thì cơ sở kinh doanh phải kê khai bù trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư mới cùng với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Sau khi bù trừ nếu có số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ hết từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.
Trường hợp cơ sở kinh doanh đang hoạt động (trừ các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành) thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư cơ sở sản xuất mới tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, nếu có số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư. Cơ sở kinh doanh phải kê khai, lập hồ sơ hoàn thuế riêng đối với trường hợp này.
4. Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng. Cơ sở kinh doanh trong tháng vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hóa, dịch vụ bán trong nước, có số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên, nhưng sau khi bù trừ với số thuế GTGT đầu ra của hàng hóa, dịch vụ bán trong nước, nếu số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ nhỏ hơn 200 triệu đồng thì cơ sở kinh doanh không được xét hoàn thuế theo tháng, nếu số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT theo tháng.
Một số trường hợp xuất khẩu được hoàn thuế như sau: Đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu, là cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu; đối với ủy thác gia công xuất khẩu, là cơ sở nhận gia công ký hợp đồng trực tiếp với phía
nước ngoài; đối với gia công chuyển tiếp, là cơ sở ký hợp đồng gia công xuất khẩu với phía nước ngoài; đối với hàng hóa xuất khẩu để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài, là doanh nghiệp có hàng hóa, vật tư xuất khẩu thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài.
5. Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết hoặc có số thuế GTGT nộp thừa.
6. Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo:
- Đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại: chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án được hoàn lại số thuế GTGT đã trả đối với hàng hóa, dịch vụ mua ở Việt Nam để sử dụng cho chương trình, dự án.
- Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn thuế GTGT đã trả của hàng hóa, dịch vụ đó.
Ví dụ 2: Hội chữ thập đỏ được Tổ chức quốc tế viện trợ tiền để mua hàng viện trợ nhân đạo cho nhân dân các tỉnh bị thiên tai là 200 triệu đồng. Giá trị hàng mua chưa có thuế là 200 triệu đồng, thuế GTGT là 20 triệu đồng. Hội chữ thập đỏ sẽ được hoàn thuế theo quy định là 20 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 2
- Các Nguyên Tắc Hoàn Thuế Giá Trị Gia Tăng
- Nội Dung Của Pháp Luật Về Hoàn Thuế Giá Trị Gia Tăng
- Quy Trình, Thời Hạn Giải Quyết Hoàn Thuế Giá Trị Gia Tăng
- Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 7
- Khi Bán Hàng Hóa, Dịch Vụ Người Bán Phải Lập Hóa Đơn. Khi Lập Hóa Đơn Phải Ghi Đầy Đủ Nội Dung Theo Quy Định Tại Nghị Định Này.
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Việc hoàn thuế GTGT đã trả đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Thực tế cho thấy, nếu dùng vốn ODA để mua hàng hóa trong nước thì thủ tục hoàn thuế mất nhiều thời gian. Theo quy định thì việc hoàn thuế được thực
hiện trong 3 ngày, nhưng thực tế, công đoạn này có khi kéo dài tới 20-30 ngày do việc lập hồ sơ chứng từ phức tạp. Trong khi đó, nếu dùng vốn ODA để mua của nước ngoài thì được miễn ngay từ khi nhập khẩu, nên các dự án thường lựa chọn phương thức mua của nước ngoài.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hoàn thuế GTGT đối với các nhà thầu chính của dự án ODA, cơ quan thuế cũng rất khó xác định chính xác số thuế GTGT đầu vào của nhà thầu chính, vì họ chỉ được hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua vào để thực hiện hợp đồng ký với chủ dự án, nhưng trên thực tế có nhiều hàng hóa nhà thầu chính mua vào phục vụ cho nhiều dự án ngoài hợp đồng đã ký cho dự án ODA. Đây cũng chính là bất cập các doanh nghiệp đang lợi dụng để hoàn thuế.
Mặt khác, các chủ thể có sử dụng nguồn vốn ODA (kể cả nguồn vốn ODA không hoàn lại, vốn ODA vay hoặc vốn ODA hỗn hợp) thường đã được hưởng các ưu đãi khác của nhà nước như: ưu đãi về thủ tục xét duyệt đầu tư, thủ tục thuê đất dài hạn hay gia hạn, miễn một phần hoặc kéo dài thời hạn nộp thuế… nên có cần thiết được ưu đãi về hoàn thuế GTGT hay không?
Đối với các tổ chức cứu trợ, các hoạt động nhân đạo có sử dụng các nguồn tiền viện trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam. Cần thiết phải xem xét kỹ lưỡng các trường hợp trước khi quyết định có cho phép hoàn thuế hay không? Bởi vì không thể căn cứ vào nguồn gốc tài chính để cho hoàn thuế hay không hoàn thuế GTGT. Nếu như vậy, sẽ không đảm bảo được tính pháp lý cũng như đạo lý.
7. Đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về ưu đãi miền trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn thuế GTGT đã trả ghi trên hóa đơn GTGT hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế GTGT.
8. Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Trừ trường hợp được hưởng miễn trừ ngoại giao theo quy định, các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng này phải là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề); có con dấu theo đúng quy định của pháp luật, lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán; có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.
Các trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế thì không được kết chuyển số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế được khấu trừ của tháng tiếp sau thời gian đã lập hồ sơ hoàn thuế.
Hoàn thuế GTGT là quy định tiến bộ của pháp luật về thuế nhằm thể hiện chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong các trường hợp cụ thể (8 trường hợp nêu trên). Hoàn thuế là một thuộc tính của thuế GTGT đòi hỏi vừa phải chính xác, chặt chẽ vừa phải nhanh gọn thuận lợi cho các đối tượng được hoàn thuế. Chính vì lý do đó mà các quy định của của Luật thuế GTGT cũng cố gắng sao cho các cơ sở kinh doanh được tối đa hóa các quyền và bình đẳng khi hoàn thuế GTGT.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng cần xem xét lại tính hợp lý và cần thiết của quy định pháp luật về hoàn thuế GTGT cho ba trường hợp sau đây để cơ chế hoàn thuế GTGT đảm bảo tính bình đẳng, lành mạnh cho môi trường sản xuất, kinh doanh ở nước ta:
- Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA: do các chủ thể có sử dụng nguồn vốn ODA thường đã được hưởng các ưu đãi khác của Nhà nước như ưu đãi về thủ tục xét duyệt đầu tư, thủ tục thuê đất dài hạn hay gia hạn, miễn một phần hoặc kéo dài thời hạn nộp thuế… nên để thực hiện chính sách khuyến khích ưu đãi trong việc sử dụng các nguồn vốn này, có cần thiết phải hoàn thuế GTGT cho đối tượng này?
- Hoàn thuế GTGT đối với các cơ sở kinh doanh khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế nộp thừa.
Chúng ta cũng có thể quy định điều khoản này ở một phần khác cho hợp lý hơn chứ không nhất thiết phải là hoàn thuế GTGT?
- Có khả thi và công bằng khi cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế căn cứ các quyết định hoàn thuế của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Tổng Cục Thuế hay Cục thuế các tỉnh, thành phố)?
2.2. ĐIỀU KIỆN KHẤU TRỪ, HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Luật thuế GTGT hiện hành không quy định cụ thể điều kiện khấu trừ, hoàn thuế GTGT chung cho mọi trường hợp, mà chỉ quy định điều kiện riêng cho từng trường hợp hoàn thuế. Tuy nhiên, qua các quy định hiện hành về hoàn thuế GTGT và thực tiễn áp dụng, có thể thấy điều kiện hoàn thuế GTGT bao gồm các điểm sau đây.
2.2.1. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế
Doanh nghiệp xin hoàn thuế phải hoàn thành nghĩa vụ thuế của mình, đồng thời có số thuế GTGT đầu vào lớn hơn thuế GTGT đầu ra. Đây chính là cơ sở pháp lý chứng minh việc "nộp thuế thừa" của doanh nghiệp đó. Còn cụ thể số tiền thuế nộp thừa là bao nhiêu và được tính trong thời gian bao lâu thì lại phải căn cứ vào từng trường hợp để xét điều kiện hoàn thuế.
Việc xét điều kiện hoàn thuế GTGT đầu vào, xuất phát từ cách xác định thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, cụ thể:
Thuế GTGT phải nộp
= Thuế GTGT hàng hóa bán ra
- Thuế GTGT hàng hóa mua vào
Với công thức trên đây, nếu số thuế GTGT phải nộp nhỏ hơn (0) thì doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế. Đối tượng nộp thuế chỉ được hoàn thuế GTGT với điều kiện:
Hàng hóa, dịch vụ bán ra phải là những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Điều đó có nghĩa rằng những hàng hóa, dịch vụ này phải không rơi vào một trong các trường hợp được quy định tại Điều 5, Luật thuế GTGT năm 2008.
Hàng hóa, dịch vụ bán ra phải là những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và phải gắn liền với quá trình tạo nên hàng hóa, dịch vụ bán ra.
2.2.2. Thanh toán qua ngân hàng
Chủ thể xin hoàn thuế phải xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ kê khai thuế phát sinh đầu ra và thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng hoặc hóa đơn, chứng từ chứng minh đã xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài, kèm theo tờ khai với cơ quan hải quan. Đối với các hóa đơn GTGT có tổng giá trị thanh toán một lần (hoặc nhiều lần cộng lại) từ hai mươi triệu đồng trở lên thì phải kèm theo chứng từ chứng minh đã thanh toán qua ngân hàng.
Theo quy định tại Điểm 1.3(b) Mục III, Phần B của Thông tư 129 ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT và công văn số 10220/BTC-TCT, ngày 20/7/2009 của Tổng cục Thuế hướng dẫn cụ thể về điều kiện chứng từ thanh toán qua ngân hàng để được khấu trừ hoàn thuế GTGT là "hàng hóa dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn từ 20 triệu đồng theo giá đã có thuế giá trị gia tăng nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ" [35]. Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc vừa được Bộ Tài chính hướng dẫn về điều kiện chứng từ thanh toán qua ngân hàng để được hoàn thuế GTGT. Quy định này nhằm ngăn chặn các hành vi mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để gian lận trong hoàn thuế GTGT, chống thất thu ngân sách và góp phần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh. Luật thuế GTGT 2008 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2009, trong quá trình áp dụng đã phát sinh ra một số vấn đề bất cập.
* Bất cập đầu tiên là việc áp dụng quy định "thanh toán qua ngân hàng" ở mỗi nơi một khác nhau và không thống nhất.
Ngày 20/7/2009, Bộ Tài chính có Công văn số 10220/BTC-TCT về việc điều kiện chứng từ thanh toán qua ngân hàng để hoàn thuế GTGT, gửi Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn cụ thể việc thanh toán qua ngân hàng là "chuyển từ tài khoản của bên bán sang tài khoản
của bên mua… theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các hình thức thanh toán khác theo quy định" [35].
Như vậy, chỉ duy nhất hình thức thanh toán này mới được hoàn thuế. Trong khi đó, thực tế vẫn còn có đến gần cả chục hình thức thanh toán qua ngân hàng như: thanh toán ứng trước; ủy quyền qua đơn vị thứ ba thanh toán; hay chậm trả; thời hạn chậm trả; có khi đơn vị nhập khẩu không thanh toán mà nhờ đơn vị thứ 3 thanh toán, thanh toán bù trừ với hàng hóa dịch vụ nhập khẩu… chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, rất khó để doanh nghiệp hiểu rằng chỉ mỗi hình thức chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang bên bán mới được chấp nhận hoàn thuế.
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán theo phương thức trả chậm, trả góp có giá trị trên 20 triệu đồng, cơ sở kinh doanh vẫn được khấu trừ thuế, đến thời hạn thanh toán nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Ví dụ 3: Tháng 01/2009, Công ty A mua một lô hàng của Công ty B để phục vụ sản xuất kinh doanh, tổng giá trị hợp đồng là 330 triệu đồng (bao gồm cả thuế GTGT theo thuế suất 10%), theo thỏa thuận trong hợp đồng đến tháng 5/2009 Công ty A mới thanh toán tiền hàng cho Công ty B.
Trong trường hợp này Công ty A được tạm kê khai thuế GTGT đầu vào ở kỳ kê khai của tháng 01/2009 là 30 triệu đồng. Đến thời hạn thanh toán là tháng 5/2009 Công ty A phải cung cấp chứng từ thanh toán qua ngân hàng có giá trị là 330 triệu đồng, nếu Công ty A không cung cấp được chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì số thuế GTGT đã tạm khấu trừ (30 triệu đồng) của tháng 01/2009 phải bị kê khai điều chỉnh giảm số thuế GTGT được khấu trừ vào kỳ kê khai tháng 5/2009.
Trường hợp đến thời điểm thanh toán là tháng 5/2009, Công ty A cung cấp được chứng từ thanh toán qua ngân hàng nhưng số tiền ghi trên chứng từ
thanh toán này có giá trị 275 triệu đồng thì Công ty A chỉ được chấp nhận khấu trừ thuế GTGT 25 triệu đồng, đồng thời Công ty A phải điều chỉnh giảm số thuế GTGT được khấu trừ vào của kỳ kê khai tháng 5/2009 là 5 triệu đồng.
Căn cứ theo các quy định tại Thông tư số 129/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính, ngành thuế đã từ chối hoàn thuế GTGT cho những trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào có chứng từ không đáp ứng đúng điều kiện này.
Nhưng theo quy định tại Quyết định số 1092/2002/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thì các dịch vụ thanh toán qua hệ thống ngân hàng sẽ bao gồm:
- Thanh toán bằng lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi);
- Thanh toán bằng séc;
- Thanh toán bằng nhờ thu hoặc ủy nhiệm chi;
- Thanh toán bằng thẻ ngân hàng;
- Thanh toán bằng thư tín dụng;
- Các dịch vụ thanh toán trong nước theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo hai quy định trên thì có thể hiểu rằng doanh nghiệp thực hiện thanh toán theo phương thức nộp tiền vào tài khoản nhà cung cấp tại một ngân hàng hoặc việc thanh toán cho nhà cung cấp thông qua hình thức séc cũng phải được hiểu là thanh toán qua ngân hàng và điều này không hề vi phạm pháp luật vì đây là dịch vụ mà các ngân hàng được phép thực hiện và Ngân hàng Nhà nước cũng định nghĩa rằng đây là dịch vụ "thanh toán qua ngân hàng".
Nếu cơ quan thuế thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 129/TT-BTC của Bộ Tài chính, tức là đồng nghĩa với việc tồn đọng nhiều tỷ đồng tiền hoàn thuế, không được chi trả cho các doanh nghiệp. Các chủ thể được hưởng hoàn thuế GTGT nhưng chỉ vì đã lỡ thanh toán bằng cách nộp tiền trực tiếp vào tài