Khái Niệm, Đặc Điểm Người Có Thu Nhập Thấp Và Nhà Ở Xã Hội Đối Với Người Có Thu Nhập Thấp


Bảng 1.2: Đối tượng mua nhà ở xã hội năm 2013


TT

Đối tượng mua nhà ở xã hội


1

Người có công với cách mạng quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng.


2

Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan Đảng và đoàn thể hưởng lương từ ngân sách nhà nước.


3

Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp (bao gồm sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ là quân nhân chuyên nghiệp) thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước; người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân được hưởng các chế độ, chính sách như đối với quân nhân theo quy định của pháp luật về cơ yếu.


4

Công nhân, người lao động thuộc các thành phần kinh tế làm việc tại các khu công nghiệp, gồm: Công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp (kể cả các cơ sở khai thác, chế biến) của tất cả các ngành, nghề.

5

Người có thu nhập thấp và người thuộc diện hộ gia đình nghèo tại khu vực đô thị.


6

Đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; người cao tuổi độc thân, cô đơn không nơi nương tựa.

7

Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ khi hết tiêu chuẩn thuê nhà ở công vụ.


8

Học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trường dạy nghề cho công nhân, không phân biệt công lập hay ngoài công lập.


9

Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tái định cư mà chưa được bố trí đất ở hoặc nhà ở tái định cư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Pháp luật về cho vay mua nhà ở xã hội đối với người có thu nhập thấp tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 4

(Nguồn: Điều 14, Nghị định 188/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 về Quy định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội)


Bảng 1.3: Đối tượng mua nhà ở xã hội năm 2014


TT

Đối tượng mua nhà ở xã hội

1

Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

2

Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn.

3

Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.

4

Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.

5

Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp.

6

Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân.

7

Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

8

Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này.

9

Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập.

10

Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

(Nguồn: Luật Nhà ở 2014 tại Điều 49 có xác định về đối tượng mua nhà ở xã hội).

Như vậy, tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật quy định về đối tượng được mua nhà ở xã hội bao gồm: 1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; 2). Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn; 3). Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí

hậu; 4). Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; 5). Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; 6). Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; 7). Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; 8). Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ bao gồm: Người thuê nhà ở công vụ khi không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở hoặc chuyển đi nơi khác hoặc có hành vi vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng nhà ở mà thuộc diện bị thu hồi thì phải trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước; 9). Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập; 10). Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở; 11). Đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; người cao tuổi độc thân, cô đơn không nơi nương tựa.

Tuy nhiên, để được mua nhà ở xã hội những người thuộc diện kể trên còn phải bảo đảm những điều kiện nhất định, đó là:

Thứ nhất, các đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội phải có mức thu nhập bình quân hàng tháng không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân từ thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân [6, Điều 14].

Thứ hai, chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực.

Thứ ba, phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, trừ trường hợp quy định tại Khoản 9 Điều 49 của Luật Nhà ở năm 2014.

Thứ tư, đối với đối tượng: Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Đối với đối tượng: Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ bao gồm: Người thuê nhà ở công vụ khi không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở hoặc chuyển đi nơi khác hoặc có hành vi vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng nhà ở mà thuộc diện bị thu hồi thì phải trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở thì không yêu cầu phải đáp ứng điều kiện về thu nhập theo quy định tại điểm này.

Đối với trường hợp hỗ trợ theo các chương trình mục tiêu về nhà ở, được quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 49 của Luật Nhà ở 2014 xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở. Hỗ trợ giao đất ở có miễn, giảm tiền sử

dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc tặng nhà ở cho đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 49 của của Luật Nhà ở 2014 thì phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu về nhà ở tương ứng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đối với trường hợp hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để các đối tượng quy định tại Luật Nhà ở 2014 xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở thì phải đáp ứng điều kiện về nhà ở, cư trú theo quy định sau đây:

a) Có đất ở nhưng chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng nhà ở bị hư hỏng, dột nát.

b) Có đăng ký thường trú tại địa phương nơi có đất ở, nhà ở cần phải xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa [34, Điều 49, Khoản 1, 4, 5, 6 và 7].

1.1.4. Khái niệm, đặc điểm người có thu nhập thấp và nhà ở xã hội đối với người có thu nhập thấp

Định nghĩa chính xác về người thu nhập thấp không phải là một việc dễ dàng. Nhiều nghiên cứu đã không thể đưa ra những tiêu chuẩn để định nghĩa người thu nhập thấp do vấn đề này tuỳ thuộc vào điều kiện sống của từng hộ gia đình, vào tình hình phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương, từng dân tộc.

+ Theo quan điểm của ngân hàng thế giới và UNDP, người thu nhập thấp là những người chi tiêu ít nhất 66% thu nhập cho ăn uống để tồn tại. 34% thu nhập còn lại dành cho (nhà ở, văn hoá, giáo dục, y tế, đi lại, v.v..)

+ Người thu nhập thấp là là những người có mức sống thuộc nhóm trung bình trở xuống.

+ Xét trên phương diện cải thiện nhà ở, người thu nhập thấp là những người phải chi một phần thu nhập để thuê nhà hoặc trả góp tiền sửa nhà, mua nhà ngoài việc chi tiêu cho nhu cầu cơ bản.

+ Là những người hiện đang sống trong những ngôi nhà quá cũ nát mà không có điều kiện sửa sang hay cải tạo lại.

+ Là những người có mức thu nhập ổn định và có khả năng tích luỹ vốn để cải thiện điều kiện ở, với sự hỗ trợ của Nhà nước về vay vốn dài hạn trả góp, tạo điều kiện ưu đãi về chính sách đất đai và cơ sở hạ tầng (người vay vốn có khả năng hoàn trả tiền vay).

+ Là những người chưa có nhà hoặc có nhà nhưng diện tích ở chật hẹp, có diện tích ở ≤ 5m2/đầu người.

Hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam: Chính phủ và Bộ Xây dựng đã ban hành nhiều văn bản để xác định và từng bước làm rò đối tượng thu nhập thấp là gì, cụ thể:

Người thu nhập thấp… là người không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân [18, Điều 14]

Đối tượng thu nhập thấp là người lao động thuộc các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; người đã được nghỉ lao động theo chế độ quy định; người lao động tự do, kinh doanh cá thể [12, Điều 1].

Người lao động có thu nhập thấp là người làm việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoặc lao động tự do tại khu vực đô thị có mức thu nhập không phải đóng Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN), theo quy định của pháp luật về Thuế TNCN [13, Điều 1].

Như vậy, theo tinh thần của Nghị định Chính phủ, cũng như Thông tư và Công văn hướng dẫn của Bộ Xây dựng về xác định đối tượng thu nhập thấp mua nhà ở thu nhập thấp tại đô thị này thì điều kiện thu nhập, tổng thu nhập của người có thu nhập thấp phải ở mức không phải đóng Thuế TNCN (9 triệu đồng/người/ tháng).

Người lao động có thu nhập thấp mua nhà ở xã hội đối với người thu nhập thấp theo quy định của pháp luật Việt Nam có đặc điểm sau:

Một là, về đối tượng bao gồm

Người lao động làm việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoặc lao động tự do tại khu vực đô thị. Cụ thể, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tự do tại khu vực đô thị.

Hai là, về khả năng, điều kiện tài chính (mức thu nhập từ việc làm của họ)

Trước hết, phải khẳng định rằng: những người có thu nhập thấp là những người hiện có thu nhập và thu nhập ổn định, họ không thuộc diện hộ nghèo, đang có việc làm và thu nhập ổn định từ việc làm đó. Tuy nhiên mức thu nhập của họ là thấp so với điểm mốc mua được nhà ở tại đô thị. Hay nói cách khác người thu nhập thấp trong trường hợp này vẫn có khả năng tài chính nhưng mức thu nhập không đủ điều kiện tài chính để tự tạo lập nhà ở; để có được nhà ở, đòi hỏi họ cần phải được hỗ trợ giúp đỡ về khả năng tài chính từ Nhà nước.

Về biên độ thu nhập của người thu nhập thấp mua nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp theo quy định của pháp luật có mức thu nhập không phải chịu thuế thu nhập cá nhân, bao gồm cả miễn trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật. Cụ thể mức thu nhập của họ ≤ 9 triệu đồng/người/tháng. Căn cứ vào biên độ thu nhập của người thu nhập thấp không có điều kiện tài chính để tạo lập nhà ở, có thể chia thành 2 nhóm cơ bản sau: 1), có một phần điều kiện tài chính từ nguồn thu nhập tham gia mua nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp theo hình thức trả góp, có sự hỗ trợ về cơ chế tài chính, chính sách

từ Nhà nước. 2), không có đủ điều kiện tài chính để mua theo hình thức trả góp, đây là bộ phận thu nhập “rất thấp”, chỉ có khả năng thuê nhà ở, và như vậy thuộc diện bảo trợ xã hội về nhà ở.

Và như vậy, với khả năng, điều kiện tài chính của bản thân người lao động kết hợp với cơ chế tài chính và các chính sách khác của Nhà nước về nhà ở thì người thu nhập thấp vẫn có khả năng tạo lập được nhà ở tại đô thị, đảm bảo quyền có nhà ở và quyền sở hữu nhà ở từ điều kiện tài chính của mình và trong tương lai (theo quy định của pháp luật, cơ chế, chính sách từ Nhà nước), họ sẽ thanh toán hết phần vốn nợ mua trả góp với ngân hàng, hoàn thành nghĩa vụ tài chính của mình với ngân hàng thương mại.

Ba là, về điều kiện nhà ở trước khi mua nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp

Người thu nhập thấp chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích bình quân trong hộ gia đình dưới 8 m2 sàn/người hoặc là nhà ở tạm bợ, hư hỏng, dột nát mà chưa được Nhà nước hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức và có nhu cầu mua nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp dựa trên khả năng tài chính của mình.

Nhà ở xã hội đối với người có thu nhập thấp, khái niệm và đặc điểm

Việc định danh thật chính xác từng loại nhà đúng vai trò quan trọng, giúp cơ quan quản lý thực hiện các thao tác nghiệp vụ thuận tiện. Bởi mỗi loại nhà sẽ có một loại chính sách khác nhau. Lâu nay ở Việt Nam chưa định danh được loại nhà chung cư cao cấp, trung bình hay bình dân (nên định theo loại 1,2,3), cũng như nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp, nhà cho người nghèo (nhà tình thương, tình nghĩa) làm cho không chỉ nhà quản lý lúng túng mà còn tạo kẽ hở cho một số người lợi dụng trốn thuế, trốn tránh nghĩa vụ đóng góp cho địa phương, mượn danh nghĩa huy động vốn phi pháp… Nhà ở xã hội được nêu trong Luật Nhà ở năm 2005. Phát triển nhà ở xã hội được Nhà nước

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 22/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí