Bất Cập Và Kiến Nghị Liên Quan Quy Định Sử Dụng Vốn Ngắn Hạn Để Cho Vay Trung Và Dài Hạn

4.5.3. Bất cập và kiến nghị liên quan quy định sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn

Các doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam phần lớn phụ thuộc vào vốn trung và dài hạn của NH do thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng và thi trường chứng khoán nói chung chưa phát triển. Trong khi NH phần lớn chỉ huy động được nguồn vốn ngắn hạn. Như chương 4 này đã phân tích, việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cấp tín dụng trung và dài hạn đang được duy trì ở mức không quá 40%. Việc này đã được tiến hành giảm dần theo lộ trình trong thời gian qua và mức 40% là mức thấp nhất trong lộ trình này. Nhưng, dù vậy thì rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất vẫn còn tiếp diễn vì độ lệch về kỳ hạn giữa các thời hạn của NHTM vẫn còn. Chính vì vậy, hiện nay, để đáp ứng yêu cầu của pháp luật hiện hành, các NHTM buộc phải điều chỉnh lại cơ cấu cấp tín dụng: giới hạn việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Điều này có mặt tích cực là làm giảm nguy cơ rủi ro thanh khoản cho các NHTM. Bên cạnh đó, nhiều NHTM vì để được cấp tín dụng nhiều hơn nên đã tìm cách tăng nguồn vốn trung và dài hạn bằng cách phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn dài. Đây được xem là giải pháp tạm thời để bù đắp sự thiếu hụt tạm thời nguồn vốn trung và dài hạn để phục vụ cho vay trung và dài hạn.

Tuy nhiên, việc NHTM muốn tăng cường huy động nguồn vốn trung và dài hạn để chuẩn bị cấp tín dụng trung và dài hạn khó được thực hiện bởi nhiều lý do:

Thứ nhất, điều này khó là do tâm lý chung của người dân là thích gửi tiền tại các NHTM với kỳ hạn ngắn để dễ dàng rút ra khi cần. Nếu khi số tiền gửi đến hạn, không có nhu cầu rút tiền, người dân lại để cho hợp đồng gửi tiền ngắn hạn đó được mặc nhiên tái tục.

Một lý do khác khiến việc này không dễ thực hiện vì về cơ bản, lãi suất cho tiền gửi dài hạn, trung hạn, không cao nhiều hơn nếu so sánh với lãi suất tiền gởi ngắn hạn nên chưa đủ hấp dẫn người dân chọn cách thức gửi tiền với kỳ hạn trung, dài hạn. Ví dụ, trong biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm đồng Việt Nam của NH VCB (hiệu lực từ 10- 09-2018), lãi suất kỳ hạn 1, 2 tháng là 4,3%, 3, 4 tháng là 4,6%, 5 tháng là 4,8%, 6 tháng là 5,3%, 9 tháng là 5,5%, 12 tháng đến 48 tháng là 6,6%. Như vậy, so với kỳ hạn dưới 1 năm, kỳ hạn trên 1 năm có chênh lệch lãi suất là 1,1%. Tuy nhiên, dù lãi suất không cao hơn nhiều nhưng vẫn đủ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của NHTM do chi phí vốn cao hơn. Chính vì vậy, điều này đã làm gia tăng chi phí tuân thủ pháp luật. Trong khi đó, phân tích ở chương 2 đã định hướng rõ, việc quản lý bằng pháp luật đối với các NHTM phải đảm bảo không làm gia tăng chi phí tuân thủ pháp luật. Chưa kể, về bản chất, hoạt động cấp tín dụng của NHTM là hoạt động cấp tín dụng ngắn hạn, không phải là cấp tín dụng trung và dài hạn. Việc cấp tín dụng trung và dài hạn là công việc chính của thị trường tài chính, không phải là hoạt động chính của NHTM.

Xuất phát từ những lý do trên, việc huy động nguồn vốn trung và dài hạn đủ để đáp ứng yêu cầu cho vay trung và dài hạn là không khả thi. Cho nên trước mắt, việc tiếp tục quy định tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn vẫn nên được duy trì cho đến khi thị trường vốn có thể đảm đương được chức năng của mình (cung cấp đủ nguồn vốn trung và dài hạn cho thị trường). Lúc đó, việc quy định về tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn của NHTM mới cần được dỡ bỏ.

Tuy nhiên, việc thường xuyên áp dụng quy định tỉ lệ giới hạn nguồn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn liệu để đánh giá việc tuân thủ của các NHTM là có đúng cho mọi giai đoạn hay không là vấn đề cần được xem xét thêm. Nếu việc huy động vốn trung và dài hạn không được tốt thì việc cấp tín dụng trung và dài hạn sẽ bị ảnh hưởng, NHTM có nguy cơ bị xem là vi phạm quy định của pháp luật, bị xử phạt về hành vi vi phạm này. Từ đó, chi phí tuân thủ pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM lại càng bị đẩy lên cao.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu đã từng đề nghị trước mắt có thể vẫn tiếp tục dùng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Sau đó, chúng ta sẽ chứng khoán hóa282 các khoản vay này, bán chúng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tiếp đến, các NH có thể quay vòng tiếp dòng tiền283. Không chỉ có ý kiến đề xuất của Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, Kế hoạch hành động để cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020284 đã đề ra nhiệm vụ là nghiên cứu, xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ, góp phần tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các giao dịch trên thị trường chứng khoán và chuyển đổi các khoản nợ xấu thành chứng khoán để giao dịch công khai, minh bạch vào thời điểm thích hợp. Đề xuất và nhiệm vụ này khá hay nhưng theo nghiên cứu sinh thì điều này chỉ có thể thực hiện tốt ở các quốc gia mà thị trường chứng khoán phát triển. Riêng ở Việt Nam hiện nay, thị trường chứng khoán không phát triển thì đề xuất này cần có thời gian rất dài mới có thể áp dụng được. Bên cạnh đó, theo tác giả Phạm Toàn Thiện, chứng khoán hóa khoản vay cũng là một trong các lý do đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ do không giúp phân biệt được các khoản cho vay đủ chuẩn và không đủ chuẩn285.



282 Xem https://www.investopedia.com/terms/s/securitization.asp, truy cập ngày 15-3-2019: “Securitization is the procedure whereby an issuer designs a financial instrument by merging various financial assets and then markets tiers of the repackaged instruments to investors. This process can encompass any type of financial asset and promotes liquidity in the marketplace”. Chứng khoán hóa là thủ tục mà trong đó một công ty phát hành thiết kế một công cụ tài chính bằng cách hợp nhất các tài sản tài chính khác với nhau và sau đó thị trường đóng gói lại để cho các nhà đầu tư đầu tư. Quá trình này có thể bao gồm bất kỳ loại tài sản tài chính nào và nhằm tăng tinh thanh khoản trên thị trường.

283 Theo Phạm Bình (2015), “Tín dụng bất động sản nhìn từ “khối băng” 30.000 tỷ đồng”, Toàn cảnh ngân hàng Viêt Nam năm 2015, tr. 72.

284 Được ban hành kèm theo Quyết định số 2071/QĐ-BTC ngày 16-10-2017, có hiệu lực từ 16-10-2017

285 Phạm Toàn Thiện (2008), “Khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ: Bài học và một số kiến nghị”, [file:///C:/Users/user/Downloads/Documents/1351-1-2640-1-10-20160713.pdf ], truy cập ngày 08-03-2019, tr.1

Theo nghiên cứu sinh, việc quy định tỉ lệ vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn chỉ nên sử dụng như một “liều thuốc” có sẵn, chỉ đem ra “dùng” khi nền kinh tế cần có sự giới hạn đó. Khi nào nền kinh tế cần do lạm phát cao thì quy định trên mới được đem ra áp dụng để xác định các NHTM có vi phạm tỉ lệ giới hạn trên hay không. Khi nền kinh tế đang ở giai đoạn ổn định thì quy định trên vẫn còn tồn tại nhưng không nên đem ra để xác định các NHTM đã vi phạm quy định trên. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh kiến nghị tỉ lệ giới hạn nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn không bị bỏ đi mà chỉ dùng khi cần thiết, khi nền kinh tế bất ổn, tỉ lệ lạm phát cao. Bởi lẽ, nếu luôn áp dụng quy định giới hạn trên thì NHTM sẽ dễ bị xem là vi phạm, dẫn đến bị xử lý hành chính, khi đó chi phí bảo đảm tuân thủ quy định về hoạt động sử dụng vốn của NHTM cao. Đồng thời việc này sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi ích của NHTM.

4.5.4. Bất cập và kiến nghị về việc hoàn thiện pháp luật về cơ cấu tín dụng của các NHTM

Cơ cấu tín dụng của các NHTM là một phần của cơ cấu sử dụng vốn của NHTM. Theo Trần Thị Lan, cơ cấu sử dụng vốn của NHTM phản ánh một tập hợp các loại tài sản hình thành từ hoạt động sử dụng vốn của NH, được sắp xếp theo những tiêu thức khác nhau và cấu thành theo những tỷ trọng nhất định286. Bên cạnh đó, tuy có nhiều dạng cơ cấu cấp tín dụng nói riêng287 nhưng trong nội dung 4.6.4. này, nghiên cứu sinh chỉ đề cập đến cơ cấu cấp tín dụng nói chung theo lĩnh vực và đối tượng.

Cơ cấu tín dụng hiện nay được phân bổ cho cả lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất. Theo số liệu do NHNN chi nhánh TP.HCM cung cấp, tỷ lệ dư nợ cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh chiếm 76%-78%, trong khi trước đây con số này là 80%-83%. Theo phân tích của NHNN chi nhánh TP.HCM, cơ cấu tín dụng tại TP.HCM có xu hướng thay đổi theo hướng dư nợ tín dụng cho lĩnh vực phi sản xuất đang tăng dần288. Theo nghiên cứu sinh, cơ cấu tín dụng hiện nay cần được định hướng tập trung hơn nữa vào mảng sản xuất, kinh doanh, nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, vào các dự án đáp ứng yêu cầu về môi trường, vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Nếu chỉ tập trung vốn vào hoạt động kinh doanh BĐS hoặc tiêu dùng (phi sản xuất) thì nền kinh tế khó mà phát triển. Bên cạnh đó, trong số các tỉ lệ mà pháp luật đặt ra thì không có giới hạn mức tối thiểu của tỉ lệ vốn dành cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, cho các dự án đáp ứng yêu cầu về mội trường. Việc khuyến khích phân bổ dòng


286 Trần Thị Lan (2018), tlđd 42, tr.6.

287 Tham khảo Trần Thi Lan (2018), tlđd 42: “Cơ cấu cho vay của NHTM có thể phân chia theo các tiêu thức gồm: Cơ cấu cho vay theo thời hạn; Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế; Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng; Cơ cấu cho vay theo tính chất bảo đảm tiền vay; Cơ cấu cho vay theo loại tiền; Cơ cấu cho vay theo mục đích sử dụng vốn; Cơ cấu cho vay theo lĩnh vực đầu tư; Cơ cấu cho vay theo tính chất thị trường”.

288 Vân Linh (2017), “Tín dụng vào bất động sản, tiêu dùng, chứng khoán có xu hướng tăng”, Đầu tư chứng khoán,

ngày 19-4-2017, tr. 24

vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, cho các dự án đáp ứng yêu cầu về môi trường nên được cụ thể hóa bằng các quy định pháp luật về giới hạn tỉ lệ mức vốn tối thiểu cho các lĩnh vực này. Thiết nghĩ, việc đặt ra các giới hạn tối thiểu này là hợp lý khi cần khuyến khích cấp tín dụng theo lĩnh vực, nếu không, các NHTM có thể vì lợi nhuận mà hướng dòng vốn tín dụng vào những lĩnh vực khác. Điều này sẽ khiến các NHTM hướng dòng vốn không vào những lĩnh vực trọng tâm mà nhà nước muốn. Trong các trường hợp không khuyến khích cấp tín dụng thì mới giới hạn mức tối đa. Luật các TCTD năm 2010 chưa có quy định về việc thúc đẩy việc cấp tín dụng cho các dự án về môi trường, về NH xanh. Trong khi đó, “Tỷ trọng cho vay bảo vệ môi trường289 cao thể hiện sự đóng góp của NH cho phát triển bền vững về mặt môi trường là tốt”290. Hiện nay, các chủ trương về cấp tín dụng cho những dự án đáp ứng yêu cầu về môi trường ở Việt Nam, về cấp tín dụng cho sản xuất, kinh doanh chỉ mới dừng ở việc kêu gọi, khuyến cáo, chưa có một giới hạn mức tối thiểu cho việc cấp tín dụng cho những dự án đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường cũng như chưa có một chế tài cụ thể cho hành vi vi phạm yêu cầu phát triển bền vững. Nếu việc yêu cầu các NHTM sử dụng vốn để cấp tín dụng phải đảm bảo yếu tố bảo vệ môi trường chỉ dừng lại ở việc kêu gọi, yêu cầu chung chung, không đưa ra giới hạn, chỉ tiêu cấp tín dụng cho các dự án về môi trường thì các NHTM sẽ lựa chọn yếu tố lợi nhuận, không màng đến việc cấp tín dụng cho những dự án đó có ảnh hưởng đến môi trường như thế nào.

Tuy cần hướng dòng vốn NH vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng việc các NHTM hiện bị chỉ đạo cho vay khởi nghiệp là chưa phù hợp vì nhiều lý do:

Thứ nhất, các doanh nghiệp khởi nghiệp hầu như khó có tài sản đảm bảo cho khoản tín dụng tại NHTM. Nếu các doanh nghiệp khởi nghiệp không có khả năng trả vốn vay thì khoản vay đó trở thành nợ xấu.

Thứ hai, lãi suất mà NHTM cho các doanh nghiệp khởi nghiệp vay là thấp. Điều này ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của các NHTM.

Thứ ba, các NHTM có mục tiêu chủ yếu là kinh doanh. Việc thực thi các chính sách của Chính phủ, NHNN chỉ nên giao cho NH chính sách là phù hợp hơn cả. Ví dụ, chính sách tín dụng đầu tư của nhà nước hiện nay được giao cho Ngân hàng phát triển Việt Nam thực hiện theo Nghị định số 32/2017/NĐ-CP, được ban hành ngày 31-03- 2017, về tín dụng đầu tư của nhà nước. Theo Nghị định này, mức vốn cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước tối đa đối với mỗi dự án bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động). Tuy nhiên, trước đây Nghị định số 75/2011/NĐ-CP chỉ giới hạn mức vốn cho vay tối đa đối với mỗi chủ đầu tư không được vượt quá 15% vốn



289 Tỉ lệ này =100% x (Dư nợ cho vay bảo vệ môi trường/ Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng)

290 Nguyễn Thị Lợi (2014), Yêu cầu và tiêu chí đo lường phát triển bền vững ngân hàng thương mại, Tạp chí ngân hàng, số 24, tháng 12/2014, tr.38.

điều lệ thực có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Nay, Nghị đinh số 32/2017/NĐ-CP lại giới hạn thêm tổng mức dư nợ cấp tín dụng không được vượt quá 25% đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp các dự án đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Giới hạn này được xem là khiến cho quy định cấp tín dụng đầu tư của Ngân hàng phát triển Việt Nam phù hợp với các Thông tự hiện hành về cấp tín dụng của các TCTD nói dung

Theo nghiên cứu sinh, việc thực hiện chính sách của nhà nước nên được giao cho các NH chính sách xuất phát từ chỗ NHTM là những doanh nghiệp có mục tiêu chủ yếu là hướng đến lợi nhuận, việc thực thi chính sách của nhà nước (nếu có) cũng chỉ nên chiếm một phần nhỏ trong hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Việc hiện nay NHTM phải thực hiện nhiều chỉ đạo của Chính phủ, NHNN (cho vay theo chỉ định, cho vay với lãi suất thấp, cho vay không có tài sản bảo đảm), có ảnh hưởng nhất định đến quyền tự do kinh doanh và mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận của NHTM. Trong chương 2, định hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM có đề cập đến một tiêu chí là đảm bảo quyền lợi của một số chủ thể. Việc kiến nghị ở đây là để phục vụ cho việc thực hiện tiêu chí hoàn thiện pháp luật.

4.5.5. Bất cập và kiến nghị liên quan tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu

Trên thực tế, nếu chỉ xem xét về mặt con số, tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NHTM ở Việt Nam còn thấp so với các quốc gia khác (Xem phụ lục số 1 và số 2). Chưa kể, các NHTM ở các nước còn phải tuân thủ cách tính toán tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu khắt khe hơn so với cách tính của Việt Nam.

Quy định về tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu của Thông tư 41/2016/TT-NHNN từ 2020 mới bắt đầu có hiệu lực. Trong khi đó, các hoạt động của NHTM vẫn tiếp tục diễn ra. Chính vì vậy, việc thực thi quy định hiện hành về tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu tại Luật các TCTD năm 2010 và Thông tư 36/2014/TT-NHNN cần tham khảo thêm kinh nghiệm của nước khác và NHTM khác như sau:

Về vấn đề tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm của Tập đoàn NH Hồng Kong và Thượng Hải (Hongkong and Shanghai Banking Corporation, sau đây viết tắt là HSBC), khi tính tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, các khoản tiền gửi của những khách hàng lớn bị loại ra khỏi mẫu số. Tỷ lệ này của HSBC nghiêm ngặt hơn tỷ lệ vốn cấp tín dụng/ vốn huy động mà lý thuyết về thanh khoản của NH đưa ra, chứng tỏ một thái độ rất thận trọng của HSBC trong quản lý rủi ro tín dụng. HSBC khuyến cáo các chi nhánh của họ không nên phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn lớn, ngắn hạn từ những khách hàng cho vay lớn trên các thị trường chuyên cho vay để đảm bảo thanh khoản, vì chi phí trên thị trường này khá cao và tính ổn định thấp291.


291 Vũ Quang Huy (2017), “Kinh nghiệm quản lý rủi ro thanh khoản và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng số 11, tháng 6/2017, tr. 51

Riêng Trung Quốc không trì hoãn áp dụng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về vốn trong Basel II. Thậm chí, theo chuẩn mới các hệ số về vốn của Trung Quốc còn có thể cao hơn của Basel II. Đặc biệt, hệ số vốn cấp 1 trong cách tính hệ số an toàn vốn sẽ được áp dụng ở mức 5%, cao hơn 0.5% so với tiêu chuẩn của Basel III292.

4.5.6. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định về vốn pháp định đối với NHTM

Vốn tối thiểu là mức vốn thấp nhất. Trong khi đó, vốn pháp định là mức vốn tối thiểu và do pháp luật quy định. Khái niệm vốn pháp định, vốn tối thiểu hoàn toàn khác với tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu của NHTM. Một số quốc gia châu Âu như Đức, Pháp và cả Việt Nam đều quy định điều kiện về vốn pháp định để thành lập công ty. Đối với những quốc gia theo hệ Luật Anglo-America thì hầu như không có quy định về vốn pháp định và có nhiều công ty 1 đô la đã đăng ký hoạt động ở Anh, Mỹ, Úc, v.v..293. Nhưng trong lĩnh vực NH, các NH ở các nước đều phải đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định. Ví dụ, đối với các NH nằm trong danh sách phụ lục II của Luật NH trung ương Ấn Độ năm 1934 thì vốn đã góp đủ tối thiểu là 5 lakh Rs, tức là 500.000 rupees (tương đương 164.150.000 VNĐ)294, đối với các NH không nằm trong danh mục: vốn đã góp đủ và quỹ dự trữ cua các NH này không quá 500.000 rupees295. Tại Việt Nam, hiện nay mức vốn pháp định của NHTM được quy định tại Nghị định 10/2011/NĐ-CP, đối với NHTM cổ phần và NHTM nhà nước mức này đều là 3000 tỉ VNĐ.

Theo nghiên cứu sinh, Việt Nam cần phải tăng yêu cầu về vốn pháp định vì nhiều lý do sau đây:

Thứ nhất, các quy định về mức vốn pháp định của NHTM đã được thay đổi, điều chỉnh nhiều lần thông qua các VB QPPL sau đây: Quyết định 67/QĐ-NH5 do Thống đốc NHNN ban hành có hiệu lực vào 27-3-1996 quy định mức vốn điều lệ từ 1996 đối với các NHTM cổ phần đô thị tại TP.HCM là 150 tỷ VND, tại Hà Nội là 100 tỷ VND, tại các tỉnh, thành phố khác là 50 tỷ VND, tại nông thôn và có chi nhánh là 10 tỷ VND, không có chi nhánh là 3 tỷ VND; Nghị định 82/1998/NĐ-CP quy định mức vốn tối thiểu của NHTM quốc doanh là Agribank là 2.200 tỷ VND, NHTM quốc doanh khác 1.100 tỷ VND, NHTM cổ phần đô thị tại TP.HCM và Hà Nội là 70 tỷ VND, tại các tỉnh, thành phố khác là 50 tỷ VNĐ, NHTM cổ phần nông thôn là 5 tỷ VNĐ; Nghị định 141/2006/NĐ-CP quy định vốn của NHTM nhà nước cho đến năm 2008, 2010 là


292 Tung-Hao Lee and Shu-Hwa Chih (2013), Does financial regulation affect the profit efficiency and risk of banks? Evidence from China’s commercial banks, North American Journal of economics and finance, p.706: The New Standards adopt capital adequacy rules and leverage ratios that are even more stringent than those of Basel

III. In particular, the core tier 1 capital adequacy ratio will be set at 5%, 0.5% higher than Basel III

293 Mai Hồng Quỳ (2012), tlđd 47, tr145.

294 Theo tỉ giá ngày 31-8-2018, 1 rupee tương đương với 328,30 VNĐ (Xem: https://vn.exchange- rates.org/Rate/INR/VND/2018-08-31)

295 Nguyễn Hữu Thư (hiệu đính tài liệu dịch), Tổng quan về hoạt động giao dịch ngân hàng tại Ấn Độ, Bài 6 Các ngân hàng Thương mại, tr. 159, 162.

3.000 tỷ đồng, của NHTM cổ phần là 3.000 tỷ đồng (đến 2010). Quy định mức vốn pháp định hiện hành tại Nghị định 10/2011/NĐ-CP là sự kế thừa một phần của Nghị định 141/2006/NĐ-CP. Như vậy, quy định mức 3000 tỉ VNĐ như hiện nay đã tồn tại được khoảng 13 năm, nên chắc chắn không còn phù hợp với sự biến động về thời giá trong nền kinh tế. Mức này trở nên thấp so với yêu cầu thực tiễn tại Việt Nam và quá thấp nếu so với các NHTM trong khu vực.

Thứ hai, quy định về mức vốn pháp định này xuất phát từ tâm lý lo sợ rằng NH có vốn thấp hơn mức cần thiết sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM. Thực tiễn cho thấy, những NH có vốn lớn sẽ có lợi thế trong việc tổ chức các hoạt động kinh doanh, mở rộng phạm vi, quy mô đầu tư và cấp tín dụng. Ngoài hoạt động kinh doanh truyền thống thì các NHTM hiện nay đang mở rộng đầu tư sang nhiều lĩnh vực và mở rộng phạm vi hoạt động trong nước dưới hình thức mở thêm chi nhánh. Chính vì vậy, chúng ta cần nâng mức yêu cầu về vốn cho phù hợp với sự đa dạng trong hoạt động, mở rộng phạm vi, địa bàn hoạt động của các NHTM. Điều 11 Thông tư 30/2015/TT-NHNN quy định việc cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của TCTD phi NH296 đã yêu cầu, để thành lập TCTD phi NH thì NHTM phải có tổng tài sản tối thiểu 100.000 tỷ VNĐ, tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi ro và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm nộp hồ sơ bổ sung. Chưa kể, nếu muốn mở rộng phạm vi hoạt động thì phải đáp ứng số vốn tối thiểu tỉ lệ thuận với số lượng chi nhánh, văn phòng đại diện được thành lập.

Thứ ba, trong bài viết “Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách an toàn vĩ mô đến sự ổn định tài chính tại Việt Nam-góc nhìn qua tăng trưởng tín dụng”, bằng việc sử dụng kỹ thuật xử lý dữ liệu bảng và phương pháp ước lượng hồi quy với sai số chuẩn tại 21 NHTM, hai tác giả Nguyễn Đức Chung và Nguyễn Hoàng Chung297 đã cung cấp kết quả nghiên cứu là với việc tiếp cận Hiệp ước quốc tế về vốn của Basel II, các NHTM trong nước phải duy trì lượng vốn đủ lớn để trang trải cho các hoạt động đầy rủi ro bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp. Các tác giả này cũng nhận định rằng lượng vốn đủ lớn mới thực sự là tấm đệm chống đỡ rủi ro mới của các NHTM, chứ không phải là hệ số an toàn vốn. Lượng vốn đủ lớn mới là cơ sở giúp NHNN kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng và đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính. Theo đó, việc tiếp cận Hiệp ước về vốn của Basel II sẽ giúp các NHTM duy trì được một lượng vốn đủ lớn để chống đỡ với rủi ro298.


296 Được ban hành ngày 25-12-2015, hiệu lực thi hành từ ngày 8/2/2016

297 Nguyễn Đức Chung, Nguyễn Hoàng Chung (2018), Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách an toàn vĩ mô đến sự ổn định tài chính tại Việt Nam-góc nhìn qua tăng trưởng tín dụng, Tạp chí công nghệ ngân hàng, số 142&143, tr.69

298 Nguyễn Đức Chung, Nguyễn Hoàng Chung (2018), tlđd 297, tr.69

Thứ tư, khi mức vốn pháp định của NHTM cao thì vốn điều lệ của các NHTM mới có thể cao lên tương xứng. Thực tiễn cho thấy cho đến hiện nay không có NH nào có mức vốn điều lệ vừa sát với mức vốn pháp định hiện hành là 3.000 tỉ VNĐ dù điều này nếu có thì cũng không bị xem là trái với quy định. Tuy nhiên, vốn điều lệ của một số NH ở Việt Nam cho thấy quy mô “khiêm tốn” của các NHTM hiện nay299:



Tên Ngân hàng

Kienlong-bank

OCB

Bac A Bank

Viet A Bank

Nam A

Bank

Cuối năm 2016

3.000

4.000

5.000

3.499,9

3.172

Cuối năm 2017

3.000

5.000

5.500

4.200

5.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam - 19

(Bảng số 7: Vốn điều lệ của một số ngân hàng ở Việt Nam, đơn vị tính: tỷ

đồng)


Theo nghiên cứu sinh, chính việc nâng mức vốn pháp định sẽ là áp lực để các NHTM cố gắng nâng mức vốn điều lệ lên cao. Khi vốn điều lệ cao thì vốn của chủ sở hữu mới có thể cao lên tương ứng. Vốn chủ sở hữu lại là cơ sở để xác định tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng (không quá 15% vốn tự có) và là cơ sở để xác định các loại giới hạn khác.

Thứ năm, việc tăng vốn của các NHTM là đặc biệt cần thiết trong xu thế hội nhập. Chẳng hạn, khi chuẩn mực an toàn vốn Basel III được áp dụng chính thức từ 1-1- 2022 thì hệ số an toàn vốn theo cách tính mới sẽ khiến cho hệ số an toàn vốn hiện nay của các NHTM bị giảm đi. Khi đó, các NHTM có khả năng rất cao là không đáp ứng được yêu cầu về mức vốn tối thiểu để hoạt động an toàn. Nếu không áp dụng các khuyến nghị của Basel về yêu cầu vốn tối thiểu thì các NHTM Việt Nam khó mà trở thành những NHTM ở tầm khu vực. Theo đó, Basel đã cải cách việc tính vốn và đưa các tiêu chí rủi ro tín dụng, rủi ro điều chỉnh định giá tín dụng và rủi ro hoạt động vào.

Thứ sáu, các hệ số và giới hạn đảm bảo an toàn hiện nay đã khiến cho mức vốn pháp định hiện hành càng lộ rõ sự bất hợp lý. Hệ số rủi ro cho việc cấp tín dụng cho hoạt động kinh doanh BĐS đã đươc nâng lên cao hơn so với trước kia nên NHTM cần phải có mức vốn pháp định cao hơn. Khi đó, nếu vẫn duy trì mức vốn pháp định như hiện nay thì nguồn vốn cho vay BĐS sẽ giảm xuống tương ứng khi rủi ro cho vay kinh doanh BĐS tăng lên. Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh đồng ý với quan điểm của tác giả Phạm Thị Giang Thu là đối với hoạt động cấp tín dụng, NH phải thực hiện nhiều giới hạn bảo đảm an toàn khác nhau, nên khi năng lực vốn hạn chế thì khả năng đáp ứng nhu cầu khách


299 Vân Linh (2017), “Ngân hàng nhỏ đồng loạt lên kế hoạch tăng vốn”, Báo Đầu tư, ngày 21-4-2017, tr.7.

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 29/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí