Đặc Điểm Việc Bảo Vệ Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Con Khi Cha Mẹ Ly Hôn

khỏi cha, mẹ vẫn được duy trì quan hệ riêng tư và được tiếp xúc trực tiếp với cha mẹ. Điều 12 Công ước còn ghi nhận quyền của trẻ em được tự do thể hiện quan điểm về các vấn đề có liên quan đến trẻ em.

Ngoài Công ước Liên hợp Quốc về quyền trẻ em còn có Công ước Lahay số 33 ngày 29/5/1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Ngày 18/7/2011, Chủ tịch nước đã ký Quyết định số 1103/2011/QĐ-CTN về việc phê chuẩn Công ước Lahay số 33.

Những nội dung, tinh thần cơ bản của các Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã được thể hiện trong pháp luật Việt Nam một cách chi tiết và cụ thể từ Hiến pháp đến các văn bản pháp luật chuyên ngành.

Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: "Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành người công dân tốt" [26, Điều 64] và "trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục" [26, Điều 65].

Tại Điều 41 Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định: "Các thành viên trong gia đình có quyền được hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ nhau phù hợp với truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Con, cháu chưa thành niên được hưởng sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà" [31].

Trên cơ sở Công ước Liên hợp Quốc về quyền trẻ em, Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001 và Bộ luật Dân sự năm 2005, quyền trẻ em được quy định và bảo vệ một cách chi tiết và cụ thể tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định trẻ em (công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi - Điều 1) có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền được sống chung với cha mẹ, quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự, quyền được chăm sóc sức khỏe, được học tập… Trên cơ sở nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam cũng thể hiện mối quan tâm hàng đầu đến những lợi ích

tốt nhất của trẻ em khi điều chỉnh các quan hệvề hôn nhân và gia đình trong đó có quan hệ ly hôn.‌

1.3.2. Đặc điểm việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, đối tượng được bảo vệ là con chưa thành niên, con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Theo quy định của pháp luật thì đối tượng con mà cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng và được pháp luật bảo vệ quyền lợi khi cha mẹ ly hôn bao gồm:

* Con chưa thành niên

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 - 4

Người chưa thành niên là những người chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ về nhân cách, chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Ở Việt Nam, độ tuổi người chưa thành niên được xác định thống nhất trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và một số văn bản quy phạm pháp luật khác, theo đó người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi. Khái niệm người chưa thành niên khác với khái niệm trẻ em. Theo Điều 1 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004: "Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi" [30]. Tóm lại, khái niệm người chưa thành niên được xây dựng dựa trên sự phát triển về mặt thể chất và tinh thần của con người và được cụ thể hóa bằng giới hạn độ tuổi trong các văn bản pháp luật của từng quốc gia. Theo đó, người ta quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của người chưa thành niên.

Với tư cách là một người con trong gia đình, ở lứa tuổi này các em có quyền nhận được sự chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của cha mẹ vì các em còn ngây thơ, chưa có nhận thức đầy đủ và chưa thể tự lo cho bản thân mình được. Bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội. Trẻ có cha mẹ ly hôn có

quyền được hưởng những quyền mà mọi trẻ em được hưởng như học tập, vui chơi, sự quan tâm, chăm sóc… Chúng chưa đủ sức khỏe và trình độ tham gia vào các quan hệ lao động phức tạp để tự nuôi sống bản thân. Người chưa thành niên chưa có đủ năng lực hành vi dân sự nên cần có người đại diện để thực hiện các giao dịch dân sự hoặc tham gia vào các quan hệ pháp luật khác. Vì vậy, trẻ rất cần sự nuôi dưỡng, dìu dắt của cha mẹ, người thân.

* Con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

Đây là những người đã thành niên nhưng họ lại bị khiếm khuyết về thể chất hoặc nhận thức nên không có khả năng lao động. Nếu không có tài sản để tự nuôi mình thì họ cũng không biết bám víu vào ai để tồn tại được. Những người này không thể tự chăm sóc mình nên pháp luật vẫn quy định cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con và đây là nghĩa vụ bắt buộc. Quy định này thể hiện tính nhân văn sâu sắc, tính nhân đạo của pháp luật. Bởi vì, nếu chỉ dựa vào trách nhiệm về mặt đạo đức của cha mẹ, quyền lợi của những người con này không phải lúc nào cũng được đảm bảo. Việc quy định là một nghĩa vụ luật định đã nâng cao trách nhiệm của những người làm cha, mẹ. Trước đây, Pháp lệnh Người tàn tật năm 1998 quy định người tàn tật là người "… bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn" [48]. Hiện nay khái niệm người tàn tật được thay bằng khái niệm người khuyết tật theo Luật Người khuyết tật năm 2009, theo đó, "người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn" [33]. Nhưng không phải mọi người con đã thành niên bị tàn tật cha mẹ đều có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà chỉ những người không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Còn những người đã đủ mười tám tuổi, bị tàn tật nhưng vẫn lao động được thì họ có trách nhiệm với bản thân mình, có khả năng nuôi sống bản thân

vì vậy pháp luật không quy định nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của cha mẹ đối với những người con này. Việc cha mẹ hỗ trợ, giúp đỡ, chăm sóc con thành niên bị tàn tật và có khả năng lao động xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm của cha mẹ mà không phải từ nghĩa vụ luật định.

Người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình và có quyết định của Toà án tuyên bố thứci đó mất năng lực hành vi dân sự. Vì vậy, pháp luật cũng quy định: "Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện" [31, khoản 2 Điều 22]. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình vì vậy họ không có khả năng lao động tạo ra của cải nuôi sống bản thân và không tự thực hiện các giao dịch dân sự để phục vụ đời sống hàng ngày của mình. Do đó họ cần có người trông nom, chăm sóc và đại diện trước pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con là nội dung cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình trong các thời kỳ. Tuy nhiên, quy định của pháp luật trong từng giai đoạn có sự khác nhau và càng về sau càng tiến bộ, hợp lý hơn. Nếu như Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 mới chỉ dừng lại ở quy định một cách chung chung: "Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi nấng, giáo dục con cái" [23, Điều 17] thì đến Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định này đã nhấn mạnh thêm trường hợp: "Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con đã thành niên mà không có khả năng lao động" [25, Điều 20]. Mặc dù đã tiến bộ hơn khi đã có sự quan tâm đến những người con không có khả năng lao động nhưng quy định đó vẫn chưa đầy đủ và rõ ràng. Có những trường hợp mặc dù con không có khả năng lao động nhưng họ lại có tài sản để tự nuôi mình thì việc đóng góp để nuôi con là cũng không thật sự cần thiết. Hơn nữa pháp luật cũng chưa chỉ ra không có khả năng lao động là những trường hợp nào. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời đã khắc phục được phần lớn những

hạn chế này với việc chỉ ra một cách cụ thể và rõ ràng: "Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động, và không có tài sản để tự nuôi mình" [28, khoản 1, Điều 36]. Quy định này vừa thể hiện tính nhân văn sâu sắc khi nêu ra các trường hợp đặc biệt cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng vừa phù hợp với thực tế khi coi việc nuôi con đã thành niên và có khả năng lao động chỉ là quyền mà không phải là nghĩa vụ của cha mẹ.

Khi thực hiện nghĩa vụ của mình, cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa những người con bình thường và những người con tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự. Người trực tiếp nuôi con không được giành sự quan tâm, yêu thương của mình cho một người con và bỏ bê người con khác mà phải dựa vào nhu cầu chăm sóc, nhu cầu tình cảm của mỗi đứa con để chúng không cảm thấy bị thiệt thòi. Còn người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng cho con ở mức độ nào là căn cứ vào nhu cầu chữa bệnh, học tập... của con, để có mức cấp dưỡng cho phù hợp, đảm bảo được quyền và lợi ích của con.

Thứ hai, khi cha mẹ ly hôn, con chỉ được một bên cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục.

Khi Tòa án giải quyết cho vợ chồng ly hôn là lúc mà tình trạng mâu thuẫn trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Ly hôn làm chấm dứt đời sống chung của vợ chồng. Khi cha mẹ không sống cùng nhau nữa, con chung của họ chỉ được một bên cha, mẹ là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. Việc giáo dục con giao cho ai trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục được đặt ra và là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với con.

Thứ ba, việc thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của người không trực tiếp nuôi dưỡng con là không thường xuyên, không liên tục.

Việc cha mẹ ly hôn sẽ dẫn đến hệ quả là con chỉ được sống với một bên vợ hoặc chồng là người trực tiếp nuôi con. Pháp luật hôn nhân và gia đình

quy định người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con, nhưng quyền đó ít khi thực hiện một cách liên tục hàng ngày trừ trường hợp cha mẹ ở gần nhà nhau hoặc người kia không thể sống xa con mình được. Nhưng có như vậy thì họ cũng chỉ thăm nom con trong một thời gian ngắn bởi đứa con đó đang sống với người trực tiếp nuôi con. Hay trường hợp được sự đồng ý của người trực tiếp nuôi con, người kia cũng chỉ có thể đón con về chăm sóc một thời gian sau đó lại phải giao trả cho người trực tiếp nuôi dưỡng. Do đó có thể thấy, việc thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của người không trực tiếp nuôi dưỡng là không thường xuyên, không có tính liên tục.

Thứ tư, cả cha và mẹ đều phải thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con con chưa thành niên, con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình khi họ ly hôn.

Khi cha mẹ ly hôn, mối quan hệ cha, mẹ với con vẫn tồn tại. Người trực tiếp nuôi con và người không trực tiếp nuôi con đều có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con như nhau. Khi Tòa án giải quyết việc ly hôn đồng thời cũng giải quyết vấn đề con cái, nhưng không phải là giải quyết theo hướng phân công cho một bên cha hoặc mẹ phải thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con mà Tòa án cần áp dụng các quy phạm pháp luật để đảm bảo cả cha và mẹ đều thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình. Điều này vừa đảm bảo quyền của cha mẹ đối với con nhưng quan trọng hơn là đảm bảo lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn.

Thứ năm, cách thức thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn phụ thuộc chủ yếu vào sự tự nguyện, tự giác của cha mẹ. Bên cạnh đó cần có sự kiểm tra, giám sát, hỗ trợ và can thiệp của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Cha mẹ là người mang nặng đẻ đau, chăm sóc, nuôi nấng con từ lúc còn trứng nước do đó, họ là người thương yêu con mình hơn ai hết. Con cái

sinh ra được sống trong sự bao bọc của cha mẹ, quyền lợi của họ gắn liền với sự chăm sóc, yêu thương của cha mẹ. Mặc dù pháp luật quy định những nghĩa vụ của cha mẹ đối với con nhưng việc thực hiện các nghĩa vụ đó đến đâu hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ. Bởi gia đình ngày nay chủ yếu gồm cha mẹ và con cái, trong trường hợp cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ đối với con thì cũng chỉ trong nhà biết với nhau, hoặc hàng xóm láng giềng có biết thì họ cũng cho rằng đó là chuyện gia đình người ta nên thường không ai can thiệp. Mặc dù pháp luật có những chế tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con trong trường hợp cha mẹ vi phạm nhưng thực tế ở nước ta, số vụ việc xử lý đối với trường hợp cha mẹ vi phạm quyền của con là quá ít so với thực tế và dù đã được các cơ quan chức năng can thiệp thì quyền và lợi ích hợp pháp của con đã ảnh hưởng nghiêm trọng. Bởi thế, mặc dù pháp luật quy định rất nhiều quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con khi ly hôn nhưng cơ chế thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn phụ thuộc chủ yếu vào sự tự nguyện, tự giác của cha mẹ.

Bên cạnh sự tự nguyện của cha, mẹ, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn được thực hiện đầy đủ và chặt chẽ trên thực tế cần có sự kiểm tra, giám sát, can thiệp, hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nhiều trường hợp các bên vi phạm quyền đối với con như quyền thăm nom con, quyền chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, hay lợi dụng quyền thăm con để "bắt" con lại nuôi không trả cho người có quyền nuôi con… Trong những tình huống này, nếu chỉ bản thân hai bên cha mẹ không thể giải quyết được nên cần có can thiệp của các cơ quan Nhà nước để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của con. Do đó pháp luật cần quy định cụ thể về vấn đề này để các cơ quan Nhà nước có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho con.

Chương 2‌‌‌‌

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN

THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000


2.1. CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn là vấn đề mang tính cấp thiết, xong trên thực tế, mỗi gia đình lại có những hoàn cảnh và điều kiện khác nhau, do đó tùy từng trường hợp, cách thức để bảo vệ quyền lợi của con là khác nhau. Tuy nhiên, pháp luật với vai trò điều chỉnh các quan hệ xã hội cần đưa ra những nguyên tắc chung để điều chỉnh quan hệ của cha mẹ với con sau khi ly hôn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con trong mọi hoàn cảnh.

2.1.1. Giao con cho bên nào trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục là vì quyền và lợi ích hợp pháp về mọi mặt của con

Gia đình tan vỡ, đó là lỗi của những người làm cha, làm mẹ xong hậu quả nặng nề của nó lại rơi vào những đứa con do đó cha mẹ cần bù đắp cho con, tạo điều kiện cho con có cuộc sống tốt đẹp nhất có thể. Khi xác định người trực tiếp nuôi con, Tòa án phải dựa vào quyền lợi của những đứa trẻ mà không dựa trên những toan tính hay quyền lợi của cha mẹ chúng. Khoản 2 Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:

Vợ, chồng thỏa thuận người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con [28].

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 29/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí