hàng cũng hạn chế tương ứng và ngược lại300. tác giả Nguyễn Thị Lợi còn cho rằng là phát triển bền vững NH về mặt xã hội đòi hỏi NH phải tạo được nền tảng vững chắc về mặt tài chính, về năng lực chi trả301. Nguyên tắc số 16 của Basel cũng đặt ra yêu cầu về sự đủ vốn của các NH. Theo đó, cơ quan giám sát có thể đặt ra các yêu cầu về đủ vốn để chống lại các rủi ro trong nền kinh tế thị trường và nền kinh tế ở tầm vĩ mô, khái niệm về vốn (Xem phụ lục số 3).
Thứ bảy, theo nghiên cứu sinh, việc tăng mức vốn pháp định được xem là phù hợp khi càng tiệm cận gần với mức vốn kinh tế của các NHTM. Theo Thông tư số 13/2018/TT-NHNN thì vốn kinh tế là mức vốn do chính NHTM tự xác định trên cơ sở tính toán mức vốn cần thiết bù đắp các rủi ro trọng yếu và đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu trong kinh bản có diễn biến bất lợi. Việc NHTM có mức vốn kinh tế cao sẽ càng được khuyến khích vì khi đó, NHTM càng có lợi thế trong cạnh tranh, trong việc bù đắp các rủi ro phát sinh trong lĩnh vực NH.
Về kinh nghiệm quốc tế, Đạo luật NH của Đức cho phép Cơ quan giám sát thực thi các biện pháp đối với tổ chức không đủ vốn hay thanh khoản sẽ là cấm (hạn chế) việc chủ sở hữu hay đối tác rút tiền hoặc cấm (hạn chế) việc NHTM phân phối lợi nhuận và cho vay302.
Thứ tám, lý do ở việc cần nâng mức vốn pháp định cho các NHTM xuất phát từ chỗ yêu cầu về vốn pháp định thể hiện sự đòi hỏi các cổ đông, ông chủ của các NHTM cũng phải cùng chịu rủi ro cho hoạt động của NHTM ở một mức nhất định. Chính vì vậy, mức vốn pháp định cao hơn sẽ đồng nghĩa với việc các ông chủ và cổ đông của NHTM sẽ cùng gánh vác mức thiệt hại, thua lỗ cao tương ứng (nếu có) của NHTM. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về kinh tế cho rằng do sử dụng vốn của chủ sở hữu nên các NH có khuynh hướng giảm bớt việc tham gia vào các hoạt động có nguy cơ cao (Ben, Bouheni 2014). Như vậy, việc gia tăng mức vốn pháp định sẽ ít nhiều kéo theo sự gia tăng mức vốn đóng góp của chủ sở hữu và do đó có tác động nhất định đến việc giảm thiểu việc các NHTM tham gia vào các hoạt động có độ rủi ro cao303.
Thứ chín, nếu theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN thì sẽ để NH đáp ứng chuẩn an toàn vốn tối thiểu thì vốn của NHTM phải đủ cao và để đáp ứng yêu cầu này, tăng vốn là một yêu cầu bức thiết.
