Thực Trạng Pháp Luật Về Dạy Nghề Đối Với Người Khuyết Tật Ở Việt Nam

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ DẠY NGHỀ ĐỐI

VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM


2.1. Thực trạng pháp luật về dạy nghề đối với người khuyết tật ở Việt Nam

2.1.1. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dạy nghề đối với người khuyết tật

Nguyên tắc chính là những quan điểm, tư tưởng chủ đạo xuyên suốt quá trình ban hành, thực thi, áp dụng, sửa đổi, bổ sung pháp luật. Với tư cách là thành viên của ILO và đã tham gia ký Công ước Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật, pháp luật Việt Nam đã bước đầu nội luật hóa các nguyên tắc đã được ghi nhận trong Công ước. Luật Người khuyết tật 2006 không có điều luật cụ thể quy định về các nguyên tắc chung. Tuy nhiên, trên cơ sở nội dung pháp luật đã được ban hành và thực tiễn thực hiện có thể xác định một số nguyên tắc cơ bản của pháp luật trong lĩnh vực dạy nghề cho NKT, đó là:

- Nguyên tắc Nhà nước giữ vai trò định hướng đối với pháp luật trong lĩnh vực dạy nghề cho NKT

Nhà nước giữ vai trò hết sức quan trọng trong vấn đề hướng nghiệp đào tạo nghề nhằm phát triển nguồn nhân lực. Việt Nam là thành viên của Tổ chức lao động Quốc tế nên pháp luật Việt Nam phải phù hợp với pháp luật lao động quốc tế. Bên cạnh đó, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước số 111 về chống phân biệt trong việc làm, học nghề nên Luật dạy nghề và Luật Người khuyết tật Việt Nam đặc biệt tuân thủ quan điểm của Tổ chức ILO về vấn đề này. Nhà nước đã xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách, các chương trình về đào tạo nghề đáp ứng các Khuyến nghị của ILO đó là chính sách cũng như các chương trình về đào tạo nghề phải đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa hướng nghiệp - đào tạo nghề và việc làm. Đồng thời các chính

sách chương trình này phải gắn với nhu cầu khả năng việc làm cấp vùng và toàn quốc, đến trình độ phát triển kinh tế, xã hội và mối quan hệ giữa khai thác tài nguyên, nhân lực với các mục tiêu kinh tế, xã hội và văn hóa. Các chính sách, chương trình đó còn phải đảm bảo sự bình đẳng không phân biệt đối xử, khuyến khích giúp đỡ mọi người phát huy năng lực nghề nghiệp của mình. Nhà nước cần mở rộng hệ thống thông tin hướng nghiệp và đào tạo nghề cho mọi đối tượng trong xã hội gồm cả trẻ em, thiếu niên và người đã thành niên và NKT. Việc thông tin đó bao gồm cả việc lựa chọn nghề nghiệp, đào tạo nghề, tình hình và triển vọng về việc làm, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động và các khía cạnh khác của đời sống lao động trong xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Luật Dạy nghề đã dành hẳn Chương VII quy định về Dạy nghề cho NTT, khuyết tật, còn Luật Người khuyết tật 2010 cũng quy định trong chương V về Dạy nghề đối với NKT. Trong đó, Nhà nước đã quy định về thành lập các cơ sở dạy nghề cho NKT, chính sách đối NKT học nghề và chính sách đối với giáo viên dạy nghề cho NKT. Nhà nước khuyến khích các cơ sở dạy nghề tuyển NKT vào học nghề, khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở dạy nghề cho NKT. Các cơ sở dạy nghề cho NKT sẽ được nhà nước hỗ trợ về tài chính, được giao đất không thu tiền hoặc thuê đất ở nơi thuận lợi. NKT học nghề sẽ được hưởng học bổng và trợ cấp xã hội, miễn giảm học phí. Giáo viên dạy nghề cho NKT ngoài chế độ đối với giáo viên dạy nghề nói chung còn được hưởng phụ cấp đặc thù theo quy định của chính phủ.

Ngoài ra theo Quan điểm chỉ đạo thực hiện mục tiêu phát triển nhân lực nước ta thời kỳ 2011-2020 ( trong Quyết định số 579/QĐ-TTG ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020) thì:

Pháp luật về dạy nghề đối với người khuyết tật ở Việt Nam - 7

Phát triển nhân lực là sự nghiệp, là trách nhiệm của toàn xã hội…; Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô, định hướng, dẫn

dắt bằng hệ thống khung khổ pháp lý và chính sách khuyến khích phát triển nhân lực, thực hiện các chương trình phổ cập giáo dục bắt buộc, hỗ trợ bồi dưỡng phát triển nhân tài và thực hiện công bằng xã hội trong phát triển nhân lực, hỗ trợ phát triển các nhóm nhân lực đặc thù, nhất là đối với những đối tượng chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, các nhóm dân cư dễ bị tổn thương (người tàn tật, người nghèo, cận nghèo, nông dân chuyển đổi việc làm …) [45].

Như vậy nhà nước có trách nhiệm quản lý vĩ mô, định hướng, dẫn dắt nhằm phát triển nhóm nhân lực đặc thù trong đó có NKT. Để thực hiện được mục tiêu phát triển nhân lực trong các giải pháp đề ra có giải pháp tại tiểu mục 2 Mục II Quyết định số 579/QĐ-TTG ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ: “Mở rộng đào tạo nghề cho các đối tượng chính sách, người nghèo, cận nghèo và quan tâm đào tạo nghề phù hợp cho những người tàn tật” [43].

- Nguyên tắc khuyến khích hỗ trợ và tạo điều kiện cần thiết để người khuyết tật tham gia học nghề

Một trong những nguyên tắc quan trọng của vấn đề dạy nghề đối với NKT đó chính là nguyên tắc khuyến khích hỗ trợ và tạo điều kiện cần thiết để NKT tham gia học nghề. Nguyên tắc này xuất phát từ yếu tố đặc thù của NKT. Do những hạn chế về thể chất và thậm chí là trí tuệ, NKT sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề học nghề. Do đó, để có thể học được nghề, NKT phải cố gắng rất nhiều so với những người bình thường khác và rất cần có sự ủng hộ, hỗ trợ, giúp đỡ của người khác cả về thể chất lẫn tinh thần. Học nghề chính là sự thể hiện ý chí và nghị lực, biết tự vươn lên trong cuộc sống của NKT. Đây chính là cơ hội để NKT có thể tự tạo việc làm hoặc có việc làm. Chính vì vậy, cần phải có chính sách khuyến khích, hỗ trợ tạo điều kiện để NKT tham gia học nghề và thực hiện được quyền học nghề của mình. Những rào cản đối với NKT trong lĩnh vực dạy nghề cần phải được xóa bỏ để NKT có thể hoàn toàn bình đẳng như những người học nghề bình thường khác.

- Nguyên tắc có quy định riêng đối với NKT trong lĩnh vực dạy nghề

Về cơ bản, trong lĩnh vực dạy nghề NKT được đối xử bình đẳng như những người học nghề khác. Song do NKT có những yếu tố đặc thù, đặc biệt là về thể chất nên pháp luật cần có những quy định riêng đối với NKT trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng sự ưu tiên, ưu đãi hay những quy định riêng này không có nghĩa là sự thiên vị hay phân biệt đối xử mà chỉ là những quy định phù hợp với yếu tố đặc thù của NKT mà thôi. Những quy định mang tính đặc thù này nhằm mục đích giúp NKT có thể bình đẳng được với những người lao động bình thường. Để thực hiện điều đó đòi hỏi các cơ sở dạy nghề có NKT tham gia học nghề cần phải có cơ sở vật chất phù hợp với NKT, đồng thời cũng cần phải có giáo viên dạy riêng cho NKT.

2.1.2. Hiện trạng các quy định pháp luật về dạy nghề đối với người khuyết tật

2.1.2.1. Các văn bản pháp luật về dạy nghề đối với NKT

Những cột mốc có ý nghĩa quan trọng đánh dấu sự phát triển của pháp luật dạy nghề đối với NKT, đó là:

* Năm 2006 - Sự ra đời của Luật dạy nghề: Nhằm thống nhất sự điều chỉnh của pháp luật về dạy và học nghề, Quốc hội khóa XI đã ban hành Luật Dạy nghề ngày 29/11/2006. Đây là điều tất yếu bởi xu hướng hội nhập quốc tế đã đặt ra yêu cầu về việc thống nhất và minh bạch hóa các quy định của pháp luật, đồng thời đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Luật Dạy nghề đã dành riêng một chương cho vấn đề dạy nghề đối với NKT. Điều này thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta đến đối tượng học nghề là NKT. Bên cạnh Luật dạy nghề có thể kể đến một số văn bản khác có điều chỉnh lĩnh vực dạy nghề đối với NKT như: Nghị định số 43/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 62 và 72 Luật Dạy nghề (trong đó có quy định về chính sách đối với giáo viên dạy nghề cho NKT); Nghị định số 116/2009/NĐ-CP

quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực dạy nghề; Luật Bảo hiểm xã hội 2006 (Điều 32); Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (Điều 4); Quyết định số 51/2008/QĐ - TTg ngày 24/4/2008 về chính sách hỗ trợ đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người lao động là người tàn tật.

* Năm 2010 - Sự ra đời của Luật Người khuyết tật: Kể từ khi Pháp lệnh người tàn tật ra đời, hệ thống văn bản pháp quy về trợ giúp NKT do các cơ quan từ trung ương đến địa phương ban hành tương đối đầy đủ, đã thể chế hóa hầu như các quan hệ chính trị, tư pháp, kinh tế văn hóa xã hội có liên quan đến NKT vào hệ thống Luật và các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật. Điều này đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi để NKT hòa nhập cộng đồng và các cơ quan, tổ chức triển khai thực hiện tốt các chính sách, chế độ trợ giúp NKT. Tuy nhiên sau hơn 10 năm thực hiện Pháp lệnh vẫn còn nhiều cơ chế, chính sách chưa thật sự đi vào cuộc sống hoặc chưa được thực hiện đầy đủ như: quỹ việc làm người tàn tật, quỹ hỗ trợ NTT chưa được các địa phương quan tâm thành lập; nguồn lực chưa được bảo đảm đủ, công tác tuyền truyền phổ biến chính sách, giám sát thực thi pháp luật… còn nhiều hạn chế, khiến hiệu quả thực hiện luật, pháp lệnh và các chính sách đối với NKT chưa cao, còn một số chính sách không khả thi trong cuộc sống. Để đảm bảo tính hệ thống của chính sách pháp luật về NKT nói chung dạy nghề đối với NKT nói riêng thì sau hơn 10 năm thực hiện Pháp lệnh về người tàn tật cần được tổng kết đánh giá, hoàn thiện nâng lên thành Luật, tạo thành một hệ thống chính sách pháp luật bảo đảm sự tham gia bình đẳng của NKT. Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thông qua Luật người khuyết tật vào ngày 17/6/2010, góp phần hoàn thiện hơn nữa hệ thống chính sách dành cho NKT. Đây là văn bản pháp luật cao nhất về NKT từ trước tới nay và là cơ sở pháp lý toàn diện để thực hiện trợ giúp NKT có hiệu quả trong giai đoạn tới. Đặc biệt là vấn đề dạy nghề đã được quy định cụ thể trong các Điều 4, Điều 5 và Chương V về Dạy

nghề và việc làm... (Điều 32). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện công tác dạy nghề cho NKT.

* Tháng 10-2014, Việt Nam tiến đến phê duyệt Công ước quyền Người khuyết tật

Ngày 23-10-2014, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trình bày Tờ trình về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật. Được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 13/12/2006, đây được xem là Công ước quốc tế toàn diện nhất về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật. Tính đến tháng 3/2014, trên thế giới đã có 158 quốc gia ký Công ước và 141 quốc gia đã phê chuẩn Công ước này. Trong khối ASEAN, đã có 8 nước phê chuẩn Công ước, 2 nước đã ký Công ước nhưng chưa phê chuẩn là Việt Nam và Brunei. Việt Nam đã ký Công ước Quyền của người khuyết tật vào ngày 22/10/2007. Việc phê chuẩn Công ước này là bước hoàn thành thủ tục để Việt Nam trở thành thành viên Công ước Người khuyết tật.

Công ước Quyền của người khuyết tật là một điều ước quốc tế về nhân quyền. Công ước xác định các quyền của người khuyết tật và nghĩa vụ của các quốc gia tham gia Công ước nhằm bảo vệ và đẩy mạnh các quyền này. Việc phê chuẩn Công ước vào thời điểm hiện nay của Nhà nước ta là rất quan trọng, nhằm thực hiện đúng cam kết của quốc gia, tạo cơ sở cho việc tăng cường đối thoại về nhân quyền và trao đổi với các nước, các tổ chức quốc tế về nhân quyền. Việc phê chuẩn Công ước Quyền của người khuyết tật sẽ là một cam kết chính trị mạnh mẽ của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển vì lợi ích dành cho người khuyết tật. Đây cũng là một trong những căn cứ pháp lý để Việt Nam khẳng định quan điểm của mình đối với thế giới trong lĩnh vực người khuyết tật nói riêng và nhân quyền nói chung, có ý nghĩa quan trọng khi Việt Nam đã trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016.

* Ngày 27/11/2014, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XIII kỳ họp thứ 8 thông qua Luật Giáo dục nghề nghiệp. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015. Đây là một đạo luật đã thể chế hóa mạnh mẽ chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nói chung, giáo dục nghề nghiệp nói riêng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI, giải quyết nhiều bất cập trong thực tiễn, tạo nên một diện mạo mới của hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế. Chính sách đối với người học được thể hiện mạnh mẽ trong Luật Giáo dục nghề nghiệp. Đây được coi là một trong những giải pháp thực hiện phân luồng, thu hút người học, tạo sự hấp dẫn đối với người học tham gia giáo dục nghề nghiệp. Bên cạnh một số đối tượng được Nhà nước ưu tiên như người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người học là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú thì người khuyết tật với tư cách là một đối tượng có nhiều đặc điểm riêng đặc thù là một trong những đối tượng dành được sự quan tâm đặc biệt trong những đổi mới cơ bản của Luật giáo dục nghề nghiệp như các chính sách ưu đãi đối với người học; chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ về tài chính để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; được giao đất, cho thuê đất ở nơi thuận lợi cho việc học của người khuyết tật.

* Pháp luật về dạy nghề đối với NKT quy định tại các luật chuyên ngành: Từ khi Pháp lệnh người tàn tật ra đời đến hết năm 2008, Quốc hội, Uỷ ban thường Vụ quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan Trung ương đã ban hành các Luật chuyên ngành có chương, điều quy định về các nội dung liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người khuyết tật, trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội đối với người khuyết tật. Đặc biệt Bộ Luật Lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007) có quy định riêng một

mục về lao động là người tàn tật, Luật dạy nghề năm 2007 có 01 chương 5 điều quy định chi tiết về dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật; Luật giáo dục năm 2005 không có chương riêng đối với học sinh, giáo viên là người khuyết tật, nhưng có tới 8 điều quy định liên quan giáo dục đối với học sinh bị tàn tật, khuyết tật đều có các quy định liên qua trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyền, chính sách và các biện pháp đảm bảo để người khuyết tật thực hiện các quyền và hoà nhập cuộc sống xã hội như những người bình thường khác.

2.1.2.2. Các chính sách pháp luật về dạy nghề đối với người khuyết tật

NKT tham gia học nghề về cơ bản cũng giống như những người bình thường học nghề khác nên cũng tuân theo chính sách chung về dạy nghề. Tuy nhiên, vì NKT có những đặc thù nên cũng cần phải có những chính sách riêng dành cho NKT học nghề. Chính sách dạy nghề đối với NKT được thể hiện ở các phương diện: chính sách đối với cơ sở dạy nghề, chính sách đối với NKT học nghề và chính sách đối với giáo viên dạy nghề cho NKT.

* Chính sách đối với cơ sở dạy nghề cho người khuyết tật

Cơ sở dạy nghề cho NKT cũng là cơ sở dạy nghề nên phải đảm bảo các điều kiện của cơ sở dạy nghề theo quy định của Luật dạy nghề. Các cơ sở dạy nghề cho NKT có thể là các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề được thành lập theo quy định của Luật dạy nghề. Tuy nhiên, để trở thành cơ sở dạy nghề cho NKT thì ngoài những điều kiện của cơ sở dạy nghề nói chung, cơ sở dạy nghề này còn phải đảm bảo điều kiện:

- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề; giáo trình, phương pháp và thời gian dạy nghề phù hợp với NKT.

- Giáo viên có chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy cho NKT.

Các công trình xây dựng phục vụ cho NKT học nghề phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ xây dựng. (Điều 69 Luật dạy nghề).

Thực tế, rất ít các cơ sở dạy nghề muốn dạy nghề cho NKT bởi để dạy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2023