kinh tế, góp vốn, mua cổ phần, không phải là để thực hiện dự án đầu tư. Hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là hoạt động cấp tín dụng.
Cấp tín dụng thông qua việc đầu tư vào trái phiếu bao gồm 2 dạng là: (i) NHTM trực tiếp đầu tư vào trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp; (ii) NHTM cấp tín dụng để khách hàng của NHTM đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, tức là NHTM đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp một cách gián tiếp thông qua chủ thể là khách hàng. Điều 107 luật các TCTD năm 2010 cho phép NHTM được trực tiếp mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp. Điều 104 Luật các TCTD năm 2010 cũng quy định NHTM được tham gia đấu thầu tín phiếu Kho bạc, mua, bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu NHNN và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ. Theo cách hiểu về NH đầu tư, đây cũng là là một biểu hiện của hoạt động NH đầu tư.
Việc đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp về bản chất là hoạt động cấp tín dụng nên bị giới hạn trong tổng dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng, đối với một khách hàng và người có liên quan của họ theo quy định tại điều 128 Luật các TCTD năm 2010 và quy định của NHNN Việt Nam về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD. Việc cấp tín dụng thông qua việc đầu tư vào trái phiếu Chính phủ có nhiều ưu điểm như: (i) khi nguồn vốn huy động nhiều, nhu cầu vay, hấp thụ vốn từ nền kinh tế không cao thì việc NHTM dùng tiền huy động được mua trái phiếu Chính phủ được xem là đã giải quyết được đầu ra cho dòng vốn huy động; (ii) việc đầu tư vào trái phiếu Chính phủ được xem là an toàn, không có rủi ro mất vốn, hay rủi ro được xem như là bằng 0; (iii) việc đầu tư vào trái phiếu Chính phủ còn có ý nghĩa là hỗ trợ Chính phủ thực hiện các chính sách lớn của nền kinh tế.
Thông tư 36/2014/TT-NHNN về các giới hạn, tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD lần đầu tiên quy định mức tối đa đầu tư trái phiếu Chính phủ của TCTD là 15% tổng nguồn vốn ngắn hạn đối với NHTM 100% vốn nhà nước và 35% tổng nguồn vốn ngắn hạn đối với NHTM cổ phần. Sau đó, Thông tư 06/2016/TT-NHNN quy định tăng tỉ lệ này đối với NHTM Nhà nước là 25%, vẫn giữ nguyên tỉ lệ này đối với NHTM cổ phần là 35%. Như vậy, việc giới hạn tỉ lệ nguồn vốn của NHTM để cấp tín dụng thông qua việc mua trái phiếu Chính phủ có sự phân biệt giữa NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần. Theo Thông tư 19/2017/TT-NHNN, NH được mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh so với Tổng Nợ phải trả bình quân của tháng liền kề trước đó theo tỷ lệ tối đa là 30%. Tuy việc đầu tư vào hoạt động cấp tín dụng thông qua việc mua trái phiếu Chính phủ có những ưu điểm như đã phân tích phía trên nhưng việc đặt ra giới hạn đối với việc cấp tín dụng (tối đa là 30%) thông qua việc đầu tư vào trái phiếu Chính phủ là cần thiết. Điều này xuất phát từ những bất lợi của việc đầu tư vào trái phiếu Chính phủ như sau:
Thứ nhất, tuy việc cấp tín dụng bằng kênh này tuy an toàn, được ví là rủi ro bằng 0, nhưng nếu không kiểm soát thì đồng vốn của NHTM sẽ không tập trung vào việc cho các chủ thể khác trong nền kinh tế vay, nhất là các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng vay để kinh doanh, phát triển nền kinh tế;
Thứ hai, nếu các NHTM chỉ tập trung đầu tư vào trái phiếu Chỉnh phủ sẽ làm gia tăng việc Chính phủ mắc nợ, làm hạn chế các hoạt động cấp tín dụng của NHTM cho các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Từ đó, việc này sẽ làm mất cân đối trong cơ cấu tín dụng của các NHTM;
Thứ ba, các trái phiếu Chính phủ thường có kỳ hạn dài, có khi lên đến 7 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm. Trong trường hợp đó, với thực trạng các NHTM chỉ huy động được phần lớn là nguồn vốn ngắn hạn thì việc cho Chính phủ vay trung và dài hạn sẽ dẫn đến rủi ro kỳ hạn và rủi ro thanh khoản cho các NHTM;
Thứ tư, lãi suất trái phiếu Chính phủ thường không cao bằng lãi suất mà các NHTM cho các chủ thể khác trong nền kinh tế vay. Chính vì thế, cho Chính phủ vay thông qua việc đầu tư vào trái phiếu Chính phủ là một việc làm không phải là tối ưu nếu xét về mặt kinh tế. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của NHTM do lãi suất trái phiếu Chính phủ thường thấp.
Đối với việc NHTM cấp tín dụng cho khách hàng của NHTM đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, trước đây, Điều 11 Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định TCTD không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết. Quy định này nhằm đảm bảo đồng vốn của NHTM được đầu tư vào những trái phiếu có tính luân chuyển trên thị trường. Có như thế, tính thanh khoản cho đồng vốn của NHTM được đảm bảo hơn. Tuy nhiên, quy định này chưa đặt ra giới hạn cho việc cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh tế trái phiếu doanh nghiệp đã niêm yết. Hiện nay, khoản 13 Điều 1 Thông tư 19/2017/TT-NHNN đã khắc phục được quy định trên bằng cách giới hạn TCTD chỉ được cấp tín dụng với thời hạn đến 01 (một) năm cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp và khi cấp tín dụng phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Việc cấp tín dụng phải đảm bảo các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định; b) tỷ lệ nợ xấu dưới 3%; c) Tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi ro theo quy định của pháp luật về cấp tín dụng, hệ thống kiểm soát nội bộ và trích lập đủ số tiền dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật.
Nếu việc góp vốn, mua cổ phần, đầu tư vào doanh nghiệp khiến cho NHTM trở thành chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu của doanh nghiệp thì việc đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp lại khiến cho NHTM trở thành chủ nợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với trái phiếu doanh nghiệp thông thường. Khi NH mua trái phiếu chuyển đổi phải thực hiện theo quy định của Luật các TCTD năm 2010 và hướng dẫn của NHNN Việt Nam về góp vốn, mua cổ phần. Lúc đó, NHTM trở thành cổ đông, thành viên của
Có thể bạn quan tâm!
- Những Quy Định Pháp Luật Để Hạn Chế Rủi Ro Trong Hoạt Động Sử Dụng Vốn Của Nhtm Thông Qua Việc Cấp Tín Dụng
- Quy Định Về Giới Hạn Sử Dụng Vốn Của Nhtm Để Cấp Tín Dụng
- Các Quy Định Của Pháp Luật Về Các Lĩnh Vực Cấp Tín Dụng Cụ Thể Của Nhtm
- Các Bất Cập Và Kiến Nghị Hoàn Thiện Pháp Luật Về Hoạt Động Sử Dụng Vốn Của Ngân Hàng Thương Mại Để Cấp Tín Dụng
- Bất Cập Và Kiến Nghị Liên Quan Quy Định Sử Dụng Vốn Ngắn Hạn Để Cho Vay Trung Và Dài Hạn
- Pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam - 20
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
doanh nghiệp chứ không phải là chủ nợ của doanh nghiệp. Vấn đề quan trọng kế tiếp là nguồn tiền để mua trái phiếu doanh nghiệp phải là từ nguồn vốn chủ sở hữu của chính NHTM. NHTM không được vay vốn của TCTD khác để mua trái phiếu doanh nghiệp254. Trên thực tế, lãi suất trái phiếu doanh nghiệp luôn cao hơn trái phiếu Chính phủ nhưng nếu xét về tính thanh khoản thì trái phiếu doanh nghiệp không có tính thanh khoản cao bằng trái phiếu Chính phủ. Do vậy, việc sử dụng vốn của NHTM để đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp có độ rủi ro cao hơn so với đầu tư vào trái phiếu Chính phủ. Chính vì vậy, khi tổng dư nợ cấp tín dụng là không đổi, tỉ lệ đầu tư vào trái phiếu Chính phủ
cao thì tỉ lệ đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp sẽ phải thấp đi và ngược lại.
Ngoài việc cấp tín dụng vào một số lĩnh vực như trên, hoạt động sử dụng vốn của NHTM còn được tiến hành để thực hiện các chính sách255 khác của nhà nước. Chính sách khác với các quy định của pháp luật ở chỗ, pháp luật dành cho nhiều chủ thể, nhiều lĩnh vực, nhiều địa bàn. Trong khi đó, chính sách là nhằm hướng đến một vài chủ thể, một vài lĩnh vực và địa bàn nhất định. Các chính sách chủ yếu liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM hiện nay gồm có: hướng dòng vốn của NHTM vào lĩnh vực nông nghiệp, vào các dự án đáp ứng yêu cầu về môi trường và vào sản xuất, kinh doanh; các chính sách khác về tiền tệ quốc gia của NHNN.
4.3.3. Cấp tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Việc NHTM dành sự quan tâm thích đáng, cấp tín dụng để nông nghiệp phát triển là điều phù hợp. Thực tế trong thời gian qua cho thấy, cấp tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp không phải là mục tiêu duy nhất của Agribank mà còn của nhiều NH khác. Sau đây là Biểu đồ về thị phần dư nợ tín dụng nông nghiệp tính đến 1-2014256:
254 Khoản 3 Điều 3 Thông tư 22/2016/TT-NHNN, được ban hành ngày 30-6-2016, hiệu lực thi hành từ 15-8-2016 255 Chính sách là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và vào tình hình thực tế mà đề ra (Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học (1998), Từ điển tiếng Việt, tr.180)
256 Nguyễn Thành Nam (2016), “Đánh giá về chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn”,
[https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh_chitiet?leftWidth=20%25&showFooter=f alse&showHeader=false&dDocName=SBV244150&rightWidth=0%25¢erWidth=80%25&_afrLoop=5341 218443478000#%40%3F_afrLoop%3D5341218443478000%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3D
SBV244150%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeade r%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dgl6om3to1_170], truy cập ngày 10-6-2018
Việc cấp tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp có những ưu điểm sau đây:
Thứ nhất, việc cấp tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp ít rủi ro hơn việc cấp tín dụng cho các lĩnh vực khác như BĐS, chứng khoán. Những rủi ro khi cấp tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu xuất phát từ các sự kiện bất khả kháng hay từ việc người nông dân trồng trọt theo kiểu “ăn xổi ở thì”, phải chịu lỗ từ việc trồng và cung cấp nông sản.
Thứ hai, việc cấp tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp có một ưu điểm là nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp được nhận cơ chế trần lãi suất ưu đãi thấp so với thị trường, được ưu đãi về vấn đề tài sản bảo đảm.
Theo Điều 15 Nghị định 55/2015/NĐ-CP, đối với dự án, phương thức sản xuất kinh doanh trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hoặc vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chủ thể đi vay có thể được vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% giá trị hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc tiêu thụ sản phẩm; các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 80% giá trị của dự án, phương án.
Kinh nghiệm tại Thái Lan là bằng cách hạ lãi suất để mở rộng tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp để đảm bảo nhu cầu vốn cho nông dân đặc biệt là vùng sâu vùng xa, NH trung ương Thái Lan có quyền kiểm soát chặt chẽ các NHTM trong lĩnh vực cho vay nông nghiệp257. Kinh nghiệm tại Kazakhstan cho thấy các NHTM cấp tín dụng cho những nhà chế biến đậu nành và lúa mì. Sau đó, chính các nhà chế biến này lại cho vay lại đối với các hộ nông dân (nhà cung cấp tiềm năng) để họ đầu tư vào thiết bị hoặc vào sản xuất258. Kinh nghiệm của hai quốc gia này rất đáng để Việt Nam quan tâm vì lý do
257 Trần Vũ Hải, “Hệ thống ngân hàng của một số nước châu Á, những bài học kinh nghiệm”, [https://luattaichinh.wordpress.com/2010/06/02/h%E1%BB%87-th%E1%BB%91ng-ngn-hng-c%E1%BB%A7a- m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-chu-nh%E1%BB%AFng-bi-h%E1%BB%8Dc- kinh-nghi%E1%BB%87m], truy cập ngày 20-2-2017
258 Nguyễn Văn Phận, Nguyễn Khắc Minh, Lê Phan Thanh Hòa (2017), “Bàn về vai trò của tín dụng ngân hàng trong phát triển chuỗi giá trị nông sản tại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, số 5, tháng 3-2017, tr.45.
sau đây: việc nhà nước giới hạn tỉ lệ cấp tín dụng sẽ khiến cho các NHTM khó có thể cho nhiều chủ thể vay vì có nguy cơ dẫn đến sự vi phạm các giới hạn. Nhưng, bằng cách thức của Kazakhstan, NHTM vừa có thể vẫn đảm bảo được các giới hạn vừa có thể cho được nhiều chủ thể vay, vừa tăng cường sự hỗ trợ giữa các nhà sản xuất, kinh doanh và các nhà cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh. Đây có thể xem là kiểu cho vay theo chuỗi theo mạng lưới.
Theo quan điểm của nghiên cứu sinh, việc các nhà nông tại Việt Nam hay chạy theo thị trường để quyết định việc trồng loại cây nào sẽ tạo ra tình trạng mất ổn định trong nông nghiệp. Bằng cách đặt ra quy định tăng cường cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nhà nước sẽ can thiệp được vào các quyết định trồng trọt của người nông dân thông qua các điều kiện trong HĐ tín dụng giữa NHTM với các chủ thể vay để phát triển nông nghiệp.
4.3.4. Quy định về cấp tín dụng cho các dự án đáp ứng yêu cầu về môi trường:
Trước và ngay sau thời điểm Luật các TCTD năm 2010 có hiệu lực, chưa có quy định về việc thúc đẩy việc cấp tín dụng cho các dự án về môi trường, về NH xanh. Về định nghĩa NH xanh theo nghĩa rộng, “Ngân hàng xanh là chính là Ngân hàng bền vững”259.
Hiện nay, các NHTM phải cân nhắc lựa chọn giữa hoạt động sử dụng vốn để cấp tín dụng nhằm mục đích sinh lợi và yêu cầu phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường khi cấp tín dụng. Nếu NHTM xem nặng vế thứ nhất thì phải hy sinh vế thứ hai và ngược lại. Trên thực tế, những dự án về trồng rừng, chống biến đổi khí hậu, phát triển năng lượng sạch, tái tạo năng lượng, v.v… là những dự án mà các NHTM cần quan tâm cấp vốn tín dụng để thực hiện nguyên tắc phát triển bền vững đã phân tích ở chương 2.
Theo tác giả của Giới thiệu về danh mục dự án xanh 260, việc triển khai tín dụng xanh tại Việt Nam hiện có một số khó khăn như: chưa có quy định cụ thể về lĩnh vực xanh, dự án xanh cần ưu tiên hỗ trợ; nhận thức củaTCTD về tín dụng xanh và rủi ro môi trường xã hội còn hạn chế; chưa có cán bộ được đào tạo chuyên sâu và chuyên trách trong việc đánh giá rủi ro môi trường; sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh còn chưa đa dạng. Trong khi đó, ngày 22-12-2015, Trung Quốc đã có “danh mục dự án xanh” được xây dựng bởi Ủy ban tài chính xanh của Hiệp hội tài chính và NH Trung Quốc 261.
259 Xem Trần Thị Thanh Tú, Trần Thị Hoàng Yến (2016), tlđd 95, tr.2
260 Trương Thị Hồng Liên (2017), “Giới thiệu về danh mục dự án xanh”, [file:///C:/Users/user/Downloads/Documents/TL%20Hoi%20nghi%20phat%20trien%20thi%20truong%20von% 20xanh%20VN.pdf], tài liệu Hội nghị Phát triển thị trường vốn xanh, ngày 10-11-2017, tải ngày 20-2-2018, tr.6
261 Qi Lan, “Đối thoại về tính bền vững của các thị trường mới nổi-Tài chính bền vững”, [file:///C:/Users/user/Downloads/Documents/TL%20Hoi%20nghi%20phat%20trien%20thi%20truong%20von% 20xanh%20VN.pdf], tài liệu Hội nghị Phát triển thị trường vốn xanh, ngày 10-11-2017, tải ngày 20-2-2018, tr.7, 12
Chính vì những điều còn hạn chế trong việc triển khai tín dụng xanh tại Việt Nam nên Quyết định 1604/QĐ-NHNN ban hành ngày 7-8-2018 đã đặt ra các mục tiêu hết sức cụ thể là phấn đấu đến năm 2025 sẽ có 100% các NH xây dựng được quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường và xã hội đối với hoạt động cấp tín dụng; ít nhất 10 đến 12 NH có đơn vị/ bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro môi trường và xã hội; 100% các NH thực hiện đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường cho các dự án được NH cấp vốn vay; xem rủi ro môi trường xã hội là một bộ phận của rủi ro trong việc cấp tín dụng.
4.3.5. Cấp tín dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh:
Về nội dung, pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM Việt Nam hiện nay đang đi theo hướng: giảm dần việc cho phép sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn; tập trung nhiều vào hoạt động của NH xanh, vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và phục vụ phát triển nông nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của của nền kinh tế; tăng dần hệ số rủi ro cho vay lĩnh vực BĐS, dùng hệ số rủi ro và giới hạn việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn nhằm giới hạn việc cấp tín dụng cho lĩnh vực BĐS. Nhờ những thay đổi này, hiện hay theo Báo cáo tháng 2-2018 của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn, tỷ trọng tín dụng trung dài hạn tiếp tục giảm. Theo đó, tín dụng trung dài hạn chiếm 53,0% tổng tín dụng (cùng kỳ tháng 1/2017 chiếm 55,2%), tín dụng ngắn hạn chiếm 47,0% tổng tín dụng (cùng kỳ tháng 1/2017 chiếm 44,9%)262. Như vậy, số liệu trên đã phản ánh được phần nào việc các quy định pháp luật đã thực sự áp dụng vào trong thực tiễn.
Đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh, có một chủ thể mà toàn xã hội luôn quan tâm là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đối tượng này hiện khó huy động vốn từ các NHTM do hầu như không đáp ứng yêu cầu về tài sản bảo đảm. Về vấn đề này, thực tiễn của Indonesia cho thấy từ năm 1974, các doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ tín dụng chủ yếu bằng các chương trình tín dụng trợ cấp và được cho các NHTM cho vay theo chỉ định của Chính phủ, được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo nhóm đối tượng, được vay với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường. Tuy nhiên, do bản chất của nguồn vốn NH thường là các nguồn vốn ngắn hạn nên phần lớn các khoản cho vay được dành cho các hoạt động kinh doanh ngắn hạn, chưa chú trọng tới các hoạt động kinh doanh dài hạn263. Bên cạnh đó, các NH bị NH Trung ương Indonesia khống chế tỉ lệ cấp tín dụng trên tổng
262 Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (2018), tlđd 144, tr.7
263 Võ Đức Toàn (2012), luận án tiến sĩ kinh tế “Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Linh Hiệp, file:///D:/tai%20lieu%20NCS/bai%20viet%20ve%20tin%20dung/Luanan_VoDucToan_Ncs13%20tin%20dung
%20voi%20DN%20nho%20va%20vua.pdf, tr.52
dư nợ cấp tín dụng theo lộ trình từng năm là 5% (năm 2015), 10% (năm 2016), 15% (năm 2017) và 20% (năm 2018)264.
4.4. Chế tài cho các hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động sử dụng vốn để cấp tín dụng
Việc đặt ra các quy định về hoạt động sử dụng vốn của NHTM thông qua việc cấp tín dụng như nêu trên sẽ không có ý nghĩa nếu chưa có các chế tài đi kèm để xử lý hành vi vi phạm. Thực tế cho thấy. việc tuân thủ quy định của pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM còn kém. Chế tài đối với hành vi vi phạm các quy định về hoạt động sử dụng vốn của NHTM để cấp tính dụng bao gồm chế tài hình sự và hành chính. Mục 4.4 này chỉ tập trung phân tích chế tài hình sự, loại chế tài nghiêm khắc nhất cho hành vi vi phạm các quy định về hoạt động sử dụng vốn đế cấp tín dụng.
Về mặt tội danh, Điều 179 Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10 (sau đây gọi tắt là BLHS năm 1999) quy định về “Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Trong vụ án liên quan đến bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như, các bị cáo Trần Thanh Thanh, Tống Nguyên Dũng, Bùi Ngọc Quyên, Hoàng Hương Giang, Phạm Thị Tuyết Anh, Đoàn Lê Du, Vũ Nguyễn Xuân Tiên, Huỳnh Trung Chí, Nguyễn Thị Phúc Ngân, Huỳnh Hữu Danh đã bị xử về tội danh nêu trên. Hành vi của các bị cáo đã tạo điều kiện cho bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt của các nhân viên ACB, Navibank đứng tên gửi tiền tại Vietinbank Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh và VIB Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh hàng trăm tỷ đồng, gây nên hậu quả đặc biệt nghiêm trọng265.
Việc quy định cấm cấp tín dụng cho một số đối tượng ở khoản 1 Điều 126 Luật các TCTD năm 2010 thường bị các NHTM nhiều lần vi phạm. Trong số những vi phạm trên thực tế có trường hợp của Tập đoàn điện lực Việt Nam, Geleximco và NHTM cổ phần An Bình; vụ việc liên quan đến vụ án của bị cáo Nguyễn Đức Kiên; vụ việc liên quan vụ án của bị cáo Phạm Công Danh, vụ việc của Agribank, Vietinbank, vụ việc liên quan đến Vietcombank.
* Về trường hợp của Agribank, theo thông báo số 188/TB-TTCP kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật tại Agribank, Thanh tra Chính phủ kết luận NH này đã vi phạm quy định liên quan đến việc huy động và cấp tín dụng như sau: chi hoa hồng môi giới cho TCTD không đúng đối tượng; vi phạm quy định về thẩm quyền cấp tín dụng như không có ủy quyền của Tổng giám đốc như quy định; vi phạm quy định về
264 Article 2 of the Regulation of Central Bank of Indonesia stipulates the minimum percentage of credit facility ratio which shall be provided to the SMEs, as follows: a. 2013 – 2014: credit ratio is depend on ability of such Bank which shall be stated on Business Plan; b. 2015: minimum ratio of credit or financing SMEs is 5% from the total credit; c. 2016: minimum ratio of credit or financing SMEs is 10% from total credit; d. 2017: minimum ratio of credit or financing SMEs is 15% from total credit; and e. 2018: minimum ratio of credit or financing SMEs is 20% from total credit.
265 Bản án hình sự sơ thẩm số 46/2014/HSST, ngày 27-01-2014, tr.121
cho huy động và cho vay vàng trên thị trường liên NH; vi phạm quy định về cấp tín dụng vượt giới hạn; cấp tín dụng cho Agriseco (công ty chứng khoán do Agribank nắm quyền kiểm soát); Agribank nhận tiền gửi và gửi tiền tại các TCTD khác; cho TCTD khác với với kỳ hạn từ 3 năm đến 5 năm trong khi nguồn vốn huy động là không xác định thời hạn; vi phạm quy trình cho vay, bảo lãnh266.
Vi phạm của Agribank trong trường hợp này là nghiêm trọng, do cố ý và không thể biện hộ do các hành vi trên được thực hiện trong các bối cảnh pháp lý sau: Luật các TCTD năm 2010 đã bỏ quy định về việc TCTD này được gửi tiền vào TCTD khác, đã có quy định về cấm huy động và cho vay bằng vàng trên thị trường liên NH; đã có quy định cấm cấp tín dụng vượt quá 20% vốn tự có của Agribank đối với các công ty con mà Agribank nắm quyền kiểm soát, đã có văn bản chỉ đạo của NHNN về vấn đề này.
* Về trường hợp của Vietinbank, theo thông báo số 980/TB-TTCP kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Vietinbank, Thanh tra Chính phủ kết luận NH này đã vi phạm quy định liên quan đến việc huy động lẫn cấp tín dụng như sau: (i) cơ cấu nguồn vốn cho vay trrung, dài hạn mất cân đối, chi hoa hồng môi giới, chi tiếp thị bằng tiền mặt không đúng quy định, (ii) việc cho vay sai phạm ở các nội dung: thẩm định phê duyệt cấp tín dụng khi chưa đáp ứng điều kiện về hồ sơ, giới hạn tín dụng cho vay, chứng từ giải ngân không đảm bảo, giải ngân không đúng mục đích, giải ngân để trả nợ cũ, (iii) việc trích lập các quỹ còn chưa phù hợp với quy định, sử dụng quỹ phúc lợi dành cho xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định mang tính chất đầu tư tài chính, chưa phân định rõ việc tạo phúc lợi cho người lao động267.
Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến rủi ro cho đồng vốn của NH. Về mặt hành vi: đó là những hành vi vi phạm pháp luật có tính hệ thống, có lỗi, xâm phạm trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực NH. Cụ thể, Vietinbank đã vi phạm các quy định về giới hạn cấp tín dụng trung dài hạn, phân bổ nguồn vốn của NHTM.
* Về trường hợp của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN: Vietnam Electricity) và tổng công ty xuất nhập khẩu Hà Nội (công ty Geleximco) là 2 cổ đông lớn của NHTM cổ phần An Bình. EVN là cổ đông chiến lược của NHTM cổ phần An Bình (ABBank) từ 2005. Tính đến 3-9-2015, EVN vẫn còn sở hữu 76.856. 018 cổ phần của ABBank, tương đương với 16.02% vốn điều lệ của NH này268.
Về mặt hành vi, cả EVN lẫn ABBank đều sai do vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật các TCTD năm 2010 về tỉ lệ sở hữu của cổ đông là tổ chức trong TCTD:
266 Thanh tra Chính phủ (2014), Thông báo số 188/TB-TTCP kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, ngày 27-1-2014, tr.2,3,4.
267 Thanh tra Chính phủ (2015), Thông báo số 980/TB-TTCP kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Vietinbank, ngày 20-4-2015, tr.2, 3, 5.
268 Tập đoàn điện lực Việt Nam, (2015), Bản công bố thông tin về việc thoái vốn của của tập đoàn điện lực Việt
Nam và tổng công ty điện lực thành phố Hà Nội đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình thông qua đấu giá, ngày 3-9-2015, tr.12, 16