Pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam - 1

i


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và được trích dẫn đầy đủ nguồn tài liệu theo đúng quy định. Đề tài không trung lặp với bất kỳ công trình khoa học nào đã được công bố của các tác giả khác.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này.

Hà Nội, tháng 9 năm 2021

Tác giả luận án


Đỗ Thị Kiều Phương

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Viết tắt

Viết đầy đủ

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

AGRIBANK

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt

Nam

BIDV

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

CTCK

Công ty Chứng khoán

CTCP

Công ty Cổ phần

CTHD

Công ty Hợp danh

CTTNHH

Công ty Trách nhiệm hữu hạn

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông

DNTN

Doanh nghiệp Tư nhân

HĐQT

Hội đồng quản trị

HĐTV

Hội đồng thành viên

HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

IOSCO

Tổ chức quốc tế của các Ủy ban Chứng khoán

NHTM

Ngân hàng thương mại

OTC

Thị trường phi tập trung

SEC

Ủy ban Chứng khoán Mỹ

SGDCK

Sở giao dịch chứng khoán

TGĐ/GĐ

Tổng giám đốc/Giám đốc

TPDN

Trái phiếu doanh nghiệp

TTCK

Thị trường chứng khoán

TTGDCK

Trung tâm giao dịch chứng khoán

TTTPDN

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp

UBCK

Ủy ban Chứng khoán

UBCKNN

Ủy ban Chứng khoán nhà nước

USD

Đồng đô la Mỹ

VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật

VIETCOMBANK

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt

Nam

VIETINBANK

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt

Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam - 1

iii


MỤC LỤC



MỞ ĐẦU 1

Chương dẫn nhập:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7

1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 7

1.1. Các nghiên cứu lý luận về thị trường trái phiếu doanh nghiệp và pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp 7

1.1.1. Các nghiên cứu lý luận về thị trường trái phiếu doanh nghiệp 7

1.1.2. Các nghiên cứu lý luận về pháp luật thị trường trái phiếu doanh nghiệp 10

1.2. Các nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam 15

1.2.1. Các nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp 15

1.2.2. Các nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp 18

1.3. Các nghiên cứu về phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam 23

2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 28

2.1. Những vấn đề đã được giải quyết trong các công trình đã công bố mà luận án kế thừa, phát triển 28

2.2. Những vấn đề chưa được giải quyết trong các công trình đã công bố mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu 30

2.3. Những vấn đề cơ bản cần giải quyết trong luận án 31

2.3.1. Những vấn đề lý luận về thị trường trái phiếu doanh nghiệp và pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp 31

2.3.2. Những vấn đề liên quan đến thực trạng pháp luật Việt Nam về thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thực tiễn thi hành pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp 32

iv

2.3.3. Những vấn đề liên quan đến kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp 34

3. Lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 34

3.1. Lý thuyết nghiên cứu 34

3.2. Câu hỏi nghiên cứu 34

3.3. Giả thuyết nghiên cứu 35

Chương 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP, PHÁP LUẬT VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP 37

1.1. Một số vấn đề lý luận về thị trường trái phiếu doanh nghiệp 37

1.1.1.Quan niệm về thị trường trái phiếu doanh nghiệp 37

1.2. Một số vấn đề lý luận về pháp luật thị trường trái phiếu doanh nghiệp 53

1.2.1. Khái niệm và cấu trúc của pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp 53

1.2.2. Các yếu tố chi phối nội dung pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp 67

Chương 2:THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 78

2.1. Thực trạng pháp luật về thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam 78

2.1.1. Thực trạng quy định pháp luật về loại trái phiếu doanh nghiệp được phát hành

– hàng hóa của thị trường 78

2.1.2. Thực trạng quy định pháp luật về chủ thể của thị trường phát hành 81

2.1.3. Thực trạng quy định pháp luật về hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp

............................................................................................................................ 100

2.1.4. Thực trạng quy định pháp luật về trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu doanh nghiệp 123

2.1.5. Thực trạng quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với thị trường 133

2.2. Thực trạng pháp luật về thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam 138

2.2.1. Thực trạng quy định pháp luật về loại trái phiếu doanh nghiệp được giao dịch

– hàng hóa của thị trường 138

v

2.2.2. Thực trạng quy định pháp luật về chủ thể của thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp 143

2.2.3. Thực trạng quy định pháp luật về hình thức tổ chức giao dịch và trình tự, thủ tục giao dịch trái phiếu doanh nghiệp 154

2.2.4. Thực trạng quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với thị trường 158

Chương 3:ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 159

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam 159

3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp phải hướng tới tăng cường tính minh bạch của thị trường, đồng thời bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà đầu tư và doanh nghiệp phát hành 159

3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp phải phù hợp nền kinh tế nói chung và sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, hướng tới mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp bền vững

............................................................................................................................ 160

3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp phải hướng tới sự đồng bộ với hệ thống pháp luật Việt Nam, tiếp thu những yếu tố hợp lý của pháp luật các nước trên thế giới, hướng tới phù hợp với chuẩn mực quốc tế 163

3.2. Giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam 164

3.2.1. Một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp 164

3.2.2. Một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp 182

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam 187

3.3.1. Đa dạng hóa cơ cấu chủ thể phát hành trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp

............................................................................................................................ 187

3.3.2. Thúc đẩy sự phát triển đa dạng của các loại hình nhà đầu tư 189

3.3.3. Khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh phát hành trái phiếu ra công chúng

............................................................................................................................ 189

vi

3.3.4. Đẩy mạnh hoạt động niêm yết trái phiếu của các doanh nghiệp 190

3.3.5. Nâng cao chất lượng hoạt động của các công ty chứng khoán 190

3.3.6. Nâng cao sức hấp dẫn của trái phiếu doanh nghiệp và thị trường trái phiếu doanh nghiệp đối với các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư 191

KẾT LUẬN 193


1. Tính cấp thiết của đề tài

1

MỞ ĐẦU

Thị trường trái phiếu ở Việt Nam đã trải qua hơn 20 năm phát triển1, mặc dù đạt được một số thành tựu nhất định nhưng vẫn tồn tại một nghịch lý, đó là sự phát triển không đồng đều giữa trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Hơn nữa, khi nền kinh tế càng mở cửa, các doanh nghiệp có khuynh hướng “khát” nguồn vốn từ TPDN để tài trợ dự án dài hạn và dần tránh phụ thuộc quá nhiều vào nợ vay từ hệ thống ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, ở Việt Nam hiện nay đã đến lúc thị trường TPDN (TTTPDN) cần ưu tiên phát triển trong đề án tái cơ cấu hệ thống tài chính. Việc xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp để đón nhận cơ hội phát triển một TTTPDN, giúp TTTPDN phát triển xứng đáng với vị trí của nó trong thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay là một yêu cầu khách quan đặt ra.

Từ yêu cầu khách quan đặt ra ở Việt Nam cùng với những lý do sau đây đã khiến nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình:

Thứ nhất, xuất phát từ vai trò quan trọng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp.


Thị trường TPDN là một bộ phận cơ bản của thị trường vốn trung và dài hạn. Do đó, TTTPDN đóng vai trò quan trọng không những đối với nền kinh tế quốc dân nói chung mà còn đối với từng chủ thể, đặc biệt là các doanh nghiệp. Với tầm quan trọng của mình, TTTPDN xứng đáng được chú trọng phát triển. Nghiên cứu sự hình thành, phát triển của hệ thống pháp luật về TTTPDN, từ đó tìm ra những giải pháp nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về TTTPDN là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường này.

Thứ hai, xuất phát từ thực trạng phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở nước ta hiện nay.

Những năm gần đây, TTTPDN đã có những bước phát triển tích cực, từng bước tiến tới cân bằng hơn so với thị trường tín dụng ngân hàng, giúp giảm áp lực huy động vốn từ kênh tín dụng. Theo số liệu công bố qua Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, tính đến hết tháng 11 năm 2020 đã có 2.311 đợt đăng ký phát hành TPDN riêng lẻ, trong đó có 1.970 đợt phát hành thành công với tổng giá trị phát


1https://nhandan.vn/chungkhoan-thitruong/chung-khoan-viet-nam-hanh-trinh-20-nam--608695/, truy cập 9h19 ngày 29/9/2021.

2

hành thành công đạt 348.4 nghìn tỷ đồng, chiếm 68.5% tổng giá trị đăng ký. Ước tính quy mô thị trường năm 2020 đạt khoảng 13% GDP. Trên thị trường giao dịch, tính đến cuối năm 2020, thị trường có 477 mã trái phiếu niêm yết nhưng trong đó chỉ có 23 mã TPDN, còn lại là các mã trái phiếu chính phủ2. Mặc dù có sự phát triển nhất định trong những năm qua nhưng TTTPDN vẫn đang bộc lộ một số điểm bất cập như: (i) Quy mô thị trường nhỏ, nhà đầu tư chưa quen với việc đầu tư vào TPDN và phát hành trái phiếu chưa trở thành kênh huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp; (ii) Thị trường giao dịch chưa phát triển, thanh khoản của TPDN sau khi phát hành thấp, tính công khai minh bạch còn hạn chế, làm giảm tính hấp dẫn của thị trường; (iii) Cơ sở hạ tầng thị trường vẫn chưa hoàn thiện và còn thiếu một số yếu tố quan trọng như sự phát triển của tổ chức xếp hạng tín nhiệm còn yếu, chưa có tổ chức định giá trái phiếu; (iv) Các cơ sở dữ liệu về TPDN mới được hình thành, chưa đủ độ sâu và rộng cần thiết để cung cấp thông tin cần thiết cho nhà đầu tư đánh giá rủi ro và cơ hội; (v) Cơ sở nhà đầu tư còn mỏng, thiếu các nhà đầu tư dài hạn có tiềm lực tài chính mạnh;.v.v… Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự phát triển chưa mạnh mẽ của TTTPDN xuất phát từ môi trường pháp lý chưa hoàn thiện. Vì vậy, việc nghiên cứu hệ thống pháp luật về TTTPDN để tìm ra những điểm bất cập, từ đó giúp Nhà nước hoàn thiện quy chế pháp lý về thị trường này là một nhiệm vụ quan trọng.

Thứ ba, xuất phát từ những hạn chế của hệ thống pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán nói chung, TPDN nói riêng nhưng hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này cũng bộc lộ một số bất cập. Các văn bản pháp luật liên quan đến việc phát hành và giao dịch trái phiếu xuất hiện từ đầu thập niên 90 như các quy định về phát hành trái phiếu của công ty cổ phần trong Luật công ty 1990. Sau đó là hàng loạt các văn bản pháp luật ra đời như: Nghị định số 120/1994/CP của Chính phủ ngày 17/9/1994 ban hành kèm theo quy chế tạm thời về phát hành trái phiếu, cổ phiếu của doanh nghiệp nhà nước; Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 về chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị



2https://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/thang-11-gia-tri-phat-hanh-trai-phieu-doanh-nghiep-tang-

330663.html, truy cập 9h52 ngày 29/9/2020.

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí