Pháp luật về bảo vệ quyền của con khi cha mẹ ly hôn - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN THỊ NỤ


PHáP LUậT Về BảO Vệ QUYềN CủA CON KHI CHA Mẹ LY HÔN


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

Pháp luật về bảo vệ quyền của con khi cha mẹ ly hôn - 1


NGUYỄN THỊ NỤ


PHáP LUậT Về BảO Vệ QUYềN CủA CON KHI CHA Mẹ LY HÔN


Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 8380101.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ PHƯƠNG NGA

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Thị Nụ

MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các từ viết tắt


MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN 7

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ 7

1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 16

1.3. KHÁI NIỆM, PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ Ý NGHĨA CỦA PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN 24

1.3.1. Khái niệm, phạm vi điều chỉnh của pháp luật bảo vệ quyền của

con khi cha mẹ ly hôn 24

1.3.2. Ý nghĩa của pháp luật bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn 31

1.4. PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN TRONG CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ Ở

VIỆT NAM 35

1.4.1. Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn trong cổ luật Việt Nam 35

1.4.2. Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn trong pháp luật Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay 37

1.5. PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 42

1.5.1. Pháp luật Cộng hòa Pháp về bảo vệ quyền và lợi ích của con khi

cha mẹ ly hôn 42

1.5.2. Pháp luật Thái Lan về bảo vệ quyền và lợi ích của con khi cha

mẹ ly hôn 44

1.5.3. Pháp luật một số quốc gia khác về bảo vệ quyền của con khi cha

mẹ ly hôn 47

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN CỦA CON KHI CHA

MẸ LY HÔN 50

2.1. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN 50

2.1.1. Pháp luật bảo vệ quyền lợi của con khi xem xét quyền yêu cầu ly hôn 50

2.1.2. Pháp luật bảo vệ quyền lợi của con khi xem xét căn cứ ly hôn

theo pháp luật hiện hành 54

2.1.3. Pháp luật bảo vệ quyền lợi của con khi chia tài sản ly hôn 59

2.1.4. Pháp luật bảo vệ quyền lợi của con khi xác định người nuôi con,

người cấp dưỡng 64

2.1.5. Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi

ly hôn 71

2.2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN 75

2.2.1. Về công tác tổ chức thi hành Luật HN&GĐ năm 2014 76

2.2.2. Một số vấn đề thực tế khi xem xét quyền yêu cầu ly hôn 80

2.2.3. Một số vấn đề thực tế khi xem xét căn cứ ly hôn theo pháp luật 83

2.2.4. Thực tiễn về việc lấy ý kiến của con khi cha mẹ ly hôn 88

2.2.5. Một số trường hợp về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con

sau khi ly hôn 90

2.2.6. Một số vấn đề thực tế về cấp dưỡng cho con khi bố mẹ ly hôn 93

2.2.7. Thực tiễn bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng về tài sản của con

khi cha mẹ ly hôn 97

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN 99

3.1. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN 99

3.1.1. Kiến nghị đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc tính thống nhất, minh bạch, hợp lý, lợi ích của con trong xây dựng, hướng dẫn áp dụng các quy định pháp luật về bảo vệ quyền của con khi cha mẹ

ly hôn 99

3.1.2. Một số kiến nghị, giải pháp cho những vấn đề cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của con khi giải

quyết ly hôn 102

3.2. XÂY DỰNG Ý THỨC PHÁP LUẬT, ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP VÀ NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CỦA CÁN BỘ TÒA ÁN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN CỦA

CON KHI CHA MẸ LY HÔN 110

3.3. PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN 112

KẾT LUẬN 114

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BL DS&TM: Bộ luật dân sự và thương mại BLDS: Bộ luật dân sự

BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự CRC: Công ước về quyền trẻ em

CT: Chỉ thị

GĐ&NCTN: Gia đình và người chưa thành niên HĐTPTANDTC: Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao HN&GĐ: Hôn nhân và gia đình

NĐ: Nghị định

NXB: Nhà xuất bản

QĐ: Quyết định

TAND: Tòa án nhân dân

TTLT: Thông tư liên tịch

UNICEF: Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc VKS: Viện kiểm sát

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) là hiện tượng xã hội được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, bởi gia đình là tế bào quan trọng của xã hội, nó không những phản ánh chế độ xã hội mà còn thể hiện sự tiến bộ, văn minh của xã hội đó. Nên dù ở bất kỳ xã hội nào thì Nhà nước cũng sẽ có những quan tâm và điểu chỉnh bằng pháp luật đối với hôn nhân gia đình nói chung và việc giải quyết việc ly hôn cũng như hậu quả của ly hôn nói riêng.

Trong HN&GĐ, nếu kết hôn là cơ sở nhằm xác lập quan hệ vợ chồng trước pháp luật, thì ngược lại ly hôn là một sự kiện chấm dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật, do cả hai bên vợ chồng thuận tình và được Tòa án công nhận bằng quyết định công nhận thuận tình ly hôn hoặc chỉ do một bên yêu cầu, được Tòa án đưa ra xét xử và phán quyết bằng một bản án cho ly hôn. Có thể nói, ly hôn là sự lựa chọn của hai người, nhưng hệ quả của nó có tác động đến tâm sinh lý của những đứa trẻ; để lại gánh nặng cho xã hội nếu như con cái của họ bị bỏ rơi, không được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục chu đáo; chúng sẽ thiếu đi sự chăm sóc, tình cảm của người cha hoặc người mẹ, thậm chí cả hai. Từ đó, sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển nhân cách, dễ sa ngã vào những tệ nạn xã hội.... Hơn thế nữa, những đứa trẻ phải sống cùng mẹ kế hay bố dượng thì vấn đề “con anh con tôi”, khả năng được đảm bảo về giáo dục và khả năng an toàn cho bản thân thấp. Nhất là đối với trẻ em gái khi phải sống cùng với bố dượng sẽ dễ tiềm ẩn những vấn đề không an toàn trong đời sống hàng ngày khi luôn phải tiếp xúc và va chạm làm dễ nảy sinh những ý đồ xấu khi họ không có chung máu mủ huyết thống. Dù nhiều hay ít, dù biểu hiện bằng cách này hay cách khác thì những trẻ em này đều bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh gia đình của mình, vì điều mất mát lớn nhất từ sự ly hôn của cha mẹ đối với con cái là chúng mất đi một nhân tố cơ bản để phát triển - đó là có một gia đình đầy đủ cả cha lẫn mẹ.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2024