Quy Trình, Thời Hạn Giải Quyết Hoàn Thuế Giá Trị Gia Tăng

khoản của ngân hàng cùng hệ thống với nhà cung cấp hàng nên đã không được xét hoàn thuế.

Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện nay của các doanh nghiệp, nhà nước đều đang khuyến khích và bảo đảm quyền tự do, hoạt động sản xuất kinh doanh, quyền được chủ động tiến hành hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh miễn là không vi phạm pháp luật. Thực tế, ngoài hình thức thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán thì trong thực tế, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn các hình thức thanh toán khác như: thanh toán trực tiếp qua ngân hàng (chuyển tiền thẳng tiền vào tài khoản của bên bán), thư tín dụng…

Như vậy, phải giải quyết như thế nào đối với các trường hợp thanh toán qua ngân hàng dưới các hình thức khác mà không phải là "chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán". Những trường hợp này, mặc dù doanh nghiệp không đáp ứng đúng điều kiện thanh toán qua ngân hàng thì doanh nghiệp liệu có cơ hội để được xem xét hoàn thuế GTGT nữa hay không?

Trong trường hợp này, nếu như đối với trường hợp gia công chuyển tiếp; gia công hàng hóa xuất khẩu tại chỗ thì phải tính và nộp thuế GTGT như hàng hóa tiêu thụ nội địa. Mặt khác, một số doanh nghiệp cũng gặp phải vướng mắc trong công tác hoàn thuế do chứng từ thanh toán (giấy báo có của ngân hàng về số tiền mà phía nước ngoài thanh toán không thể hiện rõ đơn vị trả tiền và nội dung thanh toán) thì cũng không được xem là chứng từ thanh toán hợp lệ để được hoàn thuế GTGT.

Quy định điều kiện thanh toán qua ngân hàng nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, ngăn chặn mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, gian lận trong hoàn thuế GTGT. Đây là quy định mới trong Luật thuế GTGT năm 2008 so với các luật trước đó. Tuy nhiên, nếu dùng các mệnh lệnh hoặc áp đặt quy định hành chính ngay lập tức đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hay các nghiệp vụ kinh tế như điều kiện thanh toán qua ngân hàng làm

điều kiện xét hoàn thuế cho các chủ thể đã gây khó khăn và ảnh không không đến các doanh nghiệp và các chủ thể hoàn thuế GTGT.

Hiện nay, Cục thuế một số tỉnh, thành đã chấp nhận hoàn thuế nhưng cũng có một số Cục thuế tỉnh khác thì vẫn lúng túng chưa giải quyết hoàn thuế cho doanh nghiệp và các chủ thể hoàn thuế.

Ví dụ 4: Cơ quan thuế Buôn Ma Thuột và một số tỉnh, thành đã chấp nhận hoàn thuế GTGT cho những trường hợp doanh nghiệp nộp tiền mặt vào tài khoản bên bán trước ngày 20/3/2009. Trong khi đó, ở Thành phố Hồ Chí Minh, doanh nghiệp vẫn đang còn chờ đợi. Hàng chục tỉ đồng tiền hoàn thuế của doanh nghiệp đang "kẹt cứng" trong cơ quan thuế trong khi doanh nghiệp hàng ngày phải trả lãi suất ngân hàng.

Hiện rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do quy định giao dịch từ 20 triệu đồng trở lên phải thanh toán qua ngân hàng. Hội doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đang tập hợp danh sách các doanh nghiệp này để trình Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị hướng giải quyết để doanh nghiệp được hoàn thuế 32.

* Bất cập tiếp theo là việc thanh toán qua ngân hàng làm mất nhiều thời gian của các doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Thông thường việc thanh toán qua cùng một hệ thống ngân hàng đã mất đến từ 1 đến 2 ngày, chưa kể nếu rơi vào thứ bảy, chủ nhật thì sẽ mất đến 3 đến 4 ngày. Trong khi đó, bên bán chỉ thực hiện giao hàng hóa, dịch vụ khi đã nhận được tiền trong tài khoản. Điều này đã gây bất tiện cho các doanh nghiệp, đôi khi còn mất cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp.

Ví dụ 5: Mới đây, một loạt các công ty chuyên xuất khẩu cà phê, đã gửi đơn kiến nghị đến Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh xem xét cho công ty được hoàn hàng tỉ đồng tiền thuế GTGT.

Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 6

Do đặc thù của việc kinh doanh cà phê là chốt giá với khách hàng nước ngoài và chốt giá với nhà cung cấp trong nước cùng một thời điểm. Nên

doanh nghiệp phải chuyển trả tiền ngay cho nhà cung cấp để nhận hàng trong ngày. Vì tài khoản của công ty và tài khoản của nhà cung cấp mở ở hai hệ thống ngân hàng khác nhau và khác địa bàn, nên nếu chuyển tiền phải mất 2-3 ngày sau nhà cung cấp hàng mới nhận được tiền.

Vì vậy, "nhiều công ty nộp tiền trực tiếp vào một ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh có cùng hệ thống với ngân hàng mà nhà cung cấp mở tài khoản nhằm thanh toán qua ngân hàng cùng hệ thống (khác địa bàn) để nhà cung ứng nhận được tiền ngay" 32.

Nhìn chung, tại Điểm 1.3 Chương III Thông tư 129/2008/TT-BTC quy định điều kiện khấu trừ, hoàn thuế thuế GTGT đầu vào đối với hoạt động mua bán hàng hóa có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên là: Có hóa đơn GTGT, có chứng từ thanh toán qua ngân hàng… vẫn còn thiếu rõ ràng, văn bản hướng dẫn về các hình thức thanh toán khác của ngân hàng lại chưa có, thì dịch vụ thanh toán được thực hiện còn mang tính thủ công, mất nhiều thời gian, cơ quan thuế không linh hoạt khi xử lý hoàn thuế... đã gây phiền toái khiến cho nhiều doanh nghiệp thiệt thòi và nhọc nhằn trong hoàn thuế. Đây cũng là lý do dẫn đến nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu, điều kiện hợp pháp, hợp lệ để được hoàn thuế.

Bất cập về các điều kiện hoàn thuế GTGT đã khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng "nhiều tỷ đồng tiền hoàn thuế của các doanh nghiệp" vẫn đang tồn đọng tại cơ quan thuế, thay vì việc họ được hưởng hỗ trợ cần thiết của nhà nước thì doanh nghiệp lại phải gồng mình trả lãi ngân hàng hàng ngày.‌


2.3. QUY TRÌNH, THỜI HẠN GIẢI QUYẾT HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG


2.3.1. Quy trình hoàn thuế giá trị gia tăng

Nhằm thống nhất thủ tục hành chính trong các quy định của pháp luật thuế, Luật Quản lý thuế về hoàn thuế, ngày 14/10/2009, Tổng cục Thuế đã có Quyết định số 1485/QĐ-TCT về việc ban hành Quy trình hoàn thuế áp dụng

giải quyết đối với hoàn thuế GTGT theo quy định của Luật thuế GTGT bao gồm năm bước công việc cụ thể sau đây:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế

Việc tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế được thực hiện theo quy định của Quy chế hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của người nộp thuế theo cơ chế "một cửa" ban hành kèm theo Quyết định số 78/2007/QĐ-BTC.

Bước 2: Phân loại hồ sơ hoàn thuế

Kiểm tra, đối chiếu với quy định hiện hành để phân loại hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau hoặc kiểm tra trước khi hoàn thuế và các trường hợp hoàn thuế khác.

Thời gian thực hiện các công việc nêu trên chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ do bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển đến.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ hoàn thuế

Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau (gồm có phân tích hồ sơ, đề xuất hoàn thuế). Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì chậm nhất là mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, cơ quan thuế phải ra quyết định hoàn thuế theo mẫu số 04/HTBT ban hành kèm theo Thông tư 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hoặc thông báo bằng văn bản về việc chuyển hồ sơ sang diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau hoặc thông báo lý do không hoàn thuế.

Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau (kiểm tra hồ sơ tại cơ quan thuế, kiểm tra hoàn thuế tại trụ sở người nộp thuế, đề xuất hoàn thuế). Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau thì chậm nhất là sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, cơ quan thuế phải quyết định hoàn thuế hoặc thông báo lý do không hoàn thuế.

Thẩm định hồ sơ hoàn thuế do Chi cục Thuế (CCT) chuyển lên trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Bước 4: Thẩm định pháp chế

Bộ phận pháp chế thực hiện thẩm định về pháp chế đối với hồ sơ hoàn thuế. Thời hạn thẩm định hồ sơ chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định hoàn thuế.

Bộ phận pháp chế chuyển trả kết quả thẩm định kèm theo toàn bộ hồ sơ đến bộ phận đã đề nghị thẩm định.

Bước 5: Quyết định hoàn thuế

Gồm có phê duyệt hoàn thuế, lưu hành văn bản thuế, lập chứng từ thu chi liên quan đến hoàn thuế.

Mặc dù đã quy định rất chi tiết thời hạn giải quyết hoàn thuế đối với các trường hợp nhưng lại các văn bản trên lại không nêu rõ ràng cụ thể trường hợp nào thuộc diện "hoàn thuế trước, kiểm tra sau" hoặc "kiểm tra trước, hoàn thuế sau" gây rất nhiều lúng túng cho các đối tượng hoàn thuế.

Mặt khác, để hạn chế việc trốn thuế nên các chính sách của các cơ quan quản lý đưa ra cũng chặt chẽ hơn. Nhưng đây cũng là một trong những lý do khiến cho quy trình, thủ tục hoàn thuế cho doanh nghiệp... bị phàn nàn là rườm rà, nhiêu khê. Thậm chí khi áp dụng biện pháp "kiểm tra trước, hoàn thuế sau", có doanh nghiệp lại cho rằng mình bị cơ quan thuế áp dụng biện pháp không bình đẳng như dành cho "kẻ gian". Vì vậy, vô hình chung người ngay, cũng bị áp dụng các biện pháp như dành cho kẻ gian.

Quy trình hoàn thuế GTGT cho hàng hóa thực xuất khẩu có những đặc thù nhất định:

Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, vướng mắc lớn thường gặp khi hoàn thuế là trong thủ tục thanh toán tiền của bên nhập khẩu phía nước ngoài chưa phù hợp với nội dung hợp đồng xuất khẩu đã ký theo qui định. Do đó, trong

quá trình giải quyết hoàn thuế GTGT cho các đối tượng hoàn thuế, cơ quan thuế phải mất nhiều thời gian chỉ dẫn và yêu cầu các đối tượng xin hoàn thuế bổ sung hồ sơ, thực hiện đúng quy định, quy trình hoàn thuế. Do vậy, ngày 30/6/2010, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 94/2010/TT-BTC hướng dẫn về hoàn thuế GTGT đầu vào cho hàng hóa thực xuất khẩu. Thông tư 94/2010/TT-BTC có hiệu lực vào ngày 14/08/2010 thay thế Thông tư số 04/2009/TT-BTC và hướng dẫn thêm quy trình hoàn thuế cho một số trường hợp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế của quy định cũ như sau:

Được hoàn 100% số thuế GTGT đầu vào trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu thanh toán theo phương thức trả chậm, được ghi rõ trong hợp đồng xuất khẩu mà vẫn chưa đến hạn thanh toán;

Được hoàn 90% số thuế GTGT đầu vào nếu chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng trong các trường hợp sau:

- Trường hợp xuất khẩu ủy thác và khoản thanh toán của bên nhận ủy thác cho bên ủy thác phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng;

- Trường hợp điều chỉnh giá bán hàng hóa đã xuất khẩu và thỏa mãn các điều kiện sau: (a) có phụ lục điều chỉnh giá bán; (b) có hóa đơn GTGT điều chỉnh theo giá bán mới. (c) thỏa mãn các điều kiện về khấu trừ đối với hàng xuất khẩu;

- Trường hợp thay đổi doanh thu xuất khẩu và giá trị thanh toán qua ngân hàng vì hàng hóa xuất khẩu tăng/giảm trọng lượng, thể tích tự nhiên trong quá trình vận chuyển do tính chất lý hóa của hàng hóa;

Không được hoàn thuế GTGT đầu vào hoặc bị thu hồi nếu đã được hoàn trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu bị khách hàng nước ngoài trả lại.

Trường hợp hai bên mua bán điều chỉnh thời hạn thanh toán, thì phải cung cấp ngay văn bản thỏa thuận điều chỉnh thời hạn thanh toán cho cơ quan thuế trong thời hạn 03 (ba) ngày, kể từ ngày ký.

Trường hợp đến thời hạn thanh toán theo hợp đồng xuất khẩu, nếu người nộp thuế chưa xuất trình được chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì ngoài việc bị thu hồi số tiền thuế đã tạm hoàn tương ứng, còn bị xử phạt về hành vi khai sai dẫn tới tăng số tiền thuế được hoàn.

Trường hợp hợp đồng xuất khẩu không ghi rõ thời hạn thanh toán thì sau 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày được tạm hoàn 90% số thuế GTGT đầu vào, nếu người nộp thuế không có giải trình phù hợp thì cơ quan thuế thực hiện kiểm tra sau hoàn thuế, làm rõ lý do chậm xuất trình chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Trường hợp xác định doanh nghiệp có sai phạm không đáp ứng điều kiện hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu thì thu hồi tiền thuế GTGT đã tạm hoàn và xử phạt vi phạm về thuế theo pháp luật.

Trong khi số lượng hồ sơ hoàn thuế theo hướng ngày càng nhiều lên, mà lực lượng cán bộ thuế làm về công tác giải quyết hồ sơ hoàn thuế ở các tỉnh, thành phố vẫn còn hạn chế… Hệ thống cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị mà cụ thể là hệ thống máy tính lưu trữ, tác nghiệp về thuế chưa được kết nối trong phạm vi cả nước đã ảnh hưởng không nhỏ trong công tác kiểm tra, xác minh hóa đơn, chứng từ trong bộ hồ sơ xin hoàn thuế của cán bộ làm công tác giải quyết các thủ tục về hoàn thuế GTGT… Chính những vướng mắc, tồn tại kể trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ trong việc giải quyết hoàn thuế của các cơ quan chức năng.

Theo ông Huỳnh Minh Trí, Phó Cục trưởng Cục thuế tỉnh Bình Dương nhận xét "Việc kiểm tra, xác minh hóa đơn rất khó, có khi chúng tôi gửi đi xác minh nhưng rất lâu mới được phúc đáp. Thậm chí 70 - 80% hóa đơn, chứng từ gửi đi mà không có hồi âm… Trong khi đó, việc kiểm tra sau hoàn thuế cũng chỉ chủ yếu dựa trên hồ sơ mà thôi…" 30. Nhận xét trên đây của ông Trí thực ra cũng thể hiện tình hình chung của các Cục thuế các tỉnh, thành phố trên phạm vi toàn quốc trong việc hoàn thuế GTGT.

2.3.2. Thời hạn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng

Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 quy định thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế tối đa là sau 60 ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp ngành thuế nghi ngờ doanh nghiệp gian lận thuế GTGT, cần có thời gian để xác minh thì thời hạn 15 ngày là không đủ, bởi vì việc xác minh các hóa đơn mất rất nhiều thời gian, thậm chí số hồ sơ gửi đi xác minh còn không được cơ quan thuế các địa phương phản hồi. Trong trường hợp này, ngành thuế buộc phải hoàn thuế cho doanh nghiệp. Do bức xúc với tình trạng ngân sách nhà nước bị rút ruột do gian lận thuế GTGT, hiện nay cơ quan thuế chỉ đảm bảo hoàn thuế theo thời hạn 15 ngày trong những trường hợp thanh toán qua ngân hàng, những trường hợp xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới hoặc thanh toán bằng tiền mặt thì ngành thuế không đảm bảo thời hạn 15 ngày.

Với cơ chế chính sách "tiền thoái, hậu kiểm" thực sự tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, giải phóng nguồn vốn, quay vòng vốn nhanh, bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp là đối tượng nộp thuế GTGT. Qui định về thời hạn xem xét hồ sơ hoàn thuế rất chặt, trung bình là trong vòng 15 ngày, nhưng không quá 30 ngày. Do vậy, một số doanh nghiệp đã gian lận hồ sơ chứng từ giả mạo để chiếm đoạt hàng tỷ đồng tiền hoàn thuế. Việc kiểm tra đối chiếu các chứng từ không thể thực hiện ngày một ngày hai, đặc biệt trong trường hợp người bán, người mua ở địa bàn khác nhau.‌


2.4. HỒ SƠ, HÓA ĐƠN HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG


2.4.1. Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng

* Theo quy định tại Điều 58 Luật quản lý thuế 2006, hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp trong ba tháng liên tục có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết hoặc đối với trường hợp đang trong giai đoạn đầu tư chưa có thuế GTGT đầu ra bao gồm:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2023