Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 1


MỤC LỤC




Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục


Danh mục các từ viết tắt


MỞ ĐẦU

1

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHẤU TRỪ, HOÀN THUẾ GIÁ

6

TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG


1.1.

Khái niệm, đặc điểm thuế giá trị gia tăng, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng

6

1.1.1.

Khái niệm, đặc điểm thuế giá trị gia tăng

6

1.1.2.

Khái niệm, đặc điểm về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng

12

1.2.

Các nguyên tắc hoàn thuế giá trị gia tăng

18

1.3.

Vai trò, ý nghĩa của hoàn thuế giá trị gia tăng

20

1.4.

Nội dung của pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng

23


Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ

27


GIA TĂNG Ở VIỆT NAM


2.1.

Đối tượng và các trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng

27

2.1.1.

Đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng

27

2.1.2.

Các trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng

26

2.2.

Điều kiện khấu trữ, hoàn thuế giá trị gia tăng

34

2.2.1.

Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế

34

2.2.2.

Thanh toán qua ngân hàng

35

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 1


2.3. Quy trình, thời hạn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng 40

2.3.1. Quy trình hoàn thuế giá trị gia tăng 40

2.3.2. Thời hạn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng 45

2.4. Hồ sơ, hóa đơn hoàn thuế giá trị gia tăng 45

2.4.1. Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng 45

2.4.2. Hóa đơn, chứng từ hoàn thuế giá trị gia tăng 54

2.5. Giải quyết tranh chấp về hoàn thuế giá trị gia tăng 61

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOÀN 71

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM


3.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về hoàn thuế giá trị gia 71

tăng ở Việt Nam

3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoàn thuế giá trị gia 74

tăng ở Việt Nam


3.2.1. Thu hẹp đối tượng hoàn thuế giá trị gia tăng 74

3.2.2. Về hóa đơn hoàn thuế giá trị gia tăng 77

3.2.3. Thanh toán qua ngân hàng 83

3.2.4. Về quy trình hoàn thuế giá trị gia tăng 85

3.2.5. Phương thức giải quyết tranh chấp về hoàn thuế giá trị gia tăng 88

KẾT LUẬN 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CCT : Chi cục thuế GTGT : Giá trị gia tăng

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) lần đầu tiên được Quốc hội khóa IX thông qua ngày 10/5/1997 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/1999. Việc quy định thuế GTGT thay cho thuế doanh thu là một bước cải cách quan trọng trong hệ thống chính sách thuế của Việt Nam. Tính đến nay, Luật đã trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung. Gần đây nhất, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 03/6/2008 đã thông qua Luật thuế GTGT, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Kể từ khi ban hành cho đến nay, thuế GTGT luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội, của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức, cá nhân.

Thuế GTGT là một sắc thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ. Điểm nổi bật của thuế GTGT là khắc phục được nhược điểm thu trùng lắp, chồng chéo qua nhiều khâu của thuế doanh thu. Khấu trừ là một đặc trưng cơ bản của thuế GTGT, qua cơ chế này các doanh nghiệp cũng thường lợi dụng để thực hiện những hành vi gian lận để chiếm đoạt tiền của Nhà nước thông qua việc khấu trừ và hoàn thuế.

Tại Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ có quy định một giải pháp trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT là: "tạm hoàn 90% số thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa xuất khẩu trong trường hợp doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng và hoàn tiếp 10% khi có chứng từ thanh toán" [12].

Những chủ trương này của Nhà nước về hoàn thuế GTGT nhằm tác động và bảo đảm tính công bằng, bình đẳng cho các chủ thể nộp thuế; kích thích hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ; kích thích hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế đất nước nói chung. Hiệu

quả tích cực từ thuế GTGT cho thấy: thu ngân sách nhà nước tăng nhiều so với thuế doanh thu; hoạt động sản xuất, kinh doanh nội địa đã ngày càng phát triển mạnh mẽ, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ khi xuất khẩu.

Hoàn thuế GTGT là một chế định hết sức tiến bộ của Luật thuế GTGT. Tuy nhiên thời gian qua, lợi dụng những chủ trương, chính sách khuyến khích của Nhà nước, hàng loạt các hành vi vi phạm như: gian lận trong lập hồ sơ hoàn thuế, mua bán hóa đơn, chứng từ, xuất khẩu khống hàng hóa… nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp, không ngừng gia tăng về tính chất và mức độ vi phạm của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và tổ chức, cá nhân đối với các quy định về hoàn thuế GTGT của Nhà nước. Những vi phạm này, đã hạn chế ưu điểm tích cực từ chính sách hoàn thuế GTGT, gây thiệt hại không nhỏ đến việc thu ngân sách nhà nước từ thuế. Đồng thời, làm giảm niềm tin của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp làm ăn chân chính đối với chính sách thuế của nước ta.

Thực tiễn này đòi hỏi các nhà luật học cần phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hơn nữa pháp luật về hoàn thuế GTGT để chính sách này công bằng, bình đẳng hơn cho xã hội, cho các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, tạo môi trường thuận lợi để phát triển đất nước.

Chính những lý do kể trên, đã giúp học viên mạnh dạn chọn đề tài: "Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp" làm luận văn thạc sĩ.

Với đề tài này, học viên mong muốn được tiếp tục nghiên cứu pháp luật về hoàn thuế GTGT, qua đó phân tích, đánh giá thực trạng nhằm tìm ra những hạn chế, bất cập và đưa ra các giải pháp về hoàn thuế GTGT ở Việt Nam, góp phần làm rõ chính sách thuế GTGT của Chính phủ.

2. Tình hình nghiên cứu

Hiện nay, đã có nhiều đề tài tập trung tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề xung quanh các quy định pháp luật về hoàn thuế GTGT. Với tư cách là cơ

quan quản lý nhà nước về thuế, Bộ Tài chính - Tổng Cục thuế cũng đã tiến hành những nghiên cứu các quy định của các nước về hoàn thuế GTGT trước khi áp dụng chính sách hoàn thuế GTGT ở nước ta, cụ thể nghiên cứu về:

Thực tiễn tại Pháp khi áp dụng Chỉ thị 2008/9/EC về các phương thức hoàn thuế GTGT cho các công ty thành lập tại một nước thành viên. Các quy định chính đã được quy định ở Đạo Luật tài chính 2010 của Pháp (Mục 102), quy định về nguyên tắc nộp đơn và thủ tục hoàn thuế GTGT.

Báo cáo khảo sát về hoàn thuế GTGT của Đức khi quy định về thủ tục hoàn thuế GTGT tại Đức áp dụng cho các doanh nhân Đức trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thực tiễn áp dụng quy chế hoàn lại tiền thuế GTGT cho hàng hóa và dịch vụ đủ tiêu chuẩn hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp, tổ chức, hay hiệp hội trong hoạt động kinh doanh tại Đài Loan…

Đồng thời, nhiều hội thảo của Cục Thuế các tỉnh, thành phố ở Việt Nam đã được tổ chức nhằm tháo gỡ và giải quyết các vướng mắc trong thực tiễn áp dụng hoàn thuế GTGT ở từng địa phương.

Trong giới luật học, nhiều tác giả lựa chọn pháp luật về hoàn thuế GTGT là đề tài nghiên cứu ở góc độ lý luận, cũng như nhiều bài viết mang tính nghiên cứu trao đổi của các chuyên gia pháp lý đăng trên các tạp chí chuyên ngành, cụ thể: Luận văn thạc sỹ luật học năm 2006 của Bùi Công Quang về đề tài "Thực trạng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam"; Bài viết của Nguyễn Văn Tuyến năm 2008 tại Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử về "Một số ý kiến trao đổi, bình luận về dự án luật thuế thu nhập doanh nghiệp và dự án luật thuế giá trị gia tăng"; Bài viết của Lê Thị Thu Thủy năm 2008 tại Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử về "Luật thuế giá trị gia tăng nên sửa đổi theo hướng nào" v.v…

Luận văn "Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp" sẽ là một trong những đề tài tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu

chuyên sâu về thực trạng vấn đề hoàn thuế GTGT ở Việt Nam và pháp luật về vấn đề này.

3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về hoàn thuế GTGT ở Việt Nam, kết hợp đối chiếu với các quy định pháp luật về hoàn thuế GTGT ở một số nước trên thế giới. Luận văn sẽ đánh giá thực trạng và chỉ ra những hạn chế, bất cập hiện hành trong pháp luật về hoàn thuế GTGT, trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện quy định về hoàn thuế GTGT ở Việt Nam.

* Phạm vi nghiên cứu

Mặc dù các quy phạm của Luật thuế GTGT nói chung và hoàn thuế GTGT nói riêng gắn chặt với các phạm trù kinh tế, nhưng với góc độ của một luận văn thạc sĩ luật học, học viên chỉ đi sâu nghiên cứu các quy định pháp luật, các quan điểm, chính sách pháp luật có liên quan đến hoàn thuế GTGT ở Việt Nam.

Các khái niệm xuất hiện trong luận văn tốt nghiệp luật học này được dừng ở mức độ sử dụng kết quả nghiên cứu của các học giả và các nhà kinh tế học, để phục vụ tốt hơn cho việc tiếp cận các quy định pháp luật hiện hành về hoàn thuế GTGT.

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá, khảo sát, thống kê… để làm rõ các nội dung nghiên cứu trong đề tài.

5. Những đóng góp của luận văn

Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu các vấn đề liên quan đến pháp luật hoàn thuế GTGT ở Việt Nam. Luận văn phân tích và làm sáng tỏ

thực trạng pháp luật về hoàn thuế GTGT, trên cơ sở đó nêu ra những điểm hạn chế, bất cập hiện nay trong thực tiễn áp dụng pháp luật về hoàn thuế GTGT và đưa ra các kiến nghị, giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này ở Việt Nam.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát chung về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng và pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng.

Chương 2: Thực trạng pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2023