh tế khác nhau.

- Thực hiện Bảo hiểm tín dụng, theo dạng: Bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Hiện nay, tại Việt Nam mới chỉ có

bảo hiểm tài sản được thực hiện. Để hạn chế rủi ro đối với tài sản bảo đảm ngân hàng yêu cầu đơn vị mua bảo hiểm toàn bộ giá tài sản đã làm bảo đảm cho ngân hàng và người thụ hưởng là ngân hàng.

* Nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

- Tăng cường cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho phần kiểm soát.

- Có thể tăng cường cán bộ làm trực tiếp từ bộ phận tín dụng hoặc thẩm định và quản lý tín dụng cùng phối hợp kiểm tra.

- Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ.

- Cần quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiểm soát có chế độ khuyến khích thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm soát.

3.3.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước

- Đổi mới cơ chế điều hành theo hướng làm rõ và tăng cường mối quan hệ giữa cơ quan quản lý và cơ quan điều hành là Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị. Cơ cấu lại tổ chức của các ngân hàng thương mại nhà nước theo mô hình Hội sở chính và các chi nhánh. Trong đó, các chi nhánh lớn cần cấu trúc lại các phòng tác nghiệp theo loại hình nghiệp vụ sang nhóm khách hàng và loại dịch vụ nhằm khắc phục những mặt hạn chế hiện nay là: kiểm soát được rủi ro, nâng cao năng lực kiểm soát, tăng cường và nâng cao chất lượng dịch vụ và năng lực ứng dụng công nghệ mới ngang tầm khu vực và quốc tế.

- Tách bạch hoạt động cho vay chính sách và cho vay thương mại trên cơ sở tiếp tục củng cố phát triển hệ thống ngân hàng chính sách xã hội nhằm tập trung thực hiện tốt hơn các chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách xóa đói giảm nghèo, mặt khác tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại nhà nước thực sự chuyển sang hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thị trường an toàn và hiệu quả.

- Tăng vốn tự có cho ngân hàng thương mại nhà nước trên cơ sở Chính phủ và Bộ Tài chính cho phép các ngân hàng thương mại nhà nước giữ lại phần lợi nhuận thu thuế sử dụng vốn để tăng vốn tự có, phát hành trái phiếu đặc biệt để bán cổ phần ưu đãi, ổn định mức nộp ngân sách trong một thời gian để khuyến khích các ngân hàng thương mại nhà nước phấn đấu vượt chỉ tiêu lợi nhuận, cho phép lấy một phần để bổ sung vốn tự có, khuyến khích các ngân hàng thương mại nhà nước tích cực thu hồi các khoản nợ đã xử lý để bổ sung vốn tự có.

- Tăng cường quản lý vốn trên cơ sở thực hiện các biện pháp:

+ Đối với tài sản Nợ: Tiến hành nghiên cứu phân tích toàn diện về môi trường kinh doanh để dự báo về xu hướng vận động của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, của lãi suất và tỷ giá hối đoái từ đó có kế hoạch tăng nguồn vốn phù hợp. Phân loại, đánh giá cơ cấu nguồn vốn theo hướng biến thiên của cơ cấu vốn. Trên cơ sở đó xây dựng cơ chế chính sách huy động vốn phù hợp với cơ cấu nguồn vốn tối ưu và tốc độ tăng trưởng hiệu quả của tài sản Có.

+ Đối với tài sản Có: Thận trọng nghiên cứu, sàng lọc, lựa chọn các dự án đầu tư có triển vọng tốt, hiệu quả cao để cho vay trên cơ sở thực hiện chuyên môn hóa việc theo nhóm khách hàng, loại dịch vụ và từng ngành nghề. Phân loại tài sản Có theo rủi ro và quy định các hạn mức đầu tư phù hợp với mức độ rủi ro nhằm hạn chế nợ xấu.

Tăng cường phát triển công nghệ với việc triển khai hiệu quả dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán do WB tài trợ, tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống thông tin quản lý MIS phục vụ cho công tác điều hành kinh doanh kiểm soát hoạt động ngân hàng, quản lý khách hàng, quản lý rủi ro, quản lý tài sản Nợ - Có và công tác kế toán. Hiện đại hóa ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tạo ra các sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng ngày càng cao của khách hàng. Thực hiện tiêu chuẩn hóa và hiện đại hóa tất cả các nghiệp vụ ngân hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo khả năng hội nhập để các ngân hàng thương mại nhà nước tham gia vào thị trường khu vực và thế giới.

3.3.3. Cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước

Cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước sẽ đạt 4 mục tiêu

- Quan hệ sở hữu: Đa dạng hóa quan hệ sở hữu và cụ thể hóa chủ sở hữu

- Về hoạt động: Có thể thương mại hóa mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại

- Về quản lý: Luật hóa cách thức tổ chức quản lý

- Hiệu quả: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống thương mại nhà nước

Khi tổ chức theo hệ thống một công ty đối vốn, ngân hàng thương mại nhà nước sẽ giảm bớt sự cồng kềnh trong bộ máy quản lý nhiều cấp, dễ phát huy tính năng động trong kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục. Cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước tạo điều kiện cho người lao động trong Ngân hàng thương mại nhà nước thực hiện quyền làm chủ, trách nhiệm sẽ tăng lên, năng lực chuyên môn tăng lên khiến cho vấn đề phòng ngừa rủi ro, xử lý nợ xấu trở nên có hiệu quả hơn rất nhiều

3.3.4. Xử lý tốt công nợ

Nợ xấu rất trầm trọng. Nếu xử lý công nợ không thành công, thì những biện pháp cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước không đạt kết quả bền vững, thực hiện lộ trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sẽ gặp khó khăn. Xử lý nợ tồn đọng không chỉ là việc của ngành ngân hàng. Muốn xử lý tốt công nợ, cần sự phối hợp của các biện pháp:

- Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng Bộ, ngành, địa phương trong việc yêu cầu khách nợ phải trả nợ. Đã là đi vay hoặc chiếm dụng vốn dưới bất kỳ hình thức nào đều phải có trách nhiệm trả nợ. Không được viện lý do này hoặc lý do khác để trốn tránh, chây ỳ, xù nợ.

- Cho phép doanh nghiệp nhà nước được xử lý tài sản để trả nợ.

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 29/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí