tội phạm. Đồng thời, cũng quy định các chế tài áp dụng riêng đối với người chưa thành niên phạm tội nhằm phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lý của lứa tuổi và bảo vệ khỏi sự vi phạm từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng. Người chưa thành niên thuộc nhóm đối tượng đặc biệt có các quyền cụ thể phải được tôn trọng ở mọi giai đoạn trong quá trình tố tụng. Do các em chưa trưởng thành, và dễ bị tổn thương nên pháp luật nước ta đã quy định hệ thống các quyền riêng phù hợp với lứa tuổi chưa trưởng thành của người chưa thành niên; đồng thời đặt ra các yêu cầu đối với người tham gia giải quyết vụ án có người chưa thành niên phạm tội đều phải tôn trọng và tuân thủ các quy định của pháp luật. Người chưa thành niên có quyền được bảo vệ ở mọi giai đoạn tố tụng nhằm đảm bảo cho các em được đối xử công bằng và các quyền của các em được tôn trọng đầy đủ. Ngoài ra, Luật Tố tụng hình sự - ngành luật hình thức quy định trình tự, thủ tục thực hiện các quy định của Luật Hình sự - cũng bảo vệ quyền trẻ em theo tính chất đặc thù riêng của mình. Đó là trao cho trẻ em các quyền tố tụng để họ tự bảo vệ quyền lợi của mình, đồng thời Luật Tố tụng hình sự quy định những điều luật cụ thể nhằm đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự được khái quát, toàn diện và đúng pháp luật, tránh làm oan người vô tội [12].
Bộ Luật Dân sự coi trẻ em như một thành viên của quan hệ pháp luật dân sự nhưng có những quy định riêng nhằm xác định địa vị pháp lý của trẻ em trong các lĩnh vực dân sự, bao gồm quyền và nghĩa vụ, những đảm bảo pháp lý. Bảo vệ quyền trẻ em được thể hiện ở nhiều quy định nhưng nổi bật là về giám hộ đối với người chưa thành niên, về năng lực chủ thể dân sự của người chưa thành niên, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên và do người chưa thành niên gây ra, về thừa kế.
Luật Lao động coi trẻ em là một đối tượng đặc biệt và có quy định riêng đối với người lao động chưa thành niên, nhằm đảm bảo trong quá trình
thực hiện các quan hệ lao động của người chưa thành niên diễn ra bình thường, tránh khỏi các công việc quá sức, độc hại, lạm dụng sức lao động của người chưa thành niên, đảm bảo cho quá trình phát triển bình thường về thể chất cũng như tinh thần của trẻ em trong môi trường lao động.
Luật Quốc tịch năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về Quyền có quốc tịch như sau: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch”, điều này có nghĩa là mọi trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền có quốc tịch. Theo quy định, quốc tịch của trẻ em chủ yếu phụ thuộc vào quốc tịch của cha mẹ.
Luật Trẻ em 2016 có nhiều quy định bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em trong đó chú trọng đến các quyền sau:
Quyền được chăm sóc sức khoẻ quy định tại các điều, Điều 14 “Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh” và Điều 84 cũng quy định rất rõ vai trò, trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc bảo đảm trẻ em được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng và công bằng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Điều 43 quy định về trách nhiệm của Nhà nước trong việc ban hành, thực hiện các chính sách về bảo đảm chăm sóc sức khỏe trẻ em, bao gồm việc tư vấn, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai, các chính sách giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em, chính sách về tiêm chủng, bảo đảm an toàn thực phẩm, chính sách bảo hiểm y tế…
Trẻ em là một đối tượng đặc biệt trong vấn đề bảo đảm chăm sóc sức khỏe. Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 xác định trẻ em dưới 6 tuổi được ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh là một nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (Điều 3); và chính sách của nhà nước cần quan tâm dành ngân sách cho việc chăm sóc sức khỏe đối với trẻ em (Điều 4). Điều này thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta đối với vấn để bảo đảm chăm sóc sức khỏe của trẻ em.
Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng: Điều 15 Luật Trẻ em 2016 khẳng định “Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện”. Bên cạnh đó, Điều 42 Luật Trẻ em 2016 còn xác định Nhà nước phải có những chính sách, biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Bên cạnh gia đình, cơ sở giáo dục cũng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em. Trách nhiệm này được khẳng định tại Điều 21 Luật Giáo dục năm 2005: “Cơ sở giáo dục mầm non thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi”. Thực tế cho thấy, nhà trường có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của trẻ em cũng như chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em. Bởi vì, phần lớn thời gian của trẻ trong độ tuổi này được chăm sóc ở các cơ sở giáo dục.
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về bảo vệ quyền của con khi cha mẹ ly hôn - 1
- Pháp luật về bảo vệ quyền của con khi cha mẹ ly hôn - 2
- Khái Quát Chung Về Bảo Vệ Quyền Trẻ Em Trong Pháp Luật Việt Nam
- Ý Nghĩa Của Pháp Luật Bảo Vệ Quyền Lợi Của Con Khi Cha Mẹ Ly Hôn
- Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Và Lợi Ích Của Con Khi Cha Mẹ Ly Hôn Trong Các Giai Đoạn Lịch Sử Ở Việt Nam
- Pháp Luật Bảo Vệ Quyền Và Lợi Ích Của Con Khi Cha Mẹ Ly Hôn Ở Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu: Điều 16 Luật Trẻ em 2016 quy định: “Trẻ em có quyền và bình đẳng về cơ hội được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân”, quy định này thể hiện việc Nhà nước trao quyền học tập cho trẻ em và bảo đảm mọi trẻ em được bình đẳng trước các cơ hội hưởng quyền học tập dù hoàn cảnh và điều kiện sống khác nhau.
Điều 11 Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định Nhà nước đảm bảo các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong cả nước và gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập. Như vậy, mọi trẻ em trong độ tuổi quy định đều có quyền và có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập. Đồng thời, Nhà nước, gia đình phải có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện để mọi trẻ em trong độ tuổi được giáo dục phổ cập.
Quyền vui chơi, giải trí: Nội dung này được quy định tại Điều 17 Luật
Trẻ em 2016 “Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi”.
Quyền có tài sản: Điều 20 Luật Trẻ em 2016 khẳng định: “Trẻ em có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật”. Nhằm cụ thể nội dung Điều 20, khoản 2 Điều 101 Luật này nêu rõ: Cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; đại diện cho trẻ em trong các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trong trường hợp để trẻ em thực hiện giao dịch dân sự trái pháp luật. Cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em phải giữ gìn, quản lý tài sản của trẻ em và giao lại cho trẻ em theo quy định của pháp luật.. Trường hợp trẻ em gây thiệt hại cho người khác thì cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em phải bồi thường thiệt hại do hành vi của trẻ em đó gây ra theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 còn quy định Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con”. Trẻ em chưa có đủ năng lực quản lý, định đoạt tài sản riêng nên pháp luật quy định trách nhiệm thuộc về cha, mẹ, người giám hộ trong việc quản lý và định đoạt tài sản riêng của trẻ em.
Quyền được sống chung với cha mẹ: Trẻ em là người chưa đạt tới sự trưởng thành về mặt sinh học, tâm lý xã hội để được coi là người lớn và do đó chưa trưởng thành để có thể sống hoàn toàn tự lập. Điều 22 Luật Trẻ em quy định:
Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo
quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Khi phải cách ly cha, mẹ, trẻ em được trợ giúp để duy trì mối liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ, gia đình, trừ trường hợp không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Trong một số trường hợp trẻ em phải sống cách ly cha mẹ như: Khi cha và mẹ đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù (trừ những trẻ em dưới 36 tháng tuổi vẫn có thể ở chung với cha, mẹ trong tù); Khi cha mẹ bị Toà án quyết định không cho chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; khi cha mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội; Khi cha mẹ đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiên bắt buộc… Điều này cũng quy định trách nhiệm cụ thể của các chủ thể có liên quan trong việc chăm sóc thay thế trẻ em trong những tình huống kể trên, theo đó, ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức việc chăm sóc thay thế cho trẻ em phải sống cách ly cha mẹ.
Quyền được bảo vệ: Trẻ em là những người còn rất non nớt về thể xác và tinh thần. Các em cần sự giúp đỡ của người lớn để được an toàn. Các em dễ bị rủ rê vào những việc làm trái pháp luật, dễ bị lợi dụng sức lao động và lạm dụng tình dục, dễ bị bỏ rơi… Có những trẻ em đôi khi bất ngờ bị rơi vào những tình trạng cực kỳ khó khăn mà các em không thể nào chịu đựng nổi. Đây là những nguy cơ đe dọa trực tiếp tới sự sống còn của trẻ em. Do vậy các em cần đến sự giúp đỡ của người thân và cộng đồng để giảm bớt các hậu quả gây tổn thương và giúp trẻ em phục hồi tâm, sinh lý, tái hoà nhập vào cộng động và phát triển bình thường.
Luật Trẻ em 2016 quy định về nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em. Theo đó, trẻ em được bảo vệ khỏi sự phân biệt đối xử, thoát khỏi sự bóc lột về kinh tế, sự lạm dụng, xâm hại về thể xác và tinh thần, bị lơ là và bỏ rơi, bị đối xử tàn tệ, các em phải được bảo vệ trong tình trạng khẩn cấp,
khủng hoảng. Nghiêm cấm lạm dụng, bóc lột sức lao động của trẻ em, bất kỳ một hành vi, hoặc yếu tố tình huống có chủ ý của cá nhân, tổ chức hay của cộng đồng như xâm phạm đến thể chất, tình cảm, nhân cách, lạm dụng tình dục, ngược đãi, xao nhãng, bỏ rơi, sử dụng quá mức sức lao động, hoặc khai thác thương mại, tước đoạt quyền và sự tự do của trẻ, gây nguy hại đến sự phát triển thể chất, tinh thần, xã hội của trẻ. Khi trẻ bị lâm vào tình trạng khủng hoảng khẩn cấp như trình trạng rối loạn, thiếu hụt, mất thăng bằng nghiêm trọng do những yếu tố bên ngoài tác động có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất, tinh thần, xã hội của trẻ em.
Với phạm vi điều chỉnh đặc thù của mình, Luật HN&GĐ xem trẻ em như là một thành viên của gia đình, cần có sự bảo hộ pháp lý đặc biệt. Vấn đề bảo vệ quyền trẻ em được thể hiện trong các quy định của Luật HN&GĐ về quyền nhân thân hay quyền tài sản trong các mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái, giữa ông bà – cháu, giữa anh chị em, giữa các thành viên khác trong gia đình như quyền được khai sinh, quyền được xác định cha mẹ, quyền được cha mẹ yêu thương, trông nom, dạy dỗ, quyền tài sản, quyền được cấp dưỡng. Thêm nữa, Luật HN&GĐ còn quy định trách nhiệm và nghĩa vụ về nhân thân hay tài sản của con đối ông bà, với cha mẹ, anh chị em, và các thành viên khác trong gia đình.
Qua phân tích những nét khái quát về sự điều chỉnh của một số ngành luật thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền trẻ em, có thể nhận thấy rằng, bất cứ một ngành luật nào cũng coi trẻ em là một chủ thể đặc biệt và dành cho trẻ em những quy định riêng theo đặc thù của ngành luật mình. Điều này xuất phát trước tiên từ những đặc điểm riêng về độ tuổi cũng như sự phát triển chưa đầy đủ về tâm sinh lý. Sau nữa, xuất phát từ những quan niệm, tư tưởng nhân đạo, dân chủ, thấm nhuần nét tinh hoa của văn hóa, đạo lý truyền thống của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Tất cả các quy
định pháp luật đều hướng tới bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, đảm bảo cho trẻ em phát triển bình thường trong sự đầy đủ về tình cảm và vật chất, trong một môi trường trong sạch lành mạnh.
1.3. KHÁI NIỆM, PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ Ý NGHĨA CỦA PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN
1.3.1. Khái niệm, phạm vi điều chỉnh của pháp luật bảo vệ quyền của con khi cha mẹ ly hôn
Bảo vệ quyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn chính là việc pháp luật phải dự liệu được các tình huống sẽ xảy đến với con, từ đó đưa ra các quy định, biện pháp, cách thức thi hành các quy định này một cách cụ thể, có chế tài xử lý nghiêm khắc kịp thời để quyền lợi của con không bị hoặc hạn chế bị xâm phạm khi cha mẹ các em ly hôn. Trong khuôn khổ nghiên cứu này ta sẽ xem xét đến khía cạnh hậu quả pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn. Tuy nhiên, nó lại gắn bó chặt chẽ với việc giải quyết hậu quả về chấm dứt quan hệ ly hôn giữa vợ chồng; khi chia tài sản chung của vợ chồng; khi xác định người nuôi con, người cấp dưỡng cho con, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn.
Sở dĩ, các nhà làm luật phải dự liệu hậu quả pháp lý khi ly hôn về con vì những lý do như sau:
Thứ nhất, khi ly hôn giữa vợ và chồng sẽ không còn tình cảm, không còn ràng buộc bởi nghĩa vụ chung, quyền đại diện cho nhau khi tham gia các quan hệ pháp luật,… sẽ đương nhiên bị chấm dứt. Người chịu thiệt thòi nhất là con chưa thành niên, con thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng và tài sản để tự nuôi sống bản thân. Lúc này, việc cần được chăm sóc, nuôi dưỡng của con là vấn đề quan tâm hàng đầu. Vì vậy, pháp luật HN&GĐ cần có quy định để bảo vệ tốt nhất quyền của con khi không được sống chung giữa cả cha lẫn mẹ.
Thứ hai, khi ly hôn cũng đặt ra yêu cầu giải quyết tài sản của vợ chồng. Theo nguyên tắc, trước hết hai bên bên sẽ tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được toàn bộ hoặc một phần các nội dung tranh chấp thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Nguyên tắc chia tài sản đó là tài sản riêng được hình thành trước hôn nhân của bên nào vẫn thuộc về bên đấy, còn lại tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được tạo dựng bởi công sức chung của hai vợ chồng sẽ được chia đôi nhưng cũng có xem xét đến công sức đóng góp của mỗi bên, hay hoàn cảnh của mỗi bên, quyền lợi của người vợ và các con hay yếu tố lỗi thuộc về bên nào. Pháp luật HN&GĐ cần có những quy định khung như vậy để các bên căn cứ để thỏa thuận, giảm thiểu tối đa tranh chấp xảy ra giữa vợ chồng dẫn đến phải đưa ra tòa giải quyết. Ngoài ra còn tạo hành lang pháp lý làm cơ sở cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết cách tranh chấp giữa vợ chồng.
Thứ ba, tuy ly hôn nhưng quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái không bị mất đi, đây vừa là quyền chính đáng mà cũng là nghĩa vụ ràng buộc giữa họ với con cái, thể hiện trách nhiệm của người làm cha mẹ. Pháp luật dự liệu trước các tình huống xảy ra trong cuộc sống nhằm bảo vệ tối đa các quyền, lợi ích của con. Đảm bảo con sẽ được hạn chế các tiêu cực xảy đến với tâm sinh lý của các em, cũng như điều kiện sống. Đồng thời ba mẹ cũng thực hiện nghiêm túc hơn quyền của mình đối với con, pháp luật cũng như xử lý nghiêm khắc đối với tất cả những hành vi làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của con.
Từ đây ta có thể đưa ra được khái niệm: “Pháp luật về bảo vệ quyền của con khi cha mẹ ly hôn là tổng thể các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân gia đình do Nhà nước ban hành nhằm bảo đảm các con được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, đáp ứng đầy đủ điều kiện; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại đến quyền lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn.”