Đầu Tư Trong Giáo Dục Đại Học Việt Nam: Khái Niệm Và Các Yêu Cầu Đặt Ra

người học mua sức lao động của người dạy bằng phí, học phí hoặc đóng thuế để nhà nước trả công, trả lương cho họ. Dựa trên phân công lao động xã hội trong nền sản xuất hàng hóa, loại lao động giảng dạy của các giáo sư, giảng viên không sản xuất ra tư bản.

Theo K. Marx , đó là loại lao động phi sản xuất và khi trao đổi nó được mua bán như một dịch vụ và hàng hóa thông thường. K.Marx viết: “Trong trường hợp tiền trực tiếp được trao đổi lấy loại lao động sản xuất không sản xuất ra tư bản, do đó là lao động phi sản xuất thì lao động ấy được mua như một dịch vụ. Biểu hiện ấy nói chung chẳng qua là giá trị sử dụng đặc biệt mà lao động ấy cung cấp, giống như mọi hàng hóa khác”.

GDĐH là loại sản phẩm đặc biệt vì giá cả dịch vụ biến động không theo một tỉ lệ nhất định với năng suất lao động. Đối với một sản phẩm bất kỳ, khi lợi ích xã hội lớn hơn lợi ích cá nhân và do đó để khuyến khích tiêu dùng xã hội, nhà nước cần có sự bù đắp cho chi phí cá nhân.Việc bù đắp thuộc trách nhiệm của nhà nước hoặc của ai đó theo nguyên tắc không vì mục tiêu lợi nhuận. Sản phẩm dịch vụ GDĐH không bị tác động bởi năng xuất lao động.

- GDĐH là sản phẩm mang lại lợi ích cho cá nhân và xã hội

GDĐH có những đặc điểm riêng biệt khi so sánh với các loại sản phẩm dịch vụ khác. Sản phẩm dịch vụ GDĐH là những người công dân có ích với chính mình, có trách nhiệm với gia đình, xã hội và quốc gia. Người mua sản phẩm GDĐH không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân mà còn cho cả xã hội và lợi ích xã hội luôn luôn lớn hơn lợi ích cá nhân. Tổng lợi ích xã hội sẽ tăng lên nếu như loại sản phẩm này được sản xuất nhiều hơn.

GDĐH là một loại sản phẩm dịch vụ có đầy đủ các tính chất kinh tế giống như các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ khác, nhưng nó không thích hợp với việc mua bán hàng hóa.

1.2. Đầu tư trong giáo dục đại học Việt Nam: Khái niệm và các yêu cầu đặt ra

1.2.1. Khái niệm

Khái niệm đầu tư

“Đầu tư” không còn là khái niệm xa lạ hay trừu tượng, tuy nhiên trên thế giới không có khái niệm “đầu tư” duy nhất và bất biến. WTO – Tổ chức thương mại thế giới là mô hình tối cao của hội nhập cũng không quy đình gì về vấn đề đầu tư. Nhiều vòng đàm phán không giải quyết được bất đồng xung quanh khái niệm “đầu tư” nên mặc dù có ý định soạn thảo Hiệp ước đa phương tiện về các vấn đề đầu tư vào năm 1978 nhưng OECD – Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - cũng không thành công. Pháp luật các nước trên thế giới có các cách nhìn nhận khái niệm “đầu tư” khác nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học (NXB Đà Nẵng 2003, tr301) khái niệm đầu tư là việc “bỏ nhân lực, vật lực, tài lực vào công việc gì, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế xã hội”. Trong kinh tế học, đầu tư là hoạt động được hiểu là hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn những nguồn lực đã sử dụng để đạt được những kết quả đó.

Theo quan điểm của các nhà luật học, hoạt động đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo các hình thức và cách thức do pháp luật quy định để thực hiện nhằm mục đích lợi nhuận hoặc mục đích kinh tế xã hội khác. Hoạt động đầu tư có thể có tính chất kinh doanh (thương mại) hoặc phi thương mại. Trong khoa học pháp lý cũng như thực tiễn sử dụng chính sách, pháp luật về đầu tư, hoạt động đầu tư chủ yếu được đề cập là hoạt động đầu tư kinh doanh, theo Black’s Law bản chất là sự chi phí của cải vật chất nhằm mục đích làm tăng giá trị tài sản hay tìm kiếm lợi nhuận.

Pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam - 3

Trước khi Luật Đầu tư 2005 ra đời, khái niệm đầu tư trong kinh doanh chưa được định nghĩa thống nhất trong các văn bản pháp luật. Hoạt động đầu tư được điều chỉnh bởi Luật khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Luật đầu tư 2005 với phạm vi điều chỉnh là hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh đã đưa ra định nghĩa: “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”[14]. Luật đầu tư thống nhất và có phân biệt về thuật ngữ giữa đầu tư và hoạt động đầu tư, theo đó hoạt động đầu tư được hiểu là hoạt động của các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư bao gồm các khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư.

Dưới góc độ điều chỉnh các hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh, có thể thấy hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư 2005 chính là một bộ phận của hoạt động thương mại, phù hợp với khái niệm của Luật thương mại (Khoản 1 Điều 3). Hoạt động đầu tư có những đặc điểm của hoạt động thương mại nói chung đó chính là mục đích lợi nhuận, đồng thời hoạt động đầu tư cũng có mối liên hệ mật thiết với các hoạt động thương mại khác nhau như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại,… Tuy nhiên, hoạt động đầu tư là hoạt động có tính chất tạo lập, là sự bỏ vốn, tài sản… nhằm hình thành cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng như các điều kiện khác để thực hiện hoạt động tìm kiếm lợi nhuận.

Khái niệm đầu tư trong giáo dục đại học

Hoạt động đầu tư trong giáo dục nói chung và đầu tư trong giáo dục đại học nói riêng là một hoạt động đầu tư đặc thù, là một bộ phận của hoạt động đầu tư nói chung, chủ yếu liên quan đến sự điều chỉnh của Luật Đầu tư 2005, Luật Giáo dục 2005 và Luật Giáo dục đại học 2012.

Điều 5, Luật Đầu tư 2005 quy định về áp dụng pháp luật đầu tư, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế: Hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Hoạt động đầu tư đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó; Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó; Đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế nếu việc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam [14]. Cũng theo Luật đầu tư 2005“Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo” được quy định là lĩnh vực ưu đãi đầu tư (Điều 27) và là lĩnh vực đầu tư có điều kiện (Điều 29). Theo Luật giáo dục 2005, “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”(Điều 9); “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển” (Điều 13); “Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học” (Điều 12 Luật Giáo dục đại học 2012).

Giáo dục là loại hình dịch vụ đặc biệt, việc đầu tư cho giáo dục được quy định theo hướng thống nhất, đồng bộ giữa Luật đầu tư và Luật giáo dục, là hoạt động chịu sự điều chỉnh của Luật đầu tư nhưng hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục lại được thực hiện theo quy định của hệ thống pháp luật chuyên ngành.

Đầu tư cho giáo dục là lĩnh vực đầu tư có điều kiện và được ưu đãi đầu tư. Hoạt động cho giáo dục có những đặc điểm cơ bản của hoạt động đầu tư nói chung, đều là sự hy sinh nguồn lực trong hiện tại để tiến hành những hoạt động trong môi trường giáo dục nhằm thu được những kết quả trong tương lai và kết quả thu được từ hoạt động đó phải lớn hơn những nguồn lực đã bỏ ra.

Nguồn lực hi sinh có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản chính (tiền vốn); tài sản trí tuệ (trình độ chuyên môn, quản lý, khoa học,…) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất lao động cao hơn trong nền sản xuất xã hội. Những kết quả này không chỉ người đầu tư mà cả xã hội được thụ hưởng. Chẳng hạn, một trường học được xây dựng, tài sản vật chất của người đầu tư trực tiếp tăng thêm, đồng thời xã hội cũng được hưởng thành quả của hoạt động đầu tư này.

Hoạt động đầu tư cho giáo dục không chỉ đem lại kết quả cho nhà đầu tư mà còn cả nền kinh tế-xã hội được thụ hưởng chính là đầu tư phát triển. Còn các loại đầu tư chỉ trực tiếp làm tăng tài sản chính của người đầu tư, tác động gián tiếp làm tăng tài sản của nền kinh tế thông qua đóng góp tài chính tích lũy của các hoạt động đầu tư này cho đầu tư phát triển, cung cấp vốn cho hoạt động đầu tư phát triển và thúc đẩy quá trình lưu thông, phân phối do kết quả của hoạt động đầu tư phát triển tạo ra thì đó là đầu tư tài chính và đầu tư thương mại.

Như vậy, đầu tư cho GDĐH là một bộ phận của đầu tư nói chung, đều mang lại những lợi ích tăng thêm cho nhà đầu tư và góp phần mang lại cho xã hội những giá trị quan trọng như nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

1.2.2. Đặc điểm, yêu cầu của hoạt động đầu tư trong giáo dục đại học

- Đầu tư cho giáo dục đại học là đầu tư phát triển

Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư. Là việc chi dùng trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị…) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng…) vì mục tiêu phát triển.

Đầu tư phát triển đòi hỏi phải có nhiều loại nguồn lực. Với xu hướng phát triển hiện tại, nguồn lực đầu tư có thể đến từ nhà nước, cũng có thể do tổ chức cá nhân trong và ngoài nước bỏ ra. Phạm vi đầu tư của các nhà đầu tư ngoài nhà nước mở rộng theo lộ trình xã hội hóa giáo dục. Hoạt động đầu tư có hiệu quả cao là kết quả của việc huy động tích cực nguồn lực đầu tư trong xã hội. Đa số đầu tư nguồn lực nhằm mục đích sinh lời, cũng có chủ đầu tư vì tâm huyết với sự học, vì trách nhiệm với xã hội.

Đối tượng của đầu tư trong giáo dục là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ vốn thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Theo quan điểm của phân công lao động xã hội thì đây là đầu tư theo ngành. Dưới góc độ tính chất đầu tư thì đầu tư trong lĩnh vực giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng thì yêu cầu đặt ra đối với đầu tư trong giáo dục đại học phải đảm bảo tính chất phi lợi nhuận (mục tiêu lợi nhuận không phải là tuyệt đối). Trên góc độ xem xét sự quan trọng, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục có đối tượng được khuyến khích đầu tư.

Kết quả của đầu tư cho GDĐH là sự tăng thêm về tài sản trí tuệ (trình độ văn hóa, chuyên môn, khoa học kỹ thuật…), tài sản vật chất (trường học, trang thiết bị…) và tài sản vô hình (phát minh, sáng chế, công trình khoa học…). Các kết quả của hoạt động đầu tư cho GDĐH góp phần làm tăng thêm những giá trị và chất lượng cho xã hội. Đặc thù của kết quả đầu tư cho GDĐH so với các hoạt động đầu tư khác chính là tương quan so sách kết quả kinh tế xã hội thu được với chi phí chi ra để đạt kết quả đó. Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển cần được xem xét trên cả phương diện đối với chủ đầu tư và xã hội, đảm bảo hài hòa giữa các lợi ích, khuyến khích vai trò chủ động của chủ đầu tư, vai trò quản lý, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước các cấp. Đầu tư trong GDĐH tuy không trực tiếp tạo ra tài sản cố định và tài sản lưu động

như các hoạt động đầu tư khác nhưng lại rất quan trọng để nâng cao chất lược cuộc sống và vì mục tiêu phát triển.

Mục đích của hoạt động đầu tư cho GDĐH là vì sự phát triển bền vững, lợi ích quốc gia, cộng đồng và của nhà đầu tư.

Đầu tư cho GDĐH thường được thực hiện bởi một chủ đầu tư nhất định. Xác định rõ chủ đầu tư có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý đầu tư nói chung và vốn đầu tư nói riêng. Chủ đầu tư là cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị-xã hội, cộng đồng dân cư, nhà đầu tư nước ngoài,…

Hoạt động đầu tư trong GDĐH là một quá trình, diễn ra trong thời kỳ dài và tồn tại vấn đề “độ trễ về thời gian”. Đó là sự không trùng hợp giữ thời gian đầu tư với thời gian vận hành các kết quả đầu tư. Đầu tư hiện tại nhưng kết quả đầu tư thường thu được trong tương lai xa.

Nội dung đầu tư trong GDĐH được quy định trong pháp luật về đầu tư và pháp luật về giáo dục. Bao gồm các hình thức đầu tư, điều kiện đầu tư, quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; trình tự, thủ tục và triển khai dự án đầu tư; bảo đảm khuyến khích và ưu đãi đầu tư; quản lý nhà nước về đầu tư.

- Đầu tư cho GDĐH là hoạt động đầu tư đặc thù

+ Giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng là một loại hình dịch vụ đặc biệt. Nói như vậy không có nghĩa là hạ thấp vai trò và tính cao đẹp của giáo dục. Coi giáo dục là một loại dịch vụ đào tạo nguồn lực cho đất nước có nghĩa là đã đặt giáo dục vào vị trí hàng đầu, vị trí tạo tiền đề, tạo động lực cho mọi sự phát triển. Trên thực tế không một ngành nào là không cần đến nhân lực, không thừa hưởng kết quả đào tạo của giáo dục. Một kết quả của GDĐH sẽ đi liền với kết quả cộng hưởng của những ngành kinh tế, xã hội. Một xã hội đi lên bằng những chương trình được hoạch định một cách khoa học, phù hợp với nhu cầu khách quan của cuộc sống, phù hợp với xu thế của thời đại thì

giáo dục phải là một bộ phận khăng khít hữu cơ, phải là hoạt động tiền đề của mọi hoạt động.

Giáo dục vừa là một ngành hoàn chỉnh, hoạt động với tinh thần chủ động, sáng tạo theo mục tiêu nhiệm vụ của chính phủ giao cho nhưng cũng lại vừa là một bộ phận chủ chốt trong hệ thống tổng thể của đất nước với tư cách là một loại dịch vụ quan trọng, hoạt động theo cơ chế thị trường.

GDĐH là một lĩnh vực đặc thù, khác với lĩnh vực kinh tế, trong đó đối tượng là con người chứ không phải là hàng hóa hay lợi nhuận, do đó cần phải khẳng định một số quan điểm và phải có những giải pháp hết sức cụ thể. Sẽ còn rất nhiều ý kiến bàn luận xung quanh vấn đề này, vì đây vẫn là vấn đề nhạy cảm nhưng cũng phải thống nhất rằng giáo dục không phải là thị trường nhưng giáo dục có nhiệm vụ cung ứng dịch vụ học tập cho xã hội, bản thân nó cũng có tính cạnh tranh, có sự đầu tư để đạt những lợi ích cho cả nhà đầu tư và cho xã hội. Bởi lẽ chúng ta không nên né tránh khái niệm dịch vụ trong giáo dục đào tạo mà nên coi đó là cơ hội nâng cao chất lượng giáo dục, mang lại những giá trị cao quý cho xã hội nhất là con người được đào tạo bài bản có tri thức.

Giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng vẫn phải là sự nghiệp của nhà nước chăm lo cho nhân dân chứ không được hiểu xã hội hóa giáo dục là chuyển tất cả các hoạt động giáo dục đào tạo cho các thành phần “phi nhà nước” tổ chức và quản lý. Vai trò của xã hội hóa là chấm dứt một số hoạt động bao cấp không cần thiết trong giáo dục, cung cấp các tiện nghi tốt hơn cho một bộ phận nhân dân có điều kiện tài chính cao hơn, làm nhẹ gánh nặng ngân sách nhà nước để tập trung nguồn lực cho đại bộ phận người dân còn khó khăn.

+ Hoạt động đầu tư cho giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng là hoạt động đầu tư có điều kiện và được hưởng ưu đãi đầu tư.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2023