1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay mua nhà ở đối với KHCN của NHTM
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay mua nhà ở đối với KHCN của NHTM được thể hiện trong sơ đồ dưới đây:
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CVNO đối với KHCN
Các nhân tố bên trong
Các nhân tố bên ngoài
- Chiến lược của ngân hàng
- Chính sách cho vay
- Công tác tổ chức
Có thể bạn quan tâm!
- Chất lượng cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội - 2
- Lý Luận Chung Về Chất Lượng Cho Vay Mua Nhà Ở Đối Với Khách Hàng Khách Hàng Cá Nhân Của Ngân Hàng Thương Mại
- Chất Lượng Cho Vay Mua Nhà Ở Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Của Nhtm
- Thực Trạng Chất Lượng Cho Vay Mua Nhà Ở Đối Với Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Việt Nam - Chi Nhánh Tây Hà Nội
- Thực Trạng Chính Sách Cho Vay Mua Nhà Ở Đối Với Khcn Áp Dụng Tại Chi Nhánh
- Tiêu Chuẩn Chấm Điểm Tài Sản Đảm Bảo Của Vietcombank
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
- Chất lượng nhân sự
- Trình độ khoa học công
nghệ và khả năng quản lý
- Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân
- Môi trường kinh tế
- Môi trường xã hội
- Môi trường pháp luật
- Đối thủ cạnh tranh
1.3.1. Các nhân tố bên trong
Các nhân tố chủ quan thường liên quan đến sự phấn đấu của bản thân Ngân hàng trên tất cả các mặt của hoạt động cho vay như việc xây dựng chiến lược, sách lược trong quá trình phát triển, các chính sách cho vay, xây dựng cơ cấu tổ chức ngân hàng nói chung và quản lý hoạt động cho vay nói riêng, công tác kiểm tra, kiểm soát và thiết lập hệ thống thông tin.... Vì vậy, theo Nguyễn Đăng Dờn, 2005 [2], các yếu tố chủ quan thường có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cho vay.
Chiến lược của ngân hàng:
CVNO được coi là một phần quan trọng của hoạt động NHBL, vì vậy việc lựa chọn phát triển chiến lược hoạt động của NHTM theo hướng nào (tập trung phát triển bán buôn, tập trung phát triển bán lẻ, hay phát triển bán buôn kết hợp với bán lẻ) sẽ
quyết định khả năng phát triển CVNO đối với KHCN của NHTM đó, từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng CVNO đối với KHCN của NHTM.
Chính sách cho vay:
Chính sách cho vay là kim chỉ nam quyết định đến hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của một Ngân hàng. Nếu chính sách cho vay của ngân hàng mang tính cạnh tranh với các NHTM khác, duy trì được khách hàng hiện tại và thu hút được khách hàng mới thì chứng tỏ chất lượng cho vay tại NH đó được đánh giá cao và ngược lại.
Công tác tổ chức của Ngân hàng:
Công tác tổ chức của ngân hàng là sự sắp xếp các bộ phận, các đơn vị nhỏ trong ngân hàng thành một thể thống nhất, xác lập các mối quan hệ về nghiệp vụ và quyền hành giữa các cá nhân và đơn vị nhằm thiết lập một môi trường thuận lợi cho hoạt động và đạt được mục tiêu chung. Tổ chức ngân hàng được sắp xếp một cách có khoa học, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng, ban trong từng Ngân hàng, trong toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng như giữa ngân hàng với các cơ quan khác như tài chính, pháp lý sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, quản lý sát sao các khoản huy động vốn cũng như các khoản vốn CVNO đối với KHCN. Đây là cơ sở tiến hành các nghiệp vụ cho vay lành mạnh và quản lý có hiệu quả nguồn vốn cho vay. Khi đó, sẽ góp phần nâng cao chất lượng CVNO đối với KHCN và ngược lại.
Chất lượng nhân sự ngân hàng
Con người là yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn cho vay cũng như trong hoạt động của Ngân hàng, xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao để đối phó kịp thời, có hiệu quả với các tình huống khác nhau của hoạt động cho vay. Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt và chuyên môn giỏi sẽ giúp cho ngân hàng ngừa được những sai phạm có thể xảy ra khi thực hiện một chu trình khép kín của một khoản cho vay. Khi chất lượng nhân sự của ngân hàng, đặc biệt là cán bộ cho vay được nâng cao thì sẽ giúp hạn chế
các sai sót có thể xảy ra, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng cung cấp, … từ đó giúp nâng cao chất lượng CVNO đối với KHCN và ngược lại.
Trình độ khoa học công nghệ và khả năng quản lý của ngân hàng
Đây cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng CVNO cá nhân tại mỗi NH. Nếu một NH được trang bị công nghệ hiện đại, có sự quản lý chặt chẽ thì họ có thể dễ dàng quản lý chất lượng CVNO dành cho KHCN và ngược lại.
Thêm vào đó, công nghệ giúp NHTM quản lý danh sách KH dễ dàng hơn, thông tin KH được cập nhật trên hệ thống một các chuyên nghiệp thông qua dữ liệu xếp hạng tín dụng cá nhân, tiết kiệm chi phí nhân công và quản lý, góp phần giảm giá thành dịch vụ và dễ dàng trong việc ra quyết định. Đó là cơ sở quan trọng để nâng cao chất lượng CVNO đối với KHCN.
nhân
Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá
Quy trình quản trị RRTD bao gồm 04 nội dung: Nhận biết rủi ro; đo lường rủi ro;
ứng phó rủi ro; kiểm soát rủi ro. Đây là toàn bộ các khâu trong một quy trình quản trị RRTD. Tất cả các khâu này đều có sự liên kết chặt chẽ với nhau, tạo thành một chu trình liên tục, mới có thể tạo thành một quy trình quản trị RRTD hoàn chỉnh và hiệu quả. Trước tiên, ngân hàng cần phải tiến hành nhận biết được RRTD từ các khoản vay mua nhà ở đối với KHCN thông qua những dấu hiệu cảnh báo sớm để có những giải pháp xử lý các vấn đề kịp thời và có hiệu quả. Đo lường RRTD trong cho vay mua nhà ở đối với khách hàng cá nhân là việc lượng hóa các mức độ rủi ro cũng như biết được xác suất rủi ro, mức độ tổn thất khi xảy ra RRTD trong cho vay mua nhà ở đối với KHCN và khả năng chấp nhận nó của các ngân hàng. Đây chính là cơ sở để các ngân hàng đưa ra những chính sách phù hợp, nhanh chóng khi xảy ra RRTD trong cho vay mua nhà ở đối với KHCN. Như vậy, một NHTM có quy trình rủi ro tín dụng chặt chẽ, đảm bảo sẽ giúp ngân hàng đó tránh được những rủi ro tín dụng trong cho vay mua nhà ở đối với KHCN, từ đó giảm trừ các khoản nợ xấu, nợ quá hạn gây tổn thất cho ngân hàng, cải thiện chất lượng cho vay nói chung và chất lượng cho vay mua nhà ở đối với KHCN nói riêng.
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài
Theo Nguyễn Đăng Dờn, 2005 [2], các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến chất lượng cho vay bao gồm:
Môi trường kinh tế
NH là một chủ thể trong nền kinh tế, do đó, sự biến động của môi trường kinh tế sẽ gây ra những tác động đến hoạt động kinh doanh của NH nói chung và hoạt động CVNO đối với KHCN nói riêng. Khi nền kinh tế ở thời kì hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, người dân yên tâm về thu nhập của họ trong tương lai, nhu cầu tiêu dùng về nhà ở sẽ tăng lên do đó NHTM sẽ có cơ hội nâng cao chất lượng CVNO đối với KHCN về quy mô. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, mất ổn định thì khuynh hướng phần lớn của dân chúng là mong muốn đảm bảo cuộc sống ở mức bình thường, không nghĩ đến việc đi vay để giải quyết nhu cầu về nhà ở do e ngại về khả năng thanh toán [26].
Môi trường xã hội
Các yếu tố xã hội ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cho vay là các nhân tố trực tiếp tham gia quan hệ cho vay. Đó là người gửi tiền, người vay tiền, ngân hàng thương mại. Các yếu tố tình hình trật tự xã hội, thói quen sinh sống, tâm lý lứa tuổi, trình độ học vấn, hoặc các yếu tố về nơi ở, nơi làm việc…sẽ ảnh hưởng lớn đến thói quen tiêu dùng nhà ở. Thông thường nơi tập trung đông dân cư, trình độ và thu nhập cao thì nhu cầu về nhà ở lớn và do đó nhu cầu về vay vốn nhà ở sẽ cao hơn nơi khác, nên có khả năng nâng cao chất lượng CVNO đối với KHCN về quy mô [26].
Môi trường pháp luật
Môi trường pháp luật bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ, thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành luật và trình độ nhận thức trong vấn đề này. Nếu những văn bản pháp luật không rõ ràng, không đầy đủ sẽ tạo những khe hở pháp luật gây rắc rối và tổn hại đến lợi ích cho các bên tham gia quan hệ tín dụng trong CVNO đối với KHCN. Ngược lại, sự chặt chẽ và đồng bộ của luật pháp sẽ góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo tính trật
tự và ổn định thị trường để hoạt động CVNO đối với KHCN được diễn ra thông suốt và hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng CVNO đối với KHCN.
Đối thủ cạnh tranh
Trong lĩnh vực NH thì sự cạnh tranh về lãi suất, sản phẩm, chính sách tín dụng của các NH khác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động CVNO đối với KHCN của một NHTM. Để nâng cao sức cạnh tranh của mình, NH cần tạo ra được sự khác biệt vượt trội trong chính sách, sản phẩm, dịch vụ, mục tiêu so với các đối thủ khác. Chính sách khác biệt vượt trội này góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng CVNO đối với KHCN của NHTM.
1.4. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cho vay mua nhà ở đối với KHCN của một số chi nhánh NHTM và bài học đối với Vietcombank - CN Tây Hà Nội
1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cho vay mua nhà ở đối với KHCN tại BIDV Vĩnh Phúc
Thời gian qua, BIDV Vĩnh Phúc đã xử lý được khá nhiều những khoản nợ xấu, nợ không có khả năng thu hồi thông qua hình thức bán nợ. Đồng thời, để nâng cao chất lượng cho vay mua nhà ở đối với KHCN, chi nhánh đã thực hiện thắt chặt các thủ tục cho vay như quy định số lượng tối đa KHCN có thể vay tiền cùng một lúc, nghiêm khắc đánh giá tình trạng cho vay của mình và ngừng cho vay các khách hàng không đảm bảo. Ngoài ra, chi nhánh còn chú trọng đến việc tổ chức, cũng cố, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định cho vay.
Trong công tác thẩm định cho vay khách hàng nói chung và khách hàng cá nhân nói riêng. Chi nhánh thực hiện tách quy trình cho vay làm 2 bộ phận:
- Bộ phận quan hệ khách hàng (front ofice): chịu trách nhiệm tiếp thị, chăm sóc, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn nhưng không có trách nhiệm thẩm định và đề xuất đối với một khoản vay; thực hiện quản lý khoản vay sau khi cho vay;
- Bộ phận thẩm định và phê duyệt khoản vay: Thực hiện phân tích, đánh giá, định lượng rủi ro trước khi đề xuất lãnh đạo phê duyệt đối với một khoản vay. Trong công
tác kiểm tra, kiểm soát các khoản cho vay, ngân hàng đã thực hiện kiểm soát chặt chẽ cả trước, trong và sau khi cho vay. Khi kết thúc một hợp đồng cho vay, ngân hàng tiến hành đánh giá một cách nghiêm túc hoạt động cho vay để đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế để rút kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, chi nhánh đã có các chế độ thưởng phạt xứng đáng đối với cán bộ làm công tác tín dụng KHCN, gắn lợi ích của người làm tín dụng với hiệu quả đầu tư tín dụng, nhằm nâng cao trách nhiệm và tinh thần làm việc của cán bộ chuyên trách trong việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng cũng như nâng cao chất lượng tín dụng. Quy chế thưởng phạt tại ngân hàng được xây dựng gắn liền với hiệu quả làm việc và xử lý nghiêm minh đối với cán bộ để xảy ra thất thoát vốn, hoặc làm trái những quy tắc trong cho vay gây ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng đối với Ngân hàng, làm mất uy tín của ngân hàng và giảm chất lượng cho vay tại ngân hàng.
1.4.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cho vay mua nhà ở đối với KHCN tại BIDV Tràng An
Trong hoạt động tín dụng, để nâng cao chất lượng cho vay mua nhà ở đối với KHCN, BIDV Tràng An đã áp dụng một số bài học kinh nghiệm như:
- Liên tục cải thiện, hoàn thiện các thể lệ, quy trình, quy chế tín dụng, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trên cả 2 mặt là: huy động vốn và cho vay trên cơ sở số vốn đã huy động được. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức tiếp cận khách hàng như tiếp xúc trực tiếp, sử dụng internet, từ những người xung quanh …nhằm gia tăng khả năng thu thập thông tin và nâng cao hiệu quả khoản cho vay của khách hàng.
- Nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình cho vay, BIDV Tràng An đã hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng khác để có thể cùng nhau phát hiện ra những gian lận của người vay. Mặt khác, khả năng trả nợ của khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó. Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin dẫn đến nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt giới hạn tối đa này. Lúc đó các ngân hàng sẽ cùng phải chịu rủi ro vì khách hàng sẽ không có nguồn lực tài chính để trả nợ.
- Ngân hàng đặc biệt quan tâm đến việc định kỳ hạn nợ và gia hạn nợ phù hợp với tình hình thu nhập của từng khách hàng. Tập trung nguồn lực thu hồi nợ đến hạn
và nợ quá hạn, nợ đã sử lý rủi ro, kiên quyết chuyển nợ quá hạn nếu khách hàng đến kì hạn trả nợ không trả nợ mà không có lý do chính đáng.
- BIDV Tràng An luôn không ngừng đẩy mạnh công tác kiểm soát nội bộ, công việc kiểm soát nội bộ thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả, minh bạch. Không chỉ thực hiện kiểm soát định kì mà thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Vietcombank - CN Tây Hà Nội
Từ kinh nghiệm một số chi nhánh NHTM, có thể rút ra bài học kinh nghiệm bổ ích cho Vietcombank - CN Tây Hà Nội như sau.
(1) Khách hàng: Tiến hành lựa chọn, phân loại, sàng lọc khách hàng, xây dựng các tiêu thức xếp hạng khách hàng ngay khi Chi nhánh tiến hành thẩm định cho vay với khách hàng. Ưu tiên các khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh chưa có quan hệ cho vay tại tổ chức ngân hàng nào.
(2) Sản phẩm cho vay: Đa dạng hoá các hình thức cho vay, phát triển các sản phẩm cho vay mới, bắt buộc khách hàng tham gia vay vốn phải có mục đích sử dụng vốn rõ ràng.
Hợp tác chặt chẽ với các NHTM khác trong việc cấp tín dụng cho khách hàng.
Thực hiện chuyên môn hóa quy trình cho vay theo các bộ phận.
(3) Giám sát cho vay: Tăng cường công tác kiểm tra giám sát quá trình cho vay, quá trình khách hàng sử dụng vốn vay và thu hồi vốn của ngân hàng.
Kiểm soát, giám sát chặt chẽ quá trình cho vay. Tiến hành đồng bộ kiểm soát trước, trong và sau cấp tín dụng.
Xây dựng kênh thu thập thông tin về khách hàng phục vụ cho công tác thẩm định, hoạt động kiểm tra giám sát khoản cho vay.
Phân loại nợ để có thể kịp thời trích lập quỹ dự phòng rủi ro tránh ảnh hưởng đến các kế hoạch tài chính của ngân hàng, xử lý triệt để nợ tồn đọng và giám sát thu hồi các khoản nợ quá hạn đã đưa ra theo dõi ngoại bảng.
Phối hợp giải quyết nợ đến hạn cùng với khách hàng vay vốn. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trong thu hồi các khoản nợ xấu, nợ mất khả năng thu hồi đã được xử lý.
(4) An toàn khoản vay: Các khoản cho vay có tài sản bảo đảm phải được coi là yêu cầu bắt buộc, đồng thời ngân hàng cũng thực hiện đa dạng các hình thức bảo đảm như thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh.
(5) Nhân sự: Bồi dưỡng trình độ đội ngũ CBTD nhằm nâng cao khả năng thẩm định, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay và mức độ rủi ro của KHCN. Tổ chức công tác cho vay nhanh gọn, linh hoạt, gắn chặt quyền quyết định cho vay với trách nhiệm về chất lượng của các khoản vay.