Pháp Luật Về Phá Sản Doanh Nghiệp Liên Quan Đến Xử Lý Nợ Xấu

ty trách nhiệm hữu hạn khi kí hợp động cho vay có giá trị >50% giá trị tài sản của công ty theo sổ sách kế toán.

- Quyền sở hữu tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng nhiều loại tài sản khác nhau như tiền Việt Nam, ngoại tệ, giá trị quyền sử dụng đất… Hiệu quả pháp lý của việc góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp là việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn từ người góp vốn sang cho doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp quy định, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, người cam kết góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty, tài sản góp vốn chỉ được xem là tài sản của công ty khi đã thực hiện xong việc chuyển quyền sở hữu. Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với tài sản không đăng ký quyền sử dụng, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản có xác nhận bằng biên bản. Như vậy, trong quan hệ tín dụng với các công ty, tổ chức tín dụng cần lưu ý: Khi xác định khả năng tài chính của công ty, phần vốn góp bằng tài sản (không phải bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng) chỉ được tính là tài sản của công ty sau khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã được chuyển sang công ty. Điều này buộc các ngân hàng phải kiểm tra giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của doanh nghiệp khi nhận tài sản của doanh nghiệp(đặc biệt là tài sản có đăng ký quyền sở hữu và tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất) làm vật bảo đảm cho nghĩa vụ của doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng với các ngân hàng.

2.3.5. Pháp luật về phá sản doanh nghiệp liên quan đến xử lý nợ xấu

Hiện nay, theo Luật Phá sản 2004, việc xử lý các khoản nợ bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố hay các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản sẽ có sự liên

quan đến phía ngân hàng theo tư cách chủ nợ nhưng pháp luật phá sản không trao cho ngân hàng quyền chủ động trong việc xử lý các loại tài sản này. Đa phần đều phải thực hiện thông qua các quyết định của Thẩm phán Toà án về thủ tục thanh lý và phân chia tài sản, mà hoàn toàn không chủ động dù trong rất nhiều trường hợp, ngân hàng là chủ nợ lớn. Tính chủ động của ngân hàng bị hạn chế rất lớn dẫn đến tính hiệu quả của việc xử lý bị suy giảm nghiêm trọng do phải trải qua nhiều khâu còn Toà án thì có nhiều việc phải làm nên không thể tập trung tốt được.

2.3.6. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 liên quan đến xử lý nợ xấu

Một trong những thay đổi rất lớn của Luật Hôn nhân và gia đình là các quy định về đăng ký, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng. Theo Luật Hôn nhân và gia đình mới, khi đăng ký quyền sở hữu các tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng như nhà ở, quyền sử dụng đất, tài sản khác (mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu) phải ghi tên cả vợ và chồng. Đối với các tài sản thuộc sở hữu chung đã đăng ký trước đây chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, thì vợ, chồng có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại giấy tờ đăng ký quyền sở hữu tài sản có ghi tên của cả vợ chồng. Nếu không yêu cầu cấp lại, thì tài sản đó vẫn thuộc sở hữu chung của vợ, chồng. Cũng theo quy định của Luật này, vợ chồng có quyền nghĩa vụ ngang nhau trong việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch dân sự (bao gồm cả giao dịch bảo đảm với ngân hàng) có liên quan đến tài sản vợ chồng. Đối với các giao dịch dân sự (bao gồm cả giao dịch bảo đảm với ngân hàng) có liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng hoặc tài sản chung là nguồn duy nhất của gia đình, thì việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch này phải có sự thoả thuận của vợ, chồng và thoả thuận này phải được lập thành văn bản có chữ kí của vợ chồng hoặc phải có chứng thực nếu pháp luật có quy định khác.

Các quy định mới này buộc các ngân hàng khi nhận tài sản chỉ ghi tên một người làm tài sản bảo đảm trong quan hệ tín dụng ngân hàng phải quan tâm tới tình trạng hôn nhân (có vợ, chồng hay không), tình trạng pháp lý của

tài sản này (tài sản chung hay tài sản riêng) để tránh các tranh chấp về quyền sở hữu tài sản bảo đảm có thể phát sinh sau này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.


2.4. CÁC KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NỢ XẤU

Pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam - 10


Khi ngân hàng xây dựng Đề án đã tính đến khả năng khó thu hồi của các khoản nợ giãn, nợ quá hạn tiềm ẩn, nợ khoanh chưa đến hạn trả nhưng tình tình tài chính của khách nợ cho thấy họ không có khả năng trả nữa và những khoản nợ ngoại bảng chưa thể hiện trong bảng tổng kết tài sản của ngân hàng phát sinh từ hoạt động mở LC của Ngân hàng Ngoại thương cho các doanh nghiệp trong nước nhập hàng của nước ngoài vào đầu những năm 1990 để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Đặc biệt, đối với các khoản bảo lãnh quá hạn, VCB liên tục bị sức ép đòi nợ của chủ nợ phía nước ngoài, nếu không được giải quyết sớm, ngân hàng sẽ bị mất uy tín và chịu nhiều tổn thất trong hoạt động thanh toán quốc tế. Do số nợ trên không được chấp nhận đưa vào xử lý trong Đề án nên đã gây ra một số khó khăn khi ngân hàng thực hiện triển khai đề án: ngân hàng không những phải tập trung tiềm lực để xử lý số nợ tồn đọng trong Đề án mà còn phải thực hiện đồng thời xử lý các khoản nợ giãn, nợ LC tồn đọng.

Đối với các khoản nợ giãn: Về mặt hạch toán, kế toán thì các khoản nợ này đang được để ở tài khoản nợ trong hạn, tuy nhiên qua phân tích thực chất đây là khoản nợ khó có khả năng thu hồi vì trước khi được giãn nợ thì chúng đã là nợ quá hạn rồi nhưng lại chưa đủ điều kiện để ngân hàng trích lập và xủ lý bằng dự phòng rủi ro. Hơn nữa, tình hình tài chính của các đơn vị giãn nợ cũng hết sức khó khăn.

Về các khoản nợ bảo lãnh tồn đọng đã quá hạn thanh toán với nước ngoài: số nợ này phát sinh từ thời bao cấp, hầu hết đã được kê khai lên lưới công nợ, khi mở có sự bảo lãnh của các cơ quan chủ quản như Ủy ban nhân dân tỉnh, sở, bộ... Do sau khi nhập hàng về, các doanh nghiệp trong nước kinh doanh thua lỗ và bị chiếm dụng vốn dẫn đến bị phá sản, giải thể hoặc một số đơn vị còn tồn tại nhưng tình hình tài chính rất yếu kém, bên cạnh đó việc bảo

lãnh của các cơ quan địa phương trước đây chỉ là mang tính hình thức nên các doanh nghiệp này đều không có khả năng trả nợ.

Các khoản nợ của vụ án có thời gian thu hồi rất lâu vì bị phụ thuộc tiến độ xử lý của các cơ quan tư pháp, có thể nhiều năm quyền lợi của chủ nợ là ngân hàng mới được thực hiện, không kể trường hợp đối tượng thi hành án đang chịu án phạt tù giam.

Nguồn thu nợ chính cho ngân hàng là từ hoạt động xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, hoạt động khai thác, cho thuê, bán tài sản bảo đảm để thu nợ còn gặp nhiều khó khăn, với các lí do: Toà tuyên giao tài sản không rõ nên không xử lý được, tài sản thế chấp là nhà xưởng trên đất không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các tài sản thế chấp bổ sung do cơ quan thi hành án bị mất hoặc thất lạc hồ sơ, giấy tờ nên khó phát mại, cơ quan đăng bộ chưa xử lý cho các bất động sản liên quan vụ án.

Dù các tổ chức tín dụng thành lập các AMC và tích cực xử lý số tài sản này, nhưng kết quả mang lại xem ra không đáng kể do các nguyên nhân sau:

- Đối với các khoản nợ có tài sản đảm bảo: Tài sản thế chấp được bàn giao, xiết nợ rất khó bán hoặc không bán được hoặc có bán được cũng không thu hồi đủ nợ do tài sản thế chấp không hội đủ yếu tố pháp lý (tài sản thế chấp chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đang còn tranh chấp đất, trong khu quy hoạch giả toả, xây dựng chương trình phúc lợi địa phương…), một bộ phận tài sản thế chấp được đưa vào khai thác, nhưng hiệu quả lại không cao (chủ yếu là cho thuê).

- Đối với các khoản nợ có liên quan đến các vụ án: việc thu hồi nợ phụ thuộc vào sự giúp đỡ của các cơ quan pháp luật, Toà án. Nhiều trường hợp tài sản đã có bản án của Toà tuyên giao tài sản cho ngân hàng nhưng cơ quan công chứng nhà nước vẫn không công chứng việc chuyển quyền sở hữu tài sản do tài sản thiếu giấy chứng nhận sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản... Đối với các trường hợp phải nhờ cơ quan thi hành án, thời gian để hoàn thành việc

giải toả, bàn giao tài sản mất rất nhiều thời gian công sức, bồi thường phải mất tối thiểu 6 tháng.

- Đối với các khoản nợ tồn đọng khác (nợ quá hạn, nợ trả thay): do bản thân con nợ chây ỳ, hoặc rơi vào tình trạng kinh doanh thua lỗ, phá sản không còn khả năng trả nợ. Khi các ngân hàng xử lý, chỉ thực hiện bằng biện pháp xiết nợ (nếu có tài sản) hoặc khởi kiện và như vậy lại rơi và trường hợp trên, việc chuyển hoá thành tiền để thu nợ gặp khó khăn.

Các biện pháp đề cập trong Nghị định 69/2002/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2002 về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước rất chung chung, không khả thi như các doanh nghiệp có trách nhiệm đối chiếu xác nhận, phân loại nợ, đôn đốc thu hồi và chủ động xử lý nợ tồn đọng. Đối với các khoản nợ không có khả năng trả nợ, trước hết doanh nghiệp tự tìm mọi biện pháp xử lý… cùng chia sẻ khó khăn của chủ nợ, con nợ để xử lý thông qua hình thức khoanh nợ, giãn nợ, mua bán nợ. Trường hợp vượt quá khả năng thẩm quyền xử lý, doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp hỗ trợ giải quyết. Việc phối hợp xử lý nợ xấu giữa các cơ quan chưa đồng bộ kiên quyết do chưa nhận thức tính nghiêm trọng, độ phức tạp của công nợ.

Cán bộ tín dụng, nhất là cán bộ của những công ty AMC của các ngân hàng thương mại gặp 4 nhóm con nợ rất khó khăn:

(i) Con nợ mong muốn trả nợ, nhưng không có nguồn nào để trả. Đó là những khách hàng sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn, vốn bị đơn vị khác hoặc do chính cán bộ nhân viên của mình chiếm dụng hoặc đã thắng kiện, nhưng vẫn không thi hành được quyết định của Toà án để thu hồi vốn về trả cho ngân hàng hoặc không xử lý được tài sản thế chấp trên quyền sử dụng đất vì tỉnh không cho phép. Nhưng lại có trường hợp, có địa phương tổ chức bán tài sản và quyền sử dụng đất đã thế chấp ngân hàng để thu tiền về ngân sách trả nợ cho chủ nợ "đặc biệt" trong khi đó ngân hàng đề nghị được tham gia xử lý lại không được chấp nhận …

(ii) Con nợ đã thay đổi nhiều đời lãnh đạo doanh nghiệp. Người kế nhiệm đứng trước tình hình công nợ chồng chất, họ phải tập trung phát triển sản xuất kinh doanh và đảm bảo đời sống cho cán bộ nhân viên. Quá trình xử lý những hậu quả trước kia để lại đụng chạm đến rất nhiều lớp người đi trước. Nhưng đa phần những người đi trước đều đã "hạ cánh an toàn", được điều chuyển lên cấp cao hơn hoặc thành lập công ty riêng... Vậy là, giám đốc đi vay, nhưng nợ thì doanh nghiệp phải trả. Giám đốc doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, là thành viên Tổng công ty, khi đi vay không phải xin ý kiến các cấp nhưng khi xử lý tài sản phải xin ý kiến của Tổng công ty, cơ quan quản lý nhà nước… Những đơn vị được hỏi ý kiến này đâu có trách nhiệm trả nợ, mà cũng không có nguồn tiền để trả nợ.

(iii) Khi con nợ (người đứng đầu doanh nghiệp) chây ỳ, tìm đủ cách trốn tránh trách nhiệm trả nợ, như tìm đủ lí do để không công nhận tính hợp pháp của hợp đồng thế chấp, cầm cố …

(iv) Con nợ cố tình vi phạm pháp luật, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản …


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Như vậy, có thể thấy, xử lý nợ xấu ngân hàng đòi hỏi một giải pháp tổng thể từ nhiều phía. Bên cạnh những nét tích cực, những kết quả đáng mừng, có thể thấy còn rất nhiều bất cập đến từ phía cơ chế, chính sách, luật pháp cũng như thực tế xử lý. Tựu chung lại, yêu cầu đặt ra là pháp luật phải có sự sửa đổi về cơ chế thị trường mua bán nợ, thị trường bất động sản, pháp luật về cho vay có bảo đảm, thủ tục nhận, xử lý tài sản bảo đảm và cơ chế xử lý nợ xấu với việc áp dụng các nguyên tắc phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro. Điều đó đòi hỏi sự kết hợp giữa ngân hàng, người vay và cả Nhà nước. Sự kết hợp này phải tối ưu hóa các giải pháp theo hướng xử lý triệt để và ngăn ngừa phát sinh các khoản nợ.

Chương 3‌

KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LUẬT

VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC


3.1. KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI


Thoạt tiên, khi nợ xấu xuất hiện, Thái Lan đã áp dụng một loạt những cách xử lý truyền thống như: gia hạn nợ, đảo nợ, điều chỉnh lãi suất cho vay. Song khi xuất hiện khủng hoảng tài chính năm 1997, các biện pháp trên tỏ ra không mấy hiệu quả. Vì thế, quốc gia này đã sử dụng những phương pháp có tác dụng tích cực hơn trước. Mô hình Thái Lan sử dụng xử lý nợ xấu là sự phối hợp hành động giữa Chính phủ, các cơ quan tư pháp, ngân hàng cho vay và con nợ.

Thứ nhất, nợ xấu có thể được xử lý trong một thời gian dài, với sự tham gia của Tòa án, ngân hàng và con nợ. Tòa án có thể công bố thời hạn phù hợp để con nợ trả được nợ. Trong quá trình xử lý các khoản nợ xấu này, ngân hàng sẽ bàn bạc, cùng thực hiện với con nợ. Tuy vậy, thực tế thì biện pháp này cũng không được sử dụng thường xuyên do thủ tục tư pháp phức tạp.

Thứ hai, nợ xấu sẽ được giải quyết thông qua biện pháp đàm phán, thương lượng giữa các ngân hàng và doanh nghiệp mắc nợ dưới sự chứng kiến của một cơ quan nhà nước là Ủy ban tái cơ cấu nợ. Khi đạt được sự đồng thuận về phương án xử lý nợ xấu, Ủy ban tái cơ cấu nợ sẽ ra phán quyết có hiệu lực bắt buộc thi hành với cả hai bên. Đối tượng áp dụng đối với các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn tài chính tạm thời, đột xuất. Vì khả năng trả nợ của các doanh nghiệp như vậy là tương đối khả thi nên biện pháp này cũng chỉ được sử dụng trong những hoàn cảnh nhất định.

Thứ ba, Chính phủ Thái Lan ra quyết định thành lập một công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trên toàn quốc, đồng thời cũng quy định các ngân

hàng thương mại nhà nước cũng phải thành lập các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc để chủ động xử lý các khoản nợ xấu của chính các ngân hàng này. Những khoản nợ thực sự " xấu" mà các ngân hàng thương mại nhà nước không tự giải quyết được thì sẽ được chuyển giao toàn bộ cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của trung ương. Sự hiện diện của mô hình này tại Thái Lan đã đem lại nhiều khởi sắc cho các định chế tài chính ngân hàng.

Chính sách xử lý nợ của Thái Lan cũng thừa nhận tính hợp pháp của các biện pháp xử lý nợ khác như: hoán đổi nợ thành cổ phần, chuyển nợ thành tài sản có, xóa nợ

Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan cũng tiến hành giảm thuế hoặc không đánh thuế đối với các ngân hàng xóa nợ cho khách hàng.

Một quốc gia khác đã xử lý nợ xấu tương đối thành công là Malaysia. Dấu ấn quan trọng trong lịch sử giải quyết nợ xấu của Malaysia là sự thành lập một công ty nhà nước có tên Danahatan, với mục đích mua bán quản lý và xử lý tài sản nợ, tài sản có của các tổ chức tài chính của nước này vào tháng 6/1998. Công ty này có chỉ định kiểm soát đặc biệt hoặc quản lý toàn bộ hoạt động bất kỳ một doanh nghiệp nào trên lãnh thổ Malaysia khi thấy cần thiết. Danahatan có trách nhiệm quản lý các tài sản có nguy cơ xuất hiện nợ xấu để các ngân hàng, các doanh nghiệp có thể khôi phục lại hoạt động cho vay và hoạt động kinh doanh. Các khoản vay có vấn đề của các doanh nghiệp được chuyển giao từ ngân hàng sang Danahatan mà không cần sự đồng thuận của con nợ. Không những thế, Danahatan còn có quyền chỉ định người kiểm soát và quản lý hoạt động của công ty mắc nợ. Dựa vào sự kiểm soát đặc biệt này, Danahatan xử lý triệt để nợ xấu bằng cách thu hồi đối với các khoản nợ của các định chế tài chính yếu kém nhất. Không những thế, Ban tái cấp vốn Malaysia còn thực hiện tái cấp vốn cho các ngân hàng và các công ty có thể duy trì hoạt động. Như vậy, hoạt động xử lý nợ xấu tại Malaysia có sự tham gia rất tích cực của Nhà nước, mà đặc trưng cơ bản là sự tôn trọng phương tiện tái cấp vốn. Vì nợ xấu có thể gây hiệu ứng đối với xã hội và kinh tế nên

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 29/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí