Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (penaeus monodon) ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long - 2


DANH SÁCH BẢNG


Bảng Trang

Bảng 2.1 Diễn biến về diện tích, sản lượng, năng suất NTTS nước lợ vùng ĐBSCL (2001-2010) 8

Bảng 2.2 Diện tích nuôi nước lợ (2008), tôm sú (2010) theo phương thức nuôi ở ĐBSCL 9

Bảng 3.1 Phân bổ số mẫu khảo sát 18

Bảng 3.2 Phân tích ma trận SWOT trong sản xuất giống và cơ sở kinh doanh giống tôm sú ở ĐBSCL 21

Bảng 3.3 Các biến chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu 21

Bảng 4.1 Một số thông tin chung của các cơ sở SXG và cơ sở ương giống 22

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Bảng 4.2 Nguồn thông tin kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất và ương vèo giống tôm sú (Thống kê nhiều lựa chọn) 24

Bảng 4.3 Một số thông tin về thiết kế xây dựng trại sản xuất giống 25

Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (penaeus monodon) ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long - 2

Bảng 4.4 Qui trình và thời gian áp dụng 26

Bảng 4.5 Số tháng hoạt động sản xuất của cơ sở SXG 27

Bảng 4.6 Những tháng kinh doanh tốt nhất (Thống kê nhiều lựa chọn) 28

Bảng 4.7 Lượng nước sử dụng và các chỉ tiêu môi trường chủ yếu 29

Bảng 4.8 Nguồn gốc và tiêu chuẩn chọn tôm bố mẹ 30

Bảng 4.9 Sử dụng tôm bố mẹ 31

Bảng 4.10 Một số thông tin về hoạt động sinh sản tôm giống 32

Bảng 4.11 Một số thông tin về ương ấu trùng trong trại SXG 34

Bảng 4.12 Một số bệnh thường gặp trong quá trình ương ấu trùng 35

Bảng 4.13 Thu hoạch giống 36

Bảng 4.14 Nguồn tiêu thụ giống 36

Bảng 4.15 Năng suất PL trong sản xuất giống 37

Bảng 4.16 Chi phí cố định của trại sản xuất tôm giống 37

Bảng 4.17 Chi phí biến đổi của trại sản xuất giống tôm sú 38

Bảng 4.18 Tổng chi phí, thu nhập và lợi nhuận SXG 39

Bảng 4.19 Tổng chi phí, thu nhập và lợi nhuận trong SXG cho PL 40

Bảng 4.20 Tương quan đa biến giữa các biến độc lập ảnh hưởng đến NS tôm PL ... 42 Bảng 4.21 Các chỉ tiêu tài chánh của trại sản xuất giống 47

Bảng 4.22 Một số thông tin về thiết kế xây dựng trại ương vèo 48

Bảng 4.23 Thời vụ và số đợt kinh doanh 49

Bảng 4.24 Những tháng kinh doanh tốt nhất (Thống kê nhiều lựa chọn) 49

Bảng 4.25 Thông tin kỹ thuật của cơ sở ương vèo 50

Bảng 4.26 Nguồn cung cấp tôm giống cho trại vèo 51

Bảng 4.27 Sản lượng thu hoạch, kích cở, tỷ lệ sống trong ương vèo tôm giống 52

Bảng 4.28 Chi phí cố định của cơ sở ương vèo 53

Bảng 4.29 Chi phí biến đổi của cơ sở ương vèo 53

Bảng 4.30 Chi phí ương vèo cho một đơn vị thể tích (m3/đợt) 54

Bảng 4.31 Chi phí, thu nhập và lợi nhuận tăng thêm trong ương vèo tôm giống 55

Bảng 4.32 Các chỉ tiêu tài chánh trong hoạt động ương vèo/đợt 55

Bảng 4.33 Thông tin về những rủi ro trong SXG và ương vèo (Thống kê nhiều lựa chọn) 56

Bảng 4.34 Phân tích ma trận SWOT trong sản xuất và kinh doanh tôm sú giống 57

Bảng 4.35 Diện tích, nhu cầu giống tôm sú các giai đoạn theo hình thức nuôi 65

Bảng 4.36 Đánh giá của Quản lý ngành về tình hình sản xuất và kinh doanh giống tôm sú 67

Bảng 4.37 Thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp về giống tôm sú 68


DANH SÁCH HÌNH


Hình Trang

Hình 1: Bản đồ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và địa điểm khảo sát 20

Hình 4.1 Công suất thiết kế và thực tế giữa các vùng khảo sát 26

Hình 4.2 Mối quan hệ giữa vùng với năng suất trong SXG 43

Hình 4.3 Mối quan hệ giữa số đợt sản suất với năng suất trong SXG 44

Hình 4.4 Mối quan hệ giữa lượng thức ăn tổng hợp với năng suất trong SXG 45

Hình 4.5 Mối quan hệ giữa chi phí thuốc hoá chất với năng suất trong SXG 46

Hình 4.7 Diện tích và sản lượng nuôi tôm sú qua các giai đoạn (từ 2001 đến 2010) 62 Hình 4.8 Năng suất bình quân toàn vùng ĐBSCL 62

Hình 4.9 Số trại và tổng lượng tôm giống ở ĐBSCL 63

Hình 4.10 Tổng lượng tôm giống thả nuôi năm 2010 64


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CP: Chi phí

ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long

ĐHCT: Đại học Cần Thơ

DL: Dương lịch

FAO: Tổ chức Lương Nông thế giới

HTX/THT: Hợp tác xã/Tổ hợp tác

NTTS: Nuôi trồng thuỷ sản

PL: Post larvae

QCCT: Quảng canh cải tiến

Sở NN&PTNT: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

SXG: Sản xuất giống

TC/BTC: Thâm canh/Bán thâm canh

TCT: Tôm chân trắng

Tr.con: Triệu con

Tr.đ: Triệu đồng

Tr.N: Triệu nauplius

Trại MT: Trại tôm giống Miền Trung


1.1 Giới thiệu

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong thời gian qua được khẳng định là nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn và ven biển; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và thu hút được sự quan tâm đầu tư của nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước. NTTS nói chung, trong đó tôm sú là đối tượng nuôi chính của các tỉnh ven biển, đã chuyển sang sản xuất hàng hóa và đang từng bước trở thành một trong những nghề sản xuất chính. Chất lượng và giá trị của các sản phẩm nuôi trồng ngày càng cao trở thành nguồn nguyên liệu chính cho chế biến và đóng góp đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản chung của cả nước.

Sản xuất giống (SXG) tôm sú cung cấp cho nghề nuôi tôm sú ở ĐBSCL đã có những tiến triển khả quan; mạng lưới ương nuôi, cung cấp con giống phát triển mạnh mẽ về số lượng, chất lượng giống; tính năng động và linh hoạt của hệ thống cung ứng giống đã góp phần đáng kể vào kết quả nuôi tôm sú ở địa phương; năm 2001, toàn vùng chỉ có 862 trại SXG với sản lượng 3.952 triệu tôm giống, đến năm 2005 đã lên đến 1.280 trại SXG, với sản lượng 12.000 triệu giống tương ứng, chiếm 29,2% số trại SXG và 42,05 % lượng tôm giống sản xuất so với cả nước (4.300 trại SXG và 29.000 triệu con tôm giống); sau 6 năm số trại SXG tăng 1,48 lần và sản lượng tôm giống được sản xuất trong vùng tăng 3,04 lần (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2009). Năm 2009, ĐBSCL có 1.105 trại SXG tôm nước lợ đang hoạt động, trong đó có 1.100 trại SXG tôm sú và 05 trại SXG tôm chân trắng, đã sản xuất hơn 9 tỷ con giống tôm sú và hơn 250 triệu con giống tôm chân trắng (Cục Nuôi trồng thủy sản, 2009). Các tỉnh có năng lực SXG tôm mạnh nhất ở ĐBSCL là Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Kiên Giang và Bến Tre và số lượng giống đó chỉ đáp ứng được 40,5 % nhu cầu của nghề nuôi trong vùng (28.740 triệu con) (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2009). Năm 2010 ĐBSCL có 1.220 trại SXG sản xuất 20,915 tỷ tôm giống đáp ứng 50,77% lượng giống thả nuôi (Sở NN&PTNT các tỉnh ĐBSCL năm 2010).

Theo Lê Xuân Sinh (2006) vào năm 2000 – 2001 Cần Thơ có khoảng 30 trại SXG tôm sú theo qui trình lọc sinh học, tuần hoàn, có giá bán Post larvae (PL) thường xuyên cao gấp 1,5 – 2 lần so với tôm giống thông thường. Năm 2005 Cần Thơ chỉ còn 13 trại SXG tôm sú ứng dụng qui trình lọc sinh học, tuần hoàn đem lại hiệu quả cao cung cấp giống sạch của vùng ĐBSCL (Nguyễn Thanh Phương, 2005). Năm 2010 số trại SXG tôm sú tăng lên 20 trại (Chi cục Thủy sản Cần

Thơ, 2010).

Vùng ĐBSCL được đánh giá có các điều kiện về đất đai, nguồn nước, thổ nhưỡng, khí hậu rất phù hợp phát triển nuôi tôm chân trắng (TCT); tuy nhiên để nuôi tôm TCT đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải có sự quan tâm đầu tư đúng mức từ công tác quản lý, đến nghiên cứu và triển khai sản xuất; hiện nay giống TCT phục vụ nuôi thương phẩm đang còn bị động, hầu hết là nhập khẩu (phần lớn từ Trung Quốc); công nghệ nuôi TCT ở Trung Quốc, Thái Lan đạt được ở trình độ cao; do đó chúng ta phải đối mặt với việc cạnh tranh về giá, thị trường tiêu thụ. Vì thế, tôm sú vẫn là đối tượng nuôi chủ lực ở vùng ĐBSCL (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2009).

Hằng năm vào mùa thả tôm sú, nhất là tháng 11-12 và tháng 2-4 dương lịch, việc phải nhập giống với số lượng lớn, rải rác trên địa bàn rộng, nguồn giống nhập đa dạng, gây khó khăn cho hoạt động kiểm soát chất lượng con giống, công tác kiểm dịch tôm giống còn nhiều bất cập, chưa chặt chẽ, việc khai báo kiểm dịch trước khi xuất bán chưa được các cơ sở sản xuất, đại lý cung cấp tôm giống thực hiện nghiêm túc. Vì thế đề tài: “ Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Longlà cần thiết để đánh giá năng lực cũng như hiệu quả của hệ thống sản xuất kinh doanh tôm sú giống trong vùng.

1.2 Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là phân tích tình hình cung cấp và tiêu thụ giống tôm sú, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả sản xuất và tiêu thụ giống tôm sú cũng như công tác quản lý ngành để phục vụ cho sự phát triển bền vững của nghề nuôi tôm sú ở đây.

Mục tiêu cụ thể:

(1) Mô tả và phân tích tình hình sản xuất giống, cung cấp và quản lý giống tôm sú ở cấp độ vùng.

(2) Phân tích các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của các trại sản xuất giống và cơ sở ương, vèo giống tôm sú.

(3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận của cơ sở sản xuất và ương, vèo giống tôm sú.

(4) Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như công tác quản lý tôm sú giống ở ĐBSCL.

1.3 Nội dung của đề tài

1- Tổng hợp các thông tin liên quan tới tình hình sản xuất, ương giống và công tác quản lý cũng như qui hoạch phát triển giống phục vụ nghề nuôi tôm bền vững của ĐBSCL.

2- Khảo sát tình hình sản xuất giống, ương giống tôm sú tại các tỉnh trọng điểm trong vùng nghiên cứu (Cần Thơ, Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh và Kiên Giang).

3- Thu thập số liệu về kiểm dịch (tỉ lệ đạt yêu cầu, không đạt yêu cầu, xử lý vi phạm…) đối với sản xuất giống trong tỉnh, nhập tỉnh.

4- Phân tích các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của trại sản xuất giống và cơ sở ương, vèo giống tôm sú.

5- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của trại sản xuất giống và cơ sở ương, vèo giống.

6- Phân tích những thuận lợi và khó khăn để đề xuất các giải pháp khả thi về kinh tế - kỹ thuật và quản lý góp phần phát triển hợp lý việc sản xuất kinh doanh tôm sú giống cho nghề nuôi tôm sú ở ĐBSCL.

1.4 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài

Đề tài dự kiến được tiến hành từ tháng 8/2010 đến tháng 04/2011. Điều tra thu mẫu các tỉnh, thành: Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh, và Kiên Giang.

Nhập, xử lý số liệu và viết báo cáo được thực hiện tại Đại học Cần Thơ.

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tình hình phát triển của nghề nuôi tôm sú (Penaeus monodon) 2.1.1Tình hình nghề nuôi tôm sú trên thế giới và Châu Á

Nghề nuôi tôm luôn chiếm ưu thế trong nuôi giáp xác và trong nuôi trồng thuỷ sản, sản lượng nuôi tôm năm 2000 của thế giới là 1.087.111 tấn, chiếm 66,0% giáp xác nuôi, trị giá 6,880 tỷ USD, chiếm 73,4% giá trị trong nuôi giáp xác. Năm 2001, sản lượng đạt 1.270.875 tấn, trị giá 8,432 tỷ USD. Theo tính toán, sản lượng tôm nuôi hiện nay chiếm 1/4 sản lượng tôm nói chung của thế giới. Các loài tôm được nuôi nhiều nhất là tôm sú (P. monodon), tôm nương (P. chinensis) và tôm chân trắng (P. vannamei). Riêng 3 loài tôm này chiếm trên 86% sản lượng tôm nuôi của thế giới. Nếu tính về sản lượng thì tôm sú chỉ xếp thứ 20 trong số các loài thuỷ sản nuôi nhưng về giá trị thì chúng đứng đầu với 4,046 tỷ USD trong năm 2000 (FAO, 2004).

Châu Á có tới 42 nước phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. So với năm 1970, sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2000 của Châu Á đã tăng gấp 14 lần (từ

2.811.549 tấn lên 41.724.469 tấn). Mức tăng trưởng cũng tăng qua các thời kỳ (giai đoạn 1970 – 1980 đạt 8,2 %/năm, giai đoạn 1980- 1990 tăng 8,9%, giai đoạn 1990 -2000 tăng 11,1 %/năm). Số loài nuôi cũng tăng lên, từ 55 loài năm 1970 tới 107 loài vào năm 2000 (FAO, 2004).

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO, 2005), tổng sản lượng thuỷ sản của Thế giới (bao gồm cả khai thác và nuôi trồng) đã tăng 312% từ 49,92 triệu tấn năm 1964 tới 155,87 triệu tấn năm 2004. Mức tăng trưởng trung bình hằng năm của tổng sản lượng là 4% trong giai đoạn 1964 – 1974 và giảm xuống mức 3% trong giai đoạn 1874 – 1984. Từ giữa thập kỷ 80 đến cuối thập kỷ 90, mức tăng trưởng hằng năm lại tăng và đạt 3,5%. Nhưng từ năm 2000 đến năm 2003, xu hướng đã thay đổi, mức tăng trung bình hàng năm chỉ còn khoảng 1%. Tuy nhiên, rất đáng mừng là năm 2004, tổng sản lượng thủy sản của thế giới đã tăng 6% so với năm 2003. Đây không chỉ là kết quả của sự đóng góp lớn sản lượng từ nguồn nuôi trồng mà còn có sự tăng trưởng sản lượng từ nguồn thủy sản khai thác tự nhiên (FAO, 2005).

Mười nước đứng đầu thế giới về sản lượng nuôi trồng thủy sản theo thứ tự gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Bangladesh, Chile, Nhật Bản, NaUy và Philippines. Năm 2006, sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam là 1,67 triệu tấn, đứng thứ 3 thế giới (FAO, 2006).

Nghề nuôi trồng thủy sản nội địa tiếp tục đóng góp chính cho nghề nuôi thủy sản nói chung, với hơn 61% sản lượng và 53% tổng giá trị sản

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 30/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí