Pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


TRẦN DŨNG


PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM


Chuyên ngành : Luật Kinh tế

Mã số : 60 38 01 07


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Hữu Nghị


Hà Nội – 2014

LỜI CAM ĐOAN


Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Các tài liệu trích dẫn theo các nguồn công bố. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn trích dẫn rõ ràng.

Người cam đoan


Trần Dũng

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 2

MỤC LỤC 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6

MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ VÀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 12

1.1. Giáo dục đại học: Khái niệm, đặc điểm và tính chất 12

1.1.1. Khái niệm giáo dục và giáo dục đại học 12

1.1.2. Đặc điểm, tính chất của giáo dục đại học 15

1.2. Đầu tư trong giáo dục đại học Việt Nam: Khái niệm và các yêu cầu đặt ra 18

1.2.1. Khái niệm 18

1.2.2. Đặc điểm, yêu cầu của hoạt động đầu tư trong giáo dục đại học..

............................................................................................... 21

1.3. Những vấn đề lý luận về pháp luật đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam 25

1.3.1. Nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động đầu tư trong giáo dục đại học 25

1.3.2. Các nguyên tắc của pháp luật đầu tư trong giáo dục đại học ... 31

1.3.3. Nội dung điều chỉnh pháp luật đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam 35

1.3.4. Nguồn pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trong giáo dục đại học 37

1.4. Các yếu tố chi phối pháp luật đầu tư trong giáo dục đại học 43

1.4.1. Yếu tố kinh tế 43

1.4.2. Yếu tố chính trị 44

1.4.3. Yếu tố tâm lý xã hội, ý thức xã hội 45

1.4.4. Yếu tố truyền thống, tập quán xã hội 46

1.4.5. Yếu tố hội nhập quốc tế 47

Kết luận chương 1 49

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TRONG VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 50

2.1. Các quy định về chủ thể 50

2.1.1. Về nhà đầu tư 50

2.1.2. Về cơ quan quản lý nhà nước 52

2.2. Các quy định về điều kiện đối với hoạt động đầu tư trong giáo dục 53

2.3. Các quy định về hình thức đầu tư 62

2.4. Các quy định về thủ tục đầu tư 66

2.5. Đánh giá pháp luật đầu tư trong giáo dục đại học tại Việt Nam 70

2.5.1. Đánh giá pháp luật đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam từ góc độ bảo đảm các nguyên tắc 70

2.5.2. Những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân 74

Kết luận chương 2 80

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 82

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam 82

3.1.1. Hoàn thiện pháp luật để bảo đảm thực hiện được chính sách đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục đại học Việt Nam trong thời gian tới 82

3.1.2. Hoàn thiện pháp luật đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong giáo dục đại học ở Việt Nam trong thời gian vừa qua 84

3.1.3. Hoàn thiện pháp luật đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam đáp ứng các yêu cầu hội nhập 86

3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và đảm bảo thực hiện pháp luật đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam 88

3.2.1. Giải pháp chung 88

3.2.2. Giải pháp cụ thể đối với pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam 90

Kết luận chương 3 94

KẾT LUẬN 95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ASEAN

Association of Southeast Asian Nations

(Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á)

ĐH, CĐ

Đại học, Cao đẳng

GD

Giáo dục

GDĐT

Giáo dục đào tạo

GDĐH

Giáo dục đại học

UBND

Ủy ban nhân dân

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VN

Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam - 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển nguồn nhân lực mà trước hết là nguồn nhân lực có trình độ, có kỹ năng cao là đòi hỏi tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Phát triển giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng là sự lựa chọn cần thiết để đáp ứng đòi hỏi trên.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 được Quốc hội Khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013; Luật Giáo dục năm 2005 đã xác định giáo dục là “quốc sách hàng đầu”. Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục; khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục. Ngân sách nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục.

Bên cạnh Luật Giáo dục, Luật Đầu tư 2005 quy định về chính sách về đầu tư: nhà đầu tư được đầu tư trong các lĩnh vực và ngành, nghề mà pháp luật không cấm; được tự chủ và quyết định hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nhà nước đối xử bình đẳng trước pháp luật đối với

các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư; thừa nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của các hoạt động đầu tư. Nhà nước cam kết thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư, hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Kể từ ngày gia nhập WTO, đối với dịch vụ giáo dục bậc cao, giáo dục cho người lớn, các dịch vụ giáo dục khác ngoại trừ dịch vụ giáo dục phổ thông (chưa cam kết) hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đã được cở mở, chúng ta thu hút được rất nhiều nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Chính sách của Nhà nước cho phép các nhà đầu tư thành lập liên doanh, cho phép phía nước ngoài sở hữu đa số vốn trong doanh nghiệp liên doanh. Từ ngày 1/1/2009 sẽ cho phép thành lập cơ sở đào tạo 100% vốn nước ngoài.

Trên thực tế hiện nay, đã có hai mảng pháp luật chủ yếu điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động đầu tư giáo dục là mảng pháp luật về giáo dục và mảng pháp luật đầu tư, nhưng quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội về đầu tư trong giáo dục còn chung chung, thủ tục còn rườm rà, thiếu tính đồng bộ, nhất quán, nặng hành chính dẫn đến việc đầu tư diễn ra một cách manh mún, thiếu kiểm soát về quy mô, chất lượng, hiệu quả thu được không cao. Tổng nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước trong giáo dục vẫn thấp, thậm chí có những những hoạt động đầu tư mang tính lừa đảo ảnh hưởng đến chất lượng các cơ sở giáo dục, người học và niềm tin của các nhà đầu tư.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 21/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí