Về Các Biện Pháp Bảo Đảm Tín Dụng


lợi ích của mình nhưng còn gặp khó khăn do áp dụng thực tiễn các văn bản pháp luật hiện hành. Trường hợp sau đây là ví dụ thực tiễn để chứng minh cho nhận định trên:

[Theo hồ sơ, tháng 10-1999, Chi nhánh Sài Gòn của NHTM Cổ phần Á châu (ACB) ký hợp đồng tín dụng cho ông PCY vay 18 triệu đồng để mua xe máy với phương thức trả góp trong 24 tháng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, ông Y. chỉ mới trả được hơn 10 triệu đồng tiền vốn cộng lãi thì ngưng luôn. ACB đã nhiều lần gửi thư báo đến nhà nhưng ông Y. vẫn không chịu trả nợ.

Hết thời hạn hai năm, ACB chuyển số nợ trên thành nợ quá hạn. Song song đó, tháng 4-2005, ACB cũng khởi kiện ra TAND quận 11 (TP.HCM) để đòi ông Y. phải trả 17 triệu đồng. Kèm đơn kiện, ACB cung cấp cho tòa địa chỉ của ông Y. theo hợp đồng mà ông này ký với NH.

Sau khi thụ lý và xác minh, TAND quận 11 đã ra quyết định đình chỉ vụ án. Theo tòa, ông Y. hiện không còn sinh sống tại địa chỉ mà ACB cung cấp. Mặt khác, ACB cũng không cung cấp được nơi ở mới của ông Y. nên chưa đủ điều kiện khởi kiện.

Quyết định của TAND quận 11 sau đó đã bị TAND TP hủy với nhận định NH đã cung cấp được địa chỉ cuối cùng của bị đơn nên cấp sơ thẩm vẫn phải thụ lý, giải quyết. Làm theo hướng này, tháng 9-2007, TAND quận 11 đã đưa vụ kiện ra xử vắng mặt ông

Y. Tòa tuyên bác yêu cầu đòi nợ của ACB. ACB kháng cáo. Ba tháng sau, TAND TP đã bác kháng cáo, giữ nguyên án sơ thẩm.

Mới đây, bản án này đã bị Tòa Dân sự TAND Tối cao hủy theo thủ tục giám đốc thẩm. Theo Tòa Dân sự TAND Tối cao, chỉ trong trường hợp tòa đã thông báo cho bên bị đơn biết về việc khởi kiện của nguyên đơn mà sau đó bị đơn bỏ trốn thì tòa mới được quyền thụ lý, giải quyết. Còn trường hợp bị đơn đã bỏ đi nơi khác sinh sống trước khi tòa thụ lý như trường hợp cụ thể của ông Y. thì tòa cần phải đình chỉ giải quyết vì

nguyên đơn không cung cấp được địa chỉ của bị đơn]170.

Trong tình huống trên, có các cách hiểu khác nhau trong quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi năm 2011 (BLTTDS) (hiện nay là Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015). Cách thứ nhất, căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 36 BLTTDS, nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết. Cách hiểu thứ hai, căn cứ Điểm d, Khoản 1, Điều 168 BLTTDS thì tòa án trả lại đơn khởi kiện do chưa có đủ điều kiện khởi kiện (không cung cấp địa chỉ của bị đơn). Tác giả nhận thấy, cách hiểu thứ nhất là xác đáng hơn vì nguyên đơn đã cung cấp được địa chỉ của bị đơn theo quy định. Còn trong trường hợp bị đơn chuyển nơi cư trú thì tòa án chỉ cần đăng thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để triệu tập đến tòa án để giải quyết. Nếu quá thời hạn thông báo mà bị đơn vẫn vắng mặt thì xét xử vắng mặt bị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.


170 Hoàng Yến, “Vay tiền rồi “trốn”, ngân hàng bó tay?” xem trong: http://phapluattp.vn/201105051112593p0c1063/vay-tien-roi-tron-ngan-hang-bo-tay.htm (Thứ Sáu, ngày 6/5/2011 - 00:14 GMT+7).

Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 14


đơn. Như vậy mới đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên. Còn cách hiểu thứ hai nêu trên là khiên cưỡng, không có cơ sở, không bảo vệ quyền lợi chính đáng của NH.

Thứ tám, thực tiễn trong HĐCTD của NHTM hiện nay, tài sản bảo đảm tín dụng dưới nhãn quan của cán bộ tín dụng là một yếu tố không thể thiếu của một “thương vụ cho vay” đạt chuẩn. Từ đó, dù muốn hay không trong nghiệp vụ cho vay, họ có phần lơ là việc đi sâu, bám sát để kiểm tra, kiểm soát đối với bên vay nợ. Cách suy nghĩ trên của cán bộ tín dụng tác động xấu đến việc phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD.

Từ những hạn chế trong thực trạng pháp luật cũng như trong thực tiễn thi hành pháp luật về thẩm định hồ sơ tín dụng, tác giả cho rằng những hạn chế đó xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu sau đây:

- Một số cán bộ làm công tác tín dụng tại các NH thiếu ý thức đạo đức, vi phạm pháp luật, không tuân thủ quy trình thẩm định tín dụng của NH. Đặc biệt là tình trạng tham ô, tham nhũng trong HĐNH thời gian vừa qua là tương đối nhiều. Những vụ việc như “lại quả” cán bộ tín dụng, móc ngoặc giữa cán bộ NH và khách hàng vì tư lợi, cán bộ tín dụng nhận tiền lót tay bị đưa ra truy tố là những minh chứng rõ nét.

- Trong thời gian vừa qua, sự gia tăng về số lượng của NHTM cổ phần cũng đặt hệ thống NH vào sự cạnh tranh khốc liệt, từ đó dẫn đến các hiện tượng lôi kéo khách hàng, thả lỏng điều kiện tín dụng. Không những vậy, việc các NHTM được quyền chủ động xây dựng quy trình xét duyệt cho vay sẽ giúp cho các NHTM được quyền tự chủ trong kinh doanh nhưng cũng chính là “con dao hai lưỡi” bởi vì nó tạo ra khe hở để các NHTM có thể tùy tiện trong khâu xét duyệt cho vay.

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một số cán bộ làm công tác tín dụng còn chưa đáp ứng với yêu cầu của công việc. Thật vậy, khối lượng công việc mà nhân viên thẩm định phải đảm nhiệm là rất lớn. Họ không chỉ cần có kiến thức về kinh tế, nghiệp vụ thẩm định mà còn phải có kiến thức pháp lý sâu rộng. Với đòi hỏi như vậy, chỉ với người có một bằng tốt nghiệp đại học kinh tế, tài chính NH, quản trị kinh doanh và luật một cách đơn lẻ là rất khó đáp ứng.

- Một nguyên nhân rất quan trọng là hoạt động thẩm định hồ sơ tín dụng bị chi phối bởi những mối quan hệ chồng chéo và lợi ích nhóm. Thật vậy, khi các NH bị thao túng bởi những người có thẩm quyền của NH đó hoặc những lợi ích nhóm chi phối, thì các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn nói chung cũng như hoạt động thẩm định hồ sơ tín dụng nói riêng sẽ bị vô hiệu hoá. Thực tiễn những vụ án hình sự liên quan đến HĐNH trong thời gian vừa qua cho thấy rõ điều này: đối với vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Ngân hàng ACB cho KienLongbank vay liên ngân hàng một nghìn tỷ đồng và cho Vietbank vay liên ngân hàng năm trăm tỷ đồng với mục đích thông qua hai ngân hàng này cho Công ty ACBS (là công ty mà Ngân hàng ACB sở hữu 100% vốn điều lệ) vay mua cổ phiếu. Theo


Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, việc ngân hàng ACB chuyển tiền cho công ty ACBS thông qua việc cho KienLongbank và Vietbank vay tiền liên ngân hàng dẫn đến việc ngân hàng ACB bị thiệt hại số tiền là 60.498.951.805 đồng do chênh lệch lãi suất171. Còn trong vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm, Phạm Công Danh đã chỉ đạo thuộc cấp sử dụng 12 pháp nhân thuộc tập đoàn Thiên Thanh và 2 pháp nhân là Công ty Nhà Quốc Cường và Công ty Nhà Hưng Thịnh, lập 16 bộ hồ sơ vay vốn với

phương án kinh doanh và trả nợ khống, không tiến hành thẩm định thực tế hồ sơ vay, nâng khống giá trị tài sản bảo đảm lên gấp nhiều lần so với giá trị thực tế. Hệ quả là Ngân hàng VNCB không thu hồi được số tiền là hơn 2 nghìn tỷ đồng172.

Thời gian vừa qua, tuy công tác thanh tra, giám sát của NHNN đối với HĐNH nói chung và HĐCTD của NHTM nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng thực tiễn đã chứng minh hoạt động thanh tra giám sát của NHNN chưa hiệu quả, chưa theo kịp với tốc độ phát triển nhanh, nóng của hệ thống TCTD trong thời gian vừa qua.

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, còn có nguyên nhân do cơ chế thông tin chưa thật sự minh bạch làm ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định hồ sơ tín dụng. thật vậy, các NHTM rất khó tiếp cận với những thông tin về tình trạng pháp lý đối với những tài sản bảo đảm không có đăng ký quyền sở hữu. Ngoài ra, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp vay vốn đôi khi còn mang tính chất đối phó và không phải tất cả các doanh nghiệp đều có đủ năng lực để lập đầy đủ tất cả các loại báo cáo tài chính này. Đặc biệt, cơ chế minh bạch hóa thông tin của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, tổng công ty, tập đoàn kinh tế thì đặc biệt yếu kém. Việc tiếp cận với thông tin có kiểm chứng (ví dụ báo cáo tài chính được kiểm toán) hoàn toàn khó khăn.

Tóm lại, qua thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về hoạt động thẩm định hồ sơ tín dụng và kiểm tra sử dụng vốn đối với khách hàng của các NHTM, chúng ta thấy còn nhiều hạn chế, bất cập ảnh hưởng không nhỏ đến bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM, cần phải có những giải pháp về vấn đề này.

3.1.2.3. Về các biện pháp bảo đảm tín dụng

a) Thực trạng pháp luật

Các biện pháp bảo đảm tín dụng được khá nhiều văn bản pháp luật quy định, từ BLDS năm 2015, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, Luật Đất đai năm 2013, Nghị định về giao dịch bảo đảm...Tuy nhiên pháp luật và thực hiện pháp luật về các biện pháp bảo đảm tín dụng vẫn còn một số hạn chế như sau:

Một là, một số quy định của pháp luật còn chưa có sự hướng dẫn cụ thể.


171 Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (2013), Cáo trạng số 02/VKSTC-V1 ngày 12/12/2013 về hành vi phạm tội của Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm.

172 Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (2016), Cáo trạng số 20/CT-VKSTC-V3 ngày 09/5/2016 về hành vi phạm tội của Phạm Công Danh và đồng phạm.


Luật Đất đai năm 2013 quy định một trong các điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất là “đất không có tranh chấp” (Điểm b, Khoản 1, Điều 188). Tuy nhiên pháp luật lại thiếu sự hướng dẫn cụ thể về tranh chấp đất đai. Điều này ảnh hưởng đến quyền của chủ thể sử dụng đất trong việc xác lập hợp đồng bảo đảm tiền vay để vay vốn tại các NHTM.

Hai là, một số thủ tục liên quan đến bảo đảm tín dụng chưa phù hợp, chưa đảm bảo yêu cầu phòng ngừa rủi ro và tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch bảo đảm tiền vay.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, có một số giao dịch vừa phải thực hiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực, vừa phải thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm. Chẳng hạn, giao dịch thế chấp quyền sử dụng đất phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực theo Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, vừa phải thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm theo Điều 3 Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm (được sửa đổi bằng Nghị định 05/2012/NĐ-CP) và một số giao dịch khác theo quy định. Không những vậy, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm còn nhiều phức tạp, chẳng hạn, Điều 47 Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm có quy định nhiều cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm tuỳ theo từng loại tài sản được đăng ký như Cục Hàng không Việt Nam; Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp... Chính vì vậy NHTM (người yêu cầu đăng ký) trong trường hợp nhận nhiều tài sản bảo đảm phải thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm tại nhiều cơ quan khác nhau, dẫn đến mất nhiều thời gian, chi phí...Ngoài ra theo tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng, còn có những hạn chế khác của hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm như nguyên tắc và thủ tục

đăng ký, mô hình tổ chức và vận hành, phương thức đăng ký...174.

Ba là, một số quy định của pháp luật về bảo đảm tín dụng còn hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của NHTM. Cụ thể, biện pháp bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai tuy đã tạo điều kiện cho các bên khả năng lựa chọn nhiều tài sản bảo đảm tín dụng nhưng có thể khó khăn trong việc thu hồi nợ khi bên vay vi phạm nghĩa vụ, bị xử lý tài sản bảo đảm nhưng tài sản bảo đảm chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng chưa thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm. Mặt khác, pháp luật quy định về biện pháp bảo đảm bằng tín chấp nhưng tác giả đồng ý với quan điểm của

tác giả Trương Thanh Đức cho rằng, tín chấp không thể là một biện pháp bảo đảm, vì trách nhiệm vật chất, về tài sản của biện pháp này hoàn toàn bằng không175.

b) Thực tiễn thực hiện pháp luật

Thứ nhất, quy định của pháp luật về bảo đảm tín dụng không được một số cán bộ ngân hàng thực hiện đúng.


174 Nguyễn Thị Thu Hằng, “Giải pháp cải cách hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm tại Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số tháng 8/2012, tr 23,24.

175 Trương Thanh Đức, “Những điều không thể về giao dịch bảo đảm”, tạp chí NCLP, số 24 (161), tháng 12/2009, tr 30, 31.


Pháp luật hiện hành về các biện pháp bảo đảm tín dụng được quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhằm tạo điều kiện cho các NH phòng ngừa những rủi ro phát sinh trong HĐCTD. Nhưng trên thực tế, một số cán bộ NH đã không thực hiện đúng các quy định đó, gây mất an toàn và thiệt hại cho NH.

[Trong vụ án tại Ngân hàng Xây dựng - VNCB, ngày 21/02/2014, Mai Hữu Khương - đại diện VNCB chi nhánh Sài Gòn ký hợp đồng tín dụng số 040.039.14/HĐTD-NH, cho Công ty Cường Tín vay 450 tỷ đồng, thời hạn vay 6 tháng, lãi suất 13%/năm, hình thức giải ngân: chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản thanh toán cho bên thụ hưởng. Tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất thửa số 131- TBĐ, ô số 3, lô 4, tại khu vực Sân vận động Chi Lăng, Đà Nẵng. Phạm Công Danh đã chỉ đạo nâng khống giá trị lô đất, do đó Bạch Quốc Hào, Thái Minh Thanh nguyên là cán bộ Công ty TNHH một thành viên Quản lý nợ và khai thác tài sản VNCB đã ký chứng thư thẩm định giá số 02/2014/CTĐG-VNCB-AMC ngày 20/01/2014 với giá lô đất là 910,855 tỷ đồng. Sau đó khoản vay đã quá hạn và VNCB không thể thu hồi được khoản cho vay này. Ngày 4/9/2014, Công ty thẩm định giá Miền Nam xác định giá trị lô đất chỉ là trên 178 tỷ đồng, như vậy số tiền VNCB

không có khả năng thu hồi đối với Công ty Cường Tín là trên 271 tỷ đồng]176.

Từ vụ việc trên chúng ta thấy, mặc dù có tài sản bảo đảm cho khoản vay nêu trên nhưng ngân hàng vẫn gặp rủi ro. Dưới sự chỉ đạo của Phạm Công Danh, một số cán bộ NH đã nâng khống giá trị tài sản bảo đảm để lý hợp đồng cho vay, sau đó NH không thu hồi được vốn do giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn giá trị thực tế nhiều lần.

Sai phạm tương tự cũng xảy ra tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chi nhánh Hậu Giang trong vụ án Công ty Thuỷ sản Phương Nam:

[Đầu tháng 4/2011, Lâm Ngọc Khuân - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Thuỷ sản Phương Nam có đơn đề nghị gửi Ngân hàng Bưu điện Liên Việt vay vốn 250 tỷ đồng với mục đích sử dụng bổ sung nguồn vốn lưu động, mua nguyên liệu chế biến tôm xuất khẩu và chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất; thời hạn vay 12 tháng, tài sản thế chấp là hàng hoá tồn kho và hợp đồng ngoại thương.

Ngày 18/4/2011, Tổ định giá tài sản bảo đảm tiền vay gồm Nguyễn Thanh Hải – Tổ trưởng; Phạm Vĩnh Phúc – chuyên viên thẩm định; Nguyễn Hoài Bảo – Phó phòng khách hàng đến Công ty Phương Nam kiểm tra tài sản bảo đảm nhưng không kiểm đếm thực tế chi tiết từng loại hàng hoá trong kho, chỉ dựa vào báo cáo nhập, xuất, tồn của Công ty Phương Nam cung cấp, nên đã lập biên bản định giá tài sản bảo đảm tiền vay sai lệch rất lớn so với giá trị thực tế hàng hoá


176 Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao (2016), Tlđd (số 172), tr 41,42.


tồn tại kho (thực tế tồn kho với trị giá 150.694.513.220 đ, nhưng xác định là 557.970.000.000 đ)]177

Từ vụ việc trên chúng ta thấy, các cán bộ ngân hàng đã bỏ qua những quy trình thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay, tạo điều kiện cho Lâm Ngọc Khuân và những người giúp việc lập chứng từ khống, lừa đảo, gây thiệt hại cho ngân hàng. Đây chính là những rủi ro vận hành mà các ngân hàng gặp phải.

Thứ hai, nhận thức của một số NHTM về bảo đảm tín dụng còn chưa đúng và đầy đủ, ảnh hưởng đến phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD

Một số NHTM coi đảm bảo tín dụng là cơ sở quyết định, duy nhất để cho vay, trong khi đó lại không chú ý đúng mức đến việc thẩm định các yếu tố khác trong hồ sơ tín dụng như tư cách pháp lý của khách hàng, mục đích và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay... Trong khi về nguyên lý, tài sản bảo đảm tín dụng chỉ là một yếu tố có giá trị tham chiếu trong các quyết định cấp tín dụng;

Thứ ba, nhận thức của một số toà án về biện pháp bảo đảm tín dụng còn chưa đúng, ảnh hưởng đến phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD

Thật vậy, một số toà án có sự nhầm lẫn về biện pháp bảo đảm tín dụng, sau đó tuyên hợp đồng bảo đảm tín dụng bị vô hiệu, nên các NHTM không thể xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ từ bên được cấp tín dụng. Sau đây là một số ví dụ thực tiễn để chứng minh:

Ví dụ thứ nhất:

[Ngày 05/8/2011 tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi mở phiên toà xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 05/2011/TLST-KDTM ngày 28/01/2011 về việc “yêu cầu tuyên bố hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của bên thứ ba vô hiệu” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm số 349/2011/QĐST-KDTM ngày 27/7/2011 giữa nguyên đơn là vợ chồng ông Phạm Nhiều, bà Hồ Thị Mai với bị đơn là Ngân hàng TMCP Quân Đội, người có quyền và nghĩa vụ liên quan là vợ chồng ông Nguyễn Văn Sơn và bà Trần Thị Liêm; bà Trần Thị Tuyết Hà. Nội dung vụ việc được tóm tắt như sau:

Ông Nguyễn Văn Sơn và bà Trần Thị Liêm có nhờ ông Phạm Nhiều và bà Hồ Thị Mai “bảo lãnh” để vay tiền của Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Quảng Ngãi để có vốn mua bán trái cây. Khi đó, Ngân hàng TMCP Quân Đội có lập hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của bên thứ ba (số 398460.01.09/HĐTC- MB.QN1 ngày 24/4/2009) và do tin tưởng nên vợ chồng ông Phạm Nhiều và bà Hồ Thị Mai đã ký vào hợp đồng này. Hợp đồng này đã được công chứng (do công chứng viên Trần Thị Tuyết Hà ký) và đăng ký giao dịch bảo đảm. Đến hạn trả nợ,



177 Toà án nhân dân tỉnh Sóc Trăng (2015), Bản án số 30/2015/HSST ngày 03/8/2015 về vụ án Công ty Thuỷ sản Phương Nam.


ông Nguyễn Văn Sơn và bà Trần Thị Liêm không trả được nên NHTMCP Quân Đội chi nhánh Quảng Ngãi yêu cầu xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Sau đó, vợ chồng ông Phạm Nhiều và bà Hồ Thị Mai yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của bên thứ ba vô hiệu.

Sau khi xem xét các tình tiết của vụ việc, Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tuyên bố hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 398460.01.09/HĐTC-MB.QN1 do vợ chồng ông Phạm Nhiều và bà Hồ Thị Mai với NHTMCP Quân Đội – chi nhánh Quảng Ngãi xác lập là vô hiệu với lý do: hợp đồng này xác lập không đầy đủ với tính chất của giao dịch dân sự do các bên xác lập, không đúng quy định của pháp luật về bảo lãnh, không thể thực hiện trên thực tế]178.

Ví dụ thứ hai:

[Ngày 18/01/2013, tại trụ sở Toà án nhân dân TP. Hồ Chí Minh xét xử công khai vụ án thụ lý số 106/2012/KDTM-PT ngày 06/11/2012 về việc tranh chấp hợp đồng tín dụng” do bản án sơ thẩm số 49/2012/KDTM-ST ngày 24/9/2012 của Toà án nhân dân huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh bị kháng cáo. Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 106/2012/KDTM-PT giữa nguyên đơn là ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (“Eximbank”) và bị đơn là Công ty TNHH Cao su Thành Công (“Công ty Thành Công”), nguời có quyền và nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Thành Tài – bà Phan Thị Nam, ông Đoàn Thế Đại, bà Nguyễn Thị Xuyến, ông Huỳnh Thanh Bình, ông Nguyễn Văn Đạt, bà Nguyễn Thị Năm, bà Nguyễn Thị Hồng Tươi. Nội dung vụ việc được tóm tắt như sau:

Công ty Thành Công có vay vốn của Eximbank theo Hợp đồng tín dụng số 2000- LAV-201101382 với số tiền vay 46 tỷ đồng hoặc ngoại tệ tương đương với mục đích vay là bổ sung vốn lưu động phục vụ kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký. Để bảo đảm thực hiện hợp đồng này, các bên ký kết các giao dịch bảo đảm như sau:

+ Hợp đồng thế chấp số 94/EIBSGD1-TDDN/BLTS/2011 ngày 15/3/2011 (Hợp đồng số 94) gồm các tài sản do ông Nguyễn Văn Đạt và bà Nguyễn Thị Năm là đồng chủ sở hữu (bảo đảm số tiền 13,8 tỷ đồng hoặc ngoại tệ tương đương), cụ thể là nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại 30ª Nhiêu Tâm, P5, Q5 Tp.HCM; nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại số 38ª Nhiêu Tâm, P5, Q5 Tp.HCM;

+ Hợp đồng thế chấp số 93/EIBSGD1-TDDN/BLTS/11 ngày 25/7/2011 (Hợp đồng số 93) là quyền sử dụng đất tại lô B1-07 khu dân cư Trung Sơn, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, Tp. HCM do ông Nguyễn Văn Đạt và bà Nguyễn Thị Năm là đồng chủ sử dụng (bảo đảm 9,9 tỷ đồng hoặc ngoại tệ tương đương);


178 Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (2011), Bản án số 26/2011/KT-ST ngày 05/8/2011 về việc yêu cầu tuyên bố hợp đồng thế chấp của bên thứ ba vô hiệu.


+ Hợp đồng thế chấp số 384/EIBSGD1-TDDN/BLTS/11 ngày 25/7/2011 là nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại số 90/48 Trường Chinh, P12, Tân Bình, Tp. HCM do ông Nguyễn Thành Tài và bà Phan Thị Nam là đồng chủ sở hữu (bảo đảm 860 triệu đồng hoặc ngoại tệ tương đương);

+ Hợp đồng thế chấp số 388/EIBSGD1-TDDN/BLTS/11 ngày 25/7/2011 là nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại số 64/21 Hoàng Văn Thụ, P4, Tân Bình, Tp.HCM do ông Huỳnh Thanh Bình là chủ sở hữu (bảo đảm 4,9 tỷ đồng hoặc ngoại tệ tương đương);

+ Hợp đồng thế chấp số 385/EIBSGD1-TDDN/BLTS/11 ngày 25/7/2011 là nhà ở và quyền sử dụng đất số 133, tờ bản đồ số 28 toạ lạc tại ấp 2, xã Hoà Phú, Củ Chi, Tp.HCM do ông Đoàn Thế Đại và bà Nguyễn Thị Xuyến là đồng chủ sở hữu (bảo đảm 610 triệu đồng hoặc ngoại tệ tương đương).

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, công ty Thành Công đã không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ cho Eximbank. Vì vậy, nguyên đơn yêu cầu công ty Thành Công thanh toán gốc và lãi theo hợp đồng đã ký, trường hợp công ty Thành Công không trả được nợ thì yêu cầu xử lý tài sản đã thế chấp để thu hồi nợ.

Yêu cầu của ông Nguyễn Thành Tài và bà Nguyễn Thị Năm: thanh toán số tiền bảo lãnh là 860 triệu đồng và buộc Eximbank trả lại giấy tờ tài sản thế chấp.

Yêu cầu của ông Huỳnh Thanh Bình: thanh toán số tiền bảo lãnh là 4,9 tỷ đồng và buộc Eximbank trả lại giấy tờ tài sản thế chấp.

Yêu cầu của ông Đoàn Thế Đại và bà Nguyễn Thị Xuyến: thanh toán số tiền 610 triệu đồng và buộc Eximbank trả lại giấy tờ tài sản đã thế chấp.

Yêu cầu của bà Nguyễn Thị Năm: các hợp đồng thế chấp số 94/EIBSGD1- TDDN/BLTS/2011 ngày 15/3/2011 và Hợp đồng số 93/EIBSGD1- TDDN/BLTS/11 ngày 25/7/2011 vô hiệu vì khi ký kết hợp đồng không có sự đồng ý của ông Đạt và bà Năm.

Toà sơ thẩm đã tuyên chấp nhận một phần yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông bà Nguyễn Thành Tài, Phan Thị Nam, Huỳnh Thanh Bình, Đoàn Thế Đại, Nguyễn Thị Xuyến: huỷ bỏ hợp đồng thế chấp số 93 và hợp đồng số 94 đối với quyền sử dụng đất tại lô B1-07 xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, Tp.HCM; 02 bất động sản tại số 30ª và 38ª Nhiêu Tâm, P5, Q5, Tp.HCM.....

Toà phúc thẩm khẳng định việc toà sơ thẩm tuyên huỷ hợp đồng thế chấp số 93 và 94 nêu trên là đúng pháp luật, vì bản chất hợp đồng số 93 và 94 nêu trên là hợp đồng bảo lãnh chứ không phải là hợp đồng thế chấp... do đó, toà phúc thẩm tuyên huỷ bỏ hợp đồng số 93 và hợp đồng số 94]179.



179 Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2013), Bản án số 105/2013/DKTM-PT ngày 18/01/2013 về việc “tranh chấp hợp đồng tín dụng”.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/05/2023