Tình Hình Sản Xuất Giống Tôm Sú Trên Thế Giới Và Việt Nam

phẩm nuôi trồng. Nuôi thủy sản nước ngọt chiếm 58% sản lượng và 48% giá trị, nuôi biển chiếm 34% sản lượng và 36% giá trị. Trong khi đó, nuôi nước lợ với tỷ lệ sản lượng thấp 8% nhưng cho tỷ lệ giá trị đến 16% do nuôi chủ yếu các loài tôm có giá trị cao (Nguyễn Thanh Phương, Giáo trình NTTS, 2009).

Cơ cấu nhóm loài nuôi cho thấy, năm 2006, cá nước ngọt cho sản lượng cao nhất là 27,8 triệu tấn, đạt giá trị 29,5 triệu USD; động vật thân mềm và rong biển cho sản lượng và giá trị tương đương nhau. Trong khi đó, giáp xác có sản lượng chỉ 4,5 triệu tấn nhưng đạt giá trị đến 17,95 triệu USD (FAO, 2006).

Hầu hết sự tăng sản lượng thuỷ sản của thế giới phải dựa vào ngành nuôi thuỷ sản (NTTS), trong đó các nước đang phát triển khu vực châu Á - Thái Bình Dương đóng góp xấp xỉ 90% sản lượng và gần 75% giá trị. Sản lượng NTTS từ mức 1 triệu tấn vào những năm 1950 đã lên tới hơn 50 triệu tấn năm 2006, Trung Quốc sản xuất 67% tổng sản lượng và 49% tổng giá trị (FAO, 2008).

Trên thế giới, Châu Á cho sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất, chiếm 89% tổng sản lượng và 77% tổng giá trị sản phẩm thủy sản nuôi trồng thế giới năm 2006. Năm 2006, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới là 51 triệu tấn và sản lượng khai thác là 92 triệu tấn. Trong số này, Trung Quốc chiếm 66,7% tổng sản lượng nuôi, các nước Châu Á khác chiếm 22,8%, và các nước khác còn lại ở Châu Âu, Châu Mỹ, Úc,.. chiếm 10,5%. Năm 2007, khi tổng sản lượng tôm nuôi của thế giới là 3,193 triệu tấn, châu Á đã đóng góp 2,74 triệu tấn. Sang năm 2008, các con số tương ứng là 3,065 triệu tấn và 2,611 triệu tấn (Nguyễn Thanh Phương, 2009).

Theo Tạp chí nuôi trồng thủy sản Châu Á Thái Bình Dương năm 2009 (Aqua Culture Asia Pacific Magazine, 2009) đánh giá một vài xu hướng về sản lượng tôm nuôi năm 2009 tại một số quốc gia nuôi tôm chủ yếu ở Châu Á như sau:

Trung Quốc: Năm 2007 và 2008, Trung Quốc sản xuất 1,22 triệu tấn tôm, trong đó 88% là tôm chân trắng và 52% sản lượng tôm chân trắng được nuôi ở vùng nước nội địa. Năm 2009, ước tính Trung Quốc đạt sản lượng 1,2 triệu tấn tôm chân trắng, trong đó có 560.000 tấn nuôi trong các ao ven bờ. Sản lượng nuôi tôm sú và các loài khác trong họ tôm He (Penaeidae) như P.chinensis P. japonicus là 150.000 tấn. Năng suất nuôi tôm chân trắng ở Quảng Đông trung

bình từ 8-10 tấn/ha/vụ, mật độ thả giống 120-180 PL/m2.

Thái Lan: Sản lượng tôm nuôi ước tính của Thái Lan năm 2009 nằm trong khoảng từ 520.000 đến 537.000 tấn. Năng suất cao từ 11,5-12 tấn/ha khi thả giống với mật độ 80-85 PL/m2. Việc áp dụng các biện pháp an ninh sinh học và

sử dụng con giống sạch bệnh đã làm giảm tỷ lệ dịch bệnh xảy ra ở tôm nuôi.

Inđônêxia: Sản lượng tôm nuôi của Inđônêxia giảm, do bị mất tới 40% sản lượng ở Lampung hồi giữa năm 2009, ước chỉ đạt 345.000 tấn.

Malaixia: Năm 2009, sản lượng tôm nuôi hy vọng đạt 85.000 tấn, tuy nhiên có thông tin cho thấy sản lượng ước chỉ đạt 78.000 tấn, trong đó chỉ có 6.000 tấn tôm sú, còn lại là tôm chân trắng. Năng suất nuôi tôm chân trắng trung bình từ 8- 10 tấn/ha với mật độ nuôi 80-120 PL/m2 Nước này đã có kế hoạch nuôi trở lại tôm sú.

Ấn Độ: Sản lượng tôm nuôi năm 2008 chỉ đạt 70.000 tấn. Năm 2009 đạt 95.000 tấn. Sản lượng tôm nuôi của Ấn Độ thấp vì giảm diện tích vùng nuôi, mật độ thả giống thấp 5-10 PL/m2 thất bại do dịch bệnh, chủ yếu là bệnh đốm trắng.

Philippin: Năm 2008, sản lượng tôm nuôi của Philippin là 54.000 tấn, sang năm 2009 giảm, ước chỉ đạt 35.000 tấn.

2.1.2 Tình hình nghề nuôi tôm sú ở Việt Nam

Nghề NTTS của Việt Nam hiện đang phát triển nhanh chóng, nhất là trong khoảng hơn một thập niên trở lại đây. Việt Nam vào Năm 2000, với 250.000 ha diện tích nuôi tôm đến năm 2001 đã tăng lên 478.000 ha. Chỉ trong vòng 1 năm,

235.000 ha gồm 232.000 ha ruộng lúa, 1.900 ha ruộng muối và 1.200 ha diện tích đất hoang hoá ngập mặn đã được chuyển đổi thành ao nuôi tôm. Tốc độ tăng đã có phần chững lại, nhưng trong các năm 2002 và 2003, diện tích nuôi tôm ở Việt Nam vẫn tiếp tục tăng. Đến hết năm 2003 cả nước có 530.000 ha diện tích nuôi tôm. Diện tích này bao gồm cả phần nuôi tôm luân canh với trồng lúa (Bộ Thuỷ sản, 2001).

Trong NTTS thì tôm sú là đối tượng nuôi quan trọng. Nuôi tôm sú ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 1990 nhưng dấu mốc nhảy vọt nhanh chóng là vào những năm 2000 -2005, đặc biệt là ở vùng ĐBSCL. Năm 2005 tổng sản lượng thuỷ sản của Việt Nam đạt 432.000 tấn với giá trị kim nhạch xuất khẩu là 2,62 tỷ USD. Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ lệ 41,8% tổng sản lượng và hơn 62% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu 1,623 tỷ USD của cả nước (Bộ Thủy Sản 2006). Năm 2006 diện tích NTTS tăng thêm 15.600 ha đưa tổng số diện tích NTTS của cả nước đạt khoảng 1.050.000 ha, trong đó riêng diện tích nuôi tôm nước lợ (chủ yếu là tôm sú) là 585.000 ha. Tổng sản lượng nuôi tôm nước lợ (chủ yếu là tôm sú) đạt

355.000 tấn, tăng 7,49% so với năm 2005. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng tôm sú là 1,4619 tỷ USD chiếm 44,3% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Trong lĩnh vực sản xuất giống, năm 2006 cả nước đã sản xuất được 25 tỷ tôm giống (chủ yếu là tôm sú) (Bộ Thủy Sản, 2007). Giá trị sản

xuất thủy sản năm 2007 theo giá so sánh năm 1994 ước tính đạt 46,7 nghìn tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2006, trong đó nuôi trồng tăng 16,5%. Sản lượng thủy sản cả năm ước tính đạt 4,15 triệu tấn, tăng 11,5% so với năm 2006, trong đó nuôi trồng 2,09 triệu tấn, tăng 23,1%, do tăng cả diện tích và năng suất, nhất là các địa phương vùng ĐBSCL (Chính phủ, 2007).

Sản lượng thuỷ sản năm 2008 ước tính đạt 4.582,9 nghìn tấn, tăng 9,2% so với năm 2007, trong đó tôm 505,5 nghìn tấn, tăng 1,9%. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng khá, đạt 2.448,9 nghìn tấn và tăng 15,3% so với năm 2007(Chính phủ, 2008). Sản lượng thuỷ sản năm 2009 ước tính đạt 4847,6 nghìn tấn, tăng 5,3% so với năm 2008, trong đó tôm 537,7 nghìn tấn, tăng 7,2%. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng năm 2009 ước tính đạt 2.569,9 nghìn tấn, tăng 4,2% so với năm trước (Chính phủ, 2009).

2.1.3 Tình hình nghề nuôi tôm sú ở ĐBSCL

ĐBSCL là vùng trọng điểm về sản xuất thuỷ sản của Việt Nam. Năm 2003, ĐBSCL đã sản xuất được 670.692 tấn thuỷ sản, chiếm 55% tổng sản lượng thuỷ sản của cả nước (Bộ Thuỷ Sản, 2004). Trong đó, tôm sú chiếm 22,8% tổng sản lượng thuỷ sản của ĐBSCL (153.000 tấn) và chiếm 76,5% tổng sản lượng tôm sú nuôi của cả nước (Nguyễn Thanh Phương, 2004). Diện tích nuôi tôm sú trên cả nước năm 2009 ước đạt 548 nghìn ha, giảm 66 nghìn ha so cùng kỳ năm 2008 (Bộ Nông Ngiệp, 2009). Năm 2000 diện tích nuôi tôm sú của ĐBSCL ước tính khoảng 220.000 ha đạt sản lượng 81.875 tấn thì sau 5 năm (năm 2005) là 498.000 ha và sản lượng đạt 245.625 tấn tăng 2,3 lần về diện tích và 3 lần về sản lượng (Lê Xuân Sinh & Phan Thị Ngọc Khuyên, 2006). Tuy tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn không được ngăn chặn triệt để, các loại bệnh xuất hiện trên tôm sú như bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh phân trắng,… đã gây thiệt hại cho nhiều hộ nuôi trên nhiều vùng nuôi của cả nước. Nhưng từ năm 2005 cho đến nay kết quả xét nghiệm tôm giống cho thấy bệnh đốm trắng trên tôm sú Post larvae có chiều hướng giảm đi. Kết quả xét nghiệm phát hiện bệnh đốm trắng năm 2003: 5,85%; năm 2004: 4,87%; năm

2005: 4,215; năm 2006: 1,32% (Phân Viện nghiên cứu Thủy sản Minh Hải,

2007).

Giai đoạn 2001-2007, NTTS vùng ĐBSCL đã có sự tăng trưởng cả về diện tích, sản lượng và giá trị, giải quyết việc làm; từng bước phát triển thành một nghề sản xuất quy mô hàng hóa, có tính cạnh tranh cao. Tổng diện tích có khả năng phát triển NTTS của vùng khoảng 1.366.430 ha, trong đó nuôi mặn lợ 886.249 ha (chiếm 89% so với toàn quốc). Diện tích nuôi của vùng tăng từ 527.398 ha năm 2001 lên 746.373 ha năm 2008, chiếm 54% diện tích có khả năng, đạt tốc độ tăng

trưởng bình quân 5,09%/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng trung bình về sản lượng thủy sản nuôi đạt cao hơn so với tăng diện tích và đạt 22,80%/năm (từ

462.441 tấn năm 2001 lên 1.947.346 tấn năm 2008) chiếm trên 80% so với tổng sản lượng NTTS toàn quốc (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2009).

Bảng 2.1 Diễn biến về diện tích, sản lượng, năng suất NTTS nước lợ vùng ĐBSCL (2001-2010).

TT Địa Phương Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất

(tấn/ha)



Năm

2001

2010

2001

2010

2001

2010

1

Long An

3.288

5.678

1.936

6.483

0,5

1,00

2

Tiền Giang

4.610

6.805

17.292

32.628

0.54

2,96

3

Bến Tre

31.303

42.490

44.500

45.388

0,4

0,94

4

Trà Vinh

12.752

48.138

9.150

22.128

0,39

0,90

5

Sóc Trăng

49.350

47.896

20.388

61.439

0,33

1,29

6

Bạc Liêu

86.527

128.552

30.885

141.731

0,26

0,71

7

Cà Mau

217.898

266.952

87.688

246.040

0,18

0,39

8

Kiên Giang

27.031

87.922

12.344

71.395

0,18

0,30

9

Hậu Giang

-

28

-

11,5

-

0,29


Toàn vùng

432.759

634.461

224.183

627.243

0,5

1,06

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (penaeus monodon) ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long - 3

Nguồn: Sở Thủy sản (2001), Sở NN và PTNT của các tỉnh ĐBSCL (2010).

Diện tích NTTS mặn, lợ vùng ĐBSCL trong giai đoạn 2001-2010, tăng từ 432.759 ha năm 2001 lên 634461ha năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân 5,20%/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng không đồng đều giữa các năm. Giai đoạn 2001-2003, bắt đầu triển khai Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP của Chính phủ, các tỉnh trong vùng đã rà soát quỹ đất, các loại mặt nước, các vùng làm muối kém hiệu quả, các vùng đất cát hoang hóa quy hoạch chuyển đổi và triển khai các dự án NTTS, nên tốc độ tăng trưởng diện tích giai đoạn này đạt cao hơn các giai đoạn còn lại. Xét theo các địa phương, trong 8 năm qua, tốc độ tăng diện tích NTTS vùng ĐBSCL có sự khác nhau giữa các tỉnh; cao nhất ở Hậu Giang (49,63%/năm), Trà Vinh (23,67%/năm), Kiên Giang (18,8%/năm), các tỉnh còn lại đạt tốc độ tăng không cao (dưới 9,69%/năm) (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2009).

Diện tích NTTS nước mặn, lợ của vùng ĐBSCL chủ yếu tập trung ở các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL thuộc các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang và Long An. Đến năm 2010, tỉnh dẫn đầu là Cà Mau đạt 266.952 ha, kế đó là Bạc Liêu 128.552 ha,... Riêng tỉnh Hậu Giang được tách ra từ tỉnh Cần Thơ, do đó chỉ có khoảng 45 ha nuôi tôm sú luân canh lúa năm

2008, đến năm 2010 giảm còn 28 ha ở huyện Long Mỹ (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2009).

Đối với tôm mặn lợ tôm sú vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong các đối tượng nuôi mặn, lợ của vùng. Năm 2008, đạt 583.290 ha, chiếm 94,48% tổng diện tích nuôi mặn lợ. Trong đó, diện tích nuôi tôm sú chủ yếu tập trung ở vùng Bán đảo Cà Mau với 264.522 ha (chiếm 45% diện tích nuôi tôm của vùng); Tôm chân trắng mới được đưa vào nuôi trong năm 2008 với diện tích là 1.399 ha, chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 0,23% tổng diện tích mặn lợ của vùng, phương thức nuôi chủ yếu QCCT (chiếm 54,79% tỷ trọng đối tượng và chiếm 51,89% so với tổng diện tích NTTS của cả vùng ĐBSCL), nuôi tôm lúa chiếm 28,84% tỷ trọng của nuôi tôm và 27,32% tổng diện tích NTTS của vùng. Diện tích nuôi BTC và TC chỉ chiếm 6,77% trong tổng diện tích nuôi tôm nước lợ (trong đó diện tích nuôi thâm canh chiếm thấp hơn 4%). Năm 2010 diện tích nuôi tôm sú giảm so với 2008 nhưng tỷ lệ nuôi TC/BTC tăng từ 7,14 lên 13%(Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2009; Sở NN&PTNT các tỉnh 2010).

Bảng 2.2 Diện tích nuôi nước lợ (2008), tôm sú (2010) theo phương thức nuôi ở ĐBSCL.


Đối tượng nuôi


Phương thức nuôi


Diện tích 2008 (ha)

Tỷ lệ so với

đối tượng (%)

Tỷ lệ so với tổng diện tích (%)


Diện tích nuôi tôm sú 2010

Tỷ lệ so với đối tượng (%)


TC/BTC

41.765

7,14

6,77

72.636

13

QCCT

Tôm nuôi

320.343

54,79

51,89

307.307

55

mặn, lợ Tôm lúa

168.633

28,84

27,32

139.685

25

(chủ yếu Tôm vườn

3.834

0,66

0,62

11.175

2

Tôm rừng

48.644

8,32

7,88

27.937

5

Tôm TCT

1.399

0,24

0,23



Tổng

584.689

100

94,71

558.740

100

tôm sú)


Nguồn: Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2009, Sở NN&PTNT các tỉnh 2010.

Trong giai đoạn 2001-2008, sản lượng thủy sản nuôi nước lợ vùng ĐBSCL tăng từ 224.183 tấn lên 627.243 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 12,9%/năm. Trong đó, tôm biển 16,7%/năm, nhuyễn thể 7,10%/năm và các đối tượng khác 3,2%/năm. Tôm biển (chủ yếu là tôm sú) vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tỷ lệ cơ cấu sản lượng nuôi, khoảng 44 - 65%, nhuyễn thể 16 - 29% và các

đối tượng khác chỉ đạt 20-28% tổng sản lượng nuôi nước lợ trong giai đoạn năm 2001 - 2008. So với toàn quốc, tôm nuôi ở ĐBSCL luôn chiếm 83% sản lượng tôm nuôi toàn quốc và đạt tốc độ tăng bình quân 16,7%/năm, trong khi cả nước đạt 11,5%/năm. Không giống như cơ cấu diện tích nuôi, sản lượng tôm nuôi không chỉ tập trung ở vùng Bán đảo Cà Mau mà còn phân bố ở các tỉnh khu vực hạ lưu sông Tiền và sông Hậu. Năng suất tôm nuôi bình quân có xu hướng tăng từ 0,35 tấn/ha năm 2001 lên đến 1,06 tấn/ha năm 2008, tốc độ tăng năng suất bình quân đạt 12,5%/năm. Năng suất tôm sú có sự biến động lớn giữa các phương thức nuôi và giữa các địa phương (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2009) (Số liệu chi tiết được trình bày phần phụ lục 1,2,3,4).

Theo Lê Xuân Sinh & ctv (2005) cho thấy chi phí cố định cho nuôi tôm sú thường xuyên chiếm 8-10% tổng chi phí hàng năm tuỳ theo mức đầu tư vào công trình và trang thiết bị thì chi phí nuôi tôm phụ thuộc chủ yếu vào việc mua giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản và chi phí trả công lao động (bao gồm cả sên, vét, trông coi và thu hoạch). Tác giả cũng phân tích rò sử dụng nguồn tôm bố mẹ, cung cấp giống và quản lý giống là 3 vấn đề cần giải quyết cùng lúc mới có thể phát triển nghề nuôi tôm ven biển ở ĐBSCL theo hướng bền vững.

2.2 Tình hình sản xuất giống tôm sú trên thế giới và Việt Nam

2.2.1 Tình hình sản xuất giống tôm sú trên thế giới

Nghề sản xuất tôm biển (trong đó có tôm sú) trên thế giới (Trần Ngọc Hải, 2009) có những bước tiến quan trọng có thể tóm lược như sau:

- 1933: Hudinaga lần đầu tiên sản xuất giống thành công tôm biển

(P.japonicus), mô hình bể lớn.

- 1966: Cook và Murphy thành công trong sản xuất giống tôm P. setiferus

P. aztecus với mô hình Galveston ở Texas.

- Thập kỷ 60-70, mô hình Galveston được ứng dụng rộng rãi ở các nước Châu Á, với P. monodon, P. merguiensis, P. indicus, P. orientus; tôm mẹ tự nhiên.

- Thập kỷ 70 và 80, nhiều loài tôm được nuôi vỗ và cho sinh sản thành công trong trại.

- Chương trình sản xuất giống phi bệnh tật và miễn bệnh đã được bắt đầu tại Mỹ (P. vannamei) (1989) và Pháp (1987).

- 1995: Chương trình gia hoá tôm mẹ được tiến hành ở Úc (P. japonicus).

- Ương ấu trùng theo mô hình tuần hoàn được tiến hành ở Tahiti và

Polynesia (Pháp) từ thập kỷ 80.

- Hiện nay, có trên 24 loài tôm thuộc Penaeus và 7 loài thuộc Metapenaeus

đã được nghiên cứu sinh sản, trong đó tổng cộng có 11 loài được sản xuất đại trà.

2.2.2 Tình hình sản xuất giống tôm sú ở Việt Nam

Việt Nam là một trong các quốc gia có nghề sản xuất tôm sú (Penaeus monodon) phát triển so với các quốc gia Châu Á và trên thế giới. Năm 2004, sản lượng tôm sú của Việt Nam là 290.000 tấn, trong đó ĐBSCL đóng góp là 200.000 tấn. Cả nước sản xuất được 26,1 tỉ tôm giống, nhưng trong đó ĐBSCL chỉ sản xuất được 7 tỉ con vào năm 2004 (Bộ Thủy sản, 2005). Năm 2005 lượng tôm sú giống cả nước sản xuất được 28,805 tỉ postlarva với khoảng 4.281 trại SXG (Bộ Thủy sản, 2006). Theo số liệu của Cục NTTS, hiện cả nước có 3.377 trại tôm giống đang hoạt động, bao gồm 2.887 trại tôm sú, 490 trại tôm he chân (Cổng thông tin điện tử, Bộ Nông Nghiệp, 2010).

Theo Trần Ngọc Hải, 2009. Nghề sản xuất tôm biển (trong đó có tôm sú) ở Việt Nam có những bước tiến quan trọng và có thể tóm lược như sau:

- Đầu 1970s, nghiên cứu sinh sản nhân tạo tôm biển đầu tiên, với loài P. merguiensis, P. penicillatus, P. japonicus.

- Trại nghiên cứu sản xuất giống đầu tiên được thành lập vào 1982, tại Qui Nhơn, do FAO tài trợ.

- 1985: sản xuất thành công tôm sú (P. monodon) tại Nha Trang, và tôm sú trở thành đối tượng chủ yếu trong sản xuất giống ở Miền trung.

- 1994: cả nước có 800 trại SXG.

- 1999: cả nước có 2.125 trại SXG.

- 2002: cả nước có khoảng 3.000 trại SXG.

- Riêng tôm thẻ chân