Điṇ H Hươ ́ Ng Qua ̉ N Ly ́ Chấ T Tha ̉ I Rắ N Sinh Hoaṭ Phố Ha ̣long Đến Năm 2025


Hình 1.5. Các chất thải đô thị có thể tái sử dụng, tái chế

xử lý và tiêu hủy chất thải rắn [9]

Xử lý phần hữu cơ của rác thải thành phân hữu cơ hiện là một phương pháp đang sử dụng ở Việt Nam. Đối với công nghệ nội địa xử lý CTR sinh hoạt, đến nay Bộ Xây dựng đã cấp giấy chứng nhận cho bốn công nghệ: (1) công nghệ chế biến CTR Seraphin của Công ty Môi trường Xanh; (2) công nghệ chế biến CTR ANSINH-ASC của Công ty Tâm Sinh Nghĩa; (3) công nghệ ép CTR thành viên nhiên liệu của Công ty Thủy lực máy và (4) công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ mới và Môi trường. Công nghệ ép CTR của Công ty Thủy lực máy đã được áp dụng thử nghiệm tại thị xã Sông Công (Thái Nguyên). Công nghệ Seraphin, AST có khả năng xử lý CTR đô thị cho ra các sản phẩm như: phân hữu cơ, nhựa tái chế, thanh nhiên liệu... Lượng CTR còn lại sau xử lý của công nghệ này chỉ chiếm khoảng 15% lượng chất thải đầu vào. Công nghệ SERAPHIN, ANSINH-ASC và MBT-CD.08 đã được triển khai áp dụng tại Nhà máy Xử lý rác Đông Vinh (Nghệ An), Nhà máy Xử lý rác Sơn Tây (Hà Nội), Nhà máy Xử lý rác Thủy Phương (Thừa Thiên - Huế), Nhà máy Xử lý rác Đồng Văn (Hà Nam). Tuy nhiên, nhà máy xử lý rác Sơn Tây (Hà Nội) triển khai công nghệ SERAPHIN đã ngừng hoạt động và thay bằng Nhà máy đốt rác năng lượng thấp của Công ty Môi trường Thăng Long với công suất 300 tấn/ngày.

Mặc dù chất thải rắn chở đến các nhà máy làm phân hữu cơ có thành phần hữu cơ từ 60 ÷ 65% nhưng do CTR đô thị chưa được phân loại tại nguồn nên lượng CTR thải ra sau xử lý từ các nhà máy này phải mang đi chôn lấp vào khoảng 35 ÷ 40% lượng chất thải đầu vào. Bên cạnh đó, vấn đề tồn tại của công

24

nghệ này là ô nhiễm môi trường thứ cấp do đốt các viên nhiên liệu sinh ra. Công nghệ Seraphin và công nghệ ANSINH - ASC tương tự như nhau, đều là chế biến CTR hữu cơ thành phân vi sinh, tái chế các thành phần còn lại: kim loại, thủy tinh, nilon... Việc nghiên cứu nhân rộng các mô hình này trong điều kiện Việt Nam cần có các đánh giá rút kinh nghiệm từ các dự án đã triển khai trong thời gian qua.

Tái chế các chất thải như giấy thải, nhựa thải, kim loại thải ở Việt Nam hầu hết do tư nhân và các làng nghề đảm nhiệm. Khoảng 90% chất thải như giấy, nhựa, kim loại được tạo thành sản phẩm tái chế, còn khoảng 10% thành chất thải sau tái chế.

Công nghệ tái chế ở các làng nghề phần lớn là thủ công, lạc hậu nên gây ô nhiễm môi trường nặng nề, bên cạnh đó, các chất thải làng nghề hầu hết đều không được xử lý mà đều thải thẳng ra môi trường cùng với chất thải sinh hoạt và đưa đến bãi chôn lấp. Các làng nghề tái chế chỉ chiếm 90/1.450 làng nghề. Còn nhiều cơ sở tái chế không nằm trong làng nghề mà nằm ngay trong các đô thị. Tp. Hồ Chí Minh có 302 cơ sở tái chế nằm trong địa bàn thành phố, chủ yếu ở Quận 11, trong đó 67 cơ sở tái chế nhựa, 15 cơ sở tái chế thủy tinh, 9 cơ sở tái chế kim loại, 7 cơ sở tái chế giấy và 2 cơ sở tái chế cao su [3].

