Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Và Lợi Ích Của Con Khi Cha Mẹ Ly Hôn Trong Các Giai Đoạn Lịch Sử Ở Việt Nam

nom, cấp dưỡng chứ không được đồng hành cùng sự phát triển của con. Đây cũng chỉ là một sự cố gắng bù đắp nhỏ cho các em chứ không thể lấp đầy khoảng trống về tình cảm trong lòng những đứa trẻ con ngây thơ. Chính những hậu quả của ly hôn đó đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội, ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc tới cuộc sống và sự phát triển tương lai của các em sau này.

Ngoài ra, trẻ sống trong các gia đình ly hôn thường rất mặc cảm trong cuộc sống, ngại tiếp xúc kín kẽ khi nói về bản thân và gia đình không trọn vẹn của mình. Nhìn xa hơn ở những trường hợp cha mẹ ly hôn mà cả hai đều chạy theo cuộc sống riêng tư của mình, những đứa trẻ bỗng dung bị bỏ rơi, lạc lõng giữa cuộc đời. Thực tế, những đứa trẻ có gia đình không hoàn chỉnh sẽ rất dễ vướng vào con đường phạm pháp, những cạm bẫy của cuộc sống vì không có người ở bên yêu thương, khuyên bảo.

Vì vậy, trước những thiệt thòi không dễ bù đắp mà các em đang phải gánh chịu, những nguy cơ mà các em dễ đi vào con đường phạm pháp, việc nhà lập pháp có những quy định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ có cha mẹ ly hôn kịp thời, hiệu quả là một việc làm rất cần thiết.

Theo Ths. Bùi Thị Mừng thì hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ là phương tiện cơ bản nhất để đảm bảo các quyền con người được thực hiện hay “Đảm bảo bằng pháp luật, một trong những điều kiện quan trọng nhất để quyền con người được thực hiện”. Việc bảo vệ bằng pháp luật bao gồm việc pháp luật ghi nhận các quyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn và đảm bảo cho các quyền, lợi ích đó được thực hiện trên thực tế. Về cơ bản thì quyền, lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn cũng chính là quyền của trẻ em, vì vậy bảo vệ quyền, lợi ích bằng pháp luật cho con cũng chính là bảo vệ bằng pháp luật đối với trẻ em, nhưng gắn với việc ly hôn của cha mẹ nên có những quyền đặc thù.

Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn chính là đảm bảo cho tương lai của con sau này. Nếu như không được sự quan tâm của xã hội, sự bảo vệ của pháp luật thì những mầm non của hôm nay không thể trở thành những công dân có ích cho xã hội mai sau. Những đứa trẻ có cha mẹ ly hôn sẽ phải chịu thiệt thòi so với các bạn bè đồng lứa, hơn nữa chúng còn chưa thể tự lo cho mình. Tới nay Việt Nam đã có những chính sách khá đầy đủ và một hệ thống pháp luật tương đối hoàn thiện để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em trong các vụ án ly hôn. Điều này được thể hiện ở các quy định pháp luật HN&GĐ, các công ước quốc tế về bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

Bên cạnh đó ý nghĩa của việc ghi nhận vấn đề bảo vệ quyền lợi của trẻ em bằng pháp luật khi cha mẹ ly hôn còn là cơ sở pháp lý để nâng cao tinh thần trách nhiệm của cha mẹ. Dù có ly hôn hay không thì cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con bởi họ vẫn là cha, là mẹ của con nên việc ly hôn sẽ không hề ảnh hưởng việc thực hiện những nghĩa vụ này của cha mẹ. Khi cha mẹ ly hôn, con cái là đối tượng chịu nhiều tổn thương nhất nên cha mẹ càng cần phải chăm sóc, nuôi dưỡng con chu đáo hơn để bù đắp phần nào cho con.

Mặt khác, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn đã thể hiện sự nhân văn, tính chất dân chủ, nhân đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa nói chung và pháp luật nước ta nói riêng, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của nhà nước ta đến trẻ em.

1.4. PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN TRONG CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ Ở VIỆT NAM

1.4.1. Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn trong cổ luật Việt Nam

Từ xa xưa, các triều đại phương Bắc đã cố gắng đồng hóa dân tộc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Việt Nam theo tộc Hán, dù đã bị ảnh hưởng về tổ chức thể chế chính trị, xã hội, văn hóa của Trung Quốc, nhưng con người Việt Nam vẫn luôn cố gắng giữ được nhiều bản chất nền tảng văn hóa dân tộc vốn có tốt đẹp của mình sau gần một nghìn năm bị đô hộ. Theo Vũ Văn Mẫu, giới hạn hoạch định phạm vi các nguồn gốc của cổ luật từ thời kỳ Pháp thuộc trở về trước[14]. Trong cổ luật Việt Nam, có rất ít điều khoản liên hệ đến hiệu lực ly hôn, nhất là những điều luật có liên quan đến bảo vệ quyền và lợi ích của con.

Về vấn đề con cái, vấn đề tài sản và một số vấn đề khác trong dân luật sở dĩ các nhà làm luật không đề cập đến là vì lễ nghĩa và tục lệ thường giải quyết ổn thỏa mọi khó khăn. Trong gia đình phụ hệ, theo lẽ tự nhiên các con theo họ cha, ở lại trong gia đình với cha nhưng Ủy ban cố vấn án lệ giải thích: “hai vợ chồng cũng có thể thỏa thuận một số con theo cha, một số con theo mẹ tùy theo từng tục lệ”, đây là một điểm sáng trong tục lệ xưa.

Pháp luật về bảo vệ quyền của con khi cha mẹ ly hôn - 6

Ngay từ thời nhà Lý – Trần (thế kỷ XI – XIV) đã tồn tại những quy định liên quan đến hôn nhân gia đình. Bộ Hình thư do triều Lý ban hành là bộ luật quốc gia thành văn đầu tiên trong lịch sử dân tộc, tuy nhiên, bộ luật này không có nội dung liên quan đến quyền và lợi ích của con.

Tương tự như vậy, năm 1341, vua Trần Dụ Tông đã sai Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu soạn ra bộ Quốc triều Hình luật (còn gọi là Hình thư) – cũng không có nội dung đề cập đến quyền và lợi ích của con.

Hai văn bản được coi thành tựu lập pháp quan trọng và có ý nghĩa hết sức to lớn của pháp luật phong kiến Việt Nam đã thể hiện nhiều điểm tiến bộ về hôn nhân gia đình đó chính là Bộ luật Hồng Đức (hay còn gọi là "Quốc Triều Hình Luật") ban hành dưới triều Lê trong khoảng niên hiệu Hồng Đức (thế kỷ XV) và Bộ luật Gia Long (hay còn gọi là "Hoàng Việt Luật Lệ") ban hành dưới triều Nguyễn (Năm 1815). Cổ luật Việt Nam xây dựng trên tinh thần Nho giáo, hôn nhân không tự do “cha mẹ đặt đâu con ngồi

đấy”, đa thê và xác lập quyền tối cao chế độ gia đình gia trưởng. Tuy nhiên, cổ luật Việt Nam vẫn có điểm đặc biệt như: “Con phải để tang mẹ trong một năm đối với xuất mẫu (người mẹ đã ly dị) hay đối với giá mẫu (người mẹ đã tái giá)” trong khi theo luật cổ Trung Hoa: “liên lạc giữa mẫu tử và các con đã bị cắt đứt hẳn khi người mẹ rời gia đình”. Với cách hiểu hiện nay, điều này đã thể hiện được nghĩa vụ và cũng là quyền của con cái báo hiếu, tưởng nhớ tới người mẹ. Đây là một tư tưởng rất nhân văn và nhân đạo của thời xưa.

1.4.2. Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn trong pháp luật Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay

* Bảo vệ quyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn ở miền Nam nước ta giai đoạn 1954 – 1975

Giai đoạn 1954-1975, miền Nam nước ta đang nằm dưới sự cai trị của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn, thực dân Mỹ thay Pháp xâm lược tiến hành chính sách thực dân kiểu mới. Vì yếu tố lịch sử dẫn đến sự khác biệt lớn trong quy định pháp luật giữa hai miền Nam, Bắc nên cần ghi nhận riêng phần mục bảo vệ quyền của con khi cha mẹ ly hôn ở miền Nam trong lĩnh vực HN&GĐ thành một bộ phận riêng biệt. Chế độ HN&GĐ trong giai đoạn này được thể hiện qua 3 văn bản: Luật gia đình (Luật số 1/59) ban hành ngày 02/01/1959 dưới thời tổng thống Ngô Đình Diệm, Sắc luật 15/64 thời Nguyễn Khánh và bộ Dân luật Sài Gòn 1972 ban hành theo Sắc lệnh số 028/TT/SLU ngày 20/12/1972 của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Dù ban hành vào các thời điểm khác nhau, song nhìn chung các văn bản này đã có những chuyển biến vượt bậc trong quy định về yếu tố bình đẳng trong quan hệ HN&GĐ. Chế độ hôn nhân kiểu cũ bị xóa bỏ; hôn nhân một vợ một chồng được ghi nhận; quyền gia trưởng đã có nhiều biến đổi không còn chiếm vị trí tuyệt đối. Sắc luật 15/64 đã xóa bỏ những quy định không hợp lý của luật gia đình. Khi lên cầm quyền, Nguyễn Văn Thiệu cho ban hành bộ Dân luật

Sài Gòn 1972 cơ bản dựa trên Sắc luật 15/64 nhưng đã được soạn thảo, sửa đổi sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội và phục vụ nhu cầu của mình. Tuy nhiên, việc giải quyết hậu quả của vấn đề ly hôn về bảo vệ quyền của con vẫn chưa được đặt ra một cách rõ ràng. Vấn đề tài sản và quyền nuôi dưỡng, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn được tòa xem xét quyết định trên cơ sở đánh giá lỗi của các bên. Ví dụ như việc “Người không có lỗi đương nhiên được nuôi con dưới 16 tuổi” vẫn còn gây nhiều hạn chế, chưa thật sự quan tâm đến quyền của người con vì điều này có thể không đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của đứa trẻ.

Nhìn lại một cách tổng quan, các quy định về HN&GĐ thời kỳ này vẫn còn mang tư tưởng gia trưởng, lạc hậu, là công cụ để bảo vệ chính quyền phản động tay sai, đi ngược lại với lợi ích của toàn dân ta. Quyền và lợi ích của người con khi cha mẹ ly hôn chưa được đảm bảo ở giai đoạn này.

* Bảo vệ quyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn trong pháp luật Hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay

- Thời kỳ từ 1945 đến 1959

Hệ thống pháp luật HN&GĐ nước ta từ năm 1945 đến nay quy định vấn đề ly hôn với quan điểm vừa tôn trọng, bảo vệ quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng, vừa giải quyết lý do ly hôn bằng tình, bằng pháp luật Nhà nước kiểm soát quyền tự do ly hôn vì lợi ích gia đình và xã hội. Sự ra đời của Sắc lệnh số 97/SL (ngày 22/05/1950) và Sắc lệnh số 159/SL (ngày 17/11/1950) đánh dấu một bước ngoặt lớn của luật HN&GĐ trong chế độ XHCN.

Nếu Sắc lệnh số 97/SL mới chỉ dừng lại ở việc ghi nhận sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng mà chưa đề cập tới vấn đề ly hôn và hậu quả pháp lý của ly hôn thì những hạn chế này đã từng bước được khắc phục ở Sắc lệnh số 159/SL. Đặc biệt nhất là việc bảo vệ quyền lợi của con chưa thành niên khi cha mẹ ly hôn được quy định cụ thể trong Sắc lệnh:

Điều 6: Toà án sẽ căn cứ vào quyền lợi của các con vị thành niên để ấn định việc trông nom, nuôi nấng và dạy dỗ chúng.

Hai vợ chồng đã ly hôn phải cùng chịu phí tổn về việc nuôi dạy con, mỗi người tuỳ theo khả năng của mình.

Quy định này đã đánh dấu thêm một điểm mới của pháp luật HN&GĐ về vấn đề ly hôn và hậu quả pháp lý của ly hôn. Yếu tố “lỗi” không còn là lý do quá quan trọng để phân chia nghĩa vụ giữa cha và mẹ, nó chỉ còn giữ vai trò đối với việc bồi thường khi một trong hai bên có lỗi với người kia, còn vợ chồng dù ly hôn hay không thì vẫn phải có nghĩa vụ chịu phí tổn nuôi dạy con. Với hoàn cảnh xã hội và điều kiện của nước ta thời bấy giờ, giai đoạn này có những hạn chế về các hậu quả pháp lý khi ly hôn là điều dễ hiểu.

- Thời kỳ từ 1959 đến nay

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, mô hình gia đình Việt Nam đã có những thay đổi sâu sắc từ đại gia đình thay thế bằng mô hình hộ gia đình hộ gồm có vợ chồng và các con. Mô hình hộ gia đình được chính thức thừa nhận tại Luật HN&GĐ năm 1959. Sau gần 6 thập kỷ, với 3 lần sửa đổi, bổ sung, song nhìn lại những nội dung trong Luật HN&GĐ năm 1959 không ai có thể phủ nhận những tiến bộ trong đạo luật này.

Luật HN&GĐ năm 1959 ra đời với tư cách là đạo luật đầu tiên về HN&GĐ dưới chế độ mới XHCN. Về hiệu lực, chế độ phụ quyền được thay thế bằng chế độ hợp tác giữa Nhà nước và cha mẹ trong việc nuôi dạy con. Ngoài ra, Luật nhấn mạnh tính chất nghĩa vụ (không phải tính chất quyền) của việc nuôi dạy con. Luật sau khi ban hành mới chỉ có hiệu lực ở miền Bắc (ngày 13/1/1960). Thời điểm áp dụng ở miền Nam là ngày 25/3/1977 (ngày ban hành Nghị quyết 76/CP công bố danh mục văn bản pháp luật áp dụng trong cả nước, trong đó có Luật HN&GĐ năm 1959).

Luật năm 1959 đã ghi nhận nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con cái

sau khi cha mẹ ly hôn như: Khi chia tài sản của vợ chồng phải bảo vệ quyền lợi của người vợ, của con cái [22]; Vợ chồng đã ly hôn vẫn có mọi nghĩa vụ và quyền lợi đối với con chung [22]; Về nguyên tắc, con còn bú phải do mẹ phụ trách. Người không giữ con vẫn có quyền thăm nom, săn sóc con phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con cái, từ đó quyết định việc giao cho ai trông nom, nuôi nấng và giáo dục con cái chưa thành niên khi ly hôn,.Vợ chồng đã ly hôn phải cùng chịu phí tổn về việc nuôi nấng và giáo dục con. Vì lợi ích của con cái, khi cần thiết, có thể thay đổi việc nuôi giữ hoặc việc góp

phần vào phí tổn nuôi nấng, giáo dục con cái [22]; Việc trông nom, nuôi nấng và giáo dục con cái, việc góp phần vào phí tổn nuôi nấng và giáo dục con cái sẽ do hai bên, …

Nhìn chung, Luật HN&GĐ năm 1959 cơ bản đã làm tròn được chức năng là văn bản pháp lý hoàn chỉnh đầu tiên của nhà nước XHCN Việt Nam, góp phần xóa bỏ hoàn toàn tàn dư phong kiến về mặt pháp lý HN&GĐ, đặt nền móng vững chắc cho chế độ hôn nhân tiến bộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con cái khi cha mẹ ly hôn.

Luật HN&GĐ năm 1986 ra đời nhằm kế thừa và phát triển Luật HN&GĐ năm 1959, để tiếp tục xây dựng và củng cố gia đình XHCN, giữ gìn và phát huy phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, xoá bỏ những tục lệ lạc hậu, những tàn tích của chế độ HN&GĐ phong kiến, chống ảnh hưởng của chế độ HN&GĐ tư sản. Về vấn đề hậu quả pháp lý sau ly hôn liên qua đến con cái, Luật HN&GĐ năm 1986 điều chỉnh quy định khi chia tài sản phải bảo vệ quyền lợi của con cái sửa thành bảo vệ quyền lợi người con chưa thành niên [24]. Đối tượng được pháp luật quan tâm ở đây đã trở nên cụ thể hơn do những người con bị ảnh hưởng và chịu thiệt thòi hơn chính là những người con còn nhỏ này.

Ngoài ra, Luật HN&GĐ năm 1986 đã quy định việc người không nuôi

giữ con phải đóng góp phí tổn nuôi dưỡng, giáo dục con, nếu người không nuôi giữ con trì hoãn hoặc lẩn tránh việc đóng góp, thì TAND quyết định khấu trừ vào thu nhập hoặc buộc phải nộp những khoản phí tổn đó [24]. Đây là một biện pháp mới nhưng đầy tính thuyết phục để đảm bảo cha hoặc mẹ bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi cấp dưỡng cho con.

Trước những yêu cầu thay đổi của xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế, để nâng cao trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ HN&GĐ Việt Nam, Luật HN&GĐ năm 2000 ra đời thay thế cho Luật HN&GĐ năm 1986. Luật HN&GĐ năm 2000 cơ bản kế thừa các nguyên tắc chung đã được ghi nhận của Luật HN&GĐ năm 1986 và có sự bổ sung nhất định. Về đảm bảo quyền của con khi cha mẹ ly hôn, Luật HN&GĐ năm 2000 đã có một số thay đổi như: quy định cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con khi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con [26]; cả cha cả mẹ vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng khi con ở trong những trường hợp như trên; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con; con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác [26].

Luật HN&GĐ năm 2014 được xây dựng một mặt nhằm bảo đảm tính đồng bộ với các quy định khác hiện hành (như Hiến pháp, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Dân sự,…), mặt khác thể hiện những quan điểm có tính chiến lược về yêu cầu nâng cao chất lượng, sự bền vững của hôn nhân gia đình, luật đã củng cố và vận dụng để bảo vệ nguyên tắc ưu tiên bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là đảm bảo quyền của con khi cha mẹ ly hôn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2024