Đề Xuất Giải Pháp Về Công Nghê ̣xư ̉ Lý Chấ T Tha ̉ I Rắ N Sinh Hoat

Thực hiện triệt để nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”, “Người được hưởng lợi về môi trường phải trả tiền”, có nghĩa là mỗi người dân đều có nghĩa vụ tham gia đóng góp kinh phí để đảm bảo duy trì dịch vụ quản lý CTR. Đặc biệt, cần nâng cao nhận thức và giáo dục bảo vệ môi trường, tổ chức và tăng cường hiệu lực bộ máy thanh tra, kiểm tra, kết hợp các biện pháp chế tài, xử phạt vi phạm hành chính đối với quản lý CTR.

- Tăng cường và đa dạng hoá nguồn đầu tư tài chính

Huy động các nguồn tài chính cho phục hồi, xử lý ô nhiễm môi trường từ các cơ sở xử lý CTR từ nguồn kinh phí bồi thường thiệt hại của tổ chức, cá nhân, từ ngân sách Nhà nước, các nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Hoạt động phục hồi môi trường các cơ sở xử lý CTR được xem xét vay vốn ưu đãi từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo các quy định hiện hành.

Xây dựng, ban hành và hướng dẫn các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, tài chính cho các hoạt động phục hồi môi trường của các cơ sở xử lý, chôn lấp CTR.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng, khuyến khích hoạt động phân loại chất thải tại nguồn.

Ban hành chính sách khuyến khích các tổ chức tham gia thu gom, xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn để giảm bớt áp lực quản lý chất thải rắn cho các cơ quan nhà nước, cơ quan thực hiện dịch vụ công ích. Hoàn thiện lại quy định quản lý chất thải rắn theo hướng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn và tăng cường năng lực cưỡng chế quy định về quản lý rác thải.

Thu hút cộng đồng tham gia quản lý chất thải, tăng cường vai trò của cộng đồng trong quản lý chất thải là một việc làm cần thiết. Thách thức trước mắt là ban hành và thực hiện các cơ chế hỗ trợ để người dân có cơ hội tham gia mô hình quản lý chất thải dựa vào cộng đồng. Các nhóm cộng đồng địa phương có thể đảm nhận trách nhiệm thu gom chất thải, mua các trang thiết bị, thu phí và quản lý hệ thống thu gom, khuyến khích cộng đồng tham gia các chương trình phân loại chất thải tại nguồn để sản xuất phân compost.

Cải thiện phổ biến thông tin cho cộng đồng về quản lý CTR và các giải

pháp xử lý, tiêu huỷ chất thải. Cần thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức cho cộng đồng về những tác hại gây ra do quản lý chất thải không đúng quy cách cũng như trách nhiệm của người dân phải chi trả cho các dịch vụ quản lý chất thải tốt hơn.

Cần nhấn mạnh rằng để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý môi trường nói chung và quản lý CTR nói riêng, chính quyền địa phương (UBND xã, phường) cần đóng vai trò trung tâm trong mọi hoạt động. Do vậy, cần đảm bảo chính quyền nhận thức được tầm quan trọng của sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý CTR và chính quyền có đủ năng lực trong việc điều phối các hoạt động, việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và huy động sự tham gia của các bên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Cụ thể bao gồm:

Khuyến khích, thay đổi hành vi, xây dựng lối sống thân thiện đối với môi trường của người dân. Cần xây dựng chương trình nâng cao nhận thức nhằm mục đích phổ biến kiến thức về quản lý rác, bảo vệ môi trường và sức khoẻ đến mọi tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố. Chương trình này có thể được thực hiện bởi UBND các phường, Mặt trận Tổ quốc, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, tổ dân phố và các đơn vị cung ứng dịch vụ vệ sinh môi trường tổ chức và thực hiện. Thực hiện các chương trình thúc đẩy người dân mua các loại sản phẩm có ít bao bì, tái sử dụng các túi đựng nhiều lần, sử dụng các loại bao bì dễ phân hủy trong tự nhiên, nói không với túi nylon khó phân hủy. Xây dựng tiêu chuẩn thời gian lưu hành của một số sản phẩm, cung cấp thông tin cho người tiêu dùng sử dụng các đồ dùng, vật dụng một cách hiệu quả nhất. Tổ chức các chiến dịch truyền thông, đẩy mạnh phong trào: xanh - sạch - đẹp, tuần lễ nước sạch, vệ sinh môi trường, phong trào phụ nữ không vứt rác ra đường. Xây dựng chính sách yêu cầu, khuyến khích, ký kết các thỏa ước giữa cơ quan quản lý với các hiệp hội, các công ty sản xuất bao bì, túi đựng nhằm xây dựng và thực hiện lộ trình cắt giảm lượng sản phẩm được sản xuất và phân phối, đồng thời nghiên cứu chế tạo những sản phẩm thân thiện với môi trường.


Long

3.6.3. Đề xuất giải pháp về công nghê ̣xử lý chấ t thải rắ n sinh hoat

thành phố Ha

3.6.3.1. Thu gom, phân loại, lưu giữ chất thải rắn sinh hoat

a) Thu gom

sinh hoạt tại nguồn

* Lựa chọn hình thức thu gom:

Hệ thống thu gom chất thải rắn gồm ba hình thức : hệ thống container di động (Hauled Container System) gồm mô hình cổ điển và mô hình trao đổi container và hệ thống container cố định (SCS).

- Hệ thống container di động theo mô hình cổ điển: xe thu gom sẽ đi từ trạm xe đến nơi thu gom rác, nơi tập trung rác lấy thùng chứa rác đặt lên xe đưa đến nơi tiếp nhận, đổ rác và mang thùng rỗng về vị trí cũ, cứ thế vận chuyển từ nơi này đến nơi khác cho đến vị trí cuối rồi trở về trạm xe.

- Hệ thống container di động theo mô hình trao đổi container: xe đi từ trạm xe với 1 thùng rác rỗng đến vị trí đầu tiên đặt thùng rỗng lấy thùng rác đầy lên xe vận chuyển đến nơi tiếp nhận, sau đó đem thùng rác rỗng đến vị trí thu gom rác tiếp theo, chu trình tiếp diễn đến vị trí thu gom cuối cùng thì người thu gom sẽ đem thùng rác rỗng từ nơi tiếp nhận về trạm xe.

- Hệ thống container cố định: xe có thùng chứa từ trạm xe đến vị trí thu gom lấy thùng rác đầy đổ rác lên xe trả thùng rỗng lại vị trí cũ rồi đi đến vị trí tiếp thu, chu trình lặp đi lặp lại cho đến vị trí mà xe đầy rác, xe sẽ vận chuyển đến nơi tiếp nhận (trạm trung chuyển), đổ rác và vận chuyển xe đến điểm thu gom tiếp theo. Khi hoàn tất công tác thu gom của một ngày thì xe thu gom sẽ vận chuyển từ nơi tiếp nhận về trạm xe.

Trong ba hình thức thu gom trên hình thức thu gom container cố định là hình thức được lựa chọn trong thiết kế vì nó giúp tiết kiệm được một khoản tài chính trong việc vận chuyển cũng như giảm số điểm hẹn đến khu xử lý.

b) Phân loại, lưu giữ chất thải rắn sinh hoat

* Phương án 1 (Hình 3.6):

sinh hoạt tại nguồn

Chất thải tại nguồn phát sinh được phân loại thành 2 thành phần

- Thành phần rác tái chế được : kim loại, các loại chai lo nhựa, giấy…

- Thành phần rác còn lại


Hình 3 6 Sơ đồ công nghệ theo phương án 1 Ưu điểm Công tác phân loại 1

Hình 3.6: Sơ đồ công nghệ theo phương án 1

- Ưu điểm

+ Công tác phân loại tại nguồn dễ dàng vì từ xưa giờ người dân cũng đã biết phân rác thành những loại có thể bán ve chai.

+ Giảm lượng rác thông qua việc giảm chi phí đổ thải, giảm tác động môi trường do rác thải gây ra.

+ Tiết kiệm diện tích bãi chôn lấp.

+ Hoạt động tái chế góp phần giải quyết một số lượng lao động.

+ Có thể thiêu tất cả các loại rác thải rắn như : Rác thải Y tế , thú y, gia súc, gia cầm, chất thải cống rãnh/các chất thải không thể tự phân huỷ, gỗ vv...

- Nhược điểm

+ Cần nhiều vốn đầu tư.

+ Cộng nghệ đốt phải hiện đại, khó khăn trong việc xử lý lượng khí đốt sinh ra.

+ Cần một đội ngũ vận hành lò đốt có chuyên môn cao cũng như chuyên gia

tư vấn.


* Phương án 2 (Hình 3.7):

Chất thải tại nguồn phát sinh được phân loại thành 2 thành phần

- Thành phần rác hữu cơ dễ phân hủy: thực phẩm và các thành phần khác có

nguồn gốc hữu cơ.

- Thành phần rác thải còn lại.


Hình 3 7 Sơ đồ cộng nghệ theo phương án 2 Ưu điểm Vừa tái chế vừa 2

Hình 3.7: Sơ đồ cộng nghệ theo phương án 2


- Ưu điểm

+ Vừa tái chế vừa làm phân compsot nên tận dụng được nguồn tài nguyên trong rác thải.

+ Giải quyết việc làm cho một số người dân của địa phương.

+ Công tác phân loại tại nguồn có thể thu hồi và tái chế vật liệu từ chất thải một cách có hiệu quả nhất.

- Nhược điểm

+ Tốn chi phí xây dựng bãi chôn lấp cũng như các vấn đề phát sinh từ nước rỉ rác, mùi hôi.

+ Đầu ra phân compost ít do nhu cầu sử dụng chưa rộng cũng như hiệu quả sử dụng phải cần có thời gian lâu dài không đáp ứng được thị hiếu của người sử dụng.

* So sánh hai phương án

So sánh các ưu nhược điểm của hai phương án trên thì ta thấy phương án 1 tuy là hiệu quả trong việc tiết kiệm được diện tích bãi chôn lấp, tránh các vấn đề phát sinh từ rác như nước rỉ rác, mùi hôi…vv nhưng xem lại thì nó không phù hợp với điệu kiện của địa phương về vốn đầu tư ban đầu và chi phí năng lượng trong quá trình vận hành. Trong khi phương án 2 phù hợp về kỹ thuật lẫn kinh tế, xã hội và công tác quản lý chât thải rắn sinh hoạt theo định hướng chiến lược quốc gia. Do

đó, ta chọn phương án 2 làm phương án tính toán, thiết kế cho hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Hạ Long.

Cách thức thu gom chất thải rắn tại nguồn:

- Quy trình thu gom: rác sẽ được thu gom trực tiếp từ nguồn phát sinh. Xe thu gom sẽ đi từ trạm xe đến vị trí thu gom, lấy rác của từng hộ gia đình đổ lên xe, trả thùng rỗng về vị trí cũ rồi đi đến vị trí thu gom tiêp theo cứ như thế cho đến khi thùng chưa rác trên xe đầy. Khi đó, xe thu gom sẽ vận chuyển rác đến nơi tiếp nhận, đổ rác và đi đến vị trí lấy rác đầu tiên của tuyến thu gom tiếp theo. Khi hoàn tất công tác thu gom rác của một ngày làm việc, xe thu gom sẽ vận chuyển từ nơi tiếp nhận về trạm xe (Hình 3.8).

- Hình thức thu gom:

+ Đối với nguồn phát sinh có khối lượng nhỏ: Các nguồn phát sinh có khối lượng nhỏ bao gồm hộ gia đình, văn phòng, công sở, các cửa hàng tạp hóa, các quán ăn, nhà hàng, khách sạn, trường học… nằm trong khu dân cư. Cũng có một số nhà hàng, khách sạn, trường học, có quy mô lớn; tuy nhiên số lượng các nguồn này không nhiều và thường nằm rải rác trong khu dân cư nên để tiện cho việc thu gom, các nguồn này vẫn được xem là nguồn phát sinh có khối lượng nhỏ. Hoạt động thu gom chất thải từ các nguồn phát sinh có khối lượng nhỏ được thực hiện theo hình thức thu gom từng nhà một và hết nhà này đến nhà kia trên cùng một tuyến đường.

Do đặc điểm các tuyến đường giao thông trên địa bàn thành phố Hạ Long có bề rộng lòng đường nhỏ nên ở đây ta chỉ nói đến đối với các tuyến đường giao thông nhỏ có bề rộng lòng đường < 20m hay đường hẻm. Hình thức thu gom thuận tiện nhất là lấy rác ở hai nhà đối diện và lần lượt qua các cặp nhà trên cùng tuyến đường. Sử dụng xe 4; 9 hay 14 m3 hay xe đẩy tay tùy theo đặc điểm của các tuyến thu gom.

+ Đối với nguồn phát sinh có khối lượng lớn:

77

Hình thức thu gom: Từ trạm xe, xe vận chuyển sẽ đến nơi cần thu gom, chuyển rác lên đầy xe và chở đến nơi tiếp nhận. Cũng có trường hợp, xe phải lấy ở hai hoặc ba vị trí mới đầy xe. Tuy nhiên, số lượng vị trí lấy rác mà xe phải đến sẽ rất ít so với trường hợp thu gom chất thải từ nguồn phát sinh có khối lượng nhỏ.

Nguồn phát sinh chất thải rắn tập

trung


xe rỗng

Trạm xe

xe đầy

Nơi tiếp nhận


Hình 3.8: Hình thức thu gom chất thải rắn từ các nguồn phát sinh tập trung

- Phương tiện thu gom

Phương tiện thu gom rác được sử dụng có thể là xe đẩy tay, xe ép, xe tải (thu gom bùn, xà bần), xe thùng chứa phía sau có dung tích 4, 9 hoặc 14m3 và phải đạt các yêu cầu kỹ thuật sau:

+ Chứa rác thu gom, không gây rơi vãi rác và rò rỉ nước rác trong quá trình thu gom và vận chuyển về nơi tiếp nhận.

+ Xe thu gom phải có kết cấu và kích thước phù hợp cho việc di chuyển trên các tuyến đường trong thành phố.

+ Xe đẩy tay phải có sức chứa vừa phải với khả năng đẩy xe chứa đầy rác của 1 hoặc 2 công nhân thu gom.

3.6.3.2.Vận chuyển, trung chuyển chất thải rắn sinh hoaṭ

Do khoảng cách từ điểm hẹn đến bãi chôn lấp không quá 16km nên ta chọn phương án không sử dụng trạm trung chuyển. Tiết kiệm diện tích, kinh phí cho trạm trung chuyển nhưng phải đầu tư số lượng xe ép nhiều. Rác từ nơi phát sinh sau khi được thu gom sẽ được vận chuyển thẳng đến nơi tiếp nhận (nơi tiếp nhận sẽ là trạm phân loại tập trung lần 2 nằm chung trong khu bãi chôn lấp).

Nguồn phát sinh → Điểm hẹn → Bãi chôn lấp

3.6.3.3. Xử lý tá i chế nhằm muc đích thu hồi tà i nguyên từ chất thải rắn sinh hoạt

Các hàng mục trong khu liên hợp xử lý chất thải rắn đề xuất bao gồm: Trạm phân loại; Khu tái chế; Khu sản xuất compost; Ô chôn lấp; Hệ thống thu nước rỉ rác và trạm xử lý; Hệ thống thu và xử lý khí sinh ra.

Như phương án thu gom chất thải rắn tại nguồn phát sinh đã chọn thì phương án xử lý ta chọn là phương pháp ủ rác lên men sản xuất phân compost, tái chế và chôn lấp.

* Tái chế:

- Là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế biến các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Tái chế

vật liệu bao gồm các hoạt động thu gom vật liệu có thể tái chế từ rác thải, xử lý trung gian và sử dụng vật liệu này để tái chế sản xuất các sản phẩm mới hoặc sản phẩm khác.

- Hoạt động tái chế mang lại những lợi ích như:

+ Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên bởi việc sử dụng vật liệu được tái chế thay cho vật liệu gốc.

+ Giảm lượng rác đến bãi chôn lấp.

+ Giảm các tác động môi trường.

+ Một lợi ích quan trọng là có thể thu lợi nhuận từ hoạt động tái chế, hoạt động tái chế lúc này sẽ mang tính kinh doanh và vì thế có thể giải thích tại sao các vật liệu có thể tái chế hiện được thu gom ngay từ nguồn phát sinh cho tới khâu xử lý và tiêu hủy cuối cùng.

* Phương pháp ủ rác lên men sản xuất phân compost:

Về bản chất đây là quá trình phân hủy các thành phần hữu cơ có sự tham gia của vi sinh vật trong điều kiện thích hợp.

* Chôn lấp hợp vệ sinh

Là phương pháp lưu giữ chất thải rắn trong một bãi và có đất phủ lên. Đối với những thành phần không có khả năng tái chế hay thành phần còn lại từ quá trình làm phân compost sẽ được đem đi chôn lấp hợp vệ sinh năm trong khu liên hợp xử lý chất thải rắn.

Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách dùng xe chuyên dùng chở rác tới các bãi đã xây dựng trước. Sau khi rác được đổ xuống, xe ủi san bằng, đầm nén trên bề mặt và đổ lên một lớp đất. Hàng ngày, phun thuốc diệt ruồi vắc vôi bột… Theo thời gian, sự phân hủy vi sinh vật làm cho rác trở nên tươi xốp và thể tích của bãi rác sẽ giảm xuống. Việc đổ rác lại tiếp tục cho đến khi bãi rác đầy thì chuyển sang bãi mới. Đáy của bãi chôn lấp được lót các lớp chống thấm cùng với hệ thống thu nước rỉ rác. Việc thu khí biogas sinh ra từ quá trình phân hủy sinh học trong bãi chôn lấp để biến đổi thành năng lượng là một trong những khả năng thu hồi lại vốn đầu tư.

* Thiết kế khu tái chế rác vô cơ

Do khối lượng các loại rác tái chế được chưa đáp ứng yêu cầu nguyên liệu của một nhà máy tái chế cũng như để thiết kế nhà máy tái chế cần vốn đầu tư khá

Xem tất cả 147 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí