DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình | Nội dung | Trang | |
1 | Hình 1.1 | Chu kỳ kinh doanh | 10 |
2 | Hình 1.2 | Chu kỳ sống của ngành | 13 |
3 | Hình 3.1 | Sơ đồ mô hình hoạt động của Tập đoàn Hoà Phát | 39 |
4 | Hình 3.2 | Sơ đồ tổ chức của Tập đoàn Hoà Phát | 40 |
5 | Hình 3.3 | Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Hoà Phát giai đoạn 2014-2015 | 41 |
6 | Hình 3.4 | Tỷ trọng doanh thu các nhóm ngành kinh doanh của Hòa Phát năm 2015 | 44 |
7 | Hình 3.5 | Tỷ trọng lợi nhuận của các nhóm ngành kinh doanh của Tập đoàn Hòa Phát năm 2015 | 44 |
8 | Hình 3.6 | Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2004-2015 | 47 |
9 | Hình 3.7 | Mức lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2006-2015 | 48 |
10 | Hình 3.8 | Tỷ lệ thâm hụt ngân sách nhà nước so với GDP giai đoạn 2000-2015 | 50 |
11 | Hình 3.9 | Chu kỳ kinh doanh của Việt Nam 1996-2013 | 52 |
12 | Hình 3.10 | Doanh thu ngành thép giai đoạn 2008-2015 | 55 |
13 | Hình 3.11 | Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận ngành thép giai đoạn 2008-2015 | 57 |
14 | Hình 3.12 | Danh sách cổ đông lớn của Hoà Phát cuối năm 2015 | 71 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích và định giá cổ phiếu HPG của Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát - 1
- Khái Quát Về Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu
- Phương Pháp Sử Dụng Dòng Tiền Chiết Khấu
- Phương Pháp Sử Dụng Kỹ Thuật Định Giá Tương Đối
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Hình 3.13 | Biến động giá cổ phiếu HPG giai đoạn 2013-2015 | 72 | |
16 | Hình 3.14 | Tỷ lệ trả cổ tức của HPG giai đoạn 2007-2015 | 72 |
17 | Hình 3.15 | Tốc độ tăng trưởng doanh thu của HPG và Ngành thép giai đoạn 2009-2015 | 87 |
18 | Hình 3.16 | Lợi nhuận biên của HPG và Ngành thép giai đoạn 2009-2015 | 88 |
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bức tranh ảm đạm của cả nền kinh tế Châu Á, Việt Nam hiện lên là một trong những điểm sáng hiếm hoi về tăng trưởng kinh tế. Việt Nam cùng Philippin và Ấn Độ được dự báo trong năm 2016 sẽ là ba nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực. Đi kèm với sự tăng trưởng kinh tế cao là sự sôi động của thị trường tài chính. Một đất nước được coi là phát triển thực sự nếu thị trường tài chính của nước đó hoạt động nhanh nhạy và hiệu quả. Là hạt nhân trung tâm của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán luôn thể hiện tốt vai trò tạo vốn và luân chuyển vốn một cách linh hoạt trong nền kinh tế.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán thế giới, Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đang có những bước chuyển đổi mạnh mẽ và đó cũng là xu thế tất yếu khi Việt Nam chủ động bước vào hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Trong những năm qua, tuy phải trải qua nhiều thăng trầm do tác động từ các yếu tố kinh tế, chính trị trong và ngoài nước nhưng Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm các nước có thị trường chứng khoán tăng trưởng hàng đầu trên thế giới.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang từng bước phát triển để đạt mục tiêu nâng hạng thị trường, tuy nhiên vẫn có một thực tế là công tác phân tích và định giá cổ phiếu vẫn chưa được coi trọng đúng mức. Trước tiên, ta phải khẳng định với nhau rằng, phân tích và định giá cổ phiếu là hết sức cần thiết. Nó giúp doanh nghiệp niêm yết xác định được mức giá hợp lý khi phát hành cổ phiếu, xác định được chi phí vốn cũng như chi phí khi mua bán sát nhập doanh nghiệp... Bên cạnh đó, công tác định giá cũng giúp các ngân hàng thương mại xác định được giá trị của cổ phiếu trước khi quyết định cho vay
đầu tư chứng khoán, cho vay cầm cố cổ phiếu... Định giá cổ phiếu còn là một công đoạn không thể thiếu trong tất cả các quyết định đầu tư của cá nhân cũng như tổ chức, giúp nhà đầu tư biết được giá trị thực của cổ phiếu, tìm ra được cơ hội đầu tư, sau cùng là quyết định đầu tư phù hợp.
Bên cạnh những đóng góp thì thực tế cũng cho thấy công tác định giá cổ phiếu còn có những hạn chế nhất định như việc đổi mới phương thức và cách tính giá hiện nay chưa chuẩn xác dẫn tới việc xác định sai giá trị, cũng như không sát với nhu cầu thực tiễn của thị trường. Đây là một thách thức với những nhà phân tích làm cách nào để lựa chọn những phương pháp định giá đúng và phù hợp nhất với điều kiện của thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặt khác phân tích, định giá cổ phiếu mang nặng dấu ấn cá nhân, quan điểm chủ quan cũng như phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của người phân tích, nên còn tồn tại những góc nhìn đa chiều, những mặt được và chưa được trong kết quả định giá. Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài phân tích định giá cổ phiếu để đưa ra một cách tiếp cận vấn đề mới mẻ hơn mong muốn đạt được kết quả định giá một cách chính xác và sao sát với thực tiễn thị trường nhất. Đối tượng lựa chọn định giá là cổ phiếu HPG của CTCP Tập đoàn Hòa Phát.
Tập đoàn Hòa Phát là một trong những Tập đoàn sản xuất công nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam. Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực Nội thất (1995), Ống thép (1996), Thép (2000), Điện lạnh (2001), Bất động sản (2001). Năm 2007, Hòa Phát tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, trong đó CTCP Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là Công ty mẹ cùng các Công ty thành viên và Công ty liên kết. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG.
Với mong muốn tìm được giá trị hợp lý của cổ phiếu HPG, và từ đó có thể đề xuất biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác định giá cổ phiếu
niêm yết trên thị trường. Học viên xin chọn đề tài “Phân tích và định giá cổ phiếu HPG của CTCP Tập đoàn Hòa Phát” làm đề tài nghiên cứu.
Câu hỏi nghiên cứu
- Mối quan hệ giữa phân tích cổ phiếu và định giá cổ phiếu là gì?
- Giá trị thực của cổ phiếu HPG là bao nhiêu sau khi ứng dụng các phương pháp định giá?
- Những kiến nghị nào để tạo điều kiện thuận lợi cho việc định giá cổ phiếu HPG nói riêng và định giá cổ phiếu trên thị trường Việt Nam nói chung?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hoá và làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về phân tích và định giá cổ phiếu.
- Xác định được giá trị thực của cổ phiếu HPG của CTCP Tập đoàn Hoà Phát
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý thuyết về phân tích và định giá cổ phiếu.
- Áp dụng quy trình phân tích chuẩn để định giá cổ phiếu HPG. Trình bày những khó khăn gặp phải trong quá trình phân tích, định giá.
- Đề xuất những kiến nghị nhằm phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích và định giá cổ phiếu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung vào nghiên cứu các quy trình, mô hình định giá được áp dụng phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về lý thuyết và các mô hình định giá cổ phiếu. Trong
đó, đi sâu vào định giá để tìm được giá trị thực của cổ phiếu HPG của CTCP Tập đoàn Hòa Phát.
Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu các mô hình định giá cổ phiếu được ứng dụng nhiều trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Từ đó tìm hiểu và ứng dụng việc định giá vào cổ phiếu HPG.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu các nguồn tài liệu trong và ngoài nước để tìm ra lý luận cơ bản về các phương pháp định giá cổ phiếu.
- Thu thập số liệu thông qua bản cáo bạch, báo cáo tài chính các năm, các báo cáo phân tích về CTCP Tập đoàn Hòa Phát. Dùng phương pháp tổng hợp, thống kê và phân tích các số liệu thu thập.
- Thông qua việc tổng hợp các số liệu thu thập được, ứng dụng các lý luận đã tìm hiểu được tiến hành định giá cổ phiếu HPG của CTCP Tập đoàn Hòa Phát.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mục lục, Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về phân tích và định giá cổ phiếu
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Phân tích và định giá cổ phiếu HPG của CTCP Tập đoàn Hòa Phát
Chương 4: Một số kiến nghị tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích và định giá cổ phiếu HPG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trên đà phục hồi và đạt tốc độ tăng trưởng cao so với các nước trong khu vực. Trên thị trường có đa dạng các loại hàng hóa và đối tượng tham gia. Và cổ phiếu luôn là loại chứng khoán được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhất. Có rất nhiều các yếu tố để nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư, mà một trong số đó là phải xác định được giá trị nội tại của cổ phiếu. Đó cũng chính là mục đích của việc phân tích và định giá cổ phiếu. Phân tích và định giá cổ phiếu ngày càng thể hiện vai trò quan trọng đối với các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán như doanh nghiệp, nhà tư vấn và nhà đầu tư. Một thị trường chứng khoán còn non trẻ như ở Việt Nam càng cần công tác phân tích và định giá cổ phiếu phải thật chính xác, thực tiễn để nâng cao tính an toàn, khả năng sinh lời trong đầu tư.
Đã có rất nhiều các nghiên cứu cả về góc độ lý thuyết và thực nghiệm về đề tài phân tích và định giá cổ phiếu. Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như Louis K.C. Chan, Josef Lakonishok, Theodore Sougiannis (1999) và Campbell, Shiller (1998) đã tập trung nghiên cứu và phát triển công tác định giá cổ phiếu, hay như công trình “Investment Valuation” của Aswath Damodaran (2002) đi sâu vào vấn đề phân tích hiệu quả các mô hình định giá. Đặc biệt hơn cả là công trình nghiên cứu “Empirical Asset Pricing” đạt giải Nobel của ba nhà khoa học người Mỹ Eugene Fama, Lars Peter Hansen và Robert Shille, đã chỉ ra rằng có thể dự báo chính xác giá cổ phiếu trong mục tiêu trung và dài hạn, điều này cũng phù hợp với quan điểm chung về phân tích và định giá cổ phiếu. Năm 2003, Gaurav Golash cũng cho ra đề tài nghiên cứu “Stock Valuation and Stock Price: A Study Based on Equity
Analyst Research Reports on Indian Companies” đã đem đến một góc nhìn mới hơn về việc phân tích, định giá cổ phiếu của công ty, cùng phân tích những biến động giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Thực tế ở Việt Nam việc phân tích, định giá cổ phiếu vẫn chưa được coi trọng đúng mức, nên chưa có nhiều những công trình nghiên cứu, hay những đề tài khoa học mang tính hàn lâm chuyên sâu vào vấn đề này. Về cấp bậc bảo vệ luận án tiến sỹ, có công trình khoa học “Luận cứ khoa học về phương pháp định giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của TS. Vũ Thị Kim Liên (2003). Tác giả đã nghiên cứu những phương pháp định giá cổ phiếu phổ thông trên thế giới và khu vực, từ đó rút ra những yếu tố chung nhất có thể áp dụng vào Việt Nam. Gần đây, năm 2012, Th.s Đinh Thị Hiền Linh đã đi sâu phân tích và định giá cổ phiếu ngành bất động sản trên sàn HOSE với luận văn thạc sỹ “Phân tích giá trị nội tại cổ phiếu ngành bất động sản niêm yết tại HOSE”. Năm 2010, một số những luận văn cấp đại học của các sinh viên trường Đại học Ngoại thương cũng đã đề cập đến phân tích và định giá cổ phiếu công ty như: Nguyễn Ngọc Bách với đề tài “Phân tích và định giá cổ phiếu VIS của CTCP thép Việt Ý”, Tào Thị Việt Hà với đề tài “Phân tích và định giá cổ phiếu của CTCP Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà” và Trần Thế Thành với đề tài “Phân tích và định giá cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Đại Dương”. Các luận văn này có nhiều điểm chung trong cách đặt vấn đề và đưa ra hướng phân tích về định giá cổ phiếu cho một số doanh nghiệp trong nước, tuy nhiên những mô hình đưa ra còn khá dàn trải, chưa nhấn mạnh sự phù hợp và tính ứng dụng của từng mô hình đối với thực tiễn cổ phiếu công ty tại thị trường Việt Nam.
Dựa trên các nghiên cứu hiện tại về Phân tích và định giá cổ phiếu tại Việt Nam, có rất nhiều khoảng trống đề các học viên nghiên cứu liên quan đến việc phân tích, lựa chọn phương pháp định giá sao cho phù hợp nhất với