Theo ước tính lượng CTR là giấy, kim loại, nhựa được tái chế chiếm khoảng 8,2% lượng rác thu gom được. T ỷ lệ CTR được chôn lấp hiện chiếm khoảng 76 - 82% lượng CTR thu gom được (trong đó, khoảng 50% được chôn lấp hợp vệ sinh và 50% chôn lấp không hợp vệ sinh). Thống kê trên toàn quốc có 98 bãi chôn lấp chất thải tập trung ở các thành phố lớn đang vận hành nhưng chỉ có 16 bãi được coi là hợp vệ sinh. Ở phần lớn các bãi chôn lấp, việc chôn lấp rác được thực hiện hết sức sơ sài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Đốt chất thải sinh hoạt đô thị chủ yếu ở các bãi rác không hợp vệ sinh: sau khi rác thu gom được đổ thải ra bãi rác phun chế phẩm EM để khử mùi và định kỳ phun vôi bột để khử trùng, rác để khô rồi đổ dầu vào đốt. Tuy nhiên, vào mùa mưa, rác bị ướt không đốt được hoặc bị đốt không triệt để. Ước tính khoảng 40 ÷ 50% lượng rác đưa vào bãi chôn lấp không hợp vệ sinh được đốt lộ thiên. Công nghệ đốt CTR sinh hoạt với hệ thống thiết bị đốt được thiết kế bài bản

mới được áp dụng tại Nhà máy đốt rác ở Sơn Tây (Hà Nội) Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang có kế hoạch nhập dây chuyền công nghệ đốt chất thải có tận dụng nhiệt để phát điện trong thời gian tới.

1.4. Điṇ h hướ ng quản lý chấ t thải rắ n sinh hoaṭ phố Ha ̣Long đến năm 2025

1.4.1. Điṇ h hướ ng quản lý chất thải rắn sinh hoat

ở Việt Nam và thành


ở Viêṭ Nam


Trong thập niên 70 - 80 của thế kỷ trước, công tác quản lý CTR được các nhà quản lý quan tâm tập trung chủ yếu vào công tác thu gom và xử lý các loại chất thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của con người (CTR sinh hoạt). Chính vì vậy, mô hình thu gom, xử lý khi đó cũng mới chỉ hình thành ở mức độ đơn giản. Trong giai đoạn tiếp theo, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tế đặt ra, công tác quản lý CTR được điều chỉnh bằng một hệ thống các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật quy định khá chi tiết. Song song với đó, hệ thống tổ chức quản lý CTR bắt đầu hình thành và phát triển với các nguyên tắc tương đối cụ thể; căn cứ theo chức năng quản lý và nhiệm vụ được giao, các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm quản lý CTR phát sinh của ngành.

Cho đến nay, hoạt động quản lý CTR không chỉ tập trung vào công tác thu gom và tập kết CTR sinh hoạt đô thị đến nơi đổ thải theo quy định. Công tác quản lý CTR hiện nay đã mở rộng hơn, bao gồm từ hoạt động thu gom, vận chuyển, trung chuyển và xử lý CTR hợp vệ sinh, đảm bảo các QCVN và TCVN đặt ra; không những đối với CTR sinh hoạt đô thị, nông thôn mà còn đối với CTR công nghiệp, CTR từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và CTR y tế.

Mặc dù hiện nay, công tác quản lý CTR chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế nhưng cùng với sự phát triển KT-XH, đi cùng với xu hướng phát triển và hội nhập, công tác quản lý CTR đó từng bước được thay đổi, tăng cường để phát huy hơn nữa vai trò và hiệu quả thực hiện.

1.4.2. Định hướng quản lý chấ t thải rắ n sinh hoat Quảng Ninh

thành phố Hạ Long– Tỉnh

Xây dựng một hệ thống quản lý môi trường nói chung và chất thải nói riêng, đặc biệt là hệ thống quản lý Nhà nước, bao gồm con người và cơ sở vật chất hỗ trợ, phù hợp với điều kiện của thành phố Hạ Long và Việt Nam, mang tính quyết định

đến sự phát triển bền vững kinh tế và xã hội của thành phố Hạ Long, một trong những định hướng chiến lược của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, đặc biệt trong điều kiện hiện tượng Biến đổi khí hậu đang diễn ra ở khắp các nơi trên thế giới với cường độ ngày càng khốc liệt, phạm vi ngày càng rộng và thành phố Hạ Long sẽ bị ảnh hưởng nặng nề lớn. Để làm được việc này, sau Chiến lược bảo vệ môi trường, Qui hoạch bảo vệ môi trường trong đó có Qui hoạch quản lý chất thải là một việc bắt buộc phải thực hiện.

Từ năm 2000 đến nay, gần như không có các nghiên cứu hoặc đề xuất, một cách có hệ thống, khách quan và khoa học, về hệ thống quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng cho thành phố Hạ Long. Số liệu thống kê và thực tế cho thấy rằng, trong nhiều năm qua, số lượng cán bộ làm việc cho ngành môi trường (bao gồm cả kỹ thuật-công nghệ và quản lý Nhà nước) ngày càng tăng, trình độ học vấn ngày càng cao, cơ sở vật chất và kinh phí đầu tư ngày càng lớn, các văn bản pháp lý ra đời ngày càng nhiều, nhận thức xã hội về môi trường ngày càng rõ ràng, nhưng mức độ ô nhiễm môi trường (được đánh giá qua các thông số về nồng độ các chất gây ô nhiễm môi trường) chưa được cải thiện như mong muốn, các khu vực bị ô nhiễm ngày càng rộng và tính nguy hại có xu hướng ngày càng nghiêm trọng. Trong hệ thống quản lý chất thải, rất nhiều vấn đề cũ tích lũy và nhiều các vấn đề mới nảy sinh. Hệ thống này đang giải quyết các vấn đề theo sự vụ nhiều hơn là theo định hướng lâu dài… đặc biệt là vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, nhân tố quyết định đến hiệu quả của một hệ thống quản lý đô thị. Do đó, hiệu quả quản lý chất thải của thành phố Hạ Long không cao, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tế trong giai đoạn phát triển hiện nay, cũng như trong tương lai. Một trong những nguyên nhân là do thành phố vẫn chưa có Quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải (bao gồm hệ thống kỹ thuật - công nghệ và hệ thống quản lý Nhà nước) làm kim chỉ nam cho các giai đoạn phát triển của thành phố.

Định hướng quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, hướng đến hệ thống quản lý xanh, trên cơ sở các Chiến lược và Qui hoạch phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia và thành phố Hạ Long, áp dụng các thành tựu cập nhật về kỹ thuật – công nghệ tái chế và xử lý chất thải, về khoa học quản lý đô thị và môi trường, học tập một số trường hợp điển hình

đã được áp dụng thành công ở một số thành phố trên thế giới và điều kiện thực tế của thành phố Hạ Long trong mối quan hệ vùng, quốc gia và khu vực, từ đó trên cơ sở mối quan hệ biện chứng giữa vật chất (cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, tài chính…) và tinh thần (con người) nhằm từng bước cải thiện tiến đến xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh, hiện đại hóa hệ thống kỹ thuật – công nghệ, nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất thải trên địa bàn thành phố Hạ Long, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững và tăng trưởng xanh [25].

CHƯƠNG 2

ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Địa điểm nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: trên địa bàn thành phố Hạ Long


Hình 2 1 Sơ đồ thành phố Hạ Long 2 2 Thời gian đối tượng nghiên cứu 1

Hình 2.1: Sơ đồ thành phố Hạ Long

2.2. Thời gian, đối tượng nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 4/2013-12/2013

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Chất thải rắn sinh hoạt

+ Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

+ Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

+ Thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, quản lý chất thải rắn sinh hoạt

+ Cơ chế, chính sách và các giải pháp quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Điều tra khảo sát, thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến đề tài

- Thời gian tiến hành: Tháng 4, 5 năm 2013.

a. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

- Thu thập, tổng hợp tài liệu có liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt và công tác quản lý, xử lý như: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố, các văn bản pháp lý liên quan đến quá trình quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, các dự án chiến lược của thành phố....

- Các số liệu về diện tích, dân cư, tình hình phát triển chung của thành phố được thu thập qua các cơ quan của UBND thành phố Hạ Long, từ Chi cục Dân số - KHHGĐ, Phòng Địa chính, Phòng Thanh tra xây dựng của thành phố, Công ty Môi trường Đô thị thành phố Hạ Long....

- Tham khảo thêm thông tin, tài liệu từ: UBND các phường, thành phố, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Quảng Ninh, Chi cục Bảo vệ môi trường, Phòng Tài nguyên & Môi trường TP Hạ Long, Ban công ích thành phố, Công ty môi trường đôi thị Hạ Long, Công ty môi trường đô thị INDEVCO, Phòng Cảnh sát PCTP về Môi trường - Công an tỉnh Quảng Ninh ...

b. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

+ Điều tra, phỏng vấn (phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra)

Tiến hành lập phiếu điều tra phỏng vấn bao gồm các nội dung sau:

- Đối với đối tượng là các tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn: tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nhân lực tham gia quản lý chất thải rắn và đề xuất kiến nghị của đơn vị về công tác quản lý CTR. Điều tra phỏng vấn trực tiếp đối với Công ty môi trường đô thị Hạ Long, Công ty môi trường đô thị INDEVCO.

- Đối với đối tượng là các đơn vị hành chính cấp phường bao gồm: thông tin kinh tế - xã hội, hiện trạng chất thải sinh hoạt (tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; hiện trạng xử lý), đề xuất, kiến nghị về công tác quản lý CTR sinh hoạt. Tiến hành phỏng vấn đối với 20 phường trên địa bàn thành phố Hạ Long (1phiếu/phường).

- Đối với đối tượng là các đơn vị hành chính cấp thành phố: hiện trạng chất thải sinh hoạt (tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt; quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố); đánh giá của đơn vị về tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện tại của địa phương; đề xuất, kiến nghị về công tác quản lý CTR trên địa bàn thành phố. Tiến hành phỏng vấn đối với Ban Công ích thành phố, Phòng TN&MT thành phố Hạ Long.

- Đối với đối tượng là các hộ gia đình: thông tin chung về hộ gia đình; rác thải sinh hoạt (vật dụng chứa rác tạm thời; công tác phân loại rác tại nhà; hình thức xử lý); chất thải vườn; chất thải rắn chăn nuôi; công tác thu gom; kiến nghị của hộ gia đình về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của địa phương. Tiến hành phỏng vấn 60 hộ tại 20 phường bao gồm: Phường Việt Hưng, Đại Yên, Tuần Châu,

Hùng Thắng, Hà Khẩu, Bãi Cháy, Yết Kiêu, Cao Xanh, Cao Thắng, Hà Lầm, Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hồng Gai, Hồng Hải, Hồng Hà, Hà Phong, Hà Tu, Giếng Đáy, Hà Khánh, Hà Trung.

Số lượng phiếu điều tra: 3 phiếu/phường.

Phương pháp lấy mẫu hệ thống. Ở đây chọn các hộ gia đình kinh tế tương đối phát triển, có trình độ dân trí cao.

+ Khảo sát thực địa

Tiến hành khảo sát thực tế công tác thu gom, vận chuyển rác thải, các điểm tập kết rác của các phường, tham quan tìm hiểu bãi rác Đèo Sen, bãi rác Hà Khẩu...để có những đánh giá khách quan, chính xác về hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý rác sinh hoạt của từng cơ sở.

2.3.2. Tổng hợp, phân tích, đánh giá

- Điều tra, phân tích và đánh giá mức độ phù hợp các tuyến thu gom chất thải rắn thuộc khu vực nghiên cứu. Cơ sở khảo sát được xây dựng trên bản đồ.

- Xác định lộ trình, thời gian thu gom, phương thức thu gom, quá trình vận chuyển chất thải rắn thải. Từ đó đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn thải trên địa bàn thành phố Hạ Long.

2.3.3. Phương pháp kế thừ a

Phương pháp này được sử dụng nhằm xác định, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội - môi trường và tổng hợp các dữ liệu liên quan đến khu vực thành phố Hạ Long thông qua các thông tin, số liệu đã thu thập được từ các nguồn khác nhau. Từ đó, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu đã thực hiện trước đây tại khu vực nghiên cứu và các thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi chọn: Bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu; Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội

- môi trường khu vực nghiên cứu; Các thông tin có liên quan như: số liệu về lượng chất thải rắn sinh hoạt của thành phố, quy trình công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, báo cáo kế hoạch phát triển công tác vệ sinh môi trường đô thị...

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các giáo trình có nội dung về quản lý rác, các đề tài đã nghiên cứu về quản lý rác thải. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng những thông tin trên các trang Web về hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022