300 Phạm Thị Giang Thu (2007), tlđd 29, Tạp chí luật học, số 12/2007, tr. 59
301 Xem Nguyễn Thị Lợi (2014), tlđd 290, tr.35
302 Martin Pontzen (2009), Cải tổ ngân hàng bằng các khoản bồi thường/bù đắp để cân bằng vốn (equalization claim)”, Tài liệu hội thảo Chính sách tiền tệ ở các NHTW trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, do Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện, tr.16 (The Banking Act authorizes the Supervisory Authority to take measures against an institution should it have insufficient own funds or liquidity, such as prohibiting./restricting withdrawals by the proprietors or partners or prohibiting/restricting profit distributions or lending)
303 Xem Lê Thanh Ngọc, Đặng Trí Dũng, Lê Nguyễn Minh Phương (2015), “Mối quan hệ giữa tỉ lệ vốn tự có và rủi ro của ngân hàng thương mại: Bằng chứng từ Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 25 (35), tháng 11, 12/2015, tr. 57
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Định Về Cấp Tín Dụng Cho Các Dự Án Đáp Ứng Yêu Cầu Về Môi Trường:
- Các Bất Cập Và Kiến Nghị Hoàn Thiện Pháp Luật Về Hoạt Động Sử Dụng Vốn Của Ngân Hàng Thương Mại Để Cấp Tín Dụng
- Bất Cập Và Kiến Nghị Liên Quan Quy Định Sử Dụng Vốn Ngắn Hạn Để Cho Vay Trung Và Dài Hạn
- Pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam - 21
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Về kinh nghiêm của Singapore, đối với những NH được xem là quan trọng đối với hệ thống tài chính quốc gia (D-SIB)304, Singapore đề ra quy định phải phải duy trì vốn cao hơn 2% so với mức tối thiểu theo quy định quốc tế Basel III. Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Lim Hng Kiang cho rằng một khuôn khổ rõ ràng như vậy sẽ giúp Cơ quan Quản lý tiền tệ Singapore (MAS: ngân hàng trung ương) có những biện pháp chính sách thích hợp với các NH quan trọng, giảm thiểu nguy cơ bất ổn đối với hệ thống tài chính305. Ngoài ra, các ngân hàng này sẽ phải đáp ứng các yêu cầu cao hơn về tỷ lệ an toàn vốn. Theo đó, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cổ phần thường cấp 1 (CET1) là 6,5%, CAR cấp 1 là 8% và CAR tổng là 10%. Mức yêu cầu này là cao hơn so với yêu cầu tối thiểu Basel III tương ứng là 4,5%, 6% và 8%306.
4.5.7. Bất cập và kiến nghị giảm bớt các can thiệp về mặt hành chính vào hoạt động sử dụng vốn của NHTM.
Tại Việt Nam, từ trước đến nay, nhà nước thường xuyên can thiệp vào hoạt động sử dụng vốn của các NHTM bằng các biện pháp mang nặng tính chất mệnh lệnh, hành chính. Việc can thiệp bằng biện pháp hành chính thể hiện rõ ở hai biện pháp là hạn mức tín dụng (sau này được thay thế bằng biện pháp hạn mức tăng trưởng tín dụng) và giải quyết việc cho vay vượt giới hạn mà pháp luật quy định. Việc can thiệp về mặt hành chính của nhà nước vào hoạt động sử dụng vốn của NHTM nói riêng, TCTD nói chung hiện nay có những điểm không phù hợp sau đây:
Thứ nhất, tạo ra thêm thủ tục hành chính mang tính “xin cho”
Quy định về cấp tín dụng vượt quá giới hạn do pháp luật quy định thể hiện tại Điều 4 Quyết định số 13/2018/QĐ-TTg307. Theo đó, TCTD muốn cấp tín dụng vượt quá giới hạn phải gửi hồ sơ đề nghị cấp tín dụng vượt quá giới hạn của TCTD đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan gửi NHNN Việt Nam, đề nghị NHNN Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép cấp tín dụng vượt giới hạn. Ngoài ra, sự can thiệp về mặt hành chính của nhà nước còn thể hiện ở việc NHNN đã ban hành quá nhiều Chỉ thị để tác động đến hoạt động sử dụng vốn của các NHTM. Có thể kể một loạt các Chỉ thị có liên quan như: Chỉ thị số 03/CT-NHNN năm 2015308 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín
304 MAS xác định các ngân hàng được liệt vào danh sách DSIBs là DBS, OCBC, UOB, Citibank, Maybank, Standard Chartered và HSBC.
305 Nguyễn Thơ, Singapore thắt chặt kiểm soát ngân hàng, [http://baochinhphu.vn/Quoc-te/Singapore-that-chat- kiem-soat-ngan-hang/202375.vgp], đăng ngày 26-06-2014, truy cập ngày 30-12-2018.
1.1. 306 Theo TTXVN, Singapore thắt chặt quản lý các ngân hàng quan trọng, [https://viettimes.vn/singapore-that-chat-quan-ly-cac-ngan-hang- quan-trong-8187.html], đăng ngày 3-5-2015, truy cập ngày 30-12-2018
307 Được ban hành ngày 06-03-2018, hiệu lực 1-5-2018, quy định về điều kiện, hồ sơ, trình tự đề nghị chấp thuận mức cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
308 Được ban hành 24-3-2015, hiệu lực kể từ ngày ký
dụng; Chỉ thị 05/CT-NHNN309 về tăng cường kiểm soát hoạt động rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng đối với các dự án xây dựng, kinh doanh, chuyển giao (BOT: Build, Operation, Transfer), dự án xây dựng, chuyển giao và nhà đầu tư được khai thác dự án khác để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý trong lĩnh vực giao thông (Build Transfer). Chưa kể, hàng năm các NHTM ở Việt Nam còn phải tuân thủ các Chỉ thị về hạn mức tăng trưởng tín dụng. Hiện tượng này thể hiện sự “lạm phát” các Chỉ thị. Mới đây, NHNN đã ban hành Chỉ thị 04/CT-NHNN để chỉ đạo các TCTD tập trung kiểm soát chặt chẽ tốc độ và chất lượng tín dụng của toàn hệ thống.
Hiện nay, chủ trương chung là giảm thiểu các thủ tục hành chính. Việc đặt ra quy định phê duyệt cho những khoản vay vượt giới hạn là đi ngược lai xu thế chung đó. Một loạt chủ thể được đưa vào quy trình “xin-cho” này là chính bản thân TCTD, NHTM, NHNN, Thủ tướng Chính phủ. Việc phát sinh thêm thủ tục hành chính này đã làm triệt tiêu tính chủ động của các NHTM trong hoạt động cấp tín dụng. Trong khi, trong nền kinh tế theo cơ chế thị trường, việc chủ động, linh hoạt của các NHTM là điều cần thiết và phù hợp hơn việc thực hiện thêm các thủ tục hành chính.
Thứ hai, làm gia tăng chi phí tuân thủ, thời gian tiến hành thủ tục
Theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính310 thì một trong những nguyên tắc khi quy định thủ tục hành chính là phải tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước. Việc đặt ra thêm thủ tục hành chính sẽ làm tốn thêm thời gian của các chủ thể có liên quan như sau:
Đối với cơ quan nhà nước: phải thêm thời gian và chi phí để chuyển giao các tài liệu giấy tờ hành chính, tăng thời gian để chờ đợi phê duyệt việc cấp tín dụng vượt quá giới hạn.
Đối với chính NHTM, phải có thêm thời gian chờ đợi và chi phí liên quan để các thủ tục hành chính được tiến hành từ NHNN đến Chính phủ, thời gian và chi phí liên quan để việc cấp tín dụng vượt giới hạn được phê duyệt.
Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của các NHTM là hoạt động kinh doanh có điều kiện được quy định tại thứ tự 256 của Phụ lục số 5 Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (kèm theo Luật đầu tư năm 2014). Theo quy định tại Điều 7 của Luật đầu tư năm 2014, điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp để và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.
Thứ ba, việc đặt ra thêm thủ tục hành chính trong việc NHTM cho vay vượt giới hạn phải có thêm sự đồng ý của NHNN và Thủ tướng chính phủ là một dạng khác của “giấy phép con” trong hoạt động sử dụng vốn của các NHTM. Quan điểm chung hiện
309 Được ban hành 15-7-2015, hiệu lực kể từ ngày ký
310 Được ban hành vào ngày 8-6-2010, hiệu lực ngày 14-10-2010
nay là các “giấy phép con” là một trong những rào cản trong cải cách thủ tục hành chính và là cản trở chính đối với hoạt động tự do kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế nói chung, của các NHTM nói riêng.
Thứ tư, nên chăng quy định trên nên được sửa đổi theo hướng đặt ra các giới hạn cụ thể cho trường hợp ngoại lệ trong hoạt động cấp tín dụng này và để chính NHTM quyết định vì sự an toàn của chính NHTM và có chế tài cụ thể khi các NHTM vi phạm các quy định trên, đồng thời tăng cường giám sát, “hậu kiểm” đối với các NHTM. Có như thế, việc sử dụng vốn của các NHTM mới đáp ứng được yêu cầu kịp thời của thị trường.
Thứ năm, các Chỉ thị liên quan đến việc cấp tín dụng vượt quá giới hạn, liên quan đến hoạt động của NHTM như tín dụng xanh, đến tăng trưởng tín dụng đều là những văn bản hành chính nên không có tính ràng buộc cao về mặt pháp luật đối với các chủ thể có liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của các NHTM so với các văn bản pháp luật là Luật, Nghị định, Thông tư, v.v.. Các Chỉ thị nêu trên hầu như chỉ mang tính chất khuyến cáo, cảnh báo, định hướng hơn là có mục tiêu đặt ra một quy định mới có giá trị ràng buộc hay đề ra một chương trình hành động cụ thể nào. Ví dụ khi đã nâng tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn lên 60%, NHNN lại lo lắng về độ an toàn của đồng vốn NH nên đã ban hành Chỉ thị 05/CT-NHNN để khuyến cáo, nhắc nhở lại lần nữa về yêu cầu này. Thiết nghĩ các QPPL về cấp tín dụng đã có ý nghĩa loại trừ sự tồn tại các Chỉ thị nêu trên. Ngoài ra, việc đặt ra các QPPL nhưng lại ban hành nhiều Chỉ thị để nhắc nhở, khuyến cáo làm cho người dân nghĩ đến câu chuyện vừa đặt ra luật lệ giao thông vừa tổ chức người đứng tại các chốt giao thông để nhắc nhở người dân phải tuân thủ hiệu lệnh của đèn giao thông.
Nghiên cứu sinh đồng ý với quan điểm của tác giả Nguyễn Văn Tuyến311. Tác giả trên đã nhấn mạnh NHNN nên chuyển dần chức năng quản lý hành chính nhà nước về NH thành chức năng giám sát và kiểm soát hệ thống NH bằng cách tăng cường các quy định mang tính kinh tế và giảm bớt các quy định mang tính hành chính hóa. Trong xu hướng chung cải cách thủ tục hành chính thì việc ban hành nhiều Chỉ thị, thêm quy định, quy trình xét duyệt khoản vay vượt giới hạn cấp tín dụng dường như đang đi ngược xu hướng này.
Theo nghiên cứu của tác giả Đông Hà, các NH trung ương trên thế giới gần như không áp dụng các giới hạn mang tính hành chính mà chủ yếu tập trung kiểm soát chỉ tiêu về an toàn vốn (CAR-Capital Adequacy Ratio). Theo đó, NH sẽ toàn quyền quyết
311 Nguyễn Văn Tuyến (2007), tlđd 30, tr.76
định cho chủ thể nào vay, vay ở hạn mức bao nhiêu, cho vay ở những lĩnh vực gì miễn NHTM đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu312.
4.5.8. Bất cập và kiến nghị giảm bớt việc can thiệp sâu vào hoạt động sử dụng vốn của NHTM
Việc NHNN giới hạn việc cấp tín dụng phòng giao dịch của NHTM được xem là chưa phù hợp ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, chưa rõ cơ sở nào để làm căn cứ cho việc giới hạn hạn mức là 2 tỉ đồng cho phòng giao dịch của NHTM mà không phải là 3 tỉ đồng hoặc một số tiền khác. Yêu cầu xác định tính hợp lý của giới hạn này cần được đặt ra nhằm làm rõ sự cần thiết. Đặc biệt, quy định này ra đời từ 2013 nên tính đến nay (năm 2018) thì giới hạn 2 tỉ có còn phù hợp với sự thay đổi về vật giá và hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch?
Thứ hai, thông qua Thông tư số 21/ 2013/TT-NHNN, NHNN đã can thiệp quá sâu vào hoạt động cấp tín dụng của phòng giao của NHTM. Phòng giao dịch của NHTM là đơn vị phụ thuộc của NHTM. Việc cấp tín dụng của phòng giao dịch nên được chính NHTM quy định bằng các quy định nội bộ của NHTM. Việc can thiệp của NHNN trong trường hợp này bị xem là làm cản trở quyền tự do kinh doanh của NHTM và phòng giao dịch của NHTM. Phòng giao dịch của các NHTM trải dài trên khắp cả nước, trên tất cả các địa bàn. Tùy theo điều kiện kinh tế, kinh doanh của từng vùng mà các phòng giao dịch có nguồn thu và hoạt động sử dụng vốn khác nhau. Chính vì vậy, việc quy định cố định một con số như trên là chưa phù hợp sự đặc thù này. Như kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuyến313 đã trình bày, giới hạn can thiệp của nhà nước chỉ nên dừng ở tầm vĩ mô.
Thứ ba, Điều 93 Luật các TCTD năm 2010 đã quy định TCTD phải xây dựng và ban hành các quy định nội bộ đối với các hoạt động nghiệp vụ cấp tín dụng, quản lý tiền vay để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích. Chính vì vậy, việc vừa trao nhiệm vụ cho TCTD ban hành quy định nội bộ vừa đặt ra các quy định cụ thể như thế này là một sự mâu thuẫn.
Câu chuyện về sự đối nghịch giữa quyền tự do kinh doanh và việc đặt ra các giới hạn đảm bảo sự an toàn trong hoạt động của các NH không chỉ là câu chuyện riêng ở Việt Nam. Tại Mỹ, đã có sự tranh luận về việc giới hạn hoạt động của các NH và phát triển nền kinh tế. Đảng Cộng hòa phản đối Luật Dodd Frank (luật ra đời sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, 2009) và cho rằng luật này đã làm hạn chế khả năng cho vay của các NH. Từ đó, việc tăng trưởng kinh tế ở tầm vĩ mô cũng bị ảnh hưởng. Trong khi
312 Đông Hà (2018), Tín dụng sáu tháng cuối năm 2018: Hết hạn mức, ngưng cho vay?, [https://www.thesaigontimes.vn/276355/tin-dung-sau-thang-cuoi-nam-2018-het-han-muc-ngung-cho-vay-.html] đăng ngày 6-8-2018, truy cập vào ngày 10-12-2018
313 Nguyễn Văn Tuyến (2003), tlđd 30.
nhóm ủng hộ Luật Dodd Frank lại cho rằng đó là sự cần thiết nhằm đảm bảo sự an toàn cho hoạt động của các NH, tránh việc đổ vỡ của hệ thống NH như trong thời kỳ khủng hoảng. Cuối cùng, gần đây nhất, ngày 25-5-2018 314, dự luật nhằm nới lỏng các quy định trong Luật Dodd Frank đã được tổng thống Mỹ ký thông qua với mục tiêu nhằm kích thích kinh tế phát triển. Trước đó, ngày 22/5/2018, Hạ viện Mỹ thông qua dự luật giảm áp lực của Đạo luật Dodd-Frank 2010 lên các NH vừa và nhỏ. Dự luật được Hạ viện phê duyệt với 258 phiếu thuận, 159 phiếu chống. Theo đó, nâng mức quy mô NH được coi là "rủi ro có hệ thống" từ 50 tỷ USD lên 250 tỷ USD. Ngoài ra, các quy tắc giao dịch, cho vay và vốn của các NH với tài sản ít hơn 10 tỷ USD cũng được nới lỏng. Điều này cho thấy, kỳ vọng vào sự phát triển của nền kinh tế đã chiếm ưu thế, vượt qua nỗi sợ khủng hoảng NH nói riêng.
Để kết luận, nghiên cứu sinh bảy tỏ sự đồng tình với ý tưởng của hai tác giả Phan Huy Hồng và Nguyễn Thanh Tú (2008), trong nền kinh tế thị trường dân chủ, nhà nước và các NHTM phải xác định được giới hạn can thiệp của nhà nước vào các hoạt động của NHTM. Theo đó, nếu vượt qua giới hạn đó thì NHTM bị xem là vi phạm pháp luật, còn nhà nước vượt qua đó thì sự can thiệp của nhà nước trở nên bất hợp pháp và không hợp lý315. Giới hạn này bao gồm cả việc tự do giao kết HĐ và tự do kinh doanh.
4.5.9. Bất cập và kiến nghị liên quan việc đặt ra các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.
Việc cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng này được NHNN và các NHTM thực hiện thường xuyên trên thực tế và được đề cập công khai với mục đích đảm bảo đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát nhưng lại không được quy định trong một VB QPPL cụ thể nào. Việc pháp luật không có quy định cụ thể về hạn mức tăng trưởng tín dụng và chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đã diễn ra từ trước và sau năm 2011 đến nay. Trong khi đó, nếu các NHTM muốn tăng trưởng tín dụng thì phải xin phép NHNN và chỉ được thực hiện khi được sự chấp thuận của NHNN. Chính vì vậy, để việc đặt ra các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng này có giá trị pháp lý chính thức, các VB QPPL của Việt Nam nên có những quy định chính thức về vấn đề này.
Bên cạnh đó, việc đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng có những hạn chế sau:
Thứ nhất, ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM trong hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Có nhiều NHTM có nhu cầu cho vay cao nhưng vì giới hạn này mà hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng.
Thứ hai, làm tăng lãi suất trên thị trường do lượng cung tiền giảm trong khi nhu cầu vay cao nên lãi suất tăng theo nhu cầu.
314 Trump signs bill easing U.S. bank rules into law, [https://www.reuters.com/article/us-usa-trump-dodd- frank/trump-signs-bill-easing-u-s-bank-rules-into-law-idUSKCN1IP2WX], truy cập ngày 1-6-2018
315 Phan Huy Hồng, Nguyễn Thanh Tú (2008), tlđd 48, tr.34
Thứ ba, việc đặt ra hạn mức tăng trưởng như thế làm ảnh hưởng đến sự cạnh tranh bình đẳng giữa các NHTM vì chỉ tiêu này không được công bố một cách rõ ràng và không giống nhau cho từng NHTM. Các NH nhỏ và NH lớn, các NH tốt và NH chưa tốt cũng có hạn mức tăng trưởng như nhau theo kiểu cào bằng.
Theo nghiên cứu sinh, để đảm bảo cân bằng quyền lợi giữa các bên trong mối quan hệ này (NHNN vẫn tiến hành được các chức năng kiểm soát lạm phát, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; hoạt động sử dụng vốn của các NHTM vẫn không bị ảnh hưởng nhiều), việc thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng nên được tiến hành như sau:
Thứ nhất, NHNN chỉ nên đặt ra các chỉ tiêu này khi nền kinh tế phải đối mặt với nguy cơ lạm phát cao. Trong điều kiện bình thường, NHNN không nên áp dụng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng này. Khi đó, các NHTM có thể được kiểm soát bằng các giới hạn an toàn như đã phân tích ở chương 4, bằng các công cụ pháp lý: tỉ lệ an toàn vốn, tỉ lệ dư nợ trên vốn huy động. Vấn đề cung-cầu trong quan hệ tín dụng, quyết định kinh doanh của NHTM nên để chính NHTM tự quyết định.
Thứ hai, việc áp dụng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (nếu được tiếp tục áp dụng) nên được áp dụng cho tất cả các NHTM thì mới đảm bảo sự công bằng trong cạnh tranh giữa các NHTM, nên có sự phân định giữa mức chỉ tiêu tăng trưởng khác nhau giữa các NH nhỏ và NH lớn, giữa NH có tỉ lệ nợ xấu cao và tỉ lệ nợ xấu thấp.
Thứ ba, vì mục đích để đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là nhằm kềm chế lạm phát và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Đây là những lý do chính đáng để thực hiện chính sách này. Tuy nhiên, hiện nay, các NHTM cũng không biết chỉ tiêu trên được xác định theo cách thức nào, công thức nào, tiêu chí nào, trong văn bản QPPL nào. Thông qua báo chí, người dân được biết tỉ lệ tăng trưởng tín dụng được đặt ra trên cơ sở căn cứ vào tỉ lệ tín dụng trên GDP (Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội) và giúp làm giảm tỉ lệ tín dụng trên GDP316. Theo Ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN thì chỉ tiêu định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm 2019 là khoảng 14% và chỉ tiêu này được đưa ra trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2019 là 6,8%, lạm phát bình quân dưới 4%317. Sau khi đã sử dụng hết chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, NHTM vẫn muốn tiếp tục được nới tỉ lệ này. Tuy nhiên, tiêu chí nào để NHTM cho hoặc không cho NHTM tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Vào cuối tháng 10-2018, NHTM Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa được NHNN cho nới
316 Nhuệ Mẫn (2019), Mở rộng tín dụng, Ngân hàng nhà nước yêu cầu an toàn, hiệu quả, Đầu tư chứng khoán ngày 03-04-2019, tra. 24
317 Thùy Vinh (2019), Tín dụng ngân hàng quý đầu năm phân hóa mạnh, Đầu tư chứng khoán ngày 3-5-2019, tr.28
hạn mức tăng trưởng tín dụng từ 14% lên 20%318. Điều này đồng nghĩa với việc NHNN đã đồng ý cho Techcombank cấp tín dụng thêm từ 6.000 đến 8.000 tỉ đồng trong cơ cấu vốn của NHTM dùng để cấp tín dụng. Việc cấp thêm hạn mức tín dụng này cũng chưa thật sự có tiêu chí rõ ràng là NHTM nào sẽ được và không được tăng hạn mức tín dụng, ngoại trừ quy định tại Chỉ thị 04/CT-NHNN cho biết là không xem xét, điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (trừ trường hợp đặc biệt, như một số NHTM tham gia tái cơ cấu trong năm 2018 đối với các TCTD yếu kém). Bên cạnh đó, Chỉ thị 04/CT-NHNN cũng chỉ là một văn bản hành chính, chưa phải là một VB QPPL. Việc đặt ra các tiêu chí rõ ràng sẽ giảm được sự tùy tiện, tùy ý trong thực hiện, đảm bảo được sự công bằng cho các bên. Do đó, để tránh việc can thiệp theo kiểu hành chính theo từng năm như hiện nay, NHNN nên đặt ra các tiêu chí thật rõ ràng cho các kịch bản khi có và khi không có lạm phát cao, khi có khủng hoảng và khi không có khủng hoảng NH để từ các tiêu chí đó, các NHTM tự xác định mức tăng trưởng tín dụng cho từng năm và NHNN chỉ đóng vai trò là chủ thể kiểm tra, giám sát việc tuân theo các tiêu chí đó. Như vậy, dù có khủng hoảng NH hay không, lạm phát có tăng hay không thì NHNN cũng có thể kiểm soát được hoạt động sử dụng vốn của các NHTM thông qua những tiêu chí đã rõ ràng đó.
318Người lao động (2018), Đã có ngân hàng được nới “room” cho vay, ngày 30-10-2018, [http://www.bvsc.com.vn/News/20181030/624165/da-co-ngan-hang-duoc-noi-room-cho-vay.aspx], truy cập ngày 31-10-2018