Ý Nghĩa Của Pháp Luật Bảo Vệ Quyền Lợi Của Con Khi Cha Mẹ Ly Hôn

Qua nghiên cứu các quy định pháp luật quốc tế và quy định của Việt Nam có thể khái quát các đặc trưng, yếu tố cấu thành pháp luật bảo vệ con khi cha mẹ ly hôn như sau:

Một là, pháp luật bảo vệ con khi cha mẹ ly hôn dựa trên các quy định pháp luật về bảo vệ quyền con người và trực tiếp là quy định bảo vệ trẻ em. Mặc dù quyền con người là quyền có tính “tự nhiên” nhưng nó không thể tồn tại nếu như không có quy định pháp luật và đảm bảo thực hiện bởi Nhà nước. Cùng với đó là việc bảo vệ trẻ em là công dân đặc biệt để tạo điều kiện thuận lợi để trẻ em được phát triển cách toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần. Chính vì thế bảo vệ quyền của con là sự kế thừa và phát huy các quy định bảo về trẻ em nhưng đặt trong mối quan hệ hôn nhân gia đình.

Hai là, pháp luật bảo vệ quyền của con khi cha mẹ ly hôn có tính tương thích giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Việt Nam đã gia nhập và phê chuẩn nhiều công ước quốc tế liên quan đến quyền trẻ em và có sự điều chỉnh tới vấn đề đảm bảo cho con khi không được sống chung với bố hoặc mẹ. Ngay sau đó thì Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các vấn đề trên như Luật trẻ em 2016 và Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Tuy nhiên khi ban hành chúng ta cũng phải dựa trên tính phù hợp, dựa vào truyền thống văn hóa và hoàn cảnh đất nước để đưa ra những quy định vừa tiến bộ, có tính thuyết phục là vừa phù hợp với công ước.

Ba là, pháp luật bảo vệ con khi cha mẹ ly hôn luôn đảm bảo cuộc sống của con sau này. Bởi vì trẻ có quyền được phát triển đầy đủ và toàn diện trong một môi trường gia đình và xã hội an toàn, lành mạnh. Những đứa trẻ không may sống trong gia đình không đầy đủ cả cha lẫn mẹ thì pháp luật có quy định quan tâm và bảo vệ về việc nuôi dưỡng, chăm sóc, thăm nom, cấp dưỡng đối với cha mẹ để đảm bảo như nhu cầu cần thiết được đáp ứng. Pháp luật cụ thể hóa những vấn đề này trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Pháp luật về bảo vệ quyền con khi cha mẹ ly hôn là một bộ phận của hệ thống pháp luật về trẻ em, các quy phạm pháp luật điều chỉnh chủ yếu trong Luật hôn nhân và gia đình. Tuy thế hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền con khi cha mẹ ly hôn là vẫn phải bảo đảm mức độ hoàn thiện để làm cơ sở nền tảng cho việc thực hiện pháp luật đạt được những kết quả cao trong thực tiễn. Khi đánh giá về mức độ hoàn thiện và chất lượng của hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền của con khi cha mẹ ly hôn phải dựa vào các tiêu chí cơ bản, đó là tính thống nhất đồng bộ của hệ thống pháp luật; tính toàn diện; tính phù hợp; tính ổn định tương đối của hệ thống; tính minh bạch, cụ thể và tính khả thi; bảo đảm tính hiện đại và kỹ thuật pháp lý cao trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tính thống nhất, đồng bộ thể hiện các bộ phận cấu thành hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền của con ở Luật cũng như Nghị định, Thông tư; biện pháp không được có sự trùng lặp, chồng chéo và mâu thuẫn với nhau; phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất.

Tính toàn diện thể hiện phải có đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ quyền của con không có khoảng trống.

Tính phù hợp thể hiện phải phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế - xã hội, pháp luật về bảo vệ quyền của con ra đời và phát triển trong suốt quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền của con không mâu thuẫn với các điều ước quốc tế, đặc biệt là CRC mà Việt Nam phê chuẩn.

Hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền của con phải có tính ổn định tương đối, không cần sửa đổi liên tục nhằm góp phần tạo cơ sở pháp lý ổn định cho việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền của con phải có tính minh bạch, cụ thể và tính khả thi góp phần bảo đảm tính thống nhất cho hệ thống đồng thời góp

phần để các quy phạm pháp luật có thể thực hiện được trong thực tiễn. Hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền của con phải bảo đảm tính hiện đại, phù hợp với trình độ pháp lý của khu vực và quốc tế, không được lạc hậu so với chuẩn mực chung để có thể tham gia vào sân chơi chung quốc tế, áp dụng cách tiếp cận dựa trên quyền con người, quyền trẻ em, hài hòa với nguyên tắc trong CRC; đồng thời phải được xây dựng ở một trình độ kỹ thuật pháp lý cao, ngôn ngữ chính xác, thống nhất cách diễn đạt, rõ ràng, dễ hiểu, không quy định chung chung, không quy định lại nội dung đã quy định ở văn bản quy phạm pháp luật khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Phạm vi điều chỉnh pháp luật để bảo vệ quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn cũng được thể hiện qua Công ước quốc tế cùng với sự điều chỉnh bằng pháp luật quốc gia mà cụ thể là Luật HN&GĐ Việt Nam đã tạo nên một khung pháp lý về bảo vệ quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tương đối hoàn thiện và trên phương diện rộng.

Khi cha mẹ ly hôn quyền lợi của con cái vẫn bị ảnh hưởng rất lớn nên trong Công ước quốc tế về chính trị có quy định liên quan đến nhóm quyền hôn nhân và bảo hộ gia đình, đặt ra 5 mục tiêu và mục tiêu thứ 5 như sau: “yêu cầu các quốc gia thành viên phải có quy định về trách nhiệm chăm sóc, giáo dục con cái của các thành viên trong gia đình; những bảo hộ cần thiết đối với trẻ em, đặc biệt trong trường hợp ly hôn, nghĩa vụ chính đối với các quốc gia thành viên”. Công ước về quyền trẻ em cũng đã có quy định một số quyền rất có ý nghĩa và liên quan đến việc bảo vệ trẻ em khi cha mẹ ly hôn như quyền không bị cách ly khỏi cha mẹ. Nội dung của quyền này được thể hiện trong Công ước như sau:

Pháp luật về bảo vệ quyền của con khi cha mẹ ly hôn - 5

Trong trường hợp trẻ sống riêng với cha hoặc mẹ của mình, các em có quyền gặp gỡ với người cha hay người mẹ mà các em không được sống chung. Nếu vì một lý do nào đó mà một trong hai

người đang ở nơi khác, trẻ em có quyền được biết nơi ở và tình hình của cha, mẹ mình. Khi cha mẹ không sống với con mình, họ cần phải chu cấp cho các em một khoản tiền trợ cấp đảm bảo cho các em cuộc sống đầy đủ [12].

Điều 9 Công ước còn quy định:

Các quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng trẻ em không bị cách ly khỏi cha mẹ trái với mong muốn của họ, trừ trường hợp những nhà chức trách có thẩm quyền chịu sự xem xét của pháp luật quyết định là theo luật pháp và các thủ tục áp dụng thì việc cách ly như thế là cần thiết cho lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Quyết định như thế có thể là cần thiết trong trường hợp đặc biệt như trẻ em bị cha mẹ lạm dụng hay sao nhãng, hoặc khi cha mẹ sống cách ly và cần phải có một quyết định về nơi cư trú của trẻ em.

Bên cạnh đó Công ước về quyền trẻ em còn quy định thêm về vấn đề này tại Điều 20 như sau: “Những trẻ em tạm thời hay vĩnh viễn bị tước mất môi trường gia đình của mình, hoặc vì những lợi ích tốt nhất của chính bản thân mình mà không được phép tiếp tục ở trong môi trường ấy, có quyền được hưởng sự bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt của nhà nước” [12].

Trên cơ sở các quy định của pháp luật Quốc tế và pháp luật Việt Nam về các quyền cơ bản của trẻ em chúng ta thấy trẻ em là đối tượng cần phải được bảo vệ, đặc biệt là trong xã hội ngày nay, khi mà tình trạng ly hôn giữa các cặp vợ chồng ngày càng gia tăng nhanh chóng. Việc ly hôn là để chấm dứt cuộc hôn nhân không hạnh phúc của cha mẹ nhưng con cái lại chịu ảnh hưởng rất lớn từ việc này. Do đó cần phải bảo vệ quyền lợi của con có cha mẹ ly hôn vì việc ly hôn không chỉ là việc riêng của cha mẹ mà còn liên quan ảnh hưởng lớn đến con, liên quan đến lợi ích của xã hội. Khi cha mẹ ly hôn, Luật HN&GĐ Việt Nam đã có nhiều quy định để bảo vệ quyền lợi của các

con về nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục; nghĩa vụ cấp dưỡng. Đây được xem như là một nguyên tắc khi giải quyết ly hôn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo vệ lợi ích của con trẻ.

Trong gia đình, cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con chưa thành niên; nếu con đã thành niên mà không có khả năng lao động để tự nuôi mình (chẳng hạn như trường hợp con bị tâm thần hoặc bị tàn tật) thì cha mẹ cũng phải nuôi như con chưa thành niên. Khi cha mẹ ly hôn, việc giao con cho ai nuôi phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của từng đứa con. Về nguyên tắc, con dưới 36 tháng phải giao cho người mẹ nuôi. Ngoài ra, việc xem xét giao con cho ai nuôi còn phải căn cứ vào điều kiện vật chất, đạo đức, tình cảm, lối sống, văn hóa... của cha mẹ; ai có đủ điều kiện nhất sẽ được Tòa án giao cho nuôi giữ con.

Theo quy định của pháp luật, khi đã ly hôn, cha mẹ phải có nghĩa vụ đóng góp nuôi con. Việc chia tài sản khi ly hôn, pháp luật quy định phải bảo vệ quyền lợi của người mẹ và con cái chưa thành niên. Tòa án phải chủ động đặt vấn đề cấp dưỡng cho con nhằm bảo vệ quyền lợi cho đứa trẻ và người nhận nuôi con.

Trường hợp người được giao nuôi con không nhận đóng góp của bên kia vì tự ái thì Tòa án phải giải thích cho đương sự rõ, còn nếu người này thực sự có khả năng nuôi con, không cần sự đóng góp của bên kia thì Tòa án công nhận việc miễn đóng góp của bên không được giao nuôi con.

Trường hợp đương sự phải đóng góp mà không tự giác, Tòa án kết hợp với đơn vị, cơ quan, tổ chức nơi quản lý đương sự đó khấu trừ lương hoặc áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác đối với đương sự để bảo đảm trả phí tổn nuôi con.

Như vậy, pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện để bảo vệ quyền lợi của con để phù hợp với pháp luật quốc tế mà Việt Nam có tham gia.

1.3.2. Ý nghĩa của pháp luật bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn

Một gia đình hạnh phúc luôn là tiền đề quan trọng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em. Khi gia đình không còn tồn tại, con cái là đối tượng ưu tiên cần được bảo vệ. Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã khẳng định: "Để phát triển đầy đủ và hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được trưởng thành trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. Cũng như cần có sự bảo vệ và giúp đỡ cần thiết để đảm đương được đầy đủ trách nhiệm của mình trong cộng đồng". Khi cha, mẹ ly hôn, trẻ em khó có thể được chăm sóc, bảo vệ quyền lợi một cách tốt nhất.

Theo các báo cáo hàng năm "Tình trạng trẻ em trên thế giới", trẻ em thường phải gánh chịu những mất mát thiệt thòi to lớn và chịu sự đối xử không bình đẳng. Hầu hết ở các quốc gia trên thế giới đều đã có những văn bản pháp luật nhằm bảo vệ quyền trẻ em nhưng tiếc rằng những quyền ấy vẫn tiếp tục bị xâm phạm. Nỗi bất hạnh của những đứa con trong các gia đình có bố mẹ ly hôn là chúng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành nhân cách và tương lai sau này, thường có những biểu hiện lệch lạc và sa ngã, phạm tội, bố mẹ ly hôn con trẻ thường tỏ ra giận dữ, có những việc làm nông nổi, hung hăng, dễ gặp tai nạn về thể chất, khi lớn lên trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp cộng đồng.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm (Học viện Cảnh sát nhân dân) đã nghiên cứu về tội phạm giết người trong giai đoạn từ tháng 1-2009 đến tháng 9-2010 với trên 4000 phạm nhân đang thụ án tại 4 trại giam thuộc Bộ Công an quản lý.

Kết quả cho thấy:

14% đối tượng có độ tuổi từ 14 - dưới 18;

41% có độ tuổi từ 18 - dưới 30;

34% có độ tuổi từ 30 - dưới 45;

8% các độ tuổi còn lại.

Hoàn cảnh gia đình tội phạm là:

11% tội phạm có bố mẹ ly hôn;

29% số bố mẹ không đáp ứng nhu cầu của các em như ăn ở, giáo dục;

5% tội phạm bị bố mẹ từ chối nuôi dưỡng và giáo dục;

45% do bố mẹ chỉ biết kiếm tiền mà không quan tâm đến con cái.

Một khía cạnh khác, sau ly hôn cha hoặc mẹ tái hôn, cảnh sống chung với cha dượng hoặc mẹ kế, tình trạng “con anh, con em”, dẫn đến các bậc cha mẹ có thể thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục con cái (bỏ mặc, ngược đãi) tác động sâu sắc không những lên sự nhận thức còn rất non nớt của các em mà con gây ra những bất hòa và tổn thương tâm lý khó hàn gắn được.

“Năm 2011 là một năm cột mốc quan trọng đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại Việt Nam. Đây là lần đầu tiên chúng ta có một Chương trình Quốc gia Bảo vệ trẻ em cho giai đoạn 2011-2015 với tổng kinh phí được Chính phủ phê duyệt là 1.755 tỷ đồng”. Theo đó, việc chăm sóc trẻ em ở Việt Nam luôn được Nhà nước và xã hội quan tâm, đặc biệt đối với những trẻ em có cha mẹ ly hôn. Đây là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai, sự phát triển tâm sinh lý của trẻ sau này. Do vậy, trẻ có cha mẹ ly hôn cần được pháp luật bảo vệ.

Theo BLDS năm 2015 thì người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. Ở lứa tuổi này xét về cả tâm lý, sinh lý của trẻ đều chưa phát triển hoàn thiện để có thể tự bảo vệ, chăm sóc bản thân. Đối với trẻ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tuy đã có khả năng lao động và khả năng nhận thức nhất định nhưng xét về mức độ nhận thức, phát triển thể chất còn hạn chế nên cần được chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ. Ngoài người chưa thành niên, người đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà có cha mẹ ly hôn cũng được bảo

vệ, chăm sóc. Đây là những người có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần, vì thế làm suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện hoặc dẫn đến không có khả năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hằng ngày cũng như hoạt động lao động sản xuất để tạo ra của cải nuôi sống bản thân, đồng thời những người này cũng không có tài sản để tự nuôi mình. Vì vậy, việc chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ con có cha mẹ ly hôn thuộc các trường hợp trên là chính đáng và cần thiết.

Gia đình là nơi gắn kết các thành viên, là nơi thể hiện sự yêu thương, gắn bó với nhau. Gia đình cũng là môi trường đầu tiên và tốt nhất cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ, bảo đảm cho các em trở thành công dân có ích cho xã hội, nhưng khi cha mẹ ly hôn thì gia đình không thể nào tránh khỏi ly tán giữa các thành viên. Sự chăm sóc, giáo dục của gia đình đối với các em bây giờ cũng có sự thay đổi. Cụ thể là trẻ chỉ được sống chung với một bên cha hoặc mẹ của chúng. Đây là những mất mát to lớn về mặt tình cảm, sự yêu thương, chăm sóc, giáo dục của cha hoặc mẹ cũng như điều kiện vật chất tốt nhất cho sự phát triển thể chất của trẻ nên dễ dẫn đến sự lệch lạc về nhân cách và nhận thức. Ở lứa tuổi chưa thành niên, trẻ đang trong quá trình hình thành nhân cách nên rất cần được dạy dỗ, chăm sóc, chỉ bảo, định hướng đầy đủ của cả cha mẹ. Vì vậy, đối với những đứa trẻ này rất cần có sự quan tâm đặc biệt, sát sao nếu không trẻ sẽ bị lợi dụng, sa đà vào những thói hư tật xấu, dễ bị rủ rê, lôi kéo ăn chơi và có thể dẫn tới thực hiện hành vi phạm tội.

Sau khi ly hôn, quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con vẫn không hề thay đổi nhưng do con chỉ được sống với một người hoặc bố hoặc mẹ nên cách thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ có một số thay đổi, đặc biệt là đối với người không trực tiếp nuôi con. Đứa con chỉ nhận được sự chăm sóc, nuôi dưỡng, yêu thương trực tiếp bởi một người và người kia thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình một cách gián tiếp qua việc thăm

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 29/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí