Pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam - 2

Chính vì vậy, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư giáo dục đại học thực sự có vai trò quan trọng để thu hút được nguồn vốn của những nhà đầu tư, phát triển nguồn nhân lực phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, từng bước tiếp cận với kinh tế tri thức. Nhu cầu cần có một hệ thống pháp luật về đầu tư giáo dục đồng bộ, thống nhất có giá trị pháp lý cao sẽ thực sự trở thành đòn bẩy tạo đà cho giáo dục phát triển là cần thiết.

Các luận cứ trên đây là lý do để tôi lựa chọn vấn đề vấn đề "Pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, vấn đề đầu tư giáo dục đại học đã thu hút đông đảo các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực kinh tế, quản lý giáo dục đào tạo nghề, khoa học pháp lý và các doanh nghiệp tham gia bàn thảo. Các cuộc hội thảo, báo chí thường xuyên đề cập đến vấn đề này. (GS Ngô Bảo Châu "Đại học Việt Nam làm ngược thế giới" [4]; Giáo sư Phạm Phụ - Nhà giáo dục tâm huyết - đã chia sẻ cùng phóng viên Quốc tế một số đề xuất nhằm chấn hưng nền giáo dục nước nhà [29]; Bảng thông kê của Tiến sỹ Vũ Quang Việt, trong bài "So sánh chương trình giáo dục đại học ở Mỹ và Việt Nam" đăng trên mạng http://www.ncst.ac.vn/HVGD/ của xemina "Chấn hưng giáo dục",..). Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu, các cuộc hội thảo, các bài viết chuyên khảo nêu trên tiếp cận nghiên cứu chủ yếu là từ giác độ kinh tế học và chuyên môn. Một số công trình nghiên cứu tiếp cận dưới giác độ khoa học pháp lý cũng mới chỉ dừng lại ở việc làm sáng tỏ các yếu tố đơn lẻ liên quan đến các điều kiện đảm bảo chất lượng hoạt động đầu tư giáo dục, cũng như chất lượng hoạt động giáo dục hoặc phản ánh kinh nghiệm xây dựng và điều chỉnh pháp luật về đầu tư và giáo dục của một số nước trên thế

giới mà chưa nghiên cứu tổng thể cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đại học ở Việt Nam.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học. Từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực này.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm, yêu cầu của hoạt động đầu tư trong giáo dục đại học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Nghiên cứu đánh giá thực trạng pháp luật về đầu tư giáo dục đại học ở Việt Nam.

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam.

Pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam - 2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các văn bản pháp luật và thực tiễn của văn bản pháp luật về đầu tư trong giáo dục dại học ở Việt Nam.

Về thời gian, đề tài nghiên cứu trong phạm vi từ năm 2005 đến nay.

5. Phương pháp nghiên cứu

Học viên chủ yếu sử dụng phương pháp truyền thống như: Chủ nghĩa duy vật biện chứng; Chủ nghĩa duy vật lịch sử; phương pháp tổng hợp, so sách để làm rõ các vấn đề lý luận và thực tế về pháp luật đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam.

Đồng thời học viên sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: Sử dụng phương pháp so sánh để tìm hiểu tính chất của hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đại học so với các hoạt động đầu tư khác, kinh nghiệm của một số quốc gia và bài học rút ra cho pháp luật đầu tư trong vực

giáo dục đại học tại Việt Nam. Tác giả luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích các tài liệu thống kê và kết quả nghiên cứu của các đề tài, báo cáo khoa học hiện có.

6. Ý nghĩa của luận văn

- Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện pháp luật đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam.

- Thứ hai, kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về pháp luật giáo dục.

7. Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về đầu tư và pháp luật đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam

Chương 2: Thực trạng pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp về luật đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam.

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ VÀ PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

1.1. GIÁO DỤC ĐẠI HỌC: KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH CHẤT

1.1.1. Khái niệm giáo dục và giáo dục đại học

Giáo dục được coi là một hiện tượng phổ biến và luôn tồn tại cùng xã hội loài người. Đã có nhiều quan điểm khác nhau khi trình bày khái niệm về giáo dục, có thể đưa ra một số khái niệm chung nhất về giáo dục như sau:

Tác giả Kelly theo quan điểm phát triển cho rằng: “Giáo dục là sự phát triển với nghĩa là phát triển con người, phát triển tối đa mọi khả năng tiềm ẩn trong mỗi con người làm cho con người có khả năng làm chủ được tình huống, đương đầu với những thách thức mà mình sẽ gặp phải trong đời một cách chủ động và sáng tạo”. Theo quan điểm này, giáo dục là quá trình tiếp diễn liên tục, suốt đời [5].

Savin – một nhà giáo dục học đã định nghĩa rằng: “Theo nghĩa rộng, khái niệm giáo dục là tất cả quá trình chuẩn bị cho thế hệ đang lớn lên bước vào cuộc sống, bao gồm cả quá trình dạy học và đào tạo”. Theo khái niệm này, giáo dục được hiểu là gồm cả giáo dục và đào tạo, tuy nhiên nó chỉ đề cập đến một mặt: “Quá trình chuẩn bị cho thế hệ đang lớn lên…”. Trên thực tế thì giáo dục bao gồm tất cả các hoạt động nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng của con người trong suốt cả cuộc đời[5].

Gillis đã đưa ra khái niệm tổng quát hơn về giáo dục: “Theo nghĩa rộng, giáo dục là tất cả các dạng học tập của con người, hay hẹp hơn đó là một quá trình có ở những nới đã được chuyên môn hóa gọi là trường học”. Giáo dục là một dạng quan trọng nhất của sự phát triển tiềm năng con người theo những khía cạnh khác nhau. Giáo dục với khái niệm rộng hơn gần giống

với nghĩa “nghiên cứu”. Theo đó Gillis cho rằng có ba loại giáo dục là giáo dục chính quy, giáo dục không chính quy và giáo dục không chính thức [5].

Luật Giáo dục Việt Nam 2005, Điều 4 quy định: Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Giáo dục thường xuyên là một hệ thống gồm các loại hình học tập thuộc phạm vi giáo dục tiếp tục. Do vậy, giáo dục thường xuyên không bao hàm các hình thức giáo dục chính quy trong hệ giáo dục ban đầu. Nói đến giáo dục thường xuyên, người ta hiểu rằng đó là giáo dục tiếp tục. Điều 44 quy định giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa học vừa làm, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội. Tuy nhiên, sự phân loại này trong thực tế chỉ là tương đối nhằm để thuận tiện cho việc tổ chức và quản lý trên cơ sở đa dạng hóa, xã hội hóa cùng bình đẳng thực hiện mục tiêu chung của giáo dục.

Hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam bao gồm: Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo; Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; Giáo dục đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại học) đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ. Như vậy, giáo dục đại học là bộ phận kết nối sau cùng trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Quan niệm về giáo dục đại học được Tổ chức văn hóa, Giáo dục - Xã hội Liên hợp quốc (UNESCO) đề xuất từ 1968 và được nhiều nước thừa nhận với tên gọi là “Giáo dục bậc ba”. Nhưng từ sau Hội nghị quốc tế về giáo dục đại học ở Paris (Pháp) năm 1998 có quan điểm mới: GDĐH ở thế kỷ 21 là học tập suốt đời và bao gồm tất cả các loại hình học tập, đào tạo hoặc đào tạo

cho nghiên cứu ở đình độ sau bậc trung học được cung cấp bởi các viện đại học hay các tổ chức giáo dục đã được các cấp thẩm quyền công nhận là cơ sở GDĐH [5].

Theo quan điểm đó, GDĐH còn được coi là giáo dục sau trung học bao gồm không chỉ GDĐH truyền thống như cao đẳng, đại học mà còn tất cả trình độ học vấn cung cấp cho những người tốt nghiệp phổ thông trung học. Vậy GDĐH với quan niệm là giáo dục sau trung học, thực chất là không gian mở cho đào tạo đại học và học tập suốt đời.

Ở nước ta, theo Điều 38, Mục 4 của Luật Giáo dục năm 2005 quy định giáo dục đại học bao gồm:

Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành;

Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành;

Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học;

Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học, từ hai đến ba năm học đối với người có bằng thạc sĩ. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ có thể được kéo dài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo điểm 8, Điều 4, Chương I Luật Giáo dục đại học: Đaị hoc là cơ sơ

giáo dục đại học bao gồm tổ hợp các trường cao đẳng, trường đại học, viện

nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp, để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học [16].

Trình độ và hình thức đào tạo của giáo dục đại học được quy định tại Điều 6: Các trình độ đào tạo của giáo dục đại học gồm trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định cụ thể việc đào tạo trình độ kỹ năng thực hành, ứng dụng chuyên sâu cho người đã tốt nghiệp đại học ở một số ngành chuyên môn đặc thù; Các trình độ đào tạo của giáo dục đại học được thực hiện theo hai hình thứ c là giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.

Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học trong hê ̣thống giáo duc

quốc dân

gồm: Trường cao đẳng; Trường đại học, học viện; Đại học vùng, đại học quốc gia;Viện nghiên cứu khoa học.

1.1.2. Đặc điểm, tính chất của giáo dục đại học

- Giáo dục đại học (GDĐH) là bậc sau cùng trong hệ thống giáo dục và đào tạo mỗi nước; đào tạo đội ngũ lao động lành nghề, bao gồm các nhà khoa học, các chuyên gia, kỹ sư và những cán bộ chuyên môn kỹ thuật ở các trình độ khác nhau.

GDĐH không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và vì vậy, không trực tiếp không tạo ra các sản phẩm vật chất. Tuy nhiên theo phân công lao động xã hội, GDĐH làm tăng giá trị cho mỗi cá nhân thông qua việc trang bị cho họ tài khéo léo, sự hiểu biết để làm ra nhiều của cải vật chất hơn cho bản thân và cho xã hội, gắn liền với sự bảo đảm quyền được sống và được làm việc với năng suất lao động cao hơn của mỗi người.

Theo Manuel (1991), GDĐH có 3 chức năng quan trọng. Trước hết, nó bao gồm các nền văn hóa và tri thức nhân loại; tái tạo hoặc phản biện ý thức hệ chi phối của quốc gia. Thứ hai, nó lựa chọn những người ưu tú giới thiệu

cho đất nước và cuối cùng, nó sáng tạo ra kho tàng tri thức mới. GDĐH không chỉ tái tạo ra một lực lượng lao động có năng lực sáng tạo, biết chắt lọc và áp dụng các tri thức thu được từ kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học vào sản xuất và đời sống cho toàn bộ các thành viên trong xã hội; góp phần xóa bỏ khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo thông qua việc trang bị cho người học những tri thức và kỹ năng cần thiết để kiếm sống.

GDĐH có vai trò đặc biệt quan trọng cho sự phồn thịnh của một nền kinh tế hiện đại – nền “kinh tế tri thức”, được dự báo sẽ ngày càng có ý nghĩa quyết định đến sự thịnh vượng của nhân loại trong tương lai. Liên hợp quốc xác định giáo dục nói chung, GDĐH nói riêng là quyền con người, là phương tiện phát triển riêng của mỗi cá nhân, phương tiện xây dựng nền văn hóa, chia sẻ truyền thống và cung cấp sức mạnh cho xã hội nói chung và là một phương tiện tích lũy tài sản và khả năng cạnh tranh của cá nhân và xã hội.

Như vậy, về mặt nhận thức tính chất của GDĐH có thể nêu ra hai thuộc tính về mặt kinh tế và mặt xã hội:

- GDĐH vừa thực hiện chức năng phúc lợi vừa thực hiện chức năng dịch vụ

Dưới góc độ xã hội, đối với nước ta hay bất kỳ quốc gia nào, xuất phát từ truyền thống ham hiểu biết, hiếu học của mỗi dân tộc chính sách công bằng xã hội được trong giáo dục cụ thể hóa trong Hiến pháp, Luật và các văn bản dưới luật, mọi người đều có quyền được học tập, nhà nước khuyến khích và tạo mọi điều kiện để người dân tham gia vào quá trình học tập. Xem xét trên góc độ này lĩnh vực giáo dục đã thực hiện chức năng phúc lợi, giáo dục đảm bảo quyền được học tập của mọi người.

Dưới góc độ lý thuyết kinh tế, sản phẩm GDĐH được thực hiện dưới hình thức cung cấp sức lao động của các giáo sư, giảng viên cho người học và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2023