Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 12


của pháp luật. Kiểm tra sử dụng vốn là một giai đoạn trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, theo đó NHTM sử dụng quyền năng đã được pháp luật quy định nhằm xem xét, đánh giá quá trình sử dụng vốn của khách hàng có tuân theo các điều khoản trong hợp đồng tín dụng hay không, từ đó có các biện pháp thích hợp nhằm bảo đảm an toàn cho khoản tín dụng đã cấp.

Từ những văn bản pháp luật hiện hành về thẩm định hồ sơ tín dụng chúng ta nhận thấy: nội dung cơ bản nhất của quy định về thẩm định hồ sơ tín dụng là việc NHTM phải yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh phương án sử dụng vốn khả thi, khả năng tài chính của mình, mục đích sử dụng vốn hợp pháp, biện pháp bảo đảm tiền vay trước khi quyết định cấp tín dụng. Đồng thời, NHTM phải tổ chức xét duyệt cấp tín dụng theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cấp tín dụng. Có thể nói rằng, những quy định trên tạo cơ sở pháp lý rất quan trọng cho các NHTM trong hoạt động thẩm định hồ sơ tín dụng nhằm phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD của mình.

Trong khi đó, nội dung cơ bản nhất của quy định về kiểm tra sử dụng tiền vay là việc NHTM có quyền, nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng. Đồng thời, NHTM có quyền yêu cầu khách hàng vay báo cáo việc sử dụng vốn vay và chứng minh vốn vay được sử dụng đúng mục đích vay vốn. Quy định trên đã tạo cơ sở cho các NHTM trong việc kiểm tra và giát sát sử dụng vốn, phát hiện kịp thời những vi phạm, mất an toàn trong HĐCTD của các NH.

Thứ tư, một trong những nội dung rất quan trọng của pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD của các NHTM là quy định về bảo đảm tín dụng đã được pháp luật điều chỉnh khá chi tiết. Theo quan điểm kinh tế, “bảo đảm tín dụng là việc thiết lập cơ sở pháp lý để có thêm nguồn thu nợ thứ hai dựa trên cơ sở thế chấp, cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người đi vay hoặc bảo lãnh của bên thứ ba nhằm bảo vệ quyền lợi của người cho vay, khi nguồn thu nợ thứ nhất không xảy ra”137. Hiện nay các văn bản pháp luật không đưa ra định nghĩa về nó nhưng có quan điểm cho rằng, “bảo đảm

tín dụng là những biện pháp mà các TCTD áp dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động cho vay của mình, cụ thể là bảo đảm cho việc thu hồi cả vốn và lãi suất vay”138.

Xét về bản chất, bảo đảm tín dụng là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên được cấp tín dụng phải hoàn trả vốn và lãi phát sinh từ hợp đồng cấp tín dụng được ký kết giữa bên nhận bảo đảm (các NHTM) với bên được cấp tín dụng hoặc bên thứ ba nhằm tạo cơ sở kinh tế và pháp lý cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm đối với các NHTM.



137 Lê Văn Tề (2008), tlđd (số 50), tr 43.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

138 Trần Thị Thụy Anh (2006), Tlđd (số 90), tr 8.


Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 12

Bảo đảm tín dụng có vai trò rất quan trọng trong phòng ngừa rủi ro, bảo đảm an toàn trong HĐCTD của NHTM. Theo quan điểm của các chuyên gia NH ở Anh, Mỹ, bảo đảm tín dụng là một trong ba “vành đai” bảo vệ người cho vay tránh khỏi việc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với TCTD139.

Ở Việt Nam, bảo đảm tín dụng là chỗ dựa tin cậy trong việc đưa ra quyết định cấp tín dụng của NHTM.

Thật vậy, khi xem xét hồ sơ của khách hàng để quyết định cấp tín dụng, NHTM phải đánh giá mức độ tín nhiệm, phương án và mục đích sử dụng vốn, khả năng tài chính của khách hàng, biện pháp bảo đảm tiền vay (Khoản 1, Điều 94 Luật Các TCTD năm 2010). Tuy nhiên, việc đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng là rất khó khăn do nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng và khẳng định được thương hiệu; việc đánh giá phương án sử dụng vốn và khả năng tài chính của khách hàng cũng gặp không ít trở ngại do các báo cáo tài chính không được kiểm toán độc lập, hệ thống thông tin, chuẩn mực kế toán chưa thực sự đủ độ tin cậy. Đó là chưa nói đến việc rất nhiều doanh

nghiệp có hai hay nhiều hệ thống sổ sách, báo cáo kế toán140. Trình độ và khả năng của

cán bộ tín dụng trong việc đánh giá tình hình tài chính của khách hàng còn hạn chế…Chính vì vậy, các NHTM chọn biện pháp bảo đảm tín dụng như là yếu tố hữu hiệu nhất khi quyết định tín dụng, do tính hiện hữu và dễ xác định của nó. Trong trường hợp này, bảo đảm tín dụng tồn tại như là một biện pháp khắc phục sự nhận định chưa hoàn chỉnh về khách hàng141.

Sau khi đã cấp tín dụng, biện pháp bảo đảm tín dụng có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa rủi ro đạo đức142. Đồng thời, vai trò của bảo đảm tín dụng thể hiện ở chức năng tác động, dự phòng và dự phạt143. Thật vây, với chức năng tác động, bảo đảm tín dụng có mục đích nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của bên vay đối với NHTM. Với chức năng dự phòng và dự phạt, bảo đảm tín dụng là cơ sở để NHTM xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ khi bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng NH.

Nhận thức vai trò của các biện pháp bảo đảm tín dụng trong HĐNH, đến nay, pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ bảo đảm tín dụng đã được xây dựng và dần hoàn thiện. Các văn bản pháp luật điều chỉnh chủ yếu bao gồm các đạo luật và nghị định như BLDS năm 2015, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở năm 2014, Luật Công chứng năm 2014, Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 163 nêu trên,


139 Lê Thị Thu Thủy (Chủ biên), (2006), Tlđd (số 24), tr 43,44.

140 Huỳnh Thế Du, Tlđd (số 60), tr 37.

141 Phạm Thanh Chung (2005), Tlđd (số 4), tr 42.

142 Vũ Đình Ánh, Tlđd (số 1), tr 37.

143 Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập 2, NXB CA nhân dân, Hà Nội, tr 60.


Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm, Nghị định 05/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 83 nêu trên và các văn bản có liên quan.

Những ưu điểm nổi bật của pháp luật về bảo đảm tín dụng nhằm phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD của NHTM là: (i) Pháp luật đã quy định nhiều biện pháp bảo đảm trong quan hệ tín dụng giữa NHTM và khách hàng; (ii) Pháp luật còn quy định cho các bên lựa chọn nhiều tài sản bảo đảm nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật144; (iii) Các quy định của pháp luật ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các NHTM.

Thứ năm, các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động thông tin tín dụng (TTTD) cũng được quan tâm xây dựng. Điều đó xuất phát từ chính vai trò của TTTD đến bảo đảm an toàn trong HĐNH. Thực vậy, TTTD theo nghĩa hẹp, được hiểu là các thông tin về khả năng trả nợ của cá nhân hoặc công ty được xem xét bởi các NH trước khi quyết định cho vay145. Theo nghĩa rộng hơn, TTTD là các dữ liệu, số liệu, dữ kiện và tin tức liên quan của khách hàng vay tại tổ chức cấp tín dụng146.

TTTD có vai trò làm giảm sự bất cân xứng về thông tin giữa bên vay và bên cho vay, cho phép bên cho vay đánh giá rủi ro chính xác hơn và cải thiện chất lượng hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, TTTD còn gia tăng hiệu quả tín dụng, giảm nợ xấu NH. Thật vậy, nghiên cứu về hiệu quả của TTTD, Ngân hàng thế giới (WB) đã đưa ra một chỉ số, gọi là chỉ số TTTD, có giá trị từ 0 đến 6. Giá trị càng cao thể hiện hoạt động TTTD càng hoàn thiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tăng

cường chia sẻ thông tin với năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế147. Theo đó, cứ

thêm 1 điểm trong chỉ số TTTD thì sẽ tăng tương ứng 0,9% GDP và 0,7% năng suất lao động148. Đồng thời, điều tra của WB năm 2001-2002 của 34 nước về hiệu quả sử dụng TTTD cho thấy, hệ thống TTTD làm giảm thời gian xử lý, giảm chi phí, giảm nợ xấu trong hoạt động tín dụng149.

Ngoài ra, trong hoạt động tín dụng, TTTD đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, điều hành, hạn chế và ngăn ngừa rủi ro cho hoạt động tín dụng nói riêng và nền kinh tế nói chung150.

Cho đến nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động TTTD đã dần được hoàn thiện như: Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, Luật NHNN Việt Nam, Nghị định 10/2010/NĐ-CP về hoạt động thông tin tín dụng, Nghị định

144 Điều kiện đối với tài sản bảo đảm được quy định tại Điều 295 BLDS năm 2015, Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, Điều 118 Luật Nhà ở năm 2014, Nghị định 163/2006/NĐ-CP, Nghị định 11/2012/NĐ-CP…

145 http://dictionary.cambridge.org/dictionary/business-english/credit-information. Truy cập ngày 20/10/2013.146 Khoản 1, Điều 3 Nghị định 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010 của Chính phủ về hoạt động thông tin tín dụng. 147 Nguyễn Hữu Đương, Tlđd (số 21), tr 84.

148 Nguyễn Trọng Tài, “Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 350, tháng 7/2007, tr 21.

149 Nguyễn Hữu Đương, Tlđd (số 21), tr 85.

150 Phan Thị Thành Dương, “Quyền tiếp cận thông tin tín dụng của công ty thông tin tín dụng ở Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, năm 2012, tr 46.


57/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 10/2010/NĐ-CP, Thông tư 16/2010/TT-NHNN, Thông tư 23/2016/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 16/2010/TT-NHNN, Thông tư 27/2014/TT-NHNN... Những văn bản nêu trên điều chỉnh khá rộng những vấn đề về thu thập và xử lý TTTD, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động TTTD. Một cách khái quát, có thể thấy những văn bản pháp luật nêu trên đã đặt nền tảng pháp lý cơ bản cho hoạt động TTTD nhằm phòng ngừa rủi ro trong

HĐCTD của NHTM Việt Nam, đặc biệt, báo cáo về môi trường kinh doanh năm 2015 của Ngân hàng Thế giới151 cho rằng Việt Nam đã phát triển hệ thống TTTD thông qua việc thiết lập Trung tâm TTTD.

Thứ sáu, công tác thanh tra giám sát của NHNN ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Thực vậy, thanh tra và giám sát là những nội dung quan trọng trong hoạt động của NHNN nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của NHTM. Với tầm quan trọng của mình, thanh tra giám sát NH được quy định là một trong 3 trụ cột của Basel 2152. Các văn bản điều chỉnh hoạt động thanh tra giám sát của NHNN như: Luật NHNN

Việt Nam năm 2010, Luật Thanh tra năm 2010, Nghị định 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 về tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngành NH (Nghị định 26/2014/NĐ-CP), Thông tư 03/2015/TT-NHNN ngày 20/3/2015 hướng dẫn Nghị định 26/2014/NĐ-CP về hoạt động thanh tra, giám sát ngành NH, Quyết định 35/2014/QĐ- TTg ngày 12/6/2014 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra giám sát ngành NH trực thuộc NHNN Việt Nam (Quyết định 35/2014/QĐ-TTg)... đã thể hiện những ưu điểm nổi bật là:

- Các quy định của pháp luật hiện hành về thanh tra giám sát NH đã tạo điều kiện cho việc tăng cường trách nhiệm của NHNN trong việc thực hiện thanh tra giám sát các TCTD thông qua việc thành lập cơ quan Thanh tra giám sát NH (vị trí tương đương tổng cục) trực thuộc NHNN Việt Nam và những nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan này được quy định tương đối cụ thể trong Quyết định 35/2014/QĐ-TTg.

- Các quy định của pháp luật hiện hành đã bước đầu tiếp cận 29 nguyên tắc giám sát NH hiệu quả theo Basel153 thông qua những quy định về trách nhiệm, mục tiêu, thẩm quyền thanh tra giám sát; vấn đề hợp tác, tiếp cận giám sát...

- Hoạt động giám sát từ xa được tiến hành thường xuyên (tháng, quý, năm) trên cơ sở thu thập, tổng hợp và xử lý các tài liệu, thông tin, dữ liệu theo yêu cầu giám sát NH; xem xét, theo dõi tình hình chấp hành các quy định về an toàn hoạt động NH và


151 Xem trong http://www.doingbusiness.org/reports/global-reports/doing-business-2015. Đây là báo cáo về mô trường kinh doanh, cung cấp những quy định và sự thực thi nó từ 189 nền kinh tế trên thế giới.

152 Basel 2 quy định về ba trụ cột (three Pillars) trong bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng: trụ cột thứ nhất: yêu cầu vốn tối thiểu (minimum capital requirement); trụ cột thứ hai: quy trình kiểm tra giám sát (surpervisory review process) và trụ cột thứ ba: kỷ luật thị trường (market discipline). Xem trong: Basel 2: international convergence of capital measurement and capital standard – bcbs 128.

153 Basel Committee on banking supervision (2011), Core principle for effective banking supervision, BIS, xem trong: http://www.bis.org/publ/bcbs230.htm. (Bản full text).


các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và NH; theo dõi việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra và khuyến nghị, cảnh báo về giám sát NH. Bên cạnh đó, giám sát từ xa còn thực hiện phân tích và đánh giá tình hình tài chính, hoạt động, quản trị, điều hành và mức độ rủi ro của NHTM, xếp hạng các NHTM hàng năm. Cùng với đó, cơ quan Thanh tra giám sát còn phát hiện, cảnh báo rủi ro gây mất an toàn hoạt động NH và nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và NH; kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro, vi phạm pháp luật.

- Hoạt động thanh tra tại chỗ được tiến hành định kỳ thông qua việc thanh tra chấp hành pháp luật (thanh tra tuân thủ) và xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro (thanh tra trên cơ sở rủi ro) và tình hình tài chính của đối tượng thanh tra NH. Qua công tác thanh tra, Cơ quan Thanh tra giám sát thực hiện kiến nghị về chính sách pháp luật, kiến nghị, yêu cầu đối tượng thanh tra có các biện pháp bảo đảm an toàn và ngăn chặn những hành vi dẫn đến vi phạm pháp luật. Hàng năm, Cơ quan

Thanh tra giám sát tiến hành khoảng 1000 cuộc thanh tra, kiểm tra154.

- Trong thời gian gần đây, đặc biệt là kể từ khi ban hành Nghị định 26/2014/NĐ- CP và Quyết định 35/2014/QĐ-TTg, khung pháp lý về hoạt động thanh tra, giám sát ngày càng được tăng cường, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn hoạt động NH ở Việt Nam. Nghị định 26/2014/NĐ-CP có rất nhiều điểm mới và hoàn chỉnh hơn so với Nghị định 91/1999/NĐ-CP, thể hiện thông qua những quy định về thực hiện kiểm toán độc lập phục vụ yêu cầu thanh tra, giám sát NH; quy định rõ hơn về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn và hoạt động thanh tra, giám sát NH.

Nhìn chung, thông qua hoạt động thanh tra giám sát NH, NHNN đã thực hiện trách nhiệm trong việc duy trì sự phát triển ổn định, hiệu quả của hệ thống NHTM Việt Nam, từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thứ bảy, các quy định của pháp luật về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro HĐCTD. Về bản chất, phân loại nợ là biện pháp nghiệp vụ - pháp lý nhằm xếp một khoản nợ vào một nhóm nhất định dựa trên đánh giá về khả năng thu hồi vốn của khoản nợ ấy155. Ở khía cạnh khác, phân loại nợ là việc đánh giá rủi ro thông qua các nội dung là quy định hạng đánh giá (cấp độ rủi ro), quy định phương pháp (tiêu chuẩn) đánh giá và quy định tần suất thực hiện việc đánh giá156. Phân loại nợ tạo điều kiện cho NHTM nhìn nhận về mức độ rủi ro đối với các khoản nợ của khách hàng để từ đó có các biện pháp phù hợp trong công tác quản lý nợ, phòng ngừa rủi ro và tăng cường hiệu quả HĐNH.


154 Vũ Khánh Linh (2009), Pháp luật về thanh tra giám sát ngân hàng và phương hướng hoàn thiện, Luận văn Thạc sỹ Luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 60.

155 Trần Vũ Hải, Tlđd (số 20), tr 25.

156 Hồ Sỹ Thụy, “Đề xuất hoàn thiện khung pháp lý quản trị rủi ro”, xem trong:

[http://www.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=33,128127&_dad=portal&_schema=PORTAL&pers_id=297108 &item_id=37436878&p_details=1]. (Truy cập ngày 25/5/2012)


Trích lập dự phòng rủi ro là việc NHTM trích một khoản tiền nhất định và được hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản nợ đã được phân loại của khách hàng tại NHTM. Dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể.

Pháp luật hiện hành đã quy định cho các NHTM phân loại nợ thành 5 nhóm: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn, trong đó 3 loại nợ sau cùng được coi là nợ xấu. Đồng thời, pháp luật cũng quy định cho các NHTM trích lập dự phòng cụ thể và dự phòng chung tương ứng với các loại nợ. Nhìn chung, những văn bản pháp luật về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế, ngày càng đáp ứng các yêu cầu trong công tác bảo đảm an toàn HĐCTD của NHTM.

Thứ tám, quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cũng được coi là một trong những biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD của NHTM. Hiện nay, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 (được sửa đổi bằng Thông tư 06/2016/TT-NHNN) quy định trực tiếp về tỷ lệ an toàn vốn. Theo đó, các TCTD phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ là 9% giữa vốn tự có riêng lẻ trên tổng tài sản có rủi ro riêng lẻ; tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất là 9% giữa vốn tự có hợp nhất trên tổng tài sản có rủi ro hợp nhất.

Sở dĩ các tỷ lệ an toàn vốn có vai trò phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD vì chúng xác định khả năng chịu đựng rủi ro của các NHTM, cụ thể là cho biết về mặt định lượng năng lực tài chính của NHTM tại một thời điểm nhất định. Theo Abdelkader Boudriga và đồng tác giả, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cao và chính sách dự phòng rủi ro tốt sẽ làm giảm những khoản tín dụng xấu, cách thức hiệu quả nhất nhằm giảm nợ xấu là tăng cường hệ thống pháp luật, tăng cường minh bạch thông tin và dân chủ, tăng cường sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong hệ thống ngân hàng157. Do có vai

trò rất quan trọng nên các tỷ lệ bảo đảm an toàn đã được quy định rất cụ thể trong các Hiệp ước vốn Basel, đặc biệt là Basel 2 đã quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là trụ cột đầu tiên trong ba trụ cột bảo đảm an toàn HĐNH.

Việc pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định về các tỷ lệ an toàn, trong đó có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu như trên cho thấy đây là một ưu điểm quan trọng vì chúng ta đã dần tiếp cận được tỷ lệ an toàn vốn theo khuyến nghị của Basel.



157 Abdelkader Boudriga, Neila Boulila Taktak và Sana Jellouli, “Banking supervision and nonperforming loan: a cross country analysis”, Journal of Financial economics Policy (4/2009).


Thứ chín, pháp luật về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ đang dần được hoàn thiện. Theo Khoản 1, Điều 40 Luật Các TCTD năm 2010, hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài được xây dựng phù hợp với hướng dẫn của NHNN và được tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. Kiểm toán nội bộ (KTNB) là việc rà soát, đánh giá độc lập, khách quan đối với HTKSNB; đánh giá độc lập về tính thích hợp và tuân thủ quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đã được thiết lập trong TCTD, chi nhánh NH nước ngoài; đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định, góp phần bảo đảm TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật (Khoản 2, Điều 3 Thông tư 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 của Ngân hàng Nhà nước quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài).

HTKSNB và KTNB có vai trò rất quan trọng đến việc bảo đảm an toàn HĐNH. Qua khảo sát về các thất bại lớn và các vụ sụp đổ của các NH trên thế giới, Ủy ban Basel đã kết luận: một trong các nguyên nhân chủ yếu đó là sự thất bại của ban lãnh đạo các NH trong việc thiết lập và duy trì một HTKSNB mạnh, thường xuyên hoạt động hữu hiệu158. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu, các NH thiếu một cơ chế kiểm soát rủi ro hiệu quả để buộc những người

quản lý, điều hành của các NH tuân thủ những chuẩn mực quản trị rủi ro tối thiểu nhằm đảm bảo an toàn hoạt động cho hệ thống này159. Để đảm bảo phòng ngừa rủi ro, các NH trên thế giới cần xây dựng HTKSNB phù hợp và hiệu quả. Hiệp ước Basel 2 và 3 được xây dựng cũng trên cơ sở của những yêu cầu đó thông qua việc tập trung nhiều hơn so với Basel 1 vào các phương pháp nội bộ của chính NH, đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát và kỷ luật trên nguyên tắc thị trường160.

Thực tiễn HĐNH ở Việt Nam hiện nay cho thấy, các NHTM chủ yếu áp dụng mô hình quản lý rủi ro theo cơ chế kiểm soát đơn (87,5%), còn lại là áp dụng quản lý rủi ro theo cơ chế kiểm soát kép (12,5%)161. Cho dù các NHTM áp dụng bất kỳ mô hình quản lý rủi ro nào thì cơ chế kiểm tra, kiểm soát thông qua cơ quan kiểm soát, KTNB của NH là rất quan trọng. KSNB và KTNB càng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh hiện nay ở nước ta khi tăng trưởng kinh tế dựa quá nhiều vào vốn và rủi ro NH; hội

nhập kinh tế sâu và rộng hơn đi kèm với sự gia tăng rủi ro của các NH; mức độ phát triển của khu vực tài chính tiền tệ quá “nóng” so với năng lực giám sát, quản lý và


158 Nguyễn Thị Thanh Hương, “Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tài chính của các ngân hàng thương mại”, Tạp chí Ngân hàng, số chuyên đề năm 2005, tr 6.

159 Hồ Sỹ Thụy, tlđd (số 156).

160 Nguyễn Thị Liên Hoa, “Hiệp ước Basel mới và vấn đề kiểm soát rủi ro trong ngân hàng thương mại”, trong trang web [http://luattaichinh.wordpress.com]. Truy cập ngày 17/8/2013.

161 Lê Thị Huyền Diệu (2010), Tlđd (số 18), tr 87.


kiểm soát nội bộ của NHTM. Nhìn chung, việc ban hành các văn bản điều chỉnh về HTKSNB và KTNB là căn cứ quan trọng cho các NHTM kiểm soát và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn trong HĐNH.

Thứ mười, thực tiễn tại các NHTM ở Việt Nam thời gian qua đã cho thấy các NHTM đã xây dựng khá đầy đủ các quy định, quy chế nhằm tạo điều kiện cho việc tổ chức và thực hiện kinh doanh NH. Ví dụ, NHTM cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) đã ban hành Quyết định số 5498/2014/EIB/QĐ-TGĐ ngày 24/11/2014 về việc ban hành hướng dẫn chi tiết quy định về cấp tín dụng, quản lý tiền vay; NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ban hành Quyết định 1226/QĐ-HĐQT ngày 30/5/2014 về chính sách phân loại tài sản có, mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động NH; Ngân hàng Xây dựng Việt Nam ban hành Quyết định số 05/2014/QĐ-HĐQT ngày 17/01/2014 về Quy chế cho vay đối với khách hàng; NHTM cổ phần An Bình đã ban hành Quyết định số 86/QĐ-TGĐ.11 ngày 11/3/2011 về Quy chế cho vay đối với khách hàng; NHTM cổ phần Bưu điện Liên Việt đã ban hành Quyết định số 139/2011/QĐ-HĐQT ngày 05/4/2011 về việc ban hành quy chế cho vay đối với khách hàng; NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã ban hành Quyết định 682/2010/QĐ-HĐQT ngày 04/10/2010 về việc ban hành quy chế quản lý tài sản bảo đảm; Quyết định số 150/2011/QĐ-TD ngày 13/01/2011 của Tổng Giám đốc Sacombank về việc ban hành quy trình cấp tín dụng; NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã ban hành Quyết định 228/QĐ-NHNT.HĐQT ngày 02/10/2006 về việc ban hành quy định về cho vay đối với khách hàng; Quyết định số 246/QĐ-NHNT.CSTD ngày 22/7/2008 của Tổng Giám đốc Vietcombank về quy trình tín dụng…

Thông qua những văn bản, quy chế quản lý nội bộ của các NH về HĐCTD, tác giả nhận thấy:

- Những văn bản của các NH quy định về quản lý tín dụng dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, đặc biệt là những thông tư và quyết định của NHNN Việt Nam. Đồng thời các NH cũng tiến hành sửa đổi, bổ sung thường xuyên các văn bản này cho phù hợp với sự thay đổi của pháp luật;

- Về nội dung, các NH đã ban hành nhiều quy định điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến HĐCTD như quy chế cho vay, quy chế quản lý tiền vay, các quy định về tài sản bảo đảm và biện pháp bảo đảm tín dụng, quy trình tín dụng….Những quy định đó điều chỉnh khá toàn diện các vấn đề có liên quan đến HĐCTD nhằm phòng ngừa rủi ro cho các NH;

- Mặc dù có nhiều điểm tương đồng trong các quy chế quản lý nội bộ của các NH về quản lý tín dụng, song mỗi NH đều cố gắng xây dựng các quy chế này theo hướng

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 14/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí