Thực Trạng Áp Dụng Pháp Luật Về Dạy Nghề Đối Với Người Khuyết Tật Ở Việt Nam Hiện Nay

lý nhà nước tiến hành hoạt động quản lý và đảm bảo thực thi một cách thống nhất những quy định này trên thực tế.

2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về dạy nghề đối với người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay

2.2.1. Thực trạng chung trong hoạt động áp dụng pháp luật về dạy nghề đối với người khuyết tật

* Tình hình chung tại một số tỉnh thành tiêu biểu trên phạm vi cả nước

Để giúp NKT hòa nhập với cộng đồng và có động lực vươn lên trong cuộc sống, những năm gần đây, công tác dạy nghề cho NKT được các cấp, ngành, các địa phương đặc biệt quan tâm tạo điều kiện từ phát triển hạ tầng cơ sở cho đến chính sách hỗ trợ đối tượng tham gia học nghề cũng như giáo viên dạy nghề. Nhờ vậy, số cơ sở dạy nghề ở nước ta đã tăng lên cả về số lượng, quy mô và chất lượng đào tạo, đồng thời công tác dạy nghề cho NKT từng bước được xã hội hóa với sự tham gia ngày càng nhiều của khu vực tư nhân. Tính đến nay, cả nước có 256 cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề cho NKT, trong đó có 55 cơ sở dạy nghề chuyên biệt [21]. Các cơ sở dạy nghề dành riêng cho NKT được ưu tiên cấp địa điểm thuận lợi, hỗ trợ vốn, cấp kinh phí đào tạo, miễn giảm thuế, được vay vốn với lãi suất ưu đãi. Đối với các cơ sở dạy nghề khác, khi nhận NKT vào học nghề sẽ được ưu tiên đầu tư, bảo đảm định mức kinh phí đào tạo. Còn với NKT trong thời gian học nghề sẽ được cấp học bổng và trợ cấp xã hội, được miễn hoặc giảm học phí căn cứ vào mức độ khuyết tật và suy giảm khả năng lao động. Tuy nhiên, thực tế cho thấy số lượng người được học nghề vẫn còn thấp, tỷ lệ tìm được việc làm sau đào tạo nghề còn rất khiêm tốn và chủ yếu là tự tạo việc làm, số có thể tìm được việc làm trong các doanh nghiệp lớn hầu như không đáng kể.

Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2013, hiện cả nước có khoảng 6,7 triệu người khuyết tật, trong đó, khoảng 60%

người khuyết tật trong độ tuổi lao động. Số người khuyết tật được dạy nghề hàng năm đạt 5.000 - 6.000 người trong tổng số 1,5 triệu người được dạy nghề trong cả nước. Đa số người khuyết tật sống ở nông thôn với các cơ sở hạ tầng, điều kiện sống, phương tiện sinh hoạt chuyên dùng còn nhiều thiếu thốn, do vậy họ gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại và giao tiếp với cộng đồng. Việc dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật hiện nay vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tế do đại bộ phận người khuyết tật có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trình độ văn hóa thấp. Trong khi đó, mỗi dạng tật của người khuyết tật chỉ phù hợp với một số nghề nhất định nên dạy nghề cho họ có nhiều khó khăn, chi phí cao hơn so với dạy nghề thông thường.

Có một thực tết đặt ra, các doanh nghiệp muốn tuyển người khuyết tật vào làm việc thì trên thực tế rất khó để tìm được người có chuyên môn, tay nghề phù hợp với yêu cầu. Mặc dù có hệ thống chính sách hỗ trợ từ ngân sách, tuy nhiên kết quả dạy nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật những năm qua còn rất khiêm tốn. Hiện nay, số người khuyết tật được dạy nghề hàng năm chỉ chiếm khoảng 0,4% số người được dạy nghề cả nước, chiếm 3% số người khuyết tật, trong khi tỷ lệ người khuyết tật chiếm tới 8% dân số [42]. Cả nước có 256 cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề cho người khuyết tật, trong đó có 55 cơ sở dạy nghề chuyên biệt. Cùng với đó, hệ thống quản lý Nhà nước về dạy nghề được kiện toàn, các văn bản quy phạm pháp luật cũng đã quy định các cơ sở dạy nghề dành riêng cho người khuyết tật được ưu tiên cấp địa điểm thuận lợi, hỗ trợ vốn, cấp kinh phí đào tạo, miễn giảm thuế, được vay vốn với lãi suất ưu đãi… Một số địa phương xuất hiện những mô hình dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật thực sự mang lại hiệu quả, được chia sẻ để làm mô hình nhân rộng tại các địa phương trên cả nước [44].

Mô hình dạy nghề gắn với tạo việc làm của Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi huyện Can Lộc tại tỉnh Hà Tĩnh là một ví dụ điển hình. Mặc

dù mới đi vào hoạt động từ tháng 01/2010, nhưng Trung tâm đã tổ chức được một số lớp dạy nghề làm hoa lụa, kết chổi đót, mây tre đan xuất khẩu, làm nấm rơm… Trong tổng số 172 hội viên được học nghề tại Trung tâm có 140 hội viên đã có việc làm, thu nhập ổn định, từng bước tự trang trải được một phần nhu cầu của bản thân. Một số hội viên đã thành công với mô hình vườn - ao - chuồng - rừng (VACR), làm trang trại, mạnh dạn vay vốn ưu đãi để đầu tư, bước đầu giúp không ít gia đình hội viên thoát nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống, vươn lên khá giả. Bản thân họ cũng thoát khỏi sự mặc cảm, tự ti.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Tại tỉnh Bình Dương có khoảng 10.000 người khuyết tật và hơn 6.000 người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng. Trong 20 năm qua, Hội Bảo trợ Người khuyết tật - Trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo của tỉnh đã phối hợp tổ chức dạy nghề cho 3.074 lượt người khuyết tật. Nổi bật nhất, trong năm 2012, Doanh nghiệp tư nhân may Quốc Tế đã tài trợ và dạy nghề làm dụng cụ y tế “ống nong động mạch xuất khẩu” cho 25 người khuyết tật. Sau khi học nghề, NKT của tỉnh đã tự làm ra sản phẩm với mức thu nhập từ 3 triệu đồng/người/tháng [21].

Còn tỉnh Bình Định có hơn 52.000 người khuyết tật. Ngày 18/11/2013, Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa tỉnh Bình Định với tổ chức Development Alternative Inc (DAI) và Hội trợ giúp người khuyết tật Việt Nam (VNAH) về Chương trình toàn diện và tích hợp trợ giúp NKT đã được ký kết. Chương trình đã mở một số trung tâm phục hồi chức năng tại khu dân cư, nơi có nhiều người khuyết tật sinh sống để họ dễ dàng đến tập luyện và được hướng dẫn để tự luyện tập tại nhà; hỗ trợ sinh kế cho NKT bằng cách tạo việc làm, tạo điều kiện tiếp cận trong học nghề và hỗ trợ nguồn vốn để hộ gia đình có người khuyết tật cải thiện kinh tế gia đình; hỗ trợ trẻ khuyết tật đến trường, nâng cao năng lực cho hệ thống giáo dục đặc biệt và giáo dục hòa nhập; hỗ trợ các hoạt động thúc đẩy chính sách cho người khuyết tật.

Pháp luật về dạy nghề đối với người khuyết tật ở Việt Nam - 9

Tỉnh Thanh Hóa cũng có mô hình hay do Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi xây dựng, mở được nhiều lớp dạy nghề tại các địa phương. Điển hình là lớp dạy nghề làm nón lá truyền thống ở xã Trường Sơn, huyện Nông Cống có 25 phụ nữ khuyết tật tham gia. Sau học nghề, hầu hết chị em có việc làm ổn định với mức thu nhập 50.000 đồng/người/ngày; có việc làm, thêm thu nhập, chị em khuyết tật hăng say lao động sản xuất và tự tin hơn trong cuộc sống. Còn ở xã Hải Nhân, huyện Tĩnh Gia, Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi tỉnh tiếp tục đầu tư dự án dạy nghề làm chổi đót truyền thống cho 25 phụ nữ khuyết tật. Sau học nghề, học viên có việc làm tại gia đình và tại các cơ sở sản xuất, thu nhập ổn định hơn 70.000 đồng/người/ngày [21].

Tại tỉnh Bình Dương tổ chức hoạt động lễ tổng kết khóa học nghề thứ VII (2012-2013) cho các học viên là NKT tại Trung tâm Dạy nghề người tàn tật (Tháng 8/2013). Đây được đánh giá là một trong những trung tâm có hoạt động hiệu quả trên cả nước. Với nhiều chính sách phù hợp và hiệu quả, trung tâm đã đạt được những kết quả nổi bật trong công tác dạy nghề và tạo việc làm cho NKT. Trong công tác dạy nghề, trung tâm thường xuyên thông báo về tình hình sức khỏe, kết quả học tập của các "học sinh đặc biệt" cho gia đình biết để hỗ trợ thêm. Tiếp thu ý kiến chỉ đạo từ lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh nhà, trung tâm cũng thực hiện đúng và đầy đủ các chương trình đào tạo giúp học viên tiến bộ, có thành tích học tập tốt và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cần tuyển dụng. Hiện tại, tổng số học viên của trung tâm là 95 em, tăng 10 em so với năm 2012. Các em được học tin học, điện cơ, điện tử, in lụa, may, dệt. Trung tâm có 3 giáo viên cơ hữu và 6 giáo viên thỉnh giảng đều có kỹ năng sư phạm tốt, biết yêu thương, thông cảm với học viên. Giáo trình, tài liệu được soạn thảo phù hợp với trình độ tiếp thu của các em. Để các em học tập tốt, bộ phận nghiệp vụ luôn theo dõi sâu sát, kịp thời báo cáo để chấn chỉnh các em như: chây lười, không tập trung, không bảo

đảm đúng tiết học… Từ năm 2006 - năm bắt đầu đào tạo nghề cho NKT, đã có nhiều em sau khi tốt nghiệp được một số doanh nghiệp nhận vào làm. Tính đến nay đã có 116 học viên khuyết tật của trung tâm đã xin được việc làm.

* Tháng 9/2014, Hội thảo tham vấn xây dựng Kế hoạch dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật giai đoạn 2015- 2020: Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách giúp đỡ người khuyết tật có việc làm và hòa nhập cộng đồng. Vừa qua, trong hai ngày 18-19/9/2014, tại thành phố Ninh Bình, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các tổ chức USAID Việt Nam, CRS, VNAH tổ chức Hội thảo tham vấn xây dựng Kế hoạch dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật giai đoạn 2015- 2020. Đây là một sự kiện có ý nghĩa đối với NKT, nhất là mở ra những triển vọng mới cho NKT trong lĩnh vực dạy nghề. Tham dự Hội thảo có bà Lê Tuyết Nhung, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội, Giám đốc Ban Điều phối các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam (NCCD); ông Đào Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Dạy nghề Thường xuyên (Tổng cục Dạy nghề), lãnh đạo các phòng Bảo trợ Xã hội, phòng Dạy nghề, Sở LĐ-TBXH của các tỉnh, thành từ Thừa Thiên Huế trở ra và đại diện các tổ chức, hội, Hiệp hội của người khuyết tật, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài có sử dụng lao động là người khuyết tật [42].

* Ngày 5/8/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1019/ QĐ-TTg phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020. Đề án là sự cụ thể hóa những nội dung cơ bản đã được khẳng định trong Luật Người khuyết tật và thể hiện nỗ lực của Chính phủ trong việc huy động nguồn lực nhằm tạo cơ hội tốt nhất cho NKT hòa nhập bình đẳng vào các hoạt động xã hội. Đề án phân công trách nhiệm cho nhiều Bộ, ngành, đặc biệt chú trọng đến vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, trong đó có Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam trong việc tham gia tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

Đề án xác định mục tiêu chung “Hỗ trợ NKT phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản thân; tạo điều kiện để NKT vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng cộng đồng và xã hội”. Để thực hiện mục tiêu chung này, Đề án chia làm 2 giai đoạn với những chỉ tiêu cụ thể nhằm thúc đẩy sự hòa nhập của NKT trong các lĩnh vực như: y tế, giáo dục, lao động, xây dựng, giao thông, công nghệ thông tin, văn hóa, thể thao, pháp lý… Theo đó:

- Giai đoạn 2012 - 2015: Hằng năm 70% NKT tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 70% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật; khoảng 60.000 trẻ em và NKT được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp. 60% trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục. 250.000 NKT trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động được học nghề và tạo việc làm phù hợp. ít nhất 50% công trình là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với NKT. ít nhất 50% NKT có nhu cầu tham gia giao thông được sử dụng phương tiện giao thông đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận hoặc dịch vụ trợ giúp tương đương. 30% NKT được trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. 20% NKT được hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và biểu diễn nghệ thuật; 25% NKT được hỗ trợ tham gia các hoạt động và luyện tập thể dục, thể thao. 90% NKT được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu. 60% cán bộ làm công tác trợ giúp NKT được tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, chăm sóc, hỗ trợ NKT; 40% gia đình có NKT được tập huấn về kỹ năng, phương pháp chăm sóc phục hồi chức năng cho NKT; 30% NKT được tập huấn các kỹ năng sống.

- Giai đoạn 2016 - 2020, Để án tiếp tục thực hiện các nội dung của giai đoạn 2012 - 2015 với những chỉ tiêu cao hơn cho từng lĩnh vực như tiếp cận y tế là 90%, tiếp cận giáo dục 70%, tạo việc làm cho 300.000 người, tiếp cận xây dựng 100%, tiếp cận giao thông 80%, trợ giúp pháp lý 100%...

Bước phát triển so với Đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2006 - 2010, Đề án giai đoạn này đã đưa ra những nội dung “gần hơn” với nhu cầu của NKT, trong đó có những nội dung mới, đó là tiếp cận phương tiện giao thông, trợ giúp pháp lý và tập huấn kỹ năng. Đây là những vấn đề thực tiễn NKT còn gặp nhiều khó khăn, rất cần sự quan tâm tháo gỡ để góp phần mở rộng cánh cửa hòa nhập. Bên cạnh những nội dung tiếp nối thành quả của Đề án giai đoạn trước, những nội dung mới được đưa vào Đề án thực sự làm thỏa lòng mong mỏi của NKT và những người hoạt động trong lĩnh vực trợ giúp NKT.

Để thực hiện những chỉ tiêu trên, Đề án xác định 9 hoạt động chủ yếu, bao gồm: Phát hiện sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dụng cụ trợ giúp cho NKT; Trợ giúp tiếp cận giáo dục; Dạy nghề, tạo việc làm; Trợ giúp tiếp cận và sử dụng các công trình xây dựng; Trợ giúp tiếp cận và tham gia giao thông; Trợ giúp tiếp cận và sử dụng CNTT và truyền thông; Trợ giúp pháp lý; Hỗ trợ NKT trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch; Nâng cao nhận thức, năng lực chăm sóc, hỗ trợ NKT và giám sát đánh giá.

Mỗi hoạt động có những nội dung cụ thể riêng, trong đó ở hoạt động dạy nghề, tạo việc làm có điểm mới quan trọng là “Kinh phí dạy nghề cho NKT được bố trí trong Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề với mức hỗ trợ tối đa 6 triệu đồng/người/khoá học”. Đây là cơ sở pháp lý tạo điều kiện thuận lợi động viên khuyến khích NKT học nghề đạt kết quả cao hơn, bởi hiện nay, mức hỗ trợ cho người không khuyết tật lại áp dụng đối với NKT là không hợp lý. Quy định ở Đề án về mức hỗ trợ dạy nghề này đã tháo gỡ nhiều khó khăn cho các đơn vị tổ chức dạy nghề cho NKT, trong đó có Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam.

Những chỉ tiêu Đề án đưa ra có tính khả thi trong thực tiễn hay không phần nhiều phụ thuộc vào nguồn lực. Để giải bài toán này, Đề án không đưa ra số tiền cụ thể mà xác định kinh phí thực hiện Đề án bao gồm: Ngân sách nhà nước được bố trí từ dự toán chi thường xuyên hàng năm của các Bộ, ngành cơ quan Trung ương và các địa phương; các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, đề án liên quan khác để thực hiện các hoạt động của Đề án theo phân cấp của pháp luật về ngân sách nhà nước; Đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Như vậy, các Bộ, ngành, đơn vị khi triển khai thực hiện các chương trình, Đề án khác, có trách nhiệm lồng ghép đối tượng hưởng lợi là NKT vào nội dung hoạt động có liên quan.

Về phân công trách nhiệm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì thực hiện Đề án có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai Đề án; tổ chức thực hiện việc dạy nghề, tạo việc làm và nâng cao nhận thức, năng lực chăm sóc, hỗ trợ NKT và giám sát đánh giá. Các Bộ, ngành khác gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm triển khai thực hiện Đề án ở những nội dung do Bộ, ngành đó chủ trì.

Đề án cũng xác định rõ trách nhiệm của UBND các tỉnh, thành phố và ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Liên minh HTX Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Liên hiệp hội về NKT Việt Nam, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, Hội chất độc da cam/dioxin Việt Nam, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

Trên cơ sở những kết quả đạt được cũng như những vấn đề đặt ra trong

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2023