Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 2

Chương 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHẤU TRỪ,

HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG


1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, KHẤU TRỪ VÀ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm thuế giá trị gia tăng

* Khái niệm thuế giá trị gia tăng

Thuật ngữ "Thuế giá trị gia tăng" tiếng Pháp là "Tax sur la Valuer Ajourtée" (viết tắt là TVA), tiếng Anh là :Value Added Tax: (viết tắt là GTGT).

Thuế GTGT lần đầu tiên được đề xuất áp dụng vào năm 1918 bởi một nhà kinh tế người Đức Carld Rilordrich Sienvens. Tuy nhiên, nước đầu tiên trên thế giới áp dụng thuế GTGT là nước Pháp, luật thuế GTGT của nước này được ban hành ngày 10/4/1954 và Nghị định hướng dẫn thi hành ngày 30/4/1955. Việc áp dụng thuế GTGT ở Pháp là kết quả của quá trình cải tổ hệ thống thuế mà trọng tâm là việc tăng cường và hoàn thiện các loại thuế gián thu.

Ngày 11/4/1967, Hội đồng các Bộ trưởng sáu nước thành viên ban đầu của Cộng đồng kinh tế Châu Âu đã có chỉ thị về việc hài hòa cân đối hệ thống thuế doanh thu của các nước thành viên và khuyến nghị các nước thành viên thống nhất thực hiện thuế GTGT trước ngày 01/01/1970.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Năm 1968, nước Đức chính thức áp dụng thuế GTGT để thay thế thuế doanh thu cũ nhưng vẫn giữ nguyên tên gọi là thuế doanh thu. Năm 1969, Hà Lan đưa luật thuế GTGT vào áp dụng.

Thái Lan áp dụng thuế GTGT kể từ ngày 01/01/1992. Thuế kinh doanh trước đây áp dụng ở Thái Lan bị coi là phức tạp và phiền hà, chủ yếu

Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 2

tác động trong lĩnh vực sản xuất. Trong một số trường hợp, còn làm tăng giá thành hàng hóa lên đến xấp xỉ 35% đã làm hạn chế sức tiêu thụ và xuất khẩu của hàng hóa. Sau khi áp dụng thuế GTGT thì hàng hóa Thái Lan đã có những lợi thế cạnh tranh rất lớn so với hàng hóa các nước khác trong khu vực.

Nhìn chung, các quốc gia thuộc khối Liên minh châu Âu, châu Phi, châu Mỹ La tinh và một số quốc gia châu Á đã áp dụng thuế GTGT. Tính đến nay, đã có khoảng hơn 130 quốc gia áp dụng thuế GTGT, các quốc gia khác cũng đang trong thời kỳ nghiên cứu loại thuế này.

Đặc biệt, Mỹ là một nước có nền kinh tế phát triển nhưng lại không áp dụng thuế GTGT. Theo cấu trúc pháp luật của Mỹ, ngoài hệ thống pháp luật thuế chung cho toàn Liên bang thì mỗi Bang lại có hệ thống pháp luật thuế riêng của mình. Nếu đặt ra thuế GTGT trên toàn Liên bang thì phải cộng thêm thuế GTGT toàn Liên bang vào phần thuế thu ở từng bang, đây là vấn đề rất phức tạp và khó thực hiện. Thuế doanh thu ở Mỹ chỉ đánh trên khâu bán lẻ, do đó về nguyên tắc không có việc đánh thuế trùng lặp. Mỹ hiện đã áp dụng công nghệ tin học tiên tiến vào phục vụ công tác quản lý thuế. Mặt khác, người dân Mỹ lại rất tự giác thực hiện chế độ hóa đơn, chứng từ trong mua bán nên cơ quan thuế dễ dàng đối chiếu chính xác, thuận tiện giữa doanh thu và chi phí của các đối tượng nộp thuế. Vì vậy, không có sự thu thuế trùng lặp tại nước Mỹ. Trong quá trình quản lý thuế, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về thuế GTGT một cách quy mô, nghiêm túc nhưng đến nay, Chính phủ Mỹ vẫn quyết định không áp dụng thuế GTGT tại nước Mỹ.

Trước khi thuế GTGT xuất hiện thì thuế doanh thu được các quốc gia trên thế giới áp dụng nhằm điều tiết tiêu dùng xã hội. Căn cứ để tính thuế doanh thu là doanh thu chịu thuế. Tuy nhiên, trong doanh thu chịu thuế đã bao gồm cả thuế doanh thu ở khâu sản xuất, kinh doanh trước đó nên thuế doanh thu ở các khâu trước đã trở thành chi phí sản xuất, kinh doanh ở khâu sau. Quy định này, dẫn đến tình trạng thuế đánh trùng trên thuế, làm tăng giá vốn

hàng hóa, dịch vụ, hàng hóa nội địa đã khiến người tiêu dùng phải chịu với mức giá cao đồng thời giảm tính cạnh tranh của hàng hóa, không kích thích được hàng hóa xuất khẩu. Nhược điểm trùng lặp thuế không còn phù hợp đối với nền kinh tế hiện đại. Thuế GTGT ra đời là sự thay thế hợp lý, mang tính tất yếu khách quan.

Ở Việt Nam, Luật thuế GTGT lần đầu tiên được Quốc hội khóa IX thông qua ngày 10/5/1997 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/1999. Tính đến nay, Luật đã trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung. Gần đây nhất, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 03/6/2008 đã thông qua Luật thuế GTGT, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009.

Tại Điều 2, Luật thuế GTGT của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 quy định: "Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng" [29].

Như vậy, thuế GTGT được coi là một loại thuế tiêu dùng và là thuế gián thu nhằm đánh vào hành vi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ nhưng được thu ở khâu bán hàng. Nói một cách khác, thuế GTGT là sắc thuế áp dụng đối với giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ ở tất cả các khâu từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đặc biệt, thuế GTGT đánh vào khâu cuối cùng (khâu tiêu dùng) sẽ bằng tổng giá trị các lần đánh thuế của các khâu trước đó.

Dưới góc độ pháp lý, thuế GTGT là nghĩa vụ tài chính theo đó người chịu thuế phải nộp một phần thu nhập của mình cho nhà nước, thông qua hành vi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Trong thực tế, phần đông các chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế GTGT không tự nguyện nộp thuế nếu như nhà nước không ràng buộc họ bằng các nghĩa vụ pháp lý bắt buộc. Vì vậy, những nội dung cơ bản về thuế GTGT đã được quy định trong Luật thuế GTGT năm 2008, gồm 4 chương, 12 điều.

* Đặc điểm thuế GTGT


Đặc điểm của thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trên bình diện rộng. Tính gián thu của thuế GTGT được thể hiện qua đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế là hai chủ thể hoàn toàn khác nhau. Mặt khác, sắc thuế này cũng mang bản chất liên hoàn và có tính trung lập kinh tế cao, mang những đặc tính cơ bản, đặc trưng của một sắc thuế khoa học, tiên tiến như: tính lũy thoái, điều tiết hành vi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, đặc điểm chính, chủ yếu của thuế GTGT là: Thuế GTGT là sắc thuế gián thu đánh trên bình diện rộng, thuế GTGT gắn liền với chế độ sổ sách kế toán và hóa đơn chứng từ.

- Thuế GTGT là sắc thuế gián thu đánh trên bình diện rộng


Thuế GTGT được coi là một sắc thuế gián thu tiêu biểu. Thuế GTGT không trực tiếp đánh vào thu nhập và tài sản của người nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa, dịch vụ. Tính gián thu thể hiện dưới góc độ pháp lý là quan hệ tay ba giữa nhà nước - người sản xuất, kinh doanh (nộp thuế) - người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ (chịu thuế).

Về nguyên tắc, người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ là người chịu thuế nên việc đánh thuế GTGT vào khâu tiêu dùng là đủ. Hiểu một cách đơn giản nhất thì quan hệ nghĩa vụ thuế GTGT là quan hệ giữa người có quyền (Nhà nước) với người có nghĩa vụ (người tiêu dùng). Thế nhưng, trong quan hệ thuế GTGT, ngoài hai chủ thể này còn xuất hiện một loại chủ thể đặc biệt là (đối tượng nộp thuế). Tuy về lý thuyết không có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước, nhưng đối tượng nộp thuế lại giữ vị trí hết sức quan trọng, nhiều khi có tính quyết định trong quan hệ thuế GTGT. Đối tượng nộp thuế thường thay mặt nhà nước thu hộ thuế GTGT của người tiêu dùng. Trong thực tế, chúng ta nhận thấy tần suất xuất hiện của loại chủ thể - đối tượng nộp thuế - thường xuyên hơn và xuất hiện nhiều hơn loại chủ thể - Người tiêu dùng.

Theo nguyên lý của thuế gián thu, pháp luật thuế GTGT cần phải xác định rõ người chịu thuế để đảm bảo tính điều tiết tiêu dùng của thuế GTGT. Nếu phải chờ đến khâu tiêu dùng cuối cùng mới thu thuế sẽ làm chậm quá trình tập trung nguồn lực xã hội cho ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến chi tiêu của nhà nước, hơn nữa, việc phân biệt hành vi chuyển giao tài sản hoặc cung cấp dịch vụ là phải tính thuế GTGT. Cách thức quy định này được áp dụng phổ biến ở nhiều nước nhằm san sẻ một phần trách nhiệm thu thuế cho cơ sở kinh doanh.

Trường hợp xác định là hành vi tiêu dùng trung gian thì số thuế sẽ được tự động chuyển vào giá bán hàng cho người mua ở giai đoạn sau. Việc đánh thuế vào hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế không những giúp nhà nước huy động kịp thời nguồn thu cho ngân sách mà còn nâng cao trách nhiệm của người nộp thuế trong việc thực hiện nghiêm chỉnh chế độ sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ.

Chủ thể thứ ba - đối tượng nộp thuế - thay mặt nhà nước trực tiếp tính thuế và thu thuế GTGT khi bán hàng. Người mua hàng thanh toán tiền hàng và thuế GTGT theo hóa đơn GTGT do người bán hàng lập. Sau đó, người nộp thuế có nghĩa vụ nộp lại số thuế đã thu được từ người chịu thuế cho nhà nước. Để nâng cao tính hiệu quả trong quản lý hoạt động thu nộp thuế, hạn chế hành vi gian lận thuế GTGT. Nhà nước coi người nộp thuế là đối tượng quản lý thuế và quy định các điều kiện đối với người nộp thuế như: đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế, đảm bảo các cơ sở vật chất, nhân sự…

Theo quy định của pháp luật thuế GTGT ở nước ta hiện nay, đối tượng nộp thuế rất rộng, bao gồm: tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT. Với những đối tượng buôn bán nhỏ lẻ thì việc áp dụng thuế GTGT gặp nhiều khó khăn, bởi thực tế họ không đáp ứng được đòi hỏi khắt khe về sổ sách, hóa đơn, chứng từ. Hơn nữa, với đối tượng này, phương pháp

tính thuế được áp dụng là phương pháp tính trực tiếp trên GTGT đã dẫn đến tình trạng bất bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT.

Người chịu thuế GTGT là người tiêu dùng cuối cùng hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT. Hành vi tiêu dùng cuối cùng đã đưa hàng hóa, dịch vụ thoát khỏi quá trình lưu thông trên thị trường. Người tiêu dùng là một khái niệm rất rộng, họ có thể là cá nhân, tổ chức, hay cơ quan nhà nước. Người nộp thuế cũng có thể trở thành người tiêu dùng nếu họ có hành vi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế. Luật thuế GTGT nước ta hiện nay không có quy định nào giới hạn người tiêu dùng. Chính vì vậy, thuế GTGT thuộc loại thuế tiêu dùng đánh trên bình diện rộng.

- Thuế GTGT gắn liền với chế độ sổ sách kế toán và hóa đơn, chứng từ

Thuế GTGT là sắc thuế có đòi hỏi nghiệp vụ kế toán rất khắt khe trong hệ thống các sắc thuế hiện hành. Xuất phát từ bản chất của thuế GTGT là đánh vào GTGT của hàng hóa, dịch vụ. Muốn xác định GTGT không có cách gì khác chủ thể nộp thuế GTGT phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ.

Thuế GTGT năm 2008, có một hệ thống hóa đơn, biểu mẫu chứng từ đồ sộ. Các hóa đơn, chứng từ ghi nhận thuế GTGT được quy định rất chặt chẽ cả về hình thức lẫn cách thức sử dụng. Nếu cơ sở kinh doanh không có trình độ kế toán nhất định, sẽ không thể thực hiện tốt chế độ kê khai trong quá trình quản lý, kê khai, nộp thuế GTGT.

Với mỗi loại hình kinh doanh lại có loại hóa đơn sử dụng riêng, cụ thể: Đối với các cơ sở kinh doanh thì nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT thì sử dụng loại hóa đơn thông thường. Đối với mỗi hoạt động kinh doanh thương mại khác nhau, pháp luật thuế GTGT sẽ yêu cầu một loại hình hóa đơn cụ thể như: Đối với mua bán hàng nông, lâm, thủy sản qua sơ chế sẽ sử dụng hóa đơn thu mua hàng nông, lâm, thủy sản...

Thuế GTGT được ghi nhận trên hóa đơn, chứng từ, căn cứ vào hóa đơn, chứng từ của các nhà sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm lập sổ, sách kế toán theo quy định pháp luật. Người nộp thuế được khấu trừ số thuế đầu vào đã nộp, do đó, tổng số thuế ở các công đoạn của quá trình sản xuất, lưu thông sản phẩm luôn bằng giá bán cuối cùng nhân với thuế suất.

Hóa đơn, chứng từ lại giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thu, nộp thuế GTGT. Nếu thuế GTGT tách rời khỏi hóa đơn, chứng từ thì sẽ không thể triển khai thực hiện được trên thực tế. Trong một đất nước mà các cơ sở kinh doanh không thực hiện tốt chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ thì thuế GTGT ở nước đó không thể phát huy được hết những tác dụng tích cực vốn có.

Những ưu điểm của thuế GTGT như khuyến khích đầu tư, xuất khẩu hàng hóa, trung lập kinh tế... chỉ được bảo đảm khi ý thức tự giác chấp hành pháp luật thuế của người dân được nâng cao, cơ chế tự kiểm soát của thương trường tiên tiến, thuận lợi và việc sử dụng hóa đơn, chứng từ khi bán hàng hóa, dịch vụ đã trở thành thói quen của người tiêu dùng.

Việc hoàn thiện các quy định pháp luật về hóa đơn, chứng từ và chế độ sử dụng hóa đơn, chứng từ là một nội dung quan trọng của pháp luật thuế GTGT nhằm xây dựng ý thức tự giác sử dụng hóa đơn, chứng từ trong đại bộ phận dân chúng. Trước thời điểm Luật thuế GTGT chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009, thì Chính phủ đã có những bước nghiên cứu, thử nghiệm, cũng như chuẩn bị về nhân sự, cơ sở vật chất, mặt bằng nghiệp vụ kế toán. Vì vậy, xét trên các phương diện này cho thấy, thuế GTGT đã góp phần thúc đẩy các cơ sở sản xuất, kinh doanh chấp hành nghiêm chỉnh quy định lập sổ, sách kế toán, quản lý hóa đơn, chứng từ.

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng

* Khái niệm về khấu trừ và hoàn thuế GTGT:

Tại Khoản 1, điểm a, Điều 10 luật thuế GTGT quy định: "Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia

tăng đầu ra trừ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ" [29]. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 7 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/12/2008 thì: "Số thuế giá trị gia tăng phải nộp tính theo phương pháp khấu trừ bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra (-) số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ" [11]. Khấu trừ thuế là căn cứ quan trọng trong việc hoàn thuế GTGT hiện nay.

Tại chương III, Điều 10, Nghị định số 123/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế GTGT của Việt Nam quy định về hoàn thuế GTGT như sau: "Việc hoàn thuế giá trị gia tăng thực hiện theo quy định tại Điều 13 Luật Thuế giá trị gia tăng..." [11].

Tại Điều 52, Luật thuế giá trị gia tăng của nước Cộng hòa Serbia được đăng trong "Công báo" số 84/2004 ngày 24/7/2004 và số 86/2004 ngày 30/7/2004 quy định: "Nếu số thuế đầu vào cao hơn số tiền nợ thuế, người nộp thuế giá trị gia tăng được hoàn trả phần thuế chênh lệch…" "hoàn trả thuế giá trị gia tăng trong vòng 15 ngày đối với người nộp thuế chủ yếu thực hiện cung cấp hàng hóa ở nước ngoài" 51.

Tại Điều 24, Luật Thuế GTGT của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ngày 16/01/2007 quy định về hoàn thuế GTGT như sau: "… đối với các nhà khai thác kinh doanh có thu nhập doanh nghiệp xuất phát từ hoạt động sản xuất trong nước hoặc hoạt động xuất khẩu, nếu gia tăng giá trị thuế đầu vào thì được khấu trừ không hoàn toàn trong tháng, chỉ có tỷ lệ xuất khẩu sẽ được hoàn thuế giá trị gia tăng …" 47"hoàn thuế giá trị gia tăng được thực hiện khi có văn bản của cấp có thẩm quyền về thuế…" 47.

Như vậy, hoàn thuế GTGT được hiểu là việc cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền hoàn trả lại cho đối tượng số tiền thuế GTGT đã nộp thừa hoặc chưa được khấu trừ hết. Việc hoàn thuế GTGT được thực hiện theo yêu cầu của các chủ thể khi họ đáp ứng đủ các điều kiện hoàn thuế GTGT theo quy định của pháp luật.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 18/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí