Pháp Luật Việt Nam Về Biện Pháp Bảo Đảm Tín Dụng Bằng Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Trong Hoạt Động Của Ngân Hàng Thương Mại

QSHTT có liên quan. Các hợp đồng này chỉ có hiệu lực sau khi đăng ký. Tài sản cầm cố là QSHTT được yêu cầu nghiêm ngặt:


 Bên cầm cố phải là bên có quyền sở hữu đối với đối tượng QSHTT được ghi nhận trong hồ sơ của cơ quan có liên quan.

 Thời hạn bảo hộ sở hữu trí tuệ chưa hết hạn, hoặc phải được gia hạn thường xuyên trong trường hợp thế chấp nhãn hiệu.

 Không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc tính hợp lệ của SHTT.

 Thời hạn của khoản vay không thể vượt quá thời hạn bảo hộ sở hữu trí tuệ.


Trong thời hạn cam kết, nếu cơ quan có liên quan phát hiện thấy rằng bất kỳ yêu cầu nào nêu trên không được đáp ứng thì sẽ huỷ bỏ việc đăng ký cầm cố, và việc đăng ký sẽ bị vô hiệu ngay từ đầu.


- Quyền của ngân hàng và bên cầm cố.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.


Người vay không thể định đoạt quyền SHTT hoặc cấp phép QSHTT mà không có sự chấp thuận của bên ngân hàng. Trong trường hợp bên ngân hàng đồng ý chuyển nhượng hoặc cấp giấy phép về QSHTT, phí chuyển nhượng hoặc phí cấp giấy phép mà người đòi nợ thu được sẽ được sử dụng để trả nợ, hoặc sẽ bị thu hồi và giao cho bên thứ ba quản lý theo thỏa thuận trong hợp đồng cầm cố. Điều này cho thấy rằng lợi tức thu được từ tài sản bảo đảm cũng được bao gồm trong phạm vi của cầm cố QSHTT. Nếu người nợ giao quyền hoặc cho phép sở hữu sổ cầm cố mà không có sự chấp thuận của bên được bảo đảm thì việc chuyển nhượng hoặc giấy phép sẽ bị coi là không hợp lệ và người vay sẽ phải chịu trách nhiệm về "hậu quả tổn thất" của bên ngân hàng.

Biện pháp bảo đảm tín dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động của Ngân hàng thương mại trong pháp luật Việt Nam - 5


Ngoài ra, cơ quan quản lý có thẩm quyền tiến hành hỗ trợ bên ngân hàng trong việc quản lý QSHTT trong thời gian bảo đảm. Trong thời hạn bảo hộ bằng sáng chế và thời gian áp dụng biện pháp cầm cố QSHTT, SQSHTT O sẽ không xử lý các thủ tục cho việc từ bỏ quyền, chuyển nhượng hoặc cấp phép bằng độc quyền sáng chế nếu người cầm cố không thể chứng minh được sự chấp thuận của bên ngân hàng cho việc

từ bỏ, chuyển nhượng hoặc cấp phép đó. SQSHTT O cũng sẽ thông báo cho bên hàng khi một quyền về bằng sáng chế bị hủy bỏ hoặc chấm dứt trong thời hạn của cam kết, hoặc khi người sáng chế không nộp lệ phí hàng năm để duy trì bằng sáng chế.


Các luật và quy định nói trên cho thấy Trung Quốc có các quy tắc cứng nhắc, cả về nội dung và thủ tục, liên quan đến việc sử dụng QSHTT làm tài sản đảm bảo trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, các quy tắc này rất cấp tiến và tiên phong so với các nước đang phát triển khác, hỗ trợ cho các khoản vay được tiếp cận đến chủ thể cần vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh, dựa trên tài sản bảo đảm là QSHTT.

CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TÍN DỤNG BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


2.1. Một số vụ việc về cho vay có bảo đảm bằng QSHTT của ngân hàng thương mại

Để hiểu rõ thực tiễn pháp luật Việt Nam về hoạt động cho vay có bảo đảm bằng QSHTT, trước hết cần xem xét một số vụ việc hiếm hoi, tiêu biểu về việc sử dụng QSHTT làm tài sản bảo đảm khoản vay trong các ngân hàng thương mại Việt Nam, cụ thể:

2.1.1. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho vay có bảo đảm bằng biện pháp chấp quyền đối với tác phẩm điện ảnh.


Năm 2009, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ký kết hợp đồng tín dụng với Công ty Latsata MultiMedia Corporation ("Latsata") đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, với tài sản đảm bảo là “các quyền tài sản phát sinh từ bản quyền trong 46 bộ phim điện ảnh Siêu Thị Tình Yêu ". Hợp đồng thế chấp được ký kết vào ngày 30 tháng 7 năm 2009 (thỏa thuận không công khai). Ngày 13 tháng 11 năm 2011, Latsata và BIDV đã đăng ký giao dịch bảo đảm tại Phòng Đăng ký Giao dịch Bảo đảm Thành phố Hồ Chí Minh. Các tài liệu liên quan đến bộ phim cũng được liệt kê trong báo cáo tài chính, bao gồm: (1) Thỏa thuận chuyển nhượng phim vào ngày 2 tháng 6 năm 2010,

(2) Thỏa thuận chuyển nhượng bản quyền ngày 29 tháng 12 năm 2009, và (3) Xác nhận phê duyệt phim và phát hành ngày Ngày 2 tháng 6 năm 2010.


Các dữ kiện về vụ việc là chưa đầy đủ, song rõ ràng là người vay là người được chuyển nhượng quyền sử dụng phim và các quyền liên quan trong phim và sử dụng các quyền này để thế chấp khoản vay của BIDV.

2.1.2. Ngân hàng Agribank cho vay có bảo đảm bằng quyền sử dụng thương hiệu và nhãn hiệu thương mại

Năm 2013, ngân hàng Agribank (Chi nhánh Nam Hà Nội) đã cho Công ty Liên doanh Lifepro Vietnam ("Lifepro") vay số tiền lên đến 150 triêu USD để tài trợ cho dự án Luxfashion của Lifepro - sự phát triển của một nhà máy dệt may quy mô lớn với tổng đầu tư 305 triệu USD, được đầu tư xây dựng tại KCN Gián Khẩu (tỉnh Ninh Bình). Nhưng đến tháng 8-2012, nhà máy bất ngờ ngừng hoạt động. Lãnh đạo cao cấp của công ty cùng toàn bộ chuyên gia nước ngoài đã biến mất một cách bí ẩn.


Trong khi đó, khoản nợ vay Agribank đầu tư dự án Luxfashion tính đến ngày 12- 10-2012 là hơn 3.099 tỷ đồng hiện vẫn chưa thể xử lý được. Liên quan đến khoản cho vay này, Agribank đã xác lập cùng Cty liên doanh Lifepro Việt Nam 2 hợp đồng thế chấp tài sản.


Cụ thể, ngày 8-4-2012, kí Hợp đồng thế chấp số 01 trị giá 1.518 tỷ đồng, tài sản thế chấp được hình thành từ vốn vay và vốn tự có. Trong đó, gồm toàn bộ công trình kiến trúc, dây chuyền máy móc, thiết bị giai đoạn I và II, giá trị quyền sử dụng đất, lô máy móc thiết bị hoàn tất sản phẩm.


Tiếp đó, ngày 14-4-2012, một hợp đồng thế chấp khác được kí kết với tài sản thế chấp cũng được hình thành từ vốn vay và vốn tự có trong tương lai gồm nguyên phụ liệu nhập khẩu, các bộ chứng từ xuất hàng chờ thu tiền, các khoản phải thu của khách hàng… với tổng trị giá 64 triệu EURO và 14,9 triệu USD.


Tài sản thế chấp thứ hai của hợp đồng này là quyền sử dụng 6 thương hiệu và nhãn hiệu thương mại mà Cty liên doanh Lifepro Việt Nam đã mua của FGF Industry Spa (Italia). Với 6 thương hiệu và nhãn hiệu này, Agribank đã nhận thế chấp cho khoản vay tới 70 triệu USD, tương đương 1.464 tỷ đồng.

Việc các lãnh đạo của Lifepro biến mất, bỏ lại khoản nợ hàng trăm triệu USD. Để khắc phục thiệt hại, ngày 25/12/2017, Công ty xử lý nợ của ngân hàng Agribank - Agribank AMC đã có thông báo bán đấu giá toàn bộ tài sản bảo đảm, bao gồm: nguyên phụ liệu dệt may, thành phẩm, bán thành phẩm may mặc trong các kho xưởng tại Công ty Liên doanh Lifepro Việt Nam, toàn bộ máy móc thiết bị tại Công ty Liên doanh

Lifepro Việt Nam, toàn bộ các hạng mục công trình kiến trúc, kết cấu hạ tầng kỹ thuật gắn liền với đất của Công ty Liên doanh Lifepro Việt Nam và một số hạng mục đầu tư, lắp đặt tại nhà máy. Tuy nhiên lại không đề cập đến việc xử lý tài sản bảo đảm đối với quyền sử dụng 06 nhãn hiệu, thương hiệu thời trang được cấp phép.

Việc không xử lý tài sản bảo đảm này được các chuyên gia pháp lý lý giải như sau: Việt Nam cho phép ngân hàng sử dụng thương hiệu là tài sản bảo đảm khoản vay. Tuy nhiên, theo quy định tại Luật Sở hữu Trí tuệ (2005) của Việt Nam, chỉ có chủ sở hữu thương hiệu được pháp luật công nhận mới có quyền cho phép đối tượng khác khai thác thương hiệu ấy. Luật Sở hữu Trí tuệ cũng không có điều khoản công nhận quyền sở hữu thương hiệu có được từ việc mua lại tài sản thế chấp là thương hiệu bị ngân hàng phát mại. Như vậy, Agribank sẽ khó bán được 6 thương hiệu đã nhận thế chấp của Lifepro Việt Nam. Vì người mua tài sản phát mại (là 6 thương hiệu này) sẽ không được công nhận QSHTT để khai thác các thương hiệu ấy tại Việt Nam và trên toàn thế giới.

Như vậy, qua hai vụ việc trên, thấy rằng pháp luật Việt Nam cho phép các ngân hàng áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng QSHTT. Tuy nhiên, thông qua hệ thống các quy định pháp luật hiện hành là chưa đủ để áp dụng trên thực tế, đặc biệt liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm. Vậy pháp luật Việt Nam đã có quy định nào làm cơ sở cho hoạt động cho vay có bảo đảm bằng QSHTT? Còn những khoảng trống nào trong hệ thống pháp luật cần phải khắc phục để tạo thuận lợi cho việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng QSHTT ở Việt Nam hiện nay? Phần tiếp theo của bài viết sẽ phân tích và làm rõ hai câu hỏi trên.

2.2. Cơ sở pháp lý cho việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng QSHTT


2.2.1. Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Việt Nam


Việt Nam là một nền kinh tế phát triển năng động, có nhu cầu rất lớn về vốn nên vai trò của các NHTM là hết sức quan trọng. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng luôn ẩn chứa nhiều rủi ro và có ảnh hưởng lớn đến lợi ích của người gửi tiền, hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Do đó các hoạt động ngân hàng

nói chung và hoạt động cho vay của NHTM nói riêng, được nhà nước quy định chặt chẽ theo các quy định pháp luật. Trong đó văn bản pháp lý quan trọng nhất, trực tiếp điều chỉnh hoạt cơ cấu tổ chức và động cho vay của NHTM là Luật các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Theo quy định tại khoản 3, Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng, “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. NHTM thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng như kinh doanh, cung ứng thường xuyên các nghiệp vụ: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán. Trong các hoạt động trên, cho vay là một hoạt động ngân hàng truyền thống quan trọng của NHTM. Cho vay ”là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay hoặc cam kết cho vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi” (khoản 16, Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng).

Ngoài Luật các tổ chức tín dụng 2010, hoạt động cho vay của hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nói chung và NHTM nói riêng được điều chỉnh bởi văn bản pháp luật chuyên ngành là Thông tư số 39/2016/TT- NHNN (Thông tư 39). Thông tư 39 ra đời nhằm thực hiện các quy định của Luật các tổ chức tín dụng, đồng thời chấm dứt tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn pháp luật khi có nhiều văn bản pháp luật cùng điều chỉnh về hoạt động cho vay trước đó. Thông tư 39 điều chỉnh mọi khía cạnh trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, bao gồm: khách hàng vay vốn, lãi suất, thời hạn cho vay, quy trình thủ tục cho vay, thỏa thuận cho vay, kiểm tra sử dụng tiền vay, phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại, và biện pháp bảo đảm tiền vay.

Như vậy, đối với hoạt động cho vay của NHTM, Thông tư 39 có thể coi là văn bản pháp luật quan trọng, cơ bản nhất. Các ngân hàng thương mại căn cứ vào quy định trong thông tư để tiến hành các hoạt động cho vay, trong đó có thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay.

Theo quy định tại Điều 15, Thông tư 39 về bảo đảm tiền vay:

“Điều 15. Bảo đảm tiền vay


1. Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận. Việc thỏa thuận về biện pháp bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm và pháp luật có liên quan.

2. Tổ chức tín dụng quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho vay không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay.

3. Khách hàng, bên bảo đảm phải phối hợp với tổ chức tín dụng để xử lý tài sản bảo đảm tiền vay khi có căn cứ xử lý theo thỏa thuận cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay và quy định của pháp luật.”

Theo đó, việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do NHTM và khách hàng thỏa thuận. Cho vay là hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng có quyền tự chủ, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm khi thực hiện hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ quy định của luật, trong đó có quyền tự quyết định việc biện pháp bảo đảm tiền vay hay không. Việc thỏa thuận về biện pháp bảo đảm tiền vay của NHTM với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm được quy định trong BLDS và pháp luật có liên quan.Tuy nhiên để tăng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và nâng cao chất lượng các khoản vay, hạn chế rủi ro không thu hồi được vốn thì các NHTM thường thỏa thuận với người vay về áp dụng các biện pháp bảm đảm.

Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định trong BLDS 2015, văn bản hướng dẫn bao gồm Nghị định 163/2006/NĐ-CP, các văn bản sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2006/NĐ-CP và các quy định pháp luật chuyên ngành đối với từng loại tài sản bảo đảm.

Pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể về biện pháp bảo đảm tiền vay bằng QSHTT. Tuy nhiên các quy định pháp luật hiện hành đã thừa nhận và mở đường cho việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay, cụ thể:

2.2.2. QSHTT là một tài sản bảo đảm tiềm năng

2.2.2.1. Cho phép sử dụng QSHTT làm tài sản bảo đảm.


Cơ sở pháp lý đầu tiên và quan trọng nhất cho việc sử dụng QSHTT làm tài sản bảo đảm khoản vay là BLDSnăm 2015. Mặc dù không có điều nào quy định riêng về việc bảo đảm bằng QSHTT, nhưng việc BLDSthừa nhận QSHTT là một loại quyền tài sản và có thể dùng làm tài sản bảo đảm đã đặt nền tảng cho sự phát triển của hoạt động bảo đảm bằng QSHTT.


Theo Điều 105 BLDS 2015 quy định về tài sản như sau:


“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.


2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”


Như vậy, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Các loại tài sản cụ thể được liệt kê như vật, tiền, giấy tờ có giá là tài sản hữu hình, con người có thể hình dung, xác định được nó một cách rõ ràng. Tuy nhiên, quyền tài sản là một loại tài sản vô hình trừu tượng. Để làm rõ tài sản này, Điều 115 BLDS quy định quyền tài sản như sau:


“Điều 115. Quyền tài sản


Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng QSHTT, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.”


Theo đó, một quyền được xác định là quyền tài sản nếu đáp ứng một tiêu chí “trị giá được bằng tiền”. Hay nói cách khác, “trị giá được bằng tiền” là một tiêu chí để xác định phạm vi quyền tài sản, tránh được sự nhầm lẫn với quyền nhân thân. Đây là một sự thay đổi so với quy định về quyền tài sản trong BLDS 2005, khi bộ luật này quy định “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2023