Những Hạn Chế, Bất Cập Của Pháp Luật Và Thực Hiện Pháp Luật Về Phòng Ngừa Rủi Ro Trong Hoạt Động Cấp Tín Dụng Của Ngân Hàng Thương Mại


phù hợp với những đặc thù của từng NH, đặc biệt là phù hợp với cơ cấu tổ chức, hoạt động cũng như “khẩu vị” của từng NH nhằm phòng ngừa những rủi ro trong HĐNH.

Tóm lại, hệ thống pháp luật hiện hành đã thể hiện được một số thành tựu nhất định trong việc phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD của các NHTM. Cùng với đó, việc thực hiện pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD cũng đã được các NHTM quan tâm thực hiện. Điều đó tạo nên những điều kiện thuận lợi nhất định cho các NHTM thực hiện kinh doanh NH an toàn và hiệu quả, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong thời gian vừa qua.

3.1.2. Những hạn chế, bất cập của pháp luật và thực hiện pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD của các NHTM còn tồn tại một số hạn chế và bất cập như sau:

3.1.2.1. Về những trường hợp không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng và giới hạn cấp tín dụng

a) Hạn chế, bất cập của pháp luật

Những hạn chế của pháp luật về những trường hợp không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng và giới hạn cấp tín dụng như:

Thứ nhất, một số quy định của pháp luật về những trường hợp không được cấp tín dụng và hạn chế cấp tín dụng còn chưa cụ thể

Khoản 1 Điều 126 Luật Các TCTD năm 2010 quy định không được cấp tín dụng đối với “các chức danh tương đương”, nhưng chưa có sự hướng dẫn hoặc giải thích về các chức danh tương đương này. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự an toàn trong HĐCTD, mà còn ảnh hưởng đến sự an toàn trong HĐNH nói chung. Thời gian vừa qua, một số ngân hàng thành lập “Hội đồng sáng lập”, “Hội đồng đầu tư”... và cùng với đó là NH bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo các Hội đồng này. Vậy lãnh đạo các Hội đồng đó có được coi là “chức danh tương đương” Hội đồng quản trị hay không?, giá trị pháp lý của các Hội đồng đó như thế nào? Trong vụ án Nguyễn Đức Kiên, theo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao162, Nguyễn Đức Kiên sở hữu 3.37%,

cùng với người thân trong gia đình sở hữu 9,03% vốn điều lệ của Ngân hàng ACB, Nguyễn Đức Kiên là Chủ tịch Hội đồng đầu tư kiêm Phó chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng ACB nhiệm kỳ 1994 - 2008. Cuối năm 2007, Nguyễn Đức Kiên không tham gia HĐQT ACB nhưng đề nghị HĐQT thành lập Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB, do Kiên làm Phó chủ tịch. Hội đồng sáng lập có chức năng tư vấn cho

Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 13



162 Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao (2013), Cáo trạng số 02/VKSTC-V1 ngày 12/12/2013 về vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm, tr 2.


HĐQT, thành viên Hội đồng sáng lập được tham gia và cho ý kiến tại tất cả các cuộc họp HĐQT, được cung cấp đầy đủ các tài liệu về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ACB. Như vậy, tuy không giữ chức danh do NHNN chuẩn y nhưng với các vị trí như trên đồng thời đại diện nhóm cổ đông sở hữu 9,03% vốn điều lệ, Nguyễn Đức Kiên có vai trò chỉ đạo, chi phối toàn bộ hoạt động quản trị, điều hành Ngân hàng ACB. Thông qua việc làm Chủ tịch HĐQT của 6 công ty và với vai trò chỉ đạo, chi phối Ngân hàng ACB, Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm đã thực hiện các hành vi phạm tội như: kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo tác giả luận án, tuy việc NH thành lập “Hội đồng sáng lập”, “Hội đồng đầu tư” nêu trên là không trái pháp luật hiện hành, song nếu sử dụng danh nghĩa các Hội đồng đó lấn át chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐQT, Hội đồng thành viên hoặc gây thiệt hại cho NH thì đó là hành vi vi phạm.

Điểm b Khoản 1 Điều 126 Luật Các TCTD quy định TCTD, chi nhánh NH nước ngoài không được cấp tín dụng cho cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc và các chức danh tương đương, nhưng cũng chưa có sự hướng dẫn hoặc giải thích trong việc xác định cha, mẹ, vợ, chồng, con.

Thứ hai, pháp luật còn chưa thể hiện tính toàn diện khi quy định hậu quả pháp lý nếu vi phạm các quy định về không được cấp tín dụng và hạn chế cấp tín dụng.

Quy định của pháp luật về những trường hợp không được cấp tín dụng và hạn chế tín dụng mang tính chất bắt buộc. Nếu chủ thể nào vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ, sẽ phải chịu các hậu quả bất lợi như: hợp đồng tín dụng bị vô hiệu, bị xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thật vậy, về xử lý hợp đồng tín dụng vô hiệu, các điều 122, 407 BLDS năm 2015 đã quy định về hợp đồng vô hiệu khi vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội. Dễ dàng nhận thấy việc NHTM cấp tín dụng cho những trường hợp không được cấp tín dụng tại điều 126 Luật Các TCTD năm 2010 là vi phạm điều cấm của pháp luật và hậu quả là hợp đồng tín dụng đó vô hiệu toàn bộ.

Về xử phạt hành chính, trước đây, Nghị định 202/2004/NĐ-CP, được sửa đổi bằng Nghị định 95/2011/NĐ-CP (hiện nay 2 Nghị định này đã hết hiệu lực, bị thay thế bởi Nghị định 96/2014/NĐ-CP) quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi cấp tín dụng cho khách hàng khi khách hàng “không đủ điều kiện” tại điểm a, khoản 5 điều 14, điểm a, khoản 2, điều 16, điểm a, khoản 4, điều 17. Tuy nhiên, Nghị định 202 nêu trên không quy định rõ biện pháp xử phạt khi NHTM vi phạm các quy định về không được cấp tín dụng và hạn chế tín dụng. Nghị định 96/2014/NĐ-CP đã có những quy định về xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm các quy định về cấp tín


dụng không đủ điều kiện và vi phạm các quy định về hạn chế cấp tín dụng tại Điều 15. Tác giả đồng tình với sự sửa đổi này của pháp luật.

Về trách nhiệm hình sự, trước đây theo BLHS năm 1999 (sửa đổi năm 2009), Điều 179 quy định về tội vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của TCTD, trong đó đưa ra hình phạt tiền hoặc phạt tù từ 1 năm đến 7 năm đối với “hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cho vay trong hoạt động tín dụng”. Tuy nhiên, BLHS chỉ quy định hình phạt cho hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về “cho vay”, còn nếu vi phạm các quy định khác trong HĐCTD thì BLHS không quy định hình phạt. Hiện nay Điều 206 BLHS năm 2015 (được sửa đổi bằng Bộ luật hình sự năm 2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) đã quy định về tội vi phạm quy định trong hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, theo đó những hành vi vi phạm trong HĐCTD được BLHS điều chỉnh bao gồm: (i) Cấp tín dụng cho những trường hợp không được cấp tín dụng trừ trường hợp cấp dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng; (ii) Cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật; (iii) Vi phạm quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn cho hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;

(iv) Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng đối với trường hợp phải có tài sản bảo đảm ; (v) Vi phạm quy định của pháp luật về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng; (vi) Cấp tín dụng vượt giới hạn so với vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp có chấp thuận của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; (vii) Vi phạm quy định của pháp luật về góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, điều kiện cấp tín dụng và những hành vi vi phạm khác. Tác giả đồng ý với sự sửa đổi theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng như vậy của pháp luật.

Thứ ba, quy định hậu quả pháp lý khi không tuân thủ giới hạn cấp tín dụng còn hạn chế.

Về trách nhiệm hình sự, BLHS năm 2015 (sửa đổi năm 2017) được ban hành đã khắc phục cơ bản những hạn chế của BLHS năm 1999 khi quy định về tội “vi phạm quy định trong hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” (Điều 206) thay thế cho tội “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng” (Điều 179, BLHS năm 1999).

Về trách nhiệm hành chính, Nghị định 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động NH đã quy định tại Khoản 6, Điều 15 với mức phạt tiền từ 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về giới hạn cấp tín dụng. Ngoài ra, chủ thể vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc thu hồi phần số dư cấp tín dụng vượt giới hạn trong thời hạn tối đa 6


tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực. Tác giả nhận định rằng, mức xử phạt mà Nghị định 96/2014/NĐ-CP quy định như trên là còn thấp, chưa tương xứng với hành vi vi phạm quy định về giới hạn cấp tín dụng, bởi vì:

- Vi phạm quy định về giới hạn cấp tín dụng là hành vi ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự an toàn trong HĐCTD của các NHTM, vì hạn mức cấp tín dụng cho khách hàng có thể rất lớn, khả năng thu hồi có thể rất khó khăn, làm gia tăng nợ xấu;

- Hậu quả của hành vi vi phạm này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mỗi NHTM, mà còn ảnh hưởng đến hệ thống NHTM và toàn bộ nền kinh tế;

- Vi phạm quy định về giới hạn cấp tín dụng sẽ ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn của các chủ thể khác tại các NHTM.

b) Hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện pháp luật

Mặc dù hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam đã có những quy định về những trường hợp không được cấp tín dụng, hạn chế và giới hạn cấp tín dụng, song trên thực tế, sự yếu kém và tính dễ bị tổn thương của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua là do các quy định này đã bị bỏ qua và không được tuân thủ đúng mực.

[Do cần tiền để sử dụng cho việc trả nợ, Phạm Công Danh biết với tư cách là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) sẽ không được vay trực tiếp tại Ngân hàng này theo quy định của pháp luật. Vì vậy, Phạm Công Danh đã chỉ đạo Phan Thành Mai, Tổng Giám đốc; Mai Hữu Khương, Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn; Hoàng Đình Quyết, Giám đốc VNCB chi nhánh Lam Giang; Nguyễn Quốc Viễn, Trưởng Ban Kiểm soát và Phan Minh Tùng, nhân viên tập đoàn Thiên Thanh và một số nhân viên VNCB thực hiện: lập các biên bản họp HĐQT hình thức để sử dụng 12 pháp nhân thuộc tập đoàn Thiên Thanh (gồm: Công ty Thịnh Quốc, Công ty Hoàng Đại Phương, Công ty Cường Tín, Công ty Thanh Quang, Công ty Nhất Nhất Vinh, Công ty Phước Đại, Công ty Toàn Tâm, Công ty An Phát, Công ty xây dựng Hương Việt, Công ty Thành Trí, Công ty IDICO và Công ty Quang Đại) và 02 pháp nhân là Công ty Nhà Quốc Cường và Công ty Nhà Hưng Thịnh; lập 16 bộ hồ sơ vay vốn với phương án kinh doanh, trả nợ khống; lập các hợp đồng chuyển nhượng bất động sản và hợp đồng mua bán nguyên liệu khống; không tiến hành thẩm định thực tế hồ sơ vay; các lô đất số 4,5,6,7,8,13,14 thuộc Sân vận động Chi Lăng và đất tại 209 Trường Chinh, TP Đà Nẵng đã được đảm bảo cho khoản vay 5000 tỷ đồng tại BIDV (chưa được giải chấp), nhưng vẫn được dùng làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay tại VNCB; nâng khống giá trị tài sản lên nhiều lần so với giá trị thực tế các lô đất tại khu vực Sân vận động Chi Lăng và 209 Trường Chinh, TP Đà Nẵng để vay tiền tại VNCB và sử dụng tiền vay sai mục đích.

Trong thời gian từ ngày 28/12/2012 đến ngày 11/3/2014, VNCB chi nhánh Sài Gòn và chi nhánh Lam Giang đã tiếp nhận hồ sơ, giải ngân cho 14 công ty trên vay


5000 tỷ đồng là 3 đợt: đợt 1 vào cuối năm 2012 cho 02 công ty vay 650 tỷ đồng; đợt 2 vào giữa năm 2013 cho 02 công ty vay 600 tỷ đồng và đợt 3 vào đầu năm 2014 cho 10 công ty vay 3.750 tỷ đồng. Sau khi giải ngân cho vay, VNCB đã tất toán một khoản vay 300 tỷ đồng của Công ty Nhà Hưng Thịnh, còn dư nợ gốc là 4.700 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo cho khoản vay 5000 tỷ đồng là 13 lô đất Sân vận động Chi Lăng và lô đất 209 Trường Chinh, TP Đà Nẵng. Các lô đất này thuộc Tập đoàn Thiên Thanh, đã được Phạm Công Danh chỉ đạo định giá nâng gấp 4 lần so với giá trị đã được định giá để vay tại BIDV cùng thời điểm đó. Đến tháng 9/2014, theo yêu cầu của NHNN, VNCB đã thuê định giá lại và xác định chỉ có giá trị là hơn 2600 tỷ đồng (trước đó Phạm Công Danh đã chỉ đạo nâng khống giá trị tài sản lên tới 8503 tỷ đồng). Đến nay, Phạm Công Danh không có khả năng trả nợ số tiền này cho VNCB. Theo mức

định giá trên thì VNCB chỉ có khả năng thu hồi trên 2600 tỷ đồng, số còn lại gần 2100 tỷ đồng không có khả năng thu hồi]163.

Trong tình huống trên, tuy Phạm Công Danh và Ngân hàng VNCB không vi phạm quy định về những trường hợp không được cấp tín dụng, song hành vi của những người quản lý, điều hành Ngân hàng VNCB đã “lách” các quy định về phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD. Cụ thể, với tư cách là Chủ tịch HĐQT VNCB, đồng thời là Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Thiên Thanh, Phạm Công Danh đã chỉ đạo thuộc cấp của mình mượn tư cách pháp nhân của nhiều doanh nghiệp và làm hồ sơ khống để vay tại Ngân hàng VNCB. Có thể nói, do các công ty vay Ngân hàng VNCB là những công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và Phạm Công Danh có phần lớn vốn góp tại các doanh nghiệp đó, nên theo quy định tại Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 thì đây thuộc trường hợp hạn chế cấp tín dụng. Nhưng với sự chỉ đạo của Phạm Công Danh, VNCB đã “vô hiệu hoá” được các quy định của pháp luật về hạn chế cấp tín dụng, gây ra rủi ro và thiệt hại cho Ngân hàng.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do những người lãnh đạo điều hành ngân hàng vi phạm pháp luật và đặc biệt là hiện tượng tổ chức kinh tế sở hữu ngân hàng có thể dễ dàng vô hiệu hoá các quy định về bảo đảm an toàn, kể cả các quy định giám sát nội bộ của ngân hàng. Trong vụ việc trên, Phạm Công Danh vừa với tư cách là Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Thiên Thanh, vừa là Chủ tịch HĐQT VNCB sẽ dễ dàng thực hiện các hành vi vi phạm, bởi lẽ khi với tư cách là Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Thiên Thanh, Phạm Công Danh sẽ chỉ đạo các công ty thuộc tập đoàn của mình để lập các hồ sơ vay vốn ngân hàng. Còn khi với tư cách là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VNCB, Phạm Công Danh cũng dễ dàng chỉ đạo những người dưới quyền của mình thực hiện cấp tín dụng cho các công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh. Như vậy cùng



163 Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao (2016), Cáo trạng số 20/CT-VKSTC-V3 ngày 09/5/2016 về vụ án tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam, tr 33,34.


một người nhưng với hai tư cách quản lý doanh nghiệp và ngân hàng, họ dễ có khả năng thực hiện hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, trong vụ việc trên chúng ta nhận thấy còn nhiều quy định của pháp luật đã bị vô hiệu hoá, như việc thẩm định và xét duyệt cho vay, kiểm tra sử dụng vốn, biện pháp bảo đảm tín dụng...

Tóm lại, bên cạnh những mặt đã đạt được nhằm bảo đảm an toàn trong HĐCTD của các NHTM, pháp luật và thực hiện pháp luật về những trường hợp không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng và giới hạn cấp tín dụng còn một số những hạn chế nhất định. Vì vậy, cần thiết phải sửa đổi những quy định đó nhằm tăng cường hơn nữa sự an toàn trong HĐCTD của NHTM.

3.1.2.2. Về thẩm định hồ sơ tín dụng và kiểm tra sử dụng vốn

a) Thực trạng pháp luật

Hiện nay, các quy định của pháp luật về thẩm định hồ sơ tín dụng và kiểm tra sử dụng vốn được thể hiện tại Điều 94 Luật Các TCTD năm 2010; Điều 17, Điều 24 Thông tư 39/2016/TT-NHNN; Điều 14 Thông tư 04/2013/TT-NHNN và các văn bản có liên quan. Bên cạnh những ưu điểm thì thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về vấn đề này còn những hạn chế như sau:

Một là, các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và HĐNH chưa đảm bảo công tác phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD của NHTM. Thật vậy, hiện nay, Nghị định 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động NH mặc dù đã có những quy định về xử phạt vi phạm về cấp tín dụng, nhưng vẫn chưa có quy định cụ thể về xử phạt hành vi vi phạm về quy trình tín dụng. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành chỉ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng theo quy định của pháp luật (Khoản 2, Điều 15 Nghị định 96/2014/NĐ-CP). Còn những hành vi vi phạm khi không kiểm tra sử dụng vốn vay trong hoạt động bảo lãnh, chiết khấu, bao thanh toán và các hình thức cấp tín dụng khác lại không được pháp luật điều chỉnh.

Hai là, pháp luật vẫn chưa đủ “mạnh mẽ” và đồng bộ trong việc tạo điều kiện cho NH thực hiện việc kiểm tra sử dụng vốn vay đối với khách hàng. Thật vậy, hoạt động kiểm tra sử dụng vốn của NHTM được Luật Các TCTD năm 2010 quy định là “Quyền và nghĩa vụ”, nhưng Thông tư 04/2013/TT-NHNN quy định là “quyền”, Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định là “quyền thực hiện kiểm tra giám sát”. Trong khi đó, Thông tư 07/2015/TT-NHNN lại quy định về “quyền kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh”; Thông tư 21/2012/TT-NHNN (được sửa đổi bằng Thông tư 01/2013/TT-NHNN và Thông tư 18/2016/TT-NHNN) lại không đưa ra bất kỳ quy định nào về vấn đề này.


Theo quan điểm của tác giả, việc thực hiện kiểm tra giám sát sử dụng vốn của khách hàng là nghĩa vụ của NHTM, bởi những lý do sau đây: (i) tạo cho các NHTM thực hiện công việc kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay thường xuyên, liên tục vì đây là công việc mà NHTM phải thực hiện theo pháp luật; (ii) nếu quy định việc kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay của khách hàng là “quyền” thì NHTM có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền này; (iii) đảm bảo tăng cường hoạt động phòng ngừa rủi ro trong HĐCTD của các NHTM.

Đến đây một câu hỏi được đặt ra là liệu quy định việc kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay là nghĩa vụ của NHTM, thì khách hàng (bên được cấp tín dụng) có hợp tác với NHTM trong việc thực hiện nghĩa vụ này của NHTM hay không? Tác giả cho rằng, NHTM vẫn có khả năng yêu cầu khách hàng hợp tác trong việc thực hiện kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay thông qua việc quy định trong hợp đồng tín dụng nghĩa vụ của khách hàng trong việc cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết để đảm bảo hoạt động kiểm tra giám sát của mình.

b) Về thực tiễn thực hiện pháp luật

Thực tiễn thực hiện pháp luật về thẩm định hồ sơ tín dụng và kiểm tra sử dụng vốn tại các NHTM cũng có một số bất cập sau đây:

Thứ nhất, vẫn còn tồn tại các hành vi lôi kéo khách hàng, vi phạm các điều kiện cấp tín dụng dẫn đến nhiều khách hàng không đủ điều kiện vay vốn vẫn được vay, mức độ rủi ro của các khoản vay này là không lường được. Không dừng lại ở đó, một số trường hợp các cán bộ tín dụng thẩm định sơ sài, không tuân thủ quy định nội bộ của các NH về thẩm định cấp tín dụng như: đánh giá không đúng tính khả thi phương án kinh doanh của khách hàng, không điều tra tư cách của bên vay và khả năng tài chính của họ…Ví dụ, Bản án hình sự số 30/2015/HSST ngày 03/8/2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng cho thấy rõ điều đó:

[Căn cứ tài liệu điều tra tại 05 ngân hàng có hợp đồng tín dụng chưa tất toán với Công ty thủy sản Phương Nam gồm LPB Hậu Giang, VDB Sóc Trăng, Sacombank Sóc Trăng, Vietcombank Sóc Trăng, ABbank Bạc liêu cho thấy: trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn, thẩm định tài sản bảo đảm là hàng tồn kho, quản lý tài sản là hàng tồn kho đã thế chấp cho ngân hàng, giải ngân và kiểm tra sau giải ngân, các cán bộ ngân hàng đã thực hiện không đúng, không đầy đủ quy định dẫn đến hậu quả cho 05 ngân hàng không thu hồi được số tiền là 825.552.511.549 đồng. Cụ thể: cán bộ ngân hàng chỉ dựa vào hồ sơ báo cáo không trung thực của Công ty Phương Nam, không thực hiện đầy đủ các yêu cầu kiểm tra, xác minh để chứng mình tình hình tài chính; khi thẩm định tài sản bảo đảm, cán bộ NH không kiểm đếm chi tiết từng loại hàng hóa và cũng không kiểm tra hệ thống sổ sách kế toán...; hợp đồng thế chấp không chặt chẽ...; phần lớn các


NH đều không giải ngân trực tiếp cho người thụ hưởng, mà chủ yếu chuyển vào tài khoản tiền gửi của Công ty Phương Nam tại các NH, sau đó Công ty Phương Nam sử dụng tiền này để trả nợ nên các NH không giám sát được sử dụng vốn vay...]164 Bên cạnh đó, qua kết luận của kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nội bộ các NH và

thanh tra giám sát của NHNN cho thấy, nhiều món vay kém chất lượng, tồn đọng không có khả năng thu hồi và có nguy cơ mất trắng đều có nguyên nhân thẩm định sơ sài, hồ sơ có vấn đề, thiếu kiểm tra kiểm soát165;

Thứ hai, trong thực tế một số cán bộ tín dụng khi thẩm định cho vay không dựa trên cơ sở đánh giá mức độ tín nhiệm về khách hàng mà lại quá chú trọng đến các biện pháp bảo đảm. Dường như họ đã “đặt cược” việc trả nợ của người vay vào các tài sản bảo đảm. Chính quan điểm này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng;

Thứ ba, đứng ở góc độ NH, để tăng doanh thu, một số NH đã lựa chọn một chiến lược kinh doanh liều lĩnh: thả lỏng các điều kiện cấp tín dụng, chấp nhận rủi ro cao nhưng không đảm bảo nguồn tài chính bù đắp tổn thất tương ứng với mức độ rủi ro166. Điều này làm gia tăng mức độ rủi ro khi vấn đề cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt;

Thứ tư, vẫn tồn tại thực trạng “cho vay ngược”: người đứng đầu các NH chỉ đạo cho nhân viên của mình lập tờ trình thẩm định theo hướng có lợi cho một số doanh nghiệp để họ có thể ký hợp đồng cho vay167. Cùng với đó, việc thẩm định tín dụng còn bị ảnh hưởng nhiều bởi các “mối quan hệ” thay vì hiệu quả sử dụng vốn vay. Vẫn còn tồn tại cho vay theo chỉ thị “ngầm”, gây áp lực cho NH bỏ qua kỷ luật tín dụng để tài trợ cho những dự án tài chính yếu kém song kỳ vọng lại lớn168;

Thứ năm, NH gặp phải những khó khăn trong công tác thẩm định hồ sơ tín dụng như: người vay cung cấp thông tin không chính xác, đầy đủ, thậm chí nhiều trường hợp cố ý cung cấp những thông tin gian lận nhằm lừa đảo, chiếm đoạt vốn NH, việc xếp hạng tín nhiệm trong hệ thống NHTM ở Việt Nam còn nhiều khó khăn do có ít tổ chức xếp hạng tín nhiệm với quy mô còn nhỏ.

Thứ sáu, hệ thống NH chưa xem trọng công tác kiểm tra sau giải ngân dẫn đến chất lượng tín dụng không tốt, nợ xấu NH phát sinh ngày càng tăng. Đặc biệt, các NH vẫn thực hiện giải ngân bằng tiền mặt nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu để kiểm soát dòng tiền, dẫn đến khách hàng vay có thể sử dụng sai mục đích169.

Thứ bảy, trong thực tế hoạt động kiểm tra sử dụng vốn, nhiều khách hàng được cấp tín dụng rồi bỏ trốn. NH thực hiện quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ


164 Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng (2015), Bản án số 30/2015/HSST ngày 03/8/2015, tr 19,20.

165 Lê Văn Hùng, “Rủi ro trong hoạt động ngân hàng – nhìn từ góc độ đạo đức”, Tạp chí Ngân hàng, số 16, 2007, tr 35.

166 Lê Thị Ngân Hà (2014), Pháp luật về hạn chế rủi ro trong hoạt động thẩm định cho vay của ngân hàng thương mại, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr 53.

167 Nguyễn Thị Thủy (2000), Tlđd (số 26), tr 64.

168 Phan Thị Thu Hà, “Rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam – cách tiếp cận từ tính chất sở hữu”, Tạp chí Ngân hàng, số 24, tháng 12/2006, tr 11.

169 Nguyễn Văn Hưng (2003), Tlđd (số 3), tr 79.

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 14/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí