Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Các Quy Định Của Pháp Luật Về Dạy Nghề Đối Với Người Khuyết Tật Ở Việt Nam Hiện Nay

nghề cho NKT, các cơ sở dạy nghề đôi khi phải đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất. Chính sách trợ giúp đào tạo nghề cần được thực hiện đối với cả bản thân người lao động và cả cơ sở dạy nghề cho người lao động này. Đây là cách làm đúng đắn, bởi vì nếu chỉ trợ giúp riêng cho NKT thì mục đích của công tác đào tạo nghề sẽ không thể thực hiện được. Bởi vậy, Nhà nước cần phải có các chính sách nhằm khuyến khích các cơ sở dạy nghề tuyển NKT vào học hòa nhập, khuyến khích các cá nhân, tổ chức thành lập các cơ sở dạy nghề dành cho NKT. Luật Người khuyết tật quy định tại Điều 32 về dạy nghề đối với NKT như sau: “Cơ sở dạy nghề tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật phải bảo đảm điều kiện dạy nghề cho người khuyết tật và được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật[40, Điều 32].

Cùng với Điều 125, Điều 126 Bộ luật lao động 2005, Luật dạy nghề đã dành riêng chương VII để quy định về dạy nghề cho NKT trong đó đã dành những ưu đãi cho cơ sở dạy nghề cho NKT tại Điều 70; Chương II Nghị định số 81/CP ngày 22/11/1995 và đã được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định số 116/CP ngày 23/04/2004; chương IV, V Thông tư liên tịch số 19/2005/TT LT/BLĐTBXH-BTC-BKHĐT đã quy định cụ thể những ưu đãi dành cho đối tượng này. Theo đó các cơ sở dạy nghề cho NKT được xét cấp hỗ trợ một phần kinh phú từ quỹ việc là cho NKT của tỉnh; khi có dự án dạy nghề sẽ được vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ việc làm cho NKT của tỉnh; được ưu tiên giao đất hoặc cho thuê đất ở những địa điểm thuận lợi cho việc tổ chức dạy nghề cho NKT; được miễn các loại thuế. Nếu có đủ các điều kiện cơ sở dạy nghề sẽ được hưởng tất cả các chính sách ưu đãi của Nhà nước dành cho các cơ sở của NKT. Kể từ ngày hoạt động: 12 tháng đối với cơ sở dạy nghề, 6 tháng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ sở này sẽ được cấp vốn hỗ trợ từ Quỹ việc làm dành cho NKT. Khi có dự án thì hỗ trợ được xem xét cấp một phần kinh phí cho việc đào tạo, đào tạo lại, đổi mới, bổ sung trang thiết

bị, mở rộng cơ sở, duy trì và phát triển sản xuất, dạy nghề thu hút thêm NKT hoặc để tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu. Những việc làm này cần thiết phải có sự hỗ trợ cuả Nhà nước vì nó trực tiếp tạo ra điều kiện để thu hút, tập trung học viên khuyết tật. Những cơ sở dạy nghề có tổ chức sản xuất gắn với thực hành có thể được hưởng các chính sách như cơ sở sản xuất kinh doanh, vì khi đó, tuy là cơ sở dạy nghề nhưng cùng với nó là tạo việc làm, tạo thu nhập cho học viên. Việc tổ chức mô hình hoạt động như vậy rất có ích, nó vừa giúp học viên học nghề dễ dàng, đạt chất lượng, vừa có thêm thu nhập đảm bảo cuộc sống. Nhà nước ta rất khuyến khích và đã có những quy định về cấp vốn hỗ trợ cho hoạt động của chúng. Căn cứ vào dự án phát triển dạy nghề và lượng người đào tạo hàng năm; căn cứ vào dự án sản xuất, kinh doanh, danh sách lao động là NKT đang làm việc tại cơ sở mà Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố sẽ xem xét mức cấp vốn hỗ trợ. Tùy thuộc từng cơ sở mà mức cấp vốn là khác nhau nhưng mức cấp bình quân không quá một triệu đồng cho một lao động là NKT. Mức cấp này không có định kỳ mà phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh, tình trạng hoạt động và đơn xin hỗ trợ vốn. Như vậy một cơ sở doanh nghiệp có thể được cấp vốn hỗ trợ một lần, nhiều lần hoặc là có thể không lần nào. Các cơ sở dạy nghề dành riêng cho NKT được xét vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm cho NKT để duy trì, mở rộng dạy nghề, thu hút thêm NKT vào học nghề theo quy định của pháp luật.

Một trong những chính sách trợ giúp nữa là các cơ sở dạy nghề dành riêng cho NKT được miễn các loại thuế: thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp. Theo Điều 4 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật sẽ được miễn thuế.

Cơ sở dạy nghề dành riêng cho NKT được Nhà nước bảo trợ và khuyến khích phát triển, được ưu tiên cấp địa điểm thuận lợi để thành lập cơ sở dạy

nghề giúp đỡ đầu tư kỹ thuật, cải tiến, đổi mới công nghệ, cho vay vốn với lãi suất thấp và các ưu đãi khác trong khuôn khổ pháp luật quy định, được Chính phủ hỗ trợ ngân sách xây dựng trường lớp, mua sắm trang thiết bị, phương tiện dạy học, đào tạo giáo viên…các nguồn vốn do Nhà nước đầu tư, do tổ chức và cá nhân trong nước, nước ngoài trợ giúp là tài sản của Nhà nước không được phân chia cho các cá nhân, phải dùng để phục vụ lợi ích tập thể của cộng đồng.

* Chính sách đối với người khuyết tật học nghề

Đối với NKT, để tham gia học nghề là cả một vấn đề. Đối với người lao động bình thường tham gia học nghề đôi khi còn khó nên đối với NKT học nghề càng khó khăn hơn. NKT thường gặp khó khăn về tài chính bởi đa số họ sống nhờ vào sự trợ giúp của gia đình, xã hội và cộng đồng. Hơn nữa, vì định kiến, quan điểm nên nhiều gia đình không cho con em mình là NKT đi học nghề. Chính vì vậy, Nhà nước cần phải có những chính sách nhằm khuyến khích và hỗ trợ cho NKT học nghề. Cụ thể Nhà nước bảo đảm để NKT được tư vấn học nghề miễn phí, lựa chọn và học nghề theo khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác [38, Điều 34]. NKT tham gia học nghề còn được hưởng học bổng (theo quy định tại Điều 1 và Điều 2 Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14/9/2007 về học bổng, chính sách đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, theo đó học viên được hưởng mức học bổng là 360.000đồng/ người/tháng) và trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, chính sách tín dụng giáo dục; chính sách miễn. giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên theo quy định của Luật giáo dục. NKT được tư vấn học nghề miễn phí, được miễn, giảm học phí. Đặc biệt NKT thuộc hộ nghèo còn được miễn học phí, được cấp học bổng và hỗ trợ ăn ở đi lại theo quy định của pháp luật. NKT học nghề, bổ túc nghề tại các cơ sở dạy nghề do Nhà nước quản lý được giảm 50% mức học phí nếu bị suy giảm từ 31%-

40% khả năng lao động; được miễn nộp học phí đối với những người bị suy giảm khả năng lao động từ 41 % trở lên [12, Điều 12].

Đối với lao động nữ là NTT học nghề, lao động có thời gian hưởng chế độ khi sinh con cao hơn các đối tượng khác, cụ thể là được quy định thời gian hưởng chế độ khi sinh con là 6 tháng trong khi lao động nữ không khuyết tật chỉ được hưởng 4 tháng trong điều kiện lao động bình thường [37, Điều 31].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

* Chính sách đối với giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật

NKT được coi là đối tượng đặc thù. Do đó, dạy nghề cho NKT không thể áp dụng phương pháp dạy nghề thông thường mà đòi hỏi phải có những phương pháp dạy nghề phù hợp với từng đối tượng là NKT. Do đó, giáo viên dạy nghề cho NKT cũng phải có chuyên môn, kỹ năng phương pháp phù hợp với NKT. Để thực hiện được điều đó, Nhà nước cần đầu tư đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, kĩ năng, phương pháp đối với giáo viên dạy nghề cho NKT. Giáo viên dạy nghề cho NKT ngoài các quyền lợi chung đối với giáo viên dạy nghề còn được hưởng phụ cấp đặc thù cho việc giảng dạy NKT. Khoản 4 Điều 32 Luật Người khuyết tật quy định: “… giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật” [40]. Hiện nay chính sách đối với giáo viên dạy nghề cho NKT được quy định tại Nghị định số 43/2008/NĐ - CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành điều 62 và 72 Luật Dạy nghề 2006, trong đó có các nội dung về chính sách đầu tư đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chính sách phụ cấp cho giáo viên dạy nghề cho NKT [10].

Pháp luật về dạy nghề đối với người khuyết tật ở Việt Nam - 8

Như vậy, thông qua chính sách ưu đãi đối với cơ sở dạy nghề dành cho NKT, Luật Dạy nghề và Luật người khuyết tật đã tạo cơ hội để NTT, khuyết tật có cơ hội được học nghề, bình đẳng với những người học nghề khác, tránh sự phân biệt trong lĩnh vực đào tạo nghề. Tuy nhiên để khuyến khích NKT tham gia tích cực vào việc học nghề thì một trong những vấn đề quan trọng là

phải có chính sách giải quyết việc làm cho họ hay nói cách khác là học nghề phải gắn với vấn đề giải quyết việc làm. NKT được bình đẳng trong lĩnh vực việc làm cũng sẽ giúp họ bình đẳng trong lĩnh vực đào tạo nghề.

Nhìn chung những quy định của pháp luật hiện hành về chế độ dạy nghề đối với NKT tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số bất cập dẫn đến hiệu quả của công tác dạy nghề chưa cao. Vì vậy trong thời gian tới cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về NKT nói chung và chế độ dạy nghề đối với NKT nói riêng.

2.1.3. Đánh giá chung về thực trạng các quy định của pháp luật về dạy nghề đối với người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay

Có thể nói sự ra đời của Luật người khuyết tật năm 2010 là một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách dành cho người khuyết tật. Trước thời điểm Luật Người khuyết tật 2010 ra đời, hệ thống văn bản pháp quy về trợ giúp NKT do các cơ quan từ trung ương đến địa phương ban hành tương đối đầy đủ. Đã thể chế hoá hầu như các quan hệ chính trị, tư pháp, kinh tế, văn hoá - xã hội có liên quan đến người khuyết tật vào hệ thống pháp luật, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để người khuyết tật hoà nhập cộng đồng. Các cơ quan, tổ chức triển khai thực hiện tốt các chính sách, chế độ giải pháp trợ giúp người khuyết tật. Tuy nhiên do quy định ở khá nhiều văn bản dẫn đến khó khăn trong triển khai thực hiện ở cả trung ương và địa phương. Đồng thời tính thống nhất trong các văn bản luật chưa cao do có sự khác nhau về thời gian ban hành, các lĩnh vực điều chỉnh (có thể đưa ví dụ về thuật ngữ có luật quy định người tàn tật, có luật quy định người khuyết tật, có luật quy định cả là người khuyết tật và tàn tật); phần lớn các luật mới chỉ quy định chung chung về nguyên tắc, chưa quy định chính sách, giải pháp, biện pháp, nguồn lực, tổ chức thực hiện đã dẫn đến cần có văn bản hướng dẫn dưới luật. Do đó có những quy định sau nhiều năm ban hành vẫn không thực hiện được. Nghiên

cứu và so sánh với các văn kiện quốc tế cho thấy hệ thống luật pháp của Việt Nam tương đối tương đồng. Tuy nhiên, pháp luật về NKT ở thời điểm đó có sự khác nhau là ở các nước đều được đưa vào Luật, nhưng Việt Nam thì chủ yếu quy định bằng các văn bản dưới luật, hoặc đang triển khai ở dạng chính sách, chương trình, dự án, đề án mặc dù các chế độ chính sách đó đã được thực hiện tương đối ổn định và lâu dài. Để phù hợp với các quy định Công ước quốc tế cần thiết nghiên cứu những quy định dưới luật đã thực hiện ổn định và còn phù hợp nâng cấp quy định trong luật. Đáp ứng yêu cầu đó, Luật Người khuyết tật do Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XII thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 17 tháng 6 năm 2010 ra đời được coi là văn bản pháp luật cao nhất về NKT từ trước tới nay và là cơ sở pháp lý toàn diện để thực hiện trợ giúp NKT có hiệu quả trong giai đoạn sau đó. Đặc biệt là vấn đề giải quyết việc làm đã được quy định cụ thể trong các Điều 4, Điều 5 và Chương V về Dạy nghề và việc làm. Cho đến nay, đây được coi là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện công tác đào tạo nghề cho NKT.

So sánh hệ thống pháp luật trong nước trong lĩnh vực dạy nghề đối với NKT với Công ước quốc tế và kinh nghiệm của một số nước cho thấy hệ thống những quy định của pháp luật dạy nghề đối với NKT về cơ bản tương đối phù hợp với Công ước về quyền NKT. Ví dụ để tương thích với tinh thần điều 24 Công ước với quy địnhNgười khuyết tật không bị loại khỏi hệ thống giáo dục phổ thông trên cơ sở sự khuyết tật, và trẻ em khuyết tật không bị loại khỏi giáo dục tiểu học bắt buộc, hoặc giáo dục trung học, trên cơ sở sự khuyết tật", Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật có những quy định ưu đãi về giáo dục cho NKT như ưu tiên nhập học và tuyển sinh; miễn, giảm một số nội dung môn học, môn học hoặc hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục; đánh giá kết quả giáo dục; chính sách về học phí; chính sách về

học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập. Theo đó, người khuyết tật được hưởng chế độ tuyển thẳng vào trung học phổ thông như đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú và học sinh là người dân tộc rất ít người, được tuyển thẳng vào trung cấp chuyên nghiệp theo quy chế tuyển sinh hiện hành. Ngoài ra, người khuyết tật đặc biệt nặng còn được xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng [9]. Văn bản pháp luật mới đây nhất - Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 sắp tới có những quy định riêng có ý nghĩa to lớn đối với vấn đề dạy nghề cho NKT quy định cụ thể về điều kiện cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật; quyền của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp; chính sách đối với nhà giáo; chính sách đối với người học [42] .

Nhìn chung các quy định dạy nghề đối với NKT đã thể hiện hiện đúng tinh thần của tiêu chuẩn quốc tế, đó là đề cao tuyệt đối quyền bình đẳng của con người, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào trên cơ sở dân tộc, ngôn ngữ, tôn giáo và giới tính. Ngày 22/10/2007, Việt Nam ký cam kết tham gia Công ước về quyền của NKT của Liên Hiệp Quốc. Trên cơ sở đó có thể khẳng định ở Việt Nam người khuyết tật được ghi nhận đầy đủ các quyền theo quy định của pháp luật quốc tế cũng như có những quyền khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Một loạt văn bản pháp luật ra đời sau đó, nhất là luật NKT 2010, Luật giáo dục nghề nghiệp mới đây thì rõ ràng chúng ta đã có những bước, lộ trình làm luật sao cho tương thích với Công ước về NKT. Khi phê chuẩn Công ước Quyền của người khuyết tật, Chính phủ Việt Nam đã khẳng định không bảo lưu điều khoản nào của Công ước. Điều này đã được Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận là có sự tương thích giữa quy định pháp luật trong nước và Công ước quốc tế. Vấn đề hạn

chế lớn nhất hiện nay là tổ chức triển khai sao cho hiệu quả. Thực tế chúng ta chưa có cơ chế hữu hiệu để áp dụng pháp luật hiệu quả. Bên cạnh đó thì cơ chế, chính sách ưu đãi cho các cơ sở dạy nghề cho người khuyết tật trong quá trình thực thi áp dụng pháp luật chưa thực sự phù hợp, đồng bộ... Tuy nhiên, vấn đề không phải là Việt Nam không muốn mà để làm được những điều đó cần có lộ trình. Nhất là về tài chính, Việt Nam là một đất nước gánh chịu nhiều hậu quả của chiến tranh, chất độc da cam, chúng ta có quá nhiều người khuyết tật trong khi điều kiện tài chính chưa thể cho phép chúng ta áp dụng và triển khai các biện pháp bảo đảm quyền cho tất cả người khuyết tật. Vì vậy, vấn đề cơ bản đặt ra hiện nay đối với vấn đề dạy nghề cho người khuyết tật là tổ chức triển khai sao cho hiệu quả.

Cần lưu ý rằng, dạy nghề là một trong những nội dung quan trọng trong những chính sách về việc làm cho NKT bên cạnh các nội dung khác như cơ sở dạy nghề, sản xuất kinh doanh; chế độ chỉ tiêu lao động là NKT đối với các doanh nghiệp; học nghề. Bởi mục tiêu của dạy nghề không gì khác chính là nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Không chỉ dừng lại ở mục tiêu giúp họ có năng lực thực hành nghề phù hợp với năng lực của mình để tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đó là giúp họ tìm lại niềm tin cuộc sống, tự tin với khả năng của bản thân và hơn hết là giúp họ hòa nhập cộng đồng. Việc ghi nhận tuyệt đối quyền làm việc của NKT thể hiện nhất quán trong các quy định của pháp luật được xem là cơ sở vững chắc, tạo hành lang pháp lý cho vấn đề dạy nghề đối với NKT. Những quy định này đã phần nào góp phần giúp cho cơ quan quản

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2023