Quy Định Pháp Lý Về Ngành, Nghề Kinh Doanh Có Điều Kiện

- Các quy định về phá sản, cạnh tranh, đấu thầu, bảo hộ nhãn hiệu, các thị trường đầu vào như: Luật Phá sản, Luật Cạnh tranh, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai…

- Các quy định về điều kiện kinh doanh (điều kiện có giấy phép hoặc không cần giấy phép): đây là hệ thống các quy định liên tục được ban hành mới, hoặc sửa đổi, bổ sung và nằm trong hầu hết các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh. Đến nay, chỉ tính riêng hệ thống quy định về ngành, nghề kinh doanh phải có giấy phép bao gồm khoảng hơn 40 Luật, Pháp lệnh và khoảng 150 Nghị định hướng dẫn thi hành.

- Các quy định về thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp như: Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Luật Thanh tra và các Nghị định hướng dẫn thi hành theo từng lĩnh vực cụ thể. . .

Như vậy, có thể thấy rằng, hệ thống văn bản pháp luật về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ, nhất là giai đoạn từ năm 2006 đến nay. Bên cạnh đó, chất lượng của hệ thống văn bản pháp luật về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cũng được nâng cao, tiếp cận với thông lệ quốc tế, đáp ứng từng bước yêu cầu hội nhập.

1.3.1.2. Quy định pháp lý về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

Quy định pháp lý về ngành, nghề cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện đã trở nên minh bạch và rõ ràng hơn thông qua việc áp dụng hệ thống ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nhưng không cần giấy phép và hệ thống ngành, nghề phải có giấy phép kinh doanh. Điều kiện kinh doanh là các điều kiện mà doanh nghiệp phải đáp ứng khi kinh doanh một ngành, nghề nhất định do pháp luật quy định. Trong suốt quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải hoàn toàn tự chịu trách nhiệm tuân thủ các điều kiện kinh doanh mà họ đã cam kết. Vai trò của các cơ quan Nhà nước được thể hiện trong việc giám sát và phát huy vai trò giám sát của nhiều chủ thể khác nhau đối với việc tuân

thủ các điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động và xử lý những trường hợp vi phạm.

Để quản lý các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, giấy phép kinh doanh là một trong số các công cụ quản lý nhà nước được sử dụng phổ biến ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, hệ thống giấy phép đã xuất hiện và sử dụng cùng với quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh. Trên thực tế, giấy phép kinh doanh đã ngày càng nhiều và đã thực sự có ý nghĩa trong công tác quản lý nhà nước. Giấy phép đã được sử dụng để điều tiết, kiểm soát các hoạt động kinh doanh; qua đó, hướng đến bảo vệ những lợi ích chung của xã hội và cộng đồng. Trên phương diện này, có thể nói, hệ thống giấy phép đã góp phần hình thành và phát triển thể chế kinh tế thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường và sức khoẻ của cộng đồng. Các giấy phép hợp lý không chỉ góp phần bảo vệ được những lợi ích chung của xã hội, mà còn góp phần duy trì điều kiện ổn định thúc đẩy phát triển một số ngành kinh tế quan trọng, nhất là các ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ.

Kể từ năm 2000, danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện đã được sàng lọc mạnh mẽ, hàng loạt giấy phép kinh doanh không phù hợp với cơ chế thị trường bị bãi bỏ, hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới giấy phép kinh doanh cũng dần được thay thế, bãi bỏ theo định hướng này. Tiếp theo đó, quy định về điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, tổ chức quản lý hoạt động cấp giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề…đã được đổi mới liên tục, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có nhiều cơ hội hơn trong nỗ lực gia nhập thị trường, góp phần bước đầu chuyển đổi nguyên tắc quản lý nhà nước từ “doanh nghiệp được làm những gì cơ quan Nhà nước cho phép” thành “doanh nghiệp được làm những gì pháp luật không cấm” [1, tr10].

1.3.1.3. Quy định pháp lý về tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp Chức năng quản lý nhà nước đối với quá trình tổ chức lại, chuyển đổi,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

giải thể, phá sản doanh nghiệp là một trong những nội dung tiếp cận gần nhất với các nguyên tắc của kinh tế thị trường. Trong khung khổ quy định pháp luật của Nhà nước, doanh nghiệp và các chủ sở hữu tự quyết định việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi hình thức pháp lý, giải thể và các thủ tục phá sản. Sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước chỉ dừng lại ở việc công nhận và giám sát doanh nghiệp thực hiện giải thể, phá sản theo pháp luật; công nhận tính hợp pháp của tổ chức lại và chuyển đổi doanh nghiệp.

Các quy định pháp luật về tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp đã bước đầu tạo được một khung khổ cho doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.

Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội - 5

1.3.1.4. Quy định pháp lý về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của doanh nghiệp

Quy định về công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật và xử lý vi phạm của doanh nghiệp đã được đổi mới trên cơ sở đảm bảo quyền tự do kinh doanh và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của doanh nghiệp; giảm tình trạng nhũng nhiễu, can thiệp và hình sự hoá quan hệ kinh tế của doanh nghiệp. Về cơ bản, doanh nghiệp chỉ còn thuộc đối tượng của thanh tra chuyên ngành trong việc chấp hành pháp luật và các quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực.

1.3.2. Bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập

1.3.2.1. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về doanh nghiệp

Bên cạnh công cụ chủ yếu là hệ thống pháp luật, bộ máy quản lý nhà nước dần thích nghi với những yêu cầu đổi mới mục tiêu và nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cả về cơ cấu tổ chức lẫn chức năng nhiệm vụ.

Cơ chế vận hành của các cơ quan quản lý nhà nước đã có nhiều thay đổi đáng ghi nhận, từng bước nỗ lực tự hoàn thiện theo yêu cầu của đối tượng quản lý và sự phát triển của khu vực doanh nghiệp thay vì thụ động điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp theo năng lực hạn chế của mình như trước kia [1, tr13].

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập hình thành tương đối rõ, trong đó, Quốc hội ban hành và sửa đổi các luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân các cấp xét xử và kiểm soát việc tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý nhà nước. Chính phủ thống nhất thực hiện các chức năng quản lý hành chính nhà nước trên cơ sở phân công, phân cấp quản lý. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trực tiếp ban hành nghị định, quyết định và các chính sách cụ thể liên quan đến doanh nghiệp; các biện pháp chỉ đạo và kiểm tra việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các quyết định của Chính phủ trong các doanh nghiệp.

Bộ, các cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình, ban hành các văn bản hướng dẫn quy phạm pháp luật theo thẩm quyền.

UBND cấp tỉnh, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ở địa phương, tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực trên địa bàn theo thẩm quyền. UBND cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn theo thẩm quyền phân cấp hành chính và từng lĩnh vực cụ thể có liên quan. Như vậy, trong lĩnh vực quản lý hành chính, UBND các cấp là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước có quan hệ trực tiếp hàng ngày đối với mọi loại hình doanh nghiệp.


Hình 1.1: Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp Nguồn: Đề án 8925/ĐA-BKHĐT ngày 26/12/2011 về “Đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập” [1, tr14].

Ngoài cách tiếp cận hệ thống bộ máy quản lý nhà nước theo phân cấp về hành chính, đứng trên góc độ hệ thống các cơ quan Nhà nước liên quan trực tiếp đến “vòng đời” của doanh nghiệp (từ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp đến khi giải thể, phá sản doanh nghiệp), hệ thống này có thể khái quát như Hình 1.2.


Hình 1.2: Sơ đồ cơ quan quản lý nhà nước theo vòng đời doanh nghiệp Nguồn: Đề án 8925/ĐA-BKHĐT ngày 26/12/2011 về “Đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập” [1, tr15]

Như vậy, liên quan trực tiếp đến “vòng đời” của doanh nghiệp, có một số cơ quan đầu mối quan trọng trong công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp như: cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan quản lý chuyên ngành… Trong đó, cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế đóng vai trò trung tâm, đầu mối theo dõi thông tin chung về hoạt động của doanh nghiệp.

1.3.2.2. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập thông qua cơ chế phối hợp của các cơ quan Nhà nước

Ở cấp địa phương:

Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập liên quan trực tiếp và đồng thời đến chức năng của nhiều cơ quan khác nhau. Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập, việc xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng thuộc UBND cấp tỉnh,thành phố là rất quan trọng.

Về cơ bản, quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập của các địa phương thường tập trung vào một số nội dung

chủ yếu như: xác lập cơ chế phối hợp kiểm tra, báo cáo của UBND các quận - huyện với các Sở, ngành chức năng; thiết lập cơ chế trao đổi thông tin giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế và các cơ quan chức năng; xác lập cơ chế phối hợp để thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp theo hướng tránh chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp…

Ở Trung ương:

Để nâng cao hiệu quả phối hợp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, từ năm 2006, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp để triển khai chủ trương hợp nhất mã số đăng ký thuế và mã số đăng ký kinh doanh thành một mã số duy nhất (gọi là mã số doanh nghiệp) nhằm trao đổi thông tin giữa hai ngành thuế và đăng ký kinh doanh hướng tới mục tiêu xây dựng một cơ sở dữ liệu quốc gia lưu trữ thông tin về các doanh nghiệp đã đăng ký thành lập. Thực hiện nhiệm vụ này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn việc thiết lập cơ chế “một cửa liên thông” để trao đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp giữa cơ quan đăng ký kinh doanh cấp thành phố và Cục Thuế. Ban đầu, việc trao đổi thông tin mang tính thủ công đã được tiến hành vào đầu năm 2007, tạo tiền đề cho giai đoạn tin học hóa sau này.

Trên cơ sở thành công bước đầu của việc phối hợp trao đổi thông tin, đồng thời thực hiện Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP của Chính phủ về việc hợp nhất mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký kinh doanh, từ tháng 12/2008 đến 31/12/2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Phòng Đăng ký kinh doanh của 63 thành phố, thành phố tiến hành nghiên cứu, xây dựng 12 phần mềm chuyển đổi dữ liệu và thực hiện việc chuyển đổi thủ công (đối với các địa phương không có dữ liệu điện tử) toàn bộ dữ liệu đăng ký kinh doanh đang lưu trữ riêng lẻ tại địa phương sang một tiêu chuẩn thống nhất để chuyển vào cơ sở dữ liệu quốc

gia. Toàn bộ dữ liệu về đăng ký kinh doanh sau khi được chuyển đổi, đã được đối chiếu, cập nhật mã số thuế theo đúng quy trình quy định tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP trước khi tải vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Tính đến hết 31/12/2010, đã có 569.000 thông tin về doanh nghiệp được tải vào hệ thống, bao gồm thông tin của 470.276 doanh nghiệp và 98. 387 đơn vị phụ thuộc.

Từ ngày 01/01/2011, việc trao đổi, khớp nối thông tin đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đã được tiến hành liên tục, tự động cả ở cấp Trung ương (giữa Cục Quản lý đăng ký kinh doanh thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thuế) và ở cấp địa phương (giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cục Thuế); nghiệp vụ cấp đăng ký thành lập và giải thể doanh nghiệp được thực hiện hoàn toàn trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và được lưu trữ tự động, theo thời gian thực vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (tại Cục Quản lý đăng ký kinh doanh). Do vậy, đối với các doanh nghiệp được thành lập từ năm 2011 trở đi, dữ liệu lưu trữ tại cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế là hoàn toàn trùng khớp.

Nhờ vậy, bên cạnh việc có thông tin phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách, việc hợp nhất mã số doanh nghiệp và khớp nối thông tin đăng ký kinh doanh - đăng ký thuế đã có tác động làm giảm mạnh số lượng hành vi vi phạm của doanh nghiệp đã từng rất phổ biến như: chuyển trụ sở chính, tạm ngừng hoạt động… nhưng không đăng ký hoặc thông báo với cơ quan quản lý nhà nước; doanh nghiệp còn hoạt động nhưng không thực hiện nghĩa vụ thuế. . .

1.3.3. Một số đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ở nước ta hiện nay

1.3.3.1. Đổi mới phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm

Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành đã góp phần quan trọng trong việc thiết lập một khung pháp lý mới trong quản lý nhà nước đối

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/11/2023