Những Thành Tựu Và Hạn Chế Trong Áp Dụng Pháp Luật Về Dạy Nghề Đối Với Người Khuyết Tật Ở Việt Nam Hiện Nay

giai đoạn 2012 - 2014, để thúc đẩy công tác trợ giúp NKT trong lĩnh vực dạy nghề, việc làm, thực hiện nhiệm vụ được giao, Tổng cục Dạy nghề, Cục Việc làm, Cục Bảo trợ Xã hội và Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ LĐTBXH) đã phối hợp xây dựng Kế hoạch dạy nghề, tạo việc làm cho NKT giai đoạn 2015 - 2020. Để thực hiện được các mục tiêu này, kế hoạch đưa ra 10 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và phân công tổ chức thực hiện cụ thể. Trong đó, Tổng cục dạy nghề, Cục Bảo trợ xã hội là đơn vị chủ trì, phối hợp trong việc nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản chính sách liên quan đến dạy nghề, việc làm cho NKT, xây dựng chương trình, tài liệu, dạy nghề, danh mục nghề phù hợp với NKT… Cục Việc làm chỉ đạo các địa phương tăng cường các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm phù hợp với NKT… Các Sở LĐTBXH căn cứ kế hoạch của Bộ LĐTBXH và điều kiện cụ thể của địa phương để chủ động nghiên cứu, xây dựng kế hoạch giai đoạn 2015 - 2020, kế hoạch hàng năm và tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho NKT. Kế hoạch dạy nghề giai đoạn 2015 - 2020 cũng khuyến khích các tổ chức của và vì NKT như Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam, Hội người mù Việt Nam… tích cực tham gia.

* Kết quả đạt được trong giai đoạn 1 của Đề án: Tổng hợp trong 2 năm 2012 – 2013 có 4.806 NKT được hỗ trợ học nghề trong chương trình hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn, chiếm 0,52% tổng số người được hỗ trợ học nghề theo Quyết định 1956. Hàng năm, Tổng cục Dạy nghề đã có văn bản hướng dẫn về chỉ tiêu, nhiệm vụ chuyên môn đối với các tỉnh, thành phố, trong đó yêu cầu chỉ tiêu dạy nghề cho NKT phải đạt tối thiểu 5% tổng số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề. Tuy nhiên, số lao động khuyết tật được học nghề còn quá thấp, chỉ đạt 0,6% được học nghề (năm 2012) và 0,5% (năm 2013).

Năm 2012 - 2013, Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thí điểm mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho

925 NKT các tỉnh, thành phố Bắc Giang, Nam Định, Thanh Hóa, Hải Phòng, Đà Nẵng. Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam trong 8 năm (2005 - 2013) đã tổ chức dạy nghề cho 5.458 người. Sau học nghề, có 4.393/5.458 người (chiếm 80%) có việc làm và thu nhập ổn định. Trong các năm 2012 - 2013 Hội đã thí điểm mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho NKT tại cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa để tổng kết, nhân rộng. Riêng năm 2013, Hội đã tổ chức đào tạo được 572 người/33 lớp học/23 đơn vị dạy nghề thuộc 16 tỉnh, thành phố trong cả nước. Sau học nghề có 469 người được sắp xếp việc làm. Hội người mù Việt Nam trong 5 năm đã tổ chức được 554 lớp dạy nghề cho 9.145 Hội viên. Ngoài ra, sự tham gia tích cực của các tổ chức Hội Chữ thập đỏ, tổ chức của NKT và vì NKT, các tổ chức quốc tế có văn phòng ở Việt Nam như CRS, Handicap, VNAH, một số doanh nghiệp… đã đóng góp đáng kể cho kết quả dạy nghề chung cho NKT.

Bên cạnh đó, các chương trình dạy nghề của các tổ chức phi chính phủ cũng góp phần thay đổi diện mạo của công tác dạy nghề cho NKT như chương trình “Dạy nghề hòa nhập cho thanh thiếu niên khuyết tật” của Tổ chức thế giới quan tâm. Chương trình này hỗ trợ dạy nghề dựa vào cộng đồng, dạy nghề qua công việc cho thanh niên khuyết tật thuộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương. Chương trình bắt đầu với một nghiên cứu đánh giá tổng thể nhu cầu của NKT và các doanh nghiệp tại địa phương. Tổ chức Thế giới quan tâm đào tạo các nhân viên cho cộng đồng, hầu hết là người của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội và/ hoặc Hội chữ thập đỏ Việt Nam. Những người này sẽ kết nối thanh niên khuyết tật với các chủ sử dụng lao động sao cho đào tạo phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp. Thông thường các chủ sử dụng lao động sau đó sẽ tuyển dụng những người tốt nghiệp khóa đào tạo. Tuy dạy nghề tại chỗ qua công việc không được cấp chứng chỉ song các chủ sử dụng lao động đều nhận định cách đào tạo này rất

hiệu quả và hầu hết đều phù hợp hơn với nhu cầu của họ so với dạy nghề tại các trung tâm dạy nghề.

2.2.2. Những thành tựu và hạn chế trong áp dụng pháp luật về dạy nghề đối với người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay

2.2.2.1. Những thành tựu

Theo Báo cáo của Ban vận động thành lập hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam ngày 26/3/2011, tại Đại hội lần thứ nhất của Liên hiệp hội người khuyết tật Việt Nam thì cả nước có khoảng 6,7 triệu NKT, chiếm khoảng 7,8% dân số. Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 cho thấy, tỷ lệ NKT ở độ tuổi từ 5 tuổi trở lên chiếm 7,8% dân số tương đương với 6,7 triệu người, trong đó có khoảng 5,8% là nữ giới và khoảng 75% tập trung ở khu vực nông thôn. Còn theo Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐTBXH), hàng năm có khoảng 5.000 người khuyết tật được dạy nghề [24].

Mặc dù, những số liệu trên có thể còn chưa phản ánh đầy đủ và chính xác quy mô, cơ cấu NKT ở Việt Nam, nhưng ở một chừng mực nào đó đã cho thấy vấn đề khuyết tật và NKT là phổ biến ở Việt Nam và là vấn đề cần quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội quốc gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Về cá nhân NKT, kết quả cuộc điều tra mẫu phản ánh một thực trạng đáng lo ngại về NKT và cuộc sống của NKT. Đa số NKT có trình độ văn hoá thấp và chưa qua đào tạo nghề. Trong tổng số NKT, có khoảng 21% NKT còn khả năng lao động và 62% trong số này đang tham gia hoạt động kinh tế tạo thu nhập; lĩnh vực hoạt động kinh tế chủ yếu của NKT là sản xuất nông nghiệp- một trong những lĩnh vực có năng suất lao động và tạo ra giá trị thặng dư thấp nhất trong các lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế quốc dân.

* Vấn đề học nghề của người khuyết tật

Pháp luật về dạy nghề đối với người khuyết tật ở Việt Nam - 10

Dạy nghề và đào tạo nghề là một nội dung quan trọng trong việc bồi

dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xã hội nói chung và cũng bảo đảm yêu cầu giải quyết việc làm cho người lao động. Đối với NKT, dạy nghề là tiền đề tạo ra cơ hội việc làm và xúc tiến việc làm cho NKT, góp phần hỗ trợ NKT từng bước hoà nhập cộng đồng.

Ở Việt Nam, công tác dạy nghề cho NKT được Nhà nước đặc biệt quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi từ phát triển hạ tầng cơ sở dạy nghề, cho đến chính sách trợ giúp NKT học nghề, chính sách ưu đãi đối với người tham gia dạy nghề cho NKT.

Số cơ sở dạy nghề ở Việt Nam tăng lên cả về số lượng, quy mô và chất lượng đào tạo, đồng thời công tác dạy nghề cho NKT từng bước được xã hội hoá với sự tham gia ngày càng nhiều của khu vực tư nhân. Tính đến thời điểm hiện tại cả nước có 256 cơ sở dạy nghề (trong đó có 78 cơ sở của tư nhân) đóng trên địa bàn 56 tỉnh, thành phố. Trong tổng số 256 cơ sở này chỉ có 55 cơ sở dạy nghề chuyên biệt cho NKT, còn lại là các cơ sở dạy nghề khác có tham gia dạy nghề cho NKT.

Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về dạy nghề từ trung ương đến địa phương đã được kiện toàn một bước, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề cũng đã quy định: các cơ sở dạy nghề dành riêng cho NKT được ưu tiên cấp địa điểm thuận lợi, hỗ trợ vốn, cấp kinh phí đào tạo, miễn giảm thuế, được vay vốn với lãi suất ưu đãi; các cơ sở dạy nghề khác nhận NKT vào học nghề, nâng cao trình độ tay nghề được ưu tiên đầu tư, bảo đảm định mức kinh phí đào tạo. NKT học nghề được xem xét cấp học bổng và trợ cấp xã hội, được miễn hoặc giảm học phí căn cứ mức độ khuyết tật và mức độ suy giảm khả năng lao động.

Về nguồn ngân sách cho công tác dạy nghề, Nhà nước trong những năm qua đã dành hàng trăm tỷ đồng kinh phí từ Chương trình mục tiêu Quốc gia

về giáo dục và đào tạo để đầu tư xây dựng cơ sở, hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho NKT ( Cụ thể: 2005: 11,5 tỷ; 2006: 20 tỷ; 2007: 156 tỷ; 2008: 165 tỷ và

2009: 183 tỷ (bao gồm 2 đối tượng nông dân và NKT).

Số lượng NKT được học nghề cũ n g ngày càng tăng qua các năm: giai đoạn 1999 - 2004 có gần 19.000 NKT được đào tạo nghề; giai đoạn 2005 - 2008 mỗi năm có khoảng 8.000 người, gấp hai lần so với giai đoạn trước (riêng năm 2008 có 8.712 NKT được học nghề). Đến giai đoạn từ 2006 đến 2010, số lượng NKT được dạy nghề từ có sự thay đổi rõ nét. Mỗi năm con số này tăng khá đều: từ 2006 đến 2008, số NKT được dạy nghề sau một năm tăng khoảng 200 người (Năm 2006: 8320 người; Năm 2007:

8530 người; Năm 2008: 8712 người). Giai đoạn 2008 đến 2009 có sự tăng đột biến (từ 8712 lên 9338 người, tăng 626 người, gấp gần 3 lần những năm trước). Giới tính lao động NKT được dạy nghề cũng khá đồng đều (Từ 2006 đến 2010, tỉ lệ lao động nữ dao động trong khoảng ổn đinh: 49% (năm 2006), 50% (năm 2007), 50% (năm 2008), 44% (năm 2009), 46% (năm 2010).

Theo số liệu của Tổng cục Dạy nghề - Bộ lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện năm 2010, Số lượng người khuyết tật được dạy nghề giai đoạn 2006 - 2010 có sự chuyển biến rõ nét. Cụ thể: Năm 2006, số người khuyết tật được dạy nghề trên cả nước là 8320 người. Trong đó lao động nữ là 4105 người; Năm 2007: số người khuyết tật được dạy nghề trên cả nước là 8530 người. Trong đó lao động nữ là 4271 người; Năm 2008: số người khuyết tật được dạy nghề trên cả nước là 8712 người. Trong đó lao động nữ là 4404 người; Năm 2009: số người khuyết tật được dạy nghề trên cả nước là 9338 người. Trong đó lao động nữ là 4191 người; Năm 2010: số người khuyết tật được dạy nghề trên cả nước là 9441 người. Trong đó lao động nữ là 4359 người. Những con số này cho thấy sự chuyển biến về lượng NKT trong những năm gần đây.


10000


9000

8000

7000

6000

5000

4000

3000

2000

1000

0


4105

8320


8580


8712


4271 4404


9338


4491


9441


4359


Tæng sè Nữ


Biểu đồ 2.1: Số người khuyết tật được dạy nghề giai đoạn 2006 – 2010 (người)

(Nguồn: Tổng cục Dạy nghề - Bộ lao động - Thương binh và Xã hội)


* Tổ chức của người khuyết tật và tổ chức vì người khuyết tật

Trong những năm qua, nhiều hội vì NKT và hội của NKT đã được thành lập ở trung ương và địa phương. Tổng hợp báo cáo thực hiện Đề án 239 về tổ chức hội tự lực của NKT cho thấy, 19 tỉnh báo cáo đã tổ chức được 121 hiệp hội với trên 60 nghìn hội viên. Tại thời điểm tháng 8/2010, có 10/63 tỉnh, thành có Hội người khuyết tật cấp tỉnh được thành lập. Các tổ chức này có trách nhiệm tuyên truyền phổ biến và hướng dẫn NKT thực hiện các quyền của mình, đồng thời tích cực thực hiện các hoạt động nhằm tìm kiếm, giải quyết việc làm cho NKT

Có thể kể đến các tổ chức dạy nghề riêng cho NKT như: Trung tâm Bảo trợ và Dạy nghề Người tàn tật thành phố Hồ Chí Minh; Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh)/Trung tâm dạy nghề Hà Tây; Trung tâm Bảo trợ Người tàn tật, Trẻ em mồ côi (Trung tâm Bảo trợ xã hội của Sở LĐTBXH); Hội Người mù và các doanh nghiệp/tổ chức của NKT (là thành

viên của Hội kinh doanh người khuyết tật Việt Nam). Hằng năm các tổ chức này đã tổ chức các khóa dạy nghề cho NKT với nội dung ngày càng phong phú đáp ứng được nhu cầu nâng cao trình độ nghề phục vụ cho mục đích tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm. Bên cạnh các cơ sở dạy nghề này còn phải kể đến sự tham gia tích cực của các nhóm và tổ chức tương trợ lẫn nhau của NKT. Hiện nay Việt Nam có trên 80 nhóm NKT, hầu hết các nhóm này đều quan tâm đến xúc tiến việc làm cho thành viên trong đó có dạy nghề cho họ.

Hội Người mù Việt Nam là tổ chức NKT cấp quốc gia được thành lập khá sớm tại nước ta. Hội này có đại diện tại tất cả các tỉnh và hầu hết các huyện. Hội cung cấp nhiều dịch vụ cho các thành viên, gồm: dạy nghề, đào tạo về di chuyển đi lại, cung cấp các phần mềm và trang thiết bị trợ giúp đồng đẳng, tư vấn và nâng cao nhận thức về khiếm thị.

Hội kinh doanh của người khuyết tật tại Việt Nam được thành lập tháng 10/2003 được thành lập như một tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho nhu cầu và nguyện vọng của các thành viên là những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và làm dịch vụ của NKT. Hội kinh doanh của người khuyết tật tại Việt Nam hoạt động với mục tiêu đại diện cho lợi ích và nguyện vọng của các thành viên, đồng thời cung cấp các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh, qua đó có thể tạo nhiều cơ hội việc làm và việc làm phù hợp cho NKT. Ngoài ra, Hội kinh doanh của người khuyết tật tại Việt Nam và các thành viên của Hội mới đảm nhận thêm vai trò nhà cung cấp đào tạo nghề chủ đạo, nhận ngân sách từ Chính phủ để trực tiếp cung cấp dịch vụ dạy nghề cho NKT, đồng thời khuyến khích hoạt động dạy nghề thông qua các doanh nghiệp thành viên. Mỗi năm Hội kinh doanh của người khuyết tật tại Việt Nam trực tiếp tổ chức các khóa đào tạo cho gần 700 NKT tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.

Năm 2010, Việt Nam đã có một bước tiến đáng khích lệ trong việc thúc đẩy thành lập các tổ chức của/vì NKT. Quyết định số 1179/QĐ-BNV ngày 14/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc cho phép thành lập Liên

hiệp Hội về người khuyết tật Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu cần đầu mối để liên kết, phối hợp hoạt động với nhau nhằm tạo sức mạnh chung của các tổ chức hội NKT. Nhiệm vụ của Liên hiệp Hội về người khuyết tật Việt Nam là tổ chức các hoạt động truyền thông tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao khả năng tham gia vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước; nâng cao nhận thức của cộng đồng về NKT, về những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của Công ước quốc tế bảo vệ và thúc đẩy quyền bình đẳng của NKT, về quyền sở hữu trí tuệ, phát minh, sáng chế, cải tiến khoa học kỹ thuật của NKT, thúc đẩy và phát triển hội viên trong toàn quốc. Mục đích của Liên hiệp Hội là liên kết, tập hợp sức mạnh, điều hòa, phối hợp với các nguồn lực xã hội tạo điều kiện để cộng đồng NKT có điều kiện giúp đỡ nhau trong học tập, làm việc, sinh hoạt và được đối xử bình đẳng trước xã hội.

Hội Bảo trợ Người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam, trong hai nhiệm kỳ hoạt động từ 2007 - 2012 và 2012 - 2017 đã được Nhà nước quan tâm cấp gần 15 tỷ đồng từ chương trình mục tiêu quốc gia để dạy nghề, tạo việc làm cho NKT. Những mô hình thí điểm dạy nghề đã được xây dựng kế hoạch thực hiện, tạo việc làm cho NKT tại các đơn vị ngoài công lập, cơ sở sản xuất, kinh doanh, trung tâm dạy nghề, tạo việc làm của các hội NTT-TMC tỉnh, thành phố. Đặc biệt đã ra đời nhiều trung tâm dạy nghề tư nhân theo hình thức truyền nghề, vừa học, vừa làm. Đến nay, số NKT đã được dạy nghề lên đến 5.458 người, trong đó số người có việc làm là 4.393 người. Các nghề đào tạo chủ yếu là nghề may, làm hương và chổi đót, với thời gian học từ hai tháng đến bốn tháng.

Tại các đơn vị ngoài công lập, với tinh thần trợ giúp NKT vươn lên, hòa nhập cộng đồng, các tỉnh, thành hội đã củng cố được quyết tâm sẵn sàng tiếp nhận, thực hiện nghiêm túc việc xây dựng mô hình thí điểm. Nhiều tỉnh, thành hội và đơn vị dạy nghề đã tìm mọi cách đóng góp, hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án. Một số đơn vị chuẩn bị chu đáo giải quyết việc làm cho NKT trong quá trình dạy nghề và ngay sau khi các lớp học kết thúc.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 21/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí