Chất Lượng Cho Vay Mua Nhà Ở Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Của Nhtm


trong tương lai, có thể tiến hành đầu tư vốn vào lĩnh vực này. Do đó, việc các NHTM cho cá nhân vay vốn sẽ tạo cơ hội cho KH đầu tư vào một lĩnh vực hiệu quả.

b. Đối với ngân hàng


- Góp phần nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu cho ngân hàng


KHCN luôn là thành phần đông đảo và quan trọng nhất mà các NHTM hiện nay phải hướng tới. Việc phát triển CVNO đối với KHCN sẽ giúp hình ảnh thương hiệu của NH được phổ biến rộng khắp. Thông qua hoạt động này, ngoài việc tăng thu nhập từ hoạt động cho vay, NH còn có cơ hội thuận lợi hơn trong việc phát triển các dịch vụ NHBL.

- Góp phần phân tán rủi ro và nâng cao thu nhập cho ngân hàng


Nếu NH chỉ tập trung cho vay các KHDN mà vì lí do nào đó khiến hoạt động kinh doanh của nhóm KH này không thuận lợi, gặp khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ sẽ tác động lớn tới hoạt động kinh doanh của NH. Do vậy, phát triển cho vay cá nhân được các NHTM coi như một giải pháp phân tán rủi ro hiệu quả vì số lượng KH nhiều, giá trị khoản vay nhỏ nên bản thân hoạt động này đã có được sự tự phân tán rủi ro và tự đa dạng hóa sản phẩm tốt hơn món vay kinh doanh nhà ở của KHDN.

Bên cạnh đó, hoạt động này vừa giúp NH phát triển thu nhập từ hoạt động cho vay đồng thời cũng giúp cho NH thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác tạo nguồn thu cho NH.

c. Đối với nền kinh tế


- Góp phần tạo sự năng động cho các thành phần kinh tế


CVNO là kênh hỗ trợ vốn để dân chúng trang trải các chi phí phát sinh về nhà ở nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng về nhà ở của dân chúng, các thành phần kinh tế tham gia trực tiếp và gián tiếp vào quá trình tạo lập nhà ở phải đẩy mạnh phát triển và đa dạng trong đầu tư, xây dựng và kinh doanh nhà ở, các sản phẩm phục vụ cho xây dựng nhà cửa. Từ đó, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tạo ra những khác biệt tích cực giúp tăng khả năng cạnh tranh trước các đối thủ.

- Góp phần tạo sự ổn định về mặt xã hội


Với bản chất là một hoạt động tín dụng, CVNO đóng vai trò tích cực đối với xã hội trong việc giúp các cá nhân/ hộ gia đình ổn định và thỏa mãn về nơi cư trú. Hơn nữa, hoạt động này còn góp phần khai thác triệt để các nguồn vốn nhà rỗi trong xã hội, đưa các nguồn vốn này ra lưu thông một cánh hiệu quả từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn.

1.2. Chất lượng cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân của NHTM


1.2.1. Khái niệm chất lượng cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân


Chất lượng của sản phẩm, dịch vụ được hiểu là toàn bộ tính năng của sản phẩm, dịch vụ phù hợp với điều kiện quy định nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu xã hội. Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của các doanh nghiệp, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì trước hết cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

Chất lượng cho vay được hiểu một cách khái quát nhất đó là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng (người gửi tiền và người vay tiền) phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của tổ chức tín dụng cung cấp sản phẩm tín dụng đó.

Trong thực tế, xuất phát từ bản chất của cho vay là mối quan hệ giữa người vay và người cho vay, liên quan đến nhiều chủ thể kinh tế và có vai trò cực kỳ to lớn trong nền kinh tế nên chất lượng cho vay được đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn, chất lượng cho vay được đề cập dưới góc độ ngân hàng cho vay.

Đối với ngân hàng: Nguyên tắc cơ bản nhất đối với hoạt động cho vay của ngân hàng đó là vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn. Nên nói đến chất lượng cho vay là nói đến khoản tín dụng được bảo đảm an toàn, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng với chi phí nghiệp vụ thấp, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường, làm lành mạnh các quan hệ kinh tế, phục vụ tăng trưởng và phát triển.


Nếu xét trên quan điểm của ngân hàng: chất lượng cho vay thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với khả năng của mỗi Ngân hàng, khả năng thu hồi nợ đúng hạn, đầy đủ và có lãi, đảm bảo được sự cạnh tranh trên thị trường của ngân hàng đó.

Chất lượng cho vay là một thuật ngữ phản ánh mức độ an toàn và khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng Ngân hàng.

Như vậy, chất lượng cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân được hiểu như sau: Chất lượng cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân thể hiện ở mức độ an toàn và khả năng sinh lời của ngân hàng do hoạt động cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân mang lại. Khi cho vay, điều mà ngân hàng quan tâm là khoản vay đó phải được đảm bảo an toàn, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với chính sách cho vay của ngân hàng, được hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng với chi phí nghiệp vụ thấp, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.

Chất lượng cho vay có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chất lượng cho vay không chỉ đảm bảo an toàn cho hoạt động của mỗi ngân hàng mà còn cho cả hệ thống ngân hàng nói chung.

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân

a. Các chỉ tiêu đánh giá về quy mô cho vay


Cơ cấu dư nợ cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân

- Cơ cấu dư nợ cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân theo thời

hạn:



Tỷ trọng dư nợ cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân theo thời hạn i


=

Dư nợ cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân theo

thời hạn i


×


100%


Tổng dư nợ cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Chất lượng cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội - 4

Cơ cấu dư nợ cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân theo thời hạn thể hiện qua tỷ trọng dư nợ cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân ngắn hạn và tỷ


trọng dư nợ cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân trung dài hạn trong tổng dư nợ. Tỷ trọng dư nợ cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân ngắn hạn cao giúp NHTM hạn chế rủi ro, từ đó nâng cao chất lượng cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân của NHTM và ngược lại.

- Cơ cấu dư nợ cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân theo tài sản bảo

đảm:


Cơ cấu dư nợ cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân theo tài sản bảo

đảm thể hiện qua tỷ trọng cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân có tài sản bảo đảm và không có tài sản bảo đảm trong tổng dư nợ cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân.



Tỷ trọng dư nợ cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân theo tài sản đảm bảo


=

Dư nợ cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân có tài

sản đảm bảo


×


100%


Tổng dư nợ cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân



Các ngân hàng thương mại luôn muốn tăng tỷ trong cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân có tài sản để hạn chế rủi ro trong việc khách hàng không trả được nợ vay. Như vậy, tỷ trọng cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo trong tổng dư nợ là sự tăng lên cho thấy sự phát triển của quy mô theo hướng bền vững (dư nợ tăng và mức độ bảo đảm cùng tăng). Ngược lại, nếu quy mô dư nợ cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân tăng nhưng tỷ trọng cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân có tài sản giảm sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn cho ngân hàng.

- Cơ cấu dư nợ cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân theo thành phần kinh tế:



Tỷ trọng dư nợ cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân theo TPKT


=

Dư nợ cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân theo từng

TPKT


×


100%


Tổng dư nợ cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân



Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế thể hiện qua tỷ trọng dư nợ cho vay theo từng thành phần kinh tế trong tổng dư nợ. Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế sẽ thay đổi theo chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Nếu tỷ trọng dư nợ cho


vay tập trung vào các ngành kinh tế có tỷ lệ rủi ro thấp như công nghiệp, dịch vụ thì chất lượng cho vay được nâng cao và ngược lại.

b. Các chỉ tiêu về mức độ an toàn của hoạt động cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân

- Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân



Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân


=

Nợ quá hạn trong cho vay mua

nhà ở đối với khách hàng cá nhân


×


100%

Tổng dư nợ cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng dư nợ cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân thì có bao nhiêu phần trăm là nợ quá hạn. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng ngân hàng gặp rủi ro càng lớn, chất lượng cho vay càng giảm. Nợ quá hạn cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân cao khả năng mất vốn ngân hàng gặp phải là rất lớn. Nợ quá hạn cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân, do đó ngân hàng nào kiểm soát được nợ quá hạn thì ngân hàng đó có chất lượng cho vay tương đối tốt. Nói chung trong hoạt động cho vay của ngân hàng không có dư nợ quá hạn đã là một thành công lớn của ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ xấu cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân



Tỷ lệ nợ xấu cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân


=

Nợ xấu cho vay mua nhà ở đối với

khách hàng cá nhân


×


100%

Tổng dư nợ cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân



xấu.

Trong đó các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 được xem là các khoản nợ


Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng dư nợ cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá

nhân có bao nhiêu phần trăm là nợ xấu (hay trong tổng dư nợ có bao nhiêu phần trăm bị rủi ro). Theo NH thế giới, tỷ lệ này ở mức dưới 3% là có thể chấp nhận được.

Nợ xấu cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân tăng làm tăng chi phí dự phòng rủi ro cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân, giảm lợi nhuận của ngân hàng. Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân cao


chứng tỏ chất lượng cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng đó thấp, năng lực tài chính, năng lực quản lý cũng như năng lực hoạt động của họ yếu kém, do đó ngân hàng cần phải xem xét lại hoạt động cho vay của mình để tránh rơi vào tình trạng khó khăn.

- Tỷ trọng dư nợ cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân có TSĐB/ Tổng dư nợ cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân:


Tỷ trọng dư nợ cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân có TSĐB/ Tổng dư nợ cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân


=

Dư nợ cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá

nhân có TSĐB


×


100%

Tổng dư nợ cho vay mua nhà ở đối với

khách hàng cá nhân

Tỷ lệ này phản ánh mức độ bù đắp tổn thất cho ngân hàng khi khoản thu thứ nhất gặp rủi ro, khách hàng không trả được nợ và lãi đúng kỳ hạn. Tỷ lệ này càng cao thì mức độ RRTD càng giảm. Hiện nay theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ này đạt tối thiểu trên 75% mới đảm bảo an toàn.

- Mức độ trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro cho vay cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân:

Đây là mức chi phí mà mỗi ngân hàng phải trích lập từ lợi nhuận chưa trích lập dự phòng RRTD trong cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân và thuế TNDN. Việc trích lập dự phòng RRTD cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân căn cứ vào tình trạng dư nợ cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân với các tỷ lệ trích lập theo quy định của NHNN tương ứng với tình trạng dư nợ đó.

c. Các chỉ tiêu về thu nhập


- Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân:



Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân


=

Thu nhập lãi từ hoạt động cho vay mua nhà ở đối với khách

hàng cá nhân


×


100%


Tổng thu nhập từ hoạt động cho

vay của ngân hàng



Chỉ tiêu này giúp ta đánh giá được khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân; qua đó thấy được tầm quan trọng của nó để có biện


pháp nâng cao chất lượng của hoạt động cho vay. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay càng cao thì càng chứng tỏ CLTD càng cao và ngược lại.

- Mức độ tăng trưởng thu nhập thuần từ hoạt động cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân:



Tốc độ tăng trưởng thu nhập thuần từ cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân năm (t)


=

Mức tăng/giảm thu nhập thuần từ cho vay mua nhà ở đối với khách

hàng cá nhân năm (t)


×


100%

Tổng thu nhập thuần từ cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá

nhân năm (t-1)

Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng thu nhập thuần từ hoạt động cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân phản ánh tốc độ thay đổi thu nhập thuần từ hoạt động cho vay của năm nay so với năm trước là bao nhiêu. Nếu chỉ tiêu này tăng lên so với năm trước, chứng tỏ thu nhập thuần từ hoạt động tín dụng tăng lên, chất lượng cho vay đang tăng lên. Nếu chỉ tiêu này giảm đi so với năm trước, chứng tỏ thu nhập thuần từ hoạt động tín dụng giảm đi, chất lượng cho vay giảm đi.

d. Các chỉ tiêu định tính

Là những chỉ tiêu mang tính tương đối rất khó xác định thường được dùng để đánh giá chất lượng cho vay một cách khái quát. Thông thường, chất lượng cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân được đánh giá thông qua sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân mà ngân hàng cung cấp về qui mô, lãi suất, phí, ...

Để đo lường sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với cho vay mua nhà ở của NHTM, tác giả sử dụng mô hình SERVQUAL của Parasuraman (1988). Bởi vì mô hình này là mô hình tổng quát, được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để đo lường chất lượng dịch vụ nói chung, trong đó có chất lượng dịch vụ CVNO.

Mô hình SERVQUAL bao gồm năm thành phần sau:


(1) Yếu tố hữu hình (tangibility) là sự thể hiện, hình ảnh bên ngoài của cơ sở vật chất, công cụ, thiết bị, vật liệu, máy móc, phong cách nhân viên, tài liệu, sách hướng


dẫn, hệ thống thông tin…tức là tất cả những gì KH nhìn thấy trực tiếp đều tác động tới yếu tố này.

(2) Tin cậy (reliability) nói lên khả năng cung ứng/thực hiện CVNO phù hợp, chính xác, uy tín, đúng với những gì đã cam kết. Điều này thể hiện sự nhất quán trong việc thực hiện dịch vụ và tôn trọng các cam kết với KH. Tiêu chí này được đo lường bởi: NH thực hiện đúng ngay từ đầu, NH cung cấp dịch vụ tại thời điểm mà họ đã hứa.

(3) Đáp ứng (responsiveness) thể hiện mức mong muốn và khả năng giải quyết vấn đề, việc phục vụ KH, xử lý các khiếu nại, giúp đỡ và đáp ứng các yêu cầu của KH. Có thể hiểu, đáp ứng của NH là sự phản hổi từ phía NH đối với những gì mà KH mong muốn, như: NH sẵn sàng giúp đỡ KH; NH cung cấp dịch vụ CVNO nhanh chóng, kịp thời; NH phản hồi tích cực các yêu cầu của KH; NH cố gắng giải quyết khó khăn của KH.

(4) Đảm bảo (assurance) là yếu tố tạo nên sự tín nhiệm của KH, được cảm nhận thông qua kiến thức, chuyên môn, sự phục vụ chuyên nghiệp, khả năng giao tiếp tốt và phong cách lịch thiệp của nhân viên phục vụ, khả năng làm cho KH tin tưởng và cảm thấy yên tâm mỗi khi sử dụng dịch vụ.

(5) Đồng cảm (empathy) thể hiện sự quan tâm chăm sóc ân cần, dành cho KH sự đối xử chu đáo tốt nhất có thể. Yếu tố con người là phần cốt lõi tạo nên sự thành công này và sự quan tâm của NH đối với KH càng nhiều thì sự cảm thông càng tăng, được biểu đạt rõ nhất thông qua việc NH nắm bắt được các nhu cầu của KH.


Tin cậy Đáp ứng Đảm bảo

Đồng cảm

Chất lượng CVNO cho

KHCN

Yếu tố hữu hình

Hình 1.2. Mô hình SERVQUAL


Nguồn: Parasuraman & ctg (1985)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2022