Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Tài Chính

Mặc dù nghề SXG ở vùng ĐBSCL có những tiến bộ nhất định, bên cạnh đó còn có một số vấn đề cần phải được chú ý quan tâm:

+ Trại giống có quy mô vừa và nhỏ, bể xi-măng có thể tích 4 m3 và thường hình vuông hoặc dùng bể composite cũng với 4 m3. Thể tích này phù hợp cho việc bố trí lượng ấu trùng từ một tôm mẹ sinh sản. với qui mô như thế nên công suất dưới 10 triệu Postlarvae/năm (Nguyễn Thanh Phương, 2006).

+ Nguồn bố mẹ chủ yếu là đánh bắt từ tự nhiên chủ yếu tại ngư trường khai thác chính có độ sâu khoảng 30 m có nền đáy cát cách Rạch Rốc khoảng 125 km trải rộng từ 70 đến 8045 vĩ độ Bắc và từ 1030 đến 1050 kinh độ Đông. Số lượng tôm cái khai thác được tại đây là 87 con/năm và tôm đực là 40 con/năm. Trọng lượng trung bình của tôm cái là 160±14,5g/con và tôm đực là 96,1±8,30g/con. Giá bán tôm cái trung bình là 709.375±588.250 đ/con (biến động từ 150.000 - 3.000.000đ) và giá tôm đực trung bình là 34.063±18.608 đ/con (từ 10.000-100.000đ); Tỷ lệ tôm sống sau khi cắt mắt trung bình là 82,6%, và tỷ lệ tôm lên trứng là 80,7% (Châu Tài Tảo, 2008).

+ Tỉ lệ sống của ấu trùng: theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương (2006) thì tỷ lệ sống trung bình của các trại ở Cà Mau là 59,7%, trong khi tỷ lệ sống đạt được của các trại giống tại Cần Thơ thấp hơn là 9,7%. Theo ChâuTài Tảo (2005), thì trong điều kiện thí nghiệm bể 2 m3, tỉ lệ sống của tôm ở giai đọan PL15 đối với thay nước là 43,8% và tuần hoàn là 55,2%.

+ Biến động giá tôm giống: Thị trường tôm giống vùng ĐBSCL luôn có những biến động về giá: ở Cà Mau giá tôm giống trôi nổi đến 10 đồng/con. giá tôm không có thương hiệu 15 - 35 đồng/con, trong khi đó tại thành phố cần Thơ giá giống là 50 đồng/con.

+ Công tác quản lý giống: Thực tế số lượng sản xuất được còn lớn hơn nhiều nhưng do một số bất cập trong quản lý như phí kiểm dịch quá cao, cơ quan kiểm dịch thủy sản chưa ổn định nên nhiều cơ sở không khai báo, trốn tránh kiểm dịch dẫn đến số liệu không chính xác. Ngành Nông nghiệp cũng đã tích cực kiểm tra, thanh tra các trại giống và đã có biện pháp xử lý những trường hợp sai phạm. Tuy nhiên, sau khi bị xử phạt, các trại giống này vẫn lén lút hoạt động, không đăng ký cũng không kiểm dịch hoặc kiểm dịch chỉ mang tính tượng trưng, gây khó khăn trong công tác quản lý, kiểm tra, xử lý nghiêm những cơ sở sản xuất tôm giống kém chất lượng, chưa được kiểm dịch tại gốc (Bộ NN&PTNT, 2010).

+ Tôm nhập từ nước ngoài: Năm 2009 công ty Minh Phú đã nhập và cho sinh sản tôm sú giống, dòng Châu Phi và hiện đang cung cấp rộng rãi ở các tỉnh

ĐBSCL. Bên cạnh đó tôm chân trắng nguồn tôm bố mẹ của các trại sản xuất giống được nhập chủ yếu từ Hawaii, Thái Lan, một phần nhập lậu từ Trung Quốc. Về khả năng sinh sản của tôm bố mẹ nhập từ các nguồn khác nhau, tôm nhập từ Trung Quốc có tỷ lệ thành thục cao, dễ cho đẻ (có thể do điều kiện sinh thái gần giống với Việt Nam). Tôm nhập từ Thái Lan cho kết quả tương tự nhưng tỷ lệ hao hụt trong nuôi vỗ cao hơn. Tôm nhập từ Hawaii trong nuôi vỗ bị hao hụt nhiều nhất, tỷ lệ thành thục và tỷ lệ đẻ thấp hơn (có thể do vận chuyển xa tôm bị yếu, điều kiện sinh thái ở Hawaii khác nhiều với Việt Nam) (Dương Tiến Thể, 2009).

2.3 Các khái niệm cơ bản trong kinh tế thủy sản

(Giáo trình kinh tế thủy sản – TS.Lê Xuân Xinh 2010)

Sản xuất: là các hoạt động khai thác, chế tạo, gia công các sản phẩm hàng hóa (nhất là trong cung cấp nguyên liệu, ương giống và nuôi thịt).

Chi phí hạch toán: Là toàn bộ tiêu hao về vật chất và lao động cho sản xuất mà đơn vị thực tế chi ra để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nào đó trong 1 kỳ kinh doanh nhất định (vụ, đợt, năm).

Chi phí kinh tế: Bao gồm các khoản chi phí mà doanh nghiệp thực tế chi ra và các khoản chi phí mà doanh nghiệp không thực sự chi ra (hay chi phí cơ hội).

Thị trường: có hai định nghĩa chủ yếu về thị trường được trình bày sau đây:

- Định nghĩa 1: Thị trường là nơi người mua và người bán đến với nhau để

trao đổi, mua bán sản phẩm.

- Định nghĩa 2: Thị trường là tổng hòa các mối quan hệ trao đổi hàng hóa giữa người mua và người bán thông qua quan hệ hàng hóa – tiền tệ.

Khái niệm về hiệu quả (Efficiency)

Trong kinh tế học tân cổ điển hiệu quả ngụ ý sử dụng tối ưu kinh tế, tập hợp các nguồn lực để đạt được mức phúc lợi vật chất cao nhất cho người tiêu dùng của một xã hội nói chung theo một tập hợp giá nguồn lực và giá thị trường đầu ra nhất định.

Hiệu quả theo nghĩa phổ thông trong cách nói của mọi người “Kết quả theo yêu cầu của việc làm mang lại hiệu quả” (Theo từ điển Tiếng Việt, trang 440 - Viện ngôn ngữ học – 2002)

Hiệu quả bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, chúng có quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất không tách rời nhau. Trong đó, hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi phí bỏ ra.

Hiệu quả tài chính (Financial efficiency)

Hiệu quả tài chính là hiệu quả chỉ tính trên gốc độ cá nhân, tất cả chi phí và lợi ích đều tính theo giá thị trường.

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính

Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu

Tổng chi phí (Total Cost = TC): là toàn bộ tiêu hao về vật chất và lao động cho sản xuất mà đơn vị thực tế chi ra để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nào đó trong một kỳ kinh doanh nhất định (đợt, vụ, năm). Tổng chi phí của một đơn vị sản xuất kinh doanh được viết ở dạng tổng quát như sau:

TR = X i = Qi.Pi


Trong đó:

Xi: Chi phí của khoản mục đầu vào i.

Qi: Số lượng đơn vị đầu vào i được sử dụng. Pi: Giá của một đơn vị đầu vào i.

Tổng chi phí được chia ra hai phần riêng biệt theo loại hình chi phí ở dạng sau:


TC = TFC + TVC

Trong đó:

TFC: Tổng chi phí cố định hay tổng định phí (Total Fixed Costs). TVC: Tổng chi phí biến đổi hay tổng biến phí (Total Variable Costs).

Chi phí cố định: Gồm nhiều khoản chi phí cố định với hai dạng là chi phí bằng tiền và chi phí không bằng tiền. Đây là những chi phí không thay đổi theo số lượng hoặc khối lượng sản phẩm làm ra (trong ngắn hạn).

Chi phí trả lãi vay để đầu tư cho tài sản cố định (TSCĐ): chi phí lãi vay chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố (số tiền vay, thời hạn vay và lãi suất cho vay) nên công thức tính như sau:

Chi phí trả lãi vay = Số tiền vay x Thời hạn vay x Lãi suất tiền vay

Tài sản cố định (TSCĐ): là tài sản thỏa mãn 4 điều kiện: Có thể sinh lời trong tương lai; Có thể xác định được nguyên giá; Giá trị lớn (theo quy định của tài chính, thay đổi theo từng giai đoạn của nền kinh tế, trong thời gian vừa qua là 5 triệu đồng trở lên); Thời gian sử dụng dài hơn 01 năm.

Hao mòn của TSCĐ: Là sự hao mòn của TSCĐ ở một hoặc cả hai dạng sau:

- Hao mòn hữu hình: là những hao mòn về mặt vật lý do quá trình làm việc hoặc do tác động của khí hậu và thời tiết.

- Hao mòn vô hình: là những hao mòn không thấy được bằng mắt như tính lạc hậu của máy móc, loại công nghệ, v.v. do tiến bộ của khoa học kỹ thuật gây ra.

Khấu hao TSCĐ (Mức khấu hao hằng năm, AD = Annual Depreciation): Do TSCĐ được sử dụng trong nhiều vụ hoặc năm sản xuất nên giá trị của TSCĐ cần được phân bổ theo số năm sử dụng. Mức khấu hao hằng năm của TSCĐ cần được tính toán để phân bổ giá trị của TSCĐ cho các năm. Mức khấu hao hằng năm (KHHN) có thể được tính theo phương pháp cân bằng giảm (Declining Balance Method = D.B): Mức KHHN = (Giá trị đầu năm i) x (Tỷ lệ khấu hao)

Chi phí biến đổi: Bao gồm các chi phí được tính trực tiếp cho từng đợt hay từng chu kỳ sản xuất nhất định của đơn vị hay doanh nghiệp. Biến phí về mặt kinh tế bao gồm: (i) vốn hoạt động và (ii) chi phí cơ hội của vốn hoạt động.

Vốn hoạt động là vốn của đơn vị bao gồm các khoản chi như: nhiên liệu, nguyên vật liệu, công cụ, chi phí khấu hao, chi phí sữa chữa máy móc, tiền lương, chi phí khác.

Chi phí cơ hội (CPCH) (Opportuniy cost): chi phí cơ hội của một lựa chọn thay thế được định nghĩa như là giá trị của lựa chọn thay thế tốt nhất bị bỏ qua.

Chi phí cơ hội của vốn hoạt động (Opportuniy cost of working capital): là chi phí mà doanh nghiệp phải chịu do sự phát sinh tiền lời của việc sử dụng vốn hoạt động. Cách tính giá trị tiền tệ trong sản xuất mang tính mùa vụ thì có chi phí từ đầu tới cuối vụ, trong khi chỉ thu sản phẩm lúc cuối vụ nên tính CPCH bình quân.



CPCH =

(Tổng số vốn hoạt động) x (Lãi suất tiền gửi) x (Thời gian sản xuất)

2


Doanh thu (Total revenue = TR): Là toàn bộ số tiền bán hàng, tiền gia công, tiền dịch vụ sau khi thực hiện việc bán hàng, trả hàng gia công hoặc cung ứng

dịch vụ (Qi: là sản phẩm thứ i, tương ứng với giá Pi). TR = Qi.Pi


Các chỉ số tài chính thể hiện hiệu quả tài chính trong sản xuất giống

- Tổng chi phí: Tất cả các khoản chi phí bằng tiền liên quan đến sản xuất.

- Doanh thu: Tổng giá trị sản lượng thu hoạch, được tính từ sản lượng sản phẩm nhân với đơn giá sản phẩm đó.

Doanh thu = Số lượng * Đơn giá

- Lợi nhuận: Là phần chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí bỏ ra.

Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng chi phí

- Tỷ suất lợi nhuận (TSLN): Được tính bằng cách lấy lợi nhuận chia tổng chi phí.

TSLN =

Lợi nhuận


Tổng chi phí


TSLN cho ta biết một đồng chi phí đầu tư vào sản xuất thì thu được bao nhiêu

đồng lợi nhuận.

- Lợi nhuận/Doanh thu: Để cho thấy doanh thu mang lại được một đồng thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

- Doanh thu/Tổng chi phí: Để cho thấy chi phí đầu tư vào sản xuất bỏ ra một

đồng thì mang lại bao nhiêu đồng doanh thu.

PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp nghiên cứu

3.1.1 Nguồn thông tin và phương pháp thu thập số liệu

Tổ chức tiền trạm để nắm bắt địa bàn thu thập số liệu thứ cấp và phỏng vấn thử để hoàn chỉnh biểu mẫu khảo sát.

Số liệu thứ cấp được thu thập từ niên giám thống kê các năm, thông tin, tài liệu do các cơ quan chuyên môn tại địa phương cung cấp, các Website, các đề tài dự án có liên quan tới việc sản xuất, cung cấp giống và nuôi tôm sú đã được nghiên cứu trước đây.

Số liệu sơ cấp được thu qua phương pháp phỏng vấn cá nhân sử dụng phiếu điều tra. Tiến hành phỏng vấn thử, chỉnh sửa các biểu mẫu cho phù hợp với tình hình thực tế và nội dung đề tài nghiên cứu, sau đó triển khai phỏng vấn đại trà.

3.1.2 Phân bố mẫu

Nghiên cứu được thực hiện trên 06 tỉnh bao gồm nhóm sản xuất tôm giống, kinh doanh giống và cán bộ quản lý ngành thủy sản ở các địa phương.

- Thu thập số liệu về kiểm dịch đối với sản xuất giống trong tỉnh, nhập tỉnh.

- Nhóm cán bộ quản lý nhóm cán bộ giảng dạy/nghiên cứu về tôm biển trong các trường viện thủy sản ở khu vực ĐBSCL với tổng số 20 mẫu.

- Nhóm sản xuất tôm giống tiến hành phỏng vấn khoảng 67 trại.

- Nhóm ương, vèo tôm giống: 61 cơ sở ương, vèo tôm giống (trong số 05 tỉnh ven biển được chọn).

Bảng 3.1 Phân bổ số mẫu khảo sát

Địa bàn Trại sản xuất



giống


Cần Thơ


12


Cà Mau


20

15


Bạc Liêu


14

14


Bến Tre


5

10


Trà Vinh


15

15


Kiên Giang


1

7


Tổng cộng


67

61

20

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (penaeus monodon) ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long - 4

Cơ sở ương, vèo Quản lý ngành


3.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Số liệu thu thập được từ các báo cáo của địa phương, tại địa bàn nghiên cứu và

kết quả phỏng vấn được mã hoá và nhập vào máy tính, Sử dụng phần mềm Excel và SPSS for Windows để nhập số liệu vào máy tính để kiểm tra và điều chỉnh trước khi xử lý và phân tích. Các phương pháp phân tích sau đây dự kiến được sử dụng trong đề tài:

3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

Được sử dụng các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất và phần trăm trong thống kê mô tả.

3.2.2 Phương pháp so sánh thống kê

Sử dụng thống kê so sánh để xem xét sự khác biệt về giá trị trung bình của các biến nghiên cứu như năng suất, chi phí và lợi nhuận của các trại SXG và các cơ sở kinh doanh giống.

- Giữa trại SXG tôm sú các tỉnh ven biển và Thành phố Cần Thơ.

- Giữa các cơ sở ương, vèo giống tôm sú trong khu vực khảo sát.

3.2.3 Phân tích hồi qui đa biến.

Phương pháp phân tích hồi qui đa biến: để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đồng thời tới năng xuất và lợi nhuận của trại SXGvà cơ sở ương vèo giống tôm sú.

(Chi tiết các biến nghiên cứu được trình bày trong bảng phỏng vấn đính kèm ở phụ lục 6).

Theo Lê Xuân Sinh (2010) để tính được năng suất và lợi nhuận trong mối tương quan đa biến ta áp dụng phương trình sau:

Y= a + b1X1+ b2X2 + …. + biXi + є

Trong đó:

- Y là năng suất hay lợi nhuận trong sản xuất, ương giống

- a là hằng số; bi là hệ số hồi qui

- Xi là biến độc lập giả định có ảnh hưởng tới Y.

- є: Sai số ước lượng.

Khi xem xét mối liên hệ của phương trình hồi qui đa biến có các bước cơ bản sau:

(1) Phân tích hệ thống để thành lập danh sách biến độc lập.

(2) Xét mối tương quan tuyến tính đơn giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc để thành lập danh mục hệ số tương quan và giá trị p.

(3) Xét mối tương quan giữa các biến độc lập bằng cách sử dụng ma trận

tương quan giữa các biến này.

(4) Dùng các chức năng Multiple Regression trong chương trình thống kê SPSS để xác định phương trình hồi qui đa biến giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.

(5) Việc thêm bớt biến độc lập cần lưu ý tới các biến độc lập có giá trị t lớn hơn hoặc bằng 1 trong mối tương quan với biến độc lập.

(6) Viết mô hình hồi qui đa biến hoàn chỉnh với đầy đủ các phần giải thích.

(7) Mô tả bằng đồ thị mối tương quan giữa biến phụ thuộc và từng biến độc lập đã xác định ở bước 6.




Hình 1: Bản đồ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và địa điểm khảo sát

(Nguồn: http://dautumekong.vn/index.php/vi/tong-quan-cac-tinh-bscl)

3.2.4 Sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT.

(Robert W.Bradford and J. Peter Duncan with Brian Tarcy, 2000)

Phân tích các mặt thế mạnh, hạn chế, cơ hội và đe dọa trong SXG và cơ sở kinh doanh giống tôm sú.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 30/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí