Về Công Tác Thanh Tra, Giám Sát Của Ngân Hàng Nhà Nước


Qua việc nghiên cứu các bản án nêu trên, tác giả nhận thấy:

+ Có sự nhầm lẫn của toà án về việc áp dụng các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm theo BLDS và Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP nêu trên. Thật vậy, theo Khoản 1 Điều 342 BLDS 2005 (nay được quy định tại Khoản 1, Điều 317 BLDS năm 2015), thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Như vậy, việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cho chính mình hoặc cho người khác mà không chuyển giao tài sản đó đều gọi là thế chấp tài sản. Trong khi đó, bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. (Điều 361 BLDS 2005, nay được quy định tại Khoản 1 Điều 335 BLDS năm 2015). Rõ ràng nhận thấy, bảo lãnh là cam kết thực hiện nghĩa vụ thay cho người khác, nó chính là biện pháp bảo đảm mang tính “đối nhân” chứ không phải “đối vật” như thế chấp. Như vậy, có sự nhầm lẫn của các toà án nêu trên về biện pháp bảo đảm tín dụng;

+ Từ việc có sự nhầm lẫn của toà án như đã nêu đưa đến hệ quả rất đáng tiếc là gây ra rủi ro và hệ quả bất lợi đối với các NHTM, bởi lẽ khi bên nhận bảo đảm (NHTM) và bên bảo đảm (khách hàng vay hoặc bên thứ ba) xác lập giao dịch bảo đảm nhằm tạo cho NHTM trong việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ từ khách hàng vay. Khi toà án tuyên giao dịch bảo đảm đó vô hiệu thì NHTM không thể xử lý tài sản, điều đó gây ra rủi ro tín dụng cho các NHTM. Nhận thức được điều này, trong quá trình thực thi pháp luật, nhiều cơ quan đã gửi công văn đến Toà án nhân dân Tối cao xem xét hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Thực vậy, ngày 02/02/2012, Hiệp hội NH Việt Nam đã gửi Công văn số 17/HHNH đến Toà án nhân dân Tối cao. Trong Công văn này, Hiệp hội NH Việt Nam đã nêu rõ: “...việc một số toà án tuyên hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của bên thứ ba đã ký giữa NHTM và bên thứ ba vô hiệu sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường về mặt kinh tế và pháp lý. Bên có nghĩa vụ, bên thứ ba có thể dựa vào những quy định không rõ ràng, thống nhất, đồng bộ của BLDS 2005, Luật Đất đai năm 2003...và các văn bản hướng dẫn thi hành để bội ước, trốn tránh trách nhiệm, nghĩa vụ của mình bằng việc yêu cầu toà tuyên hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của bên thứ ba vô hiệu và khoản vay của NHTM có nguy cơ chuyển sang khoản nợ không có bảo đảm, gây thiệt hại cho các NHTM và có thể dẫn đến bất ổn lớn trong nền kinh tế...Hiệp hội NH Việt Nam kính đề nghị Toà án nhân dân Tối cao có sự hướng dẫn cụ thể, chính xác về


cách hiểu và áp dụng pháp luật đối với trường hợp nêu trên về nhận thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản bảo đảm đặc thù được điều chỉnh bằng nhiều luật chuyên ngành khác nhau, hiện có sự chồng chéo tạo nên rủi ro cho hoạt động cho vay của NHTM...”180.

Bên cạnh đó, ngày 27/10/2012, Bộ Tư pháp cũng gửi Công văn số 1345/BTP- ĐKGDBĐ gửi Toà án nhân dân Tối cao đề nghị hướng dẫn áp dụng pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất. Trong Công văn này, Bộ Tư pháp cũng nêu rõ: “...việc toà án nhân dân cấp có thẩm quyền tuyên vô hiệu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của người thứ ba khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng dẫn đến hệ quả là các khoản vay có bảo đảm của các tổ chức tín dụng trở thành khoản vay không có bảo đảm.... ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành của thị trường tài chính – tín dụng. Trước thực trạng nêu trên, nhằm kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của các quan hệ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Bộ Tư pháp trân trọng đề nghị Quý Toà nghiên cứu, hướng dẫn các Toà án nhân dân địa phương áp dụng thống nhất quy định của BLDS năm 2005 và Luật Đất đai năm 2003 về

thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người thứ ba”181.

Ngoài ra, ngày 19/3/2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã gửi Công văn số 1573/NHNN-PC gửi Toà án nhân dân Tối cao về việc hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định về giao dịch bảo đảm, trong đó đề nghị Toà án nhân dân Tối cao hướng dẫn toà án nhân dân các cấp xét xử đối với trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất của bên thứ ba theo đúng các quy định của pháp luật và xem xét lại các bản án đã tuyên của toà án nhân dân các cấp có liên quan đến việc tuyên bố vô hiệu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của bên thứ ba theo đúng trình tự quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Tác giả nhận thấy rằng, việc các cơ quan có liên quan đã gửi công văn đến Toà án nhân dân Tối cao đề nghị hướng dẫn các toà án áp dụng thống nhất pháp luật để giải quyết các vụ việc liên quan đến tranh chấp hợp đồng tín dụng và các hợp đồng bảo đảm tín dụng là việc làm phù hợp. Nhưng vấn đề quan trọng là hệ thống pháp luật cần phải quy định rõ ràng, thống nhất. Đồng thời toà án nhân dân các cấp cần có sự nhận thức đúng đắn và áp dụng pháp luật chính xác nhằm tăng cường bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NHTM cũng như các bên tham gia giao dịch về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Bên cạnh những khó khăn, vướng mắc nêu trên, thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo đảm tín dụng và xử lý tài sản bảo đảm còn gặp không ít những trở ngại do ý thức của bên vay trong việc tuân thủ hợp đồng còn chưa tốt; Sự thiếu đồng bộ, thiếu nhất

Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 15


180 Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (2012), Công văn số 17/HHNH ngày 02/02/2012 trích yếu về các tranh chấp trong xử lý tài sản đảm bảo nợ vay là bất động sản gửi Toà án nhân dân Tối cao.

181 Bộ Tư pháp (2012), Công văn số 1345/BTP-ĐKGDBĐ ngày 27/10/2012 V/v đề nghị hướng dẫn áp dụng pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất gửi Toà án nhân dân Tối cao.


quán giữa các quy định pháp luật về bảo đảm tín dụng với các bộ phận pháp luật khác có liên quan như pháp luật về sở hữu, pháp luật về đất đai, pháp luật về hợp đồng, pháp luật về giải quyết tranh chấp, pháp luật về thi hành án... là nguyên nhân quan trọng góp phần tạo ra những khó khăn, vướng mắc cho các NH trong việc xử lý tài sản bảo đảm.

Tóm lại, qua việc phân tích thực trạng pháp luật về biện pháp bảo đảm tín dụng cho thấy, các quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về biện pháp bảo đảm tín dụng còn chưa tạo lập được sự an toàn cần thiết cho việc bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM. Thực tế này đặt ra việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật cũng như việc thực hiện pháp luật nhằm phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD của các NHTM.

3.1.2.4. Về thông tin tín dụng

Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về TTTD còn một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, hệ thống TTTD vẫn còn mang tính rời rạc, chưa liên kết thành hệ thống có độ tin cậy cao. Chẳng hạn, những thông tin trên thị trường chứng khoán do Bộ Tài chính quản lý, thông tin tín dụng do NHNN quản lý, thông tin về đầu tư thì do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý, thông tin về doanh nghiệp do Bộ Công thương quản lý…mà những thông tin này đôi khi chưa ăn khớp với nhau, cơ chế trao đổi thông tin chưa hiệu quả. Như vậy, các NHTM muốn tìm hiểu TTTD một cách toàn diện từ khách hàng thì phải mất nhiều thời gian, công sức và chi phí.

Thứ hai, chất lượng TTTD vẫn chưa đảm bảo yêu cầu phòng ngừa rủi ro. Trên thực tế, NH gặp khó khăn trong việc khai thác thông tin từ khách hàng. Ví dụ, thông tin từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp thường không qua kiểm toán; thông tin của cá nhân và hộ gia đình (HGĐ) thường khó xác định về sở hữu tài sản, lịch sử giao dịch tài sản hay các mối quan hệ khác. Việc tìm hiểu TTTD của khách hàng từ cơ quan Thuế, Hải quan, Công an…là rất khó khăn, chủ yếu cung cấp theo mối quan hệ. Chính vì vậy, vẫn xảy ra trường

hợp phổ biến là báo cáo tài chính gửi cơ quan thuế thì lỗ, nợ đọng thuế nhưng báo cáo tài chính gửi NH thì vẫn có lãi mà NH không biết hoặc không thể biết182.

Thứ ba, một số kênh cung cấp TTTD còn nhiều hạn chế: thông tin trên TTCK trong thời gian vừa qua còn yếu về tính công khai, minh bạch. Thông tin từ những công ty xếp hạng tín dụng của Việt Nam còn khá mới mẻ, với hệ thống cơ sở dữ liệu chưa thật sự đủ lớn và đa dạng. Ngoài ra những tiêu chuẩn và hệ thống xếp loại của các tổ chức này đang tạm thời sử dụng từ các tổ chức khác nhau trên thế giới và chưa thể xây dựng được một hệ thống chỉ tiêu thống nhất cho Việt Nam. Tính đến nay, nếu không kể CIC thì ở Việt Nam chỉ có hai công ty TTTD, đó là Công ty thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam (VietnamCredit) và Công ty xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam (CRV).


182 Lê Thị Huyền Diệu (2010), Tlđd (số 18), tr 176.


Thứ tư, nguồn TTTD từ chính các NHTM vẫn chưa phát huy hiệu quả trên thực tế. Biểu hiện cụ thể của tình trạng trên là hệ thống chấm điểm tín dụng của các NHTM để đánh giá khách hàng vay còn nhiều bất cập do chủ yếu các NHTM áp dụng mô hình đo lường rủi ro theo phương pháp định tính (theo phương pháp chuyên gia và phân tích tín dụng cổ điển). Chính vì vậy, theo tác giả Nguyễn Thị Mùi, hiện việc đánh giá tín nhiệm ở Việt Nam còn mang tính chủ quan, dựa theo cảm tính, nhiều NH dựa theo “khẩu vị” của mình để xây dựng tiêu chí xếp hạng doanh nghiệp183. Ngoài ra, theo tác

giả Lê Thị Huyền Diệu, các NHTM Việt Nam chủ yếu áp dụng mô hình tổ chức rủi ro phân tán (80%), mô hình kiểm soát rủi ro đơn (87,5%)184 nên chưa có sự tách bạch chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp trong HĐCTD. Chính vì vậy, các cán bộ tín dụng là người trực tiếp giải quyết việc cho vay nên khó tránh khỏi những tiêu cực, không quan tâm đến TTTD của khách hàng vay.

Những khó khăn, vướng mắc nêu trên do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

+ Hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động TTTD mới được ban hành hoặc sửa đổi trong những năm gần đây nên khó tránh được việc tồn tại những “khoảng trống” pháp luật điều chỉnh hoạt động TTTD. Chẳng hạn, TTTD mà NHTM có thể tiếp cận từ cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan, cơ quan Công an...là rất khó khăn do cơ chế pháp lý chưa rõ ràng...

+ Việc vận hành hệ thống TTTD ở nước ta cũng còn mới mẻ. Chính điều này đã ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng TTTD. Ngoài ra, các NHTM vẫn chủ yếu tập trung vào nguồn TTTD từ dữ liệu tại chính ngân hành mình, chưa chú trọng vào những thông tin từ những nguồn khác. Như vậy muốn thực hiện có hiệu quả hoạt động TTTD trên thực tế thì cần phải có một khoảng thời gian và điều quan trọng là các NHTM cần quan tâm hơn nữa vào nhiều nguồn TTTD mà mình có thể khai thác.

+ Cơ chế phối hợp giữa các chủ thể có khả năng cung cấp nguồn TTTD còn hạn chế. Chính vì vậy, hệ thống TTTD còn rời rạc, chắp nối, chưa liên kết thành hệ thống có độ tin cậy cao như trên đã đề cập. Thực tế muốn thu thập nhiều nguồn thông tin thì các NHTM phải “gõ cửa” nhiều nơi khác nhau nhằm thu thập TTTD.

+ Thực tế hơn 20 năm thành lập và hoạt động, CIC đã thu được một số kết quả khả quan, tuy nhiên phải nói rằng chất lượng cung cấp thông tin từ CIC chưa thật sự đáp ứng nhu cầu phòng ngừa rủi ro của các NHTM. Lý do dẫn đến hiện tượng này là CIC hoạt động như một đơn vị sự nghiệp có thu, thực hiện việc thu nhận thông tin theo nhiệm vụ nhà nước giao phó. Chính vì vậy việc cung cấp thông tin về khách hàng vay của TCTD của CIC mang tính chất đối phó chỉ nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao mà thôi185.


183 Khánh Linh, “Xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam còn dựa vào cảm tính” xem trong: http://cafef.vn/tai-chinh-ngan- hang/xep-hang-tin-dung-cua-viet-nam-con-dua-vao-cam-tinh-2012092107437206ca34.chn. Truy cập ngày 24/10/2013. 184 Lê Thị Huyền Diệu (2010), Tlđd (số 18), tr 87.

185 Nguyễn Thị Thủy (2000), Tlđd (số 26), tr 87.


+ Công ty TTTD bị giới hạn về quyền cung cấp thông tin của các tổ chức cấp tín dụng, theo đó, mỗi tổ chức cấp tín dụng chỉ được cam kết cung cấp TTTD cho một công ty thông tin tín dụng (Khoản 5, Điều 7 Nghị định 10/2010/NĐ-CP). Theo Ngân hàng Nhà nước, ở Việt Nam hiện nay có 4 ngân hàng Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, 31 NHTM cổ phần, 8 NH 100% vốn nước ngoài và 02 NH liên doanh186. Điều

này sẽ ảnh hưởng đến số lượng công ty TTTD và nguồn cung cấp TTTD không thể hiện một cách đầy đủ toàn cảnh quan hệ tín dụng trên thị trường.

Tóm lại, TTTD có vai trò rất quan trọng nhằm bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM. Trong thời gian vừa qua, pháp luật về hệ thống TTTD đã dần được hoàn thiện; hệ thống TTTD được xây dựng theo hướng chuyên nghiệp. Song thực trạng pháp luật về hệ thống TTTD chưa đáp ứng yêu cầu phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD của NHTM, cần tiếp tục được hoàn thiện trong thời gian tới.

3.1.2.5. Về công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước

Thông qua các quy định của pháp luật và thực tiễn hoạt động thanh tra giám sát NH, NHNN đã thực hiện trách nhiệm trong việc duy trì sự phát triển ổn định, hiệu quả của hệ thống NHTM Việt Nam, từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy vậy, thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về thanh tra giám sát NH còn có những hạn chế nhất định, ảnh hưởng đến an toàn hoạt động NH như:

- Theo tổng kết của NHNN, hoạt động thanh tra, giám sát chưa thực sự hiệu quả trong việc bảo đảm sự an toàn, lành mạnh trong hoạt động của hệ thống các TCTD và thúc đẩy ổn định tài chính. Trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm187, Hội đồng xét xử đã có những kiến nghị trong việc tăng cường cơ chế giám sát an toàn hoạt động của các NHTM vì những sơ hở trong quản lý kinh doanh tiền tệ của NHNN thông qua việc kiến nghị Cơ quan Thanh tra giám sát NH cần làm rõ nguyên nhân để

xảy ra tình trạng vi phạm kéo dài, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do các cá nhân, tập thể thuộc hệ thống NHTM cổ phần Công thương Việt Nam gây ra.

Bên cạnh đó, Nghị định 26/2014/NĐ-CP đã có những quy định về thanh tra và giám sát NH dựa trên yếu tố rủi ro, nhưng đây cũng chỉ dừng lại ở những quy định mang tính chung và khái quát nên chưa đáp ứng được các yêu cầu thanh tra giám sát trong tình hình mới.

- Pháp luật về thanh tra giám sát NH vẫn chưa thể hiện đầy đủ các nguyên tắc cơ bản về giám sát NH hiệu quả theo Basel189 (xem Phụ lục 3). Những nội dung cụ thể chưa thể hiện nguyên tắc Basel bao gồm: trách nhiệm giải trình, nguồn lực và bảo vệ


186 Thống kê từ số liệu công bố trên Website Ngân hàng Nhà nước (http://www.sbv.gov.vn - truy cập ngày 31/7/2017).

187 Toà án nhân dân TP. Hồ Chí Minh (2014), Bản án số 46/2014/HSST ngày 27/01/2014 về vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm, tr 157.

189 Xem thêm: Basel Committee on banking supervision (2011), Tlđd (số 153).


pháp lý cho cơ quan thanh tra giám sát (Nguyên tắc 2); kỹ thuật và công cụ giám sát (Nguyên tắc 9)...

- Pháp luật hiện hành còn chưa có hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục thanh tra giám sát NH. Luật NHNN năm 2010 chỉ quy định những nội dung cơ bản nhất về thanh tra, giám sát NH từ Điều 49 đến Điều 61. Nghị định 26/2014/NĐ-CP và Thông tư 03/2015/TT-NHNN cũng không quy định rõ về trình tự, thủ tục thanh tra giám sát NH (ngoại trừ việc Thông tư 03/2015/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục kéo dài thời hạn một cuộc thanh tra trên 70 ngày). Chính vì vậy, trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra, giám sát hiện nay vẫn thực hiện trên cơ sở Luật Thanh tra năm 2010 như: Thông tư 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành. Tác giả nhận thấy rằng, chi khi trình tự, thủ tục thanh tra giám sát

được ban hành, thì một số nguyên tắc giám sát NH hiệu quả theo Basel190 mới được

thể chế hóa cụ thể. Việc tồn tại “khoảng trống” pháp lý về trình tự, thủ tục thanh tra giám sát NH sẽ làm hạn chế hiệu quả của công tác thanh tra giám sát đến bảo đảm an toàn hoạt động NH ở Việt Nam hiện nay.

- Bên cạnh đó, thanh tra giám sát NH còn có những hạn chế về tổ chức, đó là: ngoài Cơ quan Thanh tra giám sát thuộc NHNN, còn có bộ phận thanh tra giám sát tại chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương191, vừa chịu sự lãnh đạo của Giám đốc chi nhánh, vừa chịu sự chỉ đạo của Cơ quan thanh tra giám sát NHNN (Điều 9 Nghị định 26/2014/NĐ-CP). Mô hình tổ chức như vậy quá cồng kềnh, chồng chéo, hạn chế hiệu quả thanh tra, giám sát.192; Sự phối hợp giám sát của NHNN và cơ quan khác trong nước và quốc tế còn hạn chế.

Không thể phủ nhận vai trò của hoạt động thanh tra giám sát của NHNN trong việc tạo sự ổn định và lành mạnh hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian vừa qua. Tuy vậy, những điểm hạn chế, tồn tại của pháp luật thực định cũng như những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật về trách nhiệm của NHNN trong phòng ngừa rủi ro, tạo sự an toàn trong HĐCTD của NHTM cho chúng ta thấy sự cần thiết phải có những giải pháp về vấn đề này.

3.1.2.6. Về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Những hạn chế chủ yếu của pháp luật về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và thực tiễn thực hiện chúng bao gồm:



190 Từ Nguyên tắc 14 đến Nguyên tắc 29 của tài liệu “Core Principle for effective banking supervision” do Ủy ban Basel ban hành quy định chủ yếu về những yêu cầu của cơ quan thanh tra giám sát đối với ngân hàng, được thể hiện thông qua những trình tự, thủ tục cụ thể về thanh tra và giám sát.

191 Hiện nay, theo Điều 6 Nghị định 26/2014/NĐ-CP thì việc thành lập cơ quan Thanh tra giám sát thuộc NHNN chi nhánh ở những địa bàn không có Cục Thanh tra giám sát thuộc Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng.

192 Lê Thị Huyền Diệu (2010), Tlđd (số 18), tr 117.


Thứ nhất, pháp luật hiện hành quy định về phương pháp phân loại nợ vẫn chưa thể hiện hết các rủi ro của khoản tín dụng đã cấp cho khách hàng. Thật vậy, theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài, được sửa đổi bằng Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Thông tư 02/2013/TT-NHNN), phương pháp định lượng được sử dụng chủ yếu. Tuy nhiên, phương pháp này chủ yếu dựa trên thông tin do Trung tâm Thông tín tín dụng (CIC) cung cấp và thời hạn của khoản nợ, mà chưa đề cập đến các yếu tố khác như tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của khách hàng...nhằm xác định chính xác rủi ro của khoản nợ. Đối với các NH phân loại nợ theo phương pháp định tính thì cần đáp ứng những điều kiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 11 Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Việc áp dụng phân loại nợ theo phương pháp định tính phải đồng thời áp dụng việc phân loại nợ theo phương pháp định lượng nhằm phân loại khoản nợ vào nhóm có mức độ rủi ro cao hơn (Khoản 6, Điều 11 Thông tư 02/2013/TT-NHNN).

Tuy nhiên do cách đánh giá định tính nên vẫn có sự can thiệp chủ quan của con người, do đó hệ thống quản lý và quan sát phân loại nợ còn yếu193.

Tác giả cho rằng, muốn phân loại nợ khách quan và khoa học thì cần phải kết hợp giữa phương pháp đo lường rủi ro định tính và định lượng như một số công trình nghiên cứu về kinh tế công bố gần đây194. Đồng thời phân loại nợ cần phải dựa trên nhiều yếu tố như: kết quả thẩm định tín dụng, thông tin tín dụng từ CIC, từ các công ty thông tin tín dụng, từ các nguồn thông tin tín dụng khác của khách hàng, đánh giá của các công ty xếp hạng tín nhiệm và quan trọng là đánh giá của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (IRB) được tổ chức tại các NHTM đã được Basel 2 khuyến nghị áp dụng195. Như vậy, pháp luật cần quy định cho sự “kết nối” những yếu tố vừa nêu để tạo thành một thể thống nhất cho việc đánh giá khách quan và khoa học các khoản nợ của khách hàng.

Thứ hai, pháp luật quy định về tần suất đánh giá rủi ro của khách hàng vẫn chưa cho phép nhận biết nhanh nhất rủi ro của các khoản nợ. Thật vậy, Khoản 1, Điều 8 Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về tần suất phân loại nợ là ít nhất 1 quý/1 lần. Điều này chỉ đúng để đánh giá những yếu tố rủi ro mang tính chậm biến đổi. Còn những yếu tố rủi ro biến đổi hàng ngày, hàng tháng thì NHTM khó đánh giá (nhận biết) nhanh và chính xác được.

Thứ ba, thực tiễn triển khai việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro ở các NHTM còn hạn chế như sau:


193 Lê Thị Huyền Diệu (2010), Tlđd (số 18), tr 144.

194 Lê Thị Huyền Diệu (2010), Tlđd (số 18), tr 137.

195 Xem thêm: Basel II (2004), Tlđd (số 55), đoạn 49.


+ Còn nhiều NH thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro chưa đúng theo quy định. Theo tác giả Hoàng Xuân Quế, 93% các chi nhánh NH trong diện thanh tra có sai sót trong phân loại nợ và gia hạn nợ196; Bên cạnh đó, nhiều NH công bố nợ xấu nhưng không đúng thực chất rủi ro tín dụng. Những nguyên nhân chính của tình trạng này là: (i) Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ở nhiều NHTM ở Việt Nam còn chưa đánh giá chính xác các khoản nợ của khách hàng tại tổ chức tín dụng; (ii) Các NHTM chưa hạch

toán nợ theo chuẩn quốc tế vì nếu hạch toán đúng theo tiêu chuẩn quốc tế thì nợ xấu tăng cao, kéo theo phải trích lập dự phòng rủi ro cao, làm tăng chi phí, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của NH, khó khăn trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động.

+ Trên thực tế, khi đã sử dụng khoản dự phòng để xử lý rủi ro thì khoản nợ đó được “chạy” từ nội bảng ra ngoại bảng. Tuy nhiên cần nhìn nhận rằng, khoản nợ đó vẫn tồn tại và nó cần phải được tiếp tục thu hồi triệt để theo quy định tại Điều 17 Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Thế nhưng, với không ít các NHTM, nợ đã ra ngoại bảng coi như “xong”, sự quan tâm hay tích cực xử lý nợ bị lơ là197.

Tóm lại, pháp luật về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, tuy đã có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn với thực tiễn kinh doanh NH ở Việt Nam hiện nay, nhưng vẫn còn một số vướng mắc và khó khăn cả về thực trạng quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng chúng. Điều đó đòi hỏi phải có sự sửa đổi, bổ sung nhằm bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM.

3.1.2.7. Về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Theo Khoản 1 Điều 9 Thông tư 36/2014/TT-NHNN, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là tỷ lệ phản ánh mức đủ vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên cơ sở giá trị vốn tự có và mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Mặc dù pháp luật Việt Nam đã dần tiếp cận với Hiệp ước Basel về an toàn vốn tối thiểu, nhưng những thành tố để tính toán tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lại chưa hẳn đồng nhất với nhau. Cụ thể, Theo Basel 2, tổng tài sản “có” rủi ro phải tính đến rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro vận hành, trong khi đó, Thông tư 36/2014/TT-NHNN đã hiển nhiên “áp” luôn hệ số rủi ro (theo Phần II, Phụ lục 2 của Thông tư 36/2014/TT-NHNN), mà chưa nêu rõ căn cứ để áp dụng hệ số rủi ro như vậy. Điều này dẫn đến hệ quả là tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM ở nước ta không đồng nhất với tỷ lệ an toàn vốn theo thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, cách tính toán tỷ lệ bảo đảm an toàn vốn của các NHTM Việt Nam là theo Chuẩn mực kế toán của Việt Nam (Theo Khoản 1, Điều 1 Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN, sửa đổi bằng


196 Hoàng Xuân Quế, “Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa phản ánh thực chất nợ xấu của ngân hàng thương mại”, Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán, số 06 (47) năm 2007, tr 24.

197 Hoàng Xuân Quế, Tlđd (số 196), tr 24.

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 14/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí