Pháp luật về bảo vệ quyền của con khi cha mẹ ly hôn - 2

Vì vậy, việc xã hội quan tâm đó là làm thế nào để đảm bảo được quyền lợi của những đứa con khi cha mẹ ly hôn. Cho nên việc bảo vệ quyền lợi con luôn được các nhà làm luật quan tâm và cụ thể hóa thành luật nó đã được thể hiện rõ trong các điều luật của chế định ly hôn của Luật HN&GĐ năm 2014 với những nội dung tích cực cơ bản như quy định về nguyên tắc giao con cho ai nuôi là vì quyền lợi mọi mặt của con; quy định về mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng nuôi con, quyền thăm nom con; quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con khi quyền lợi mọi mặt của con không được đảm bảo…. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử các vụ án ly hôn tại tòa án cho thấy vẫn xảy ra nhiều trường hợp vợ hoặc chồng có đủ điều kiện nhưng không thi hành án cấp dưỡng hoặc cả hai không quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái sau khi ly hôn, việc bảo vệ quyền lợi con trong các vụ án ly hôn liên quan đến vấn đề tài sản còn nhiều vướng mắc và bất cập. Trước thực trạng như vậy, bảo vệ quyền lợi chính đáng của con khi cha mẹ ly hôn là việc hết sức quan trọng, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

Nhận thức được điều đó và mong muốn tìm hiểu sâu hơn nữa về các quy định pháp luật hiện hành, cũng như muốn đưa ra những giải pháp, đề xuất thực tế về vấn đề này, tôi đã chọn đề tài “Pháp luật về bảo vệ quyền của con khi cha mẹ ly hôn” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn là một trong những nội dung quan trọng của pháp luật HN&GĐ. Đề tài ly hôn là mảng đề tài lớn được khá nhiều nhà khoa nghiên cứu, tìm hiểu về các vấn đề khác nhau xoay quanh nó. Tuy nhiên, hầu hết chỉ tập trung vào một số nội dung riêng lẻ như: đảm bảo quyền cấp dưỡng cho con khi ly hôn, chia tài sản khi ly hôn,.. Mặt khác, những công trình nghiên cứu khoa học này được ra đời khi luật HN&GĐ năm 2000 đang còn hiệu lực. Do đó, hiện nay, chưa có

nhiều công trình nghiên cứu đề tài này theo các quy định của luật HN&GĐ năm 2014 một cách đầy đủ và toàn diện. Một số công trình nghiên cứu ở nhiều phạm vi và cấp độ khác nhau, đề cập trực tiếp hoặc có liên quan đến một số nội dung của vấn đề như:

Về nhóm luận án, luận văn chuyên ngành luật và một số công trình như: "Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo luật Hôn nhân gia đình năm 2000", Luận văn Thạc sĩ của Ngô Thị Hậu, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014; "Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn theo luật Hôn nhân gia đình năm 2014", Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thế Long, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016; “Bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn (thực tiễn xét xử tại các toà án thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế)” Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Liên, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012; “Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn theo luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000” Luận văn Thạc sĩ của Lê Thu Trang, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012… Hầu như các tác giả mới chỉ đi sâu vào nghiên cứu lý luận của vấn đề theo luật cũ luật HN&GĐ năm 2000.

Nhóm giáo trình, sách bình luận chuyên sâu: “Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam”, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2008; “Bình luận một số án dân sự và Hôn nhân và gia đình”, tác giả Tưởng Duy Lượng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; “Kinh nghiệm của một số nước về hệ thống bảo vệ trẻ em”, tác giả Nguyễn Hải Hữu; “Chuyên đề nghiên cứu: Pháp luật Malaysia và Singapore về dịch vụ bảo vệ trẻ em”, tác giả Đặng Hoa Nam. Ngoài ra còn một số giáo trình và bình luận khoa học Luật HN&GĐ khác nhưng nhìn chung các công trình này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, bình luận các quy định của pháp luật HN&GĐ mà chưa đề cập đến thực tiễn áp dụng pháp luật cũng như chưa đưa ra các giải pháp cho những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn.

Nhóm các bài nghiên cứu được đăng báo, hay các tạp chí chính thống như: Tạp chí khoa học Việt Nam và quốc tế, tạp chí Luật học, Tạp chí Khoa học pháp lý, tạp chí nghiên cứu lập pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân ... Các bài viết này tính pháp lý có liên quan còn dừng ở mức hạn chế, phần lớn thường chỉ mang tính thời sự về cuộc sống hàng ngày trong đời sống vợ chồng.

Chính vì những lý do đã nêu, đề tài “Pháp luật về bảo vệ quyền của con khi cha mẹ ly hôn” được lựa chọn nhằm nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện các quy định của luật HN&GĐ và thực tiễn vấn đề này trong xã hội.

3. Tính mới và những đóng góp của đề tài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Pháp luật về bảo vệ trẻ em không những được các nhà làm luật chú trọng mà nó còn được nhiều nhà khoa học, thuộc nhiều lĩnh vực quan tâm nghiên cứu. Trong khoa học luật nói chung và Luật HN&GĐ nói riêng, bảo vệ quyền lợi trẻ em được nghiên cứu như một cơ sở pháp lý quan trọng tạo khung sườn cho việc ban hành các quy phạm pháp luật nhằm thực hiện tốt mọi chính sách về trẻ trong mọi lĩnh vực đời sống như: dân sự, hình sự, lao động, quốc tịch, giáo dục, y tế….

Tính đến nay dù nhiều công trình khoa học nghiên cứu về pháp luật HN&GĐ và các vấn đề xung quanh nó nhưng các công trình này thường đi sâu vào nghiên cứu lý luận của vấn đề theo luật cũ luật HN&GĐ năm 2000 khi Luật này còn hiệu lực. Hoặc các nghiên cứu tập trung vào một mảng cụ thể của quan hệ này hoặc nghiên cứu dưới góc độ hẹp về các vấn đề như căn cứ ly hôn, tranh chấp về tài sản vợ chồng, giành quyền nuôi con khi ly hôn, đảm bảo quyền cấp dưỡng cho con khi ly hôn….. Chưa có nhiều công trình nào đề cập tới vấn đề bảo vệ quyền lợi con khi vợ chồng ly hôn theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 một cách đầy đủ và toàn diện các quy định của luật HN&GĐ và thực tiễn vấn đề này trong xã hội. Do vậy, đề tài của luận văn này mang nhiều tính mới của Luật HN&GĐ 2014, các nội dung nghiên

Pháp luật về bảo vệ quyền của con khi cha mẹ ly hôn - 2

cứu không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đó. Đề tài còn tập trung nghiên cứu pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ để thấy sự tiến bộ và sự chú trọng hơn của nhà lập pháp đối với quyền của con khi bố mẹ ly hôn. Hơn thế nữa, đề tài cũng có những so sánh đối với luật pháp các nước trên thế giới.

4. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm làm sáng tỏ một cách có hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đến “Pháp luật về bảo vệ quyền của con khi cha mẹ ly hôn” theo quy định của pháp luật hiện hành mà chủ yếu là luật HN&GĐ năm 2014. Bên cạnh đó chỉ ra được những bất cập trong thực tiễn và đề xuất một số giải pháp khắc phục nhằm tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật trong thời gian tới cũng như nâng cao hiệu quả việc thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con cái khi cha mẹ ly hôn.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của con là trẻ em dưới 18 tuổi khi cha mẹ ly hôn.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến bảo vệ quyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn theo pháp luật Việt Nam hiện hành, trong đó không bao gồm quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.

+ Nghiên cứu thực tiễn áp dụng việc bảo vệ quyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014.

6. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, để đánh giá vấn đề một cách đúng đắn và khoa học, tôi luôn sử dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam làm phương pháp luận trong quá trình nghiên cứu đề tài như: Phương pháp duy vật biện chứng, Phương pháp duy vật lịch sử.

Bên cạnh đó, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác, trong đó đặc biệt coi trọng các phương pháp như:

- Phương pháp lịch sử được sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu về bảo vệ quyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn qua pháp luật các thời kỳ ở Việt Nam;

- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi phân tích các vấn đề, tài liệu liên quan, khái quát những nội dung cơ bản của từng vấn đề;A

- Phương pháp so sánh được thực hiện khi tìm hiểu điểm giống và khác giữa một số pháp luật nước ngoài với pháp luật Việt Nam, khi tìm hiểu quy định của pháp luật hiện hành với hệ thống pháp luật trước đây tại Việt Nam. Qua đó giúp thấy được sự kế thừa và phát triển của pháp luật HN&GĐ về vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn qua các thời kỳ.

7. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của đề tài gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về pháp luật bảo vệ quyền của con khi cha mẹ ly hôn;

Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật bảo vệ quyền của con khi cha mẹ ly hôn;

Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN


1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách an toàn và lành mạnh. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận một cách thụ động những điều kiện tốt của người lớn mang lại, mà các em cũng là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển. Trẻ em là đối tượng cần được sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục đặc biệt từ gia đình, nhà trường và cả xã hội. Vì vậy, pháp luật quốc tế cũng như các quốc gia thành viên đang ngày càng hoàn thiện hơn để bảo vệ đầy đủ những quyền cơ bản của trẻ em.

Năm 1924, khi Tuyên bố Giơnevơ về quyền trẻ em được Hội Quốc liên thông qua thì vấn đề bảo vệ “quyền trẻ em” mới chính thức được đề cập.

Trong Tuyên bố này, vấn đề quyền trẻ em được liệt kê cụ thể theo 5 nhóm quyền như:

(1) Trẻ em phải được phát triển một cách bình thường cả về thể chất và tinh thần; (2) Trẻ đói phải được cho ăn, trẻ ốm phải được chữa trị, trẻ lạc hậu phải được giúp đỡ, trẻ phạm tội phải được giáo dục, trẻ mồ côi và lang thang phải có nơi trú ẩn và phải được chăm sóc;

(3) Khi xảy ra tai họa, trẻ em là người đầu tiên được cứu trợ; (4) Trong đời sống, trẻ em phải có quyền được kiếm sống và phải được bảo vệ chống lại mọi hình thức bóc lột; (5) Trẻ em phải được nuôi dưỡng theo nhận thức rằng, tài năng của chúng phải phục vụ cho đồng bào mình [45].

Năm 1948, Liên Hợp quốc thông qua Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, trong đó đã khẳng định “Mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và quyền tự do, mà không có bất kỳ sự phân biệt nào, như về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến, gốc gác dân tộc hoặc xã hội, tài sản, nơi sinh hoặc bất cứ một thực trạng nào khác”. Trẻ em được thừa nhận là chủ thể được thừa hưởng đầy đủ các quyền con người, được bình đẳng như các thành viên trong xã hội khác.

Năm 1959, Liên Hợp quốc ra Tuyên bố thứ hai về quyền trẻ em. Tuyên bố năm 1959 kế thừa và phát triển nội dung của Tuyên bố Giơnevơ năm 1924, khẳng định rằng: "Trẻ em, do chưa trưởng thành về tinh thần và thể lực cần có sự bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, bao gồm sự bảo vệ về pháp lý thích hợp, trước cũng như sau khi sinh”. Loài người có trách nhiệm trao cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất. Tuyên bố năm 1959 kêu gọi các bậc cha mẹ, đàn ông và phụ nữ với tư cách là những cá nhân, kêu gọi các tổ chức tình nguyện, giới cầm quyền địa phương và chính phủ các nước công nhận những quyền của trẻ em và phấn đấu để thực hiện bằng luật pháp và những biện pháp khác theo 10 nguyên tắc và những nguyên tắc này như là 10 nhóm quyền cơ bản của trẻ em [47].

Năm 1989, bằng sự vận động tích cực của một số quốc gia, Liên Hợp quốc đã thông qua Công ước về quyền trẻ em (CRC). Việt Nam đã phê chuẩn Công ước này. Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, một văn bản quốc tế đề cập toàn diện về quyền trẻ em theo hướng tiến bộ, bình đẳng, toàn diện và mang tính pháp lý cao, làm cơ sở cho việc thúc đẩy chăm sóc và bảo vệ các quyền trẻ em trên thực tế. Rất nhiều các quyền trẻ em trên mọi các lĩnh vực cơ bản của đời sống đã được CRC ghi nhận, bảo đảm cho trẻ em được chăm sóc một cách có hiệu quả, được bảo vệ, được phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức và xã hội. CRC bao gồm 54 điều với các quy định về nội dung các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa.

Không chỉ đề cập đến trẻ em nói chung, CRC còn đề cập đến việc bảo vệ quyền của những nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (gồm: trẻ em tàn tật, lang thang cơ nhỡ, bị ảnh hưởng của xung đột vũ trang...). Đồng thời, CRC xác định những biện pháp nhằm xóa bỏ những nguy cơ đang đe dọa nghiêm trọng cuộc sống của nhiều trẻ em như bị lạm dụng tình dục, bóc lột sức lao động, ảnh hưởng của chất ma túy và bị buộc phải tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang... CRC được coi là văn kiện pháp lý quốc tế cơ bản và toàn diện nhất về quyền trẻ em trong thời điểm hiện nay. Để bổ sung cho CRC, Liên Hợp quốc còn thông qua hai Nghị định thư bổ sung, đề cập đến việc cấm sử dụng trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang và cấm buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em (Việt Nam đã phê chuẩn 2 Nghị định thư này). Đến nay, đã có hơn 80 văn kiện quốc tế liên quan đến quyền trẻ em được ban hành để bảo vệ lợi ích tốt nhất cho trẻ em như: Hướng dẫn của Liên Hợp quốc về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên, gọi tắt là Hướng dẫn Riát (1990); Quy tắc của Liên Hợp quốc về Bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do (1990); Tuyên bố thế giới về sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em (1990). Tuyên bố về chống bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại (1996); Chương trình hành động chống việc bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại (1996); Công ước 182 về việc cấm và những hành động tức thời để loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất và Khuyến nghị 190 về loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất(1999); Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị tội phạm buôn người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; Công ước Lahay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nhận con nuôi quốc tế (1993);...

Một số quốc gia như Thụy Điển, Na Uy, Nga, Úc, Anh Đức đặc biệt quan tâm đến xây dựng khuôn khổ pháp lý thân thiện với trẻ em và xây dựng hệ thống phúc lợi xã hội, mạng lưới công tác xã hội mang tính chuyên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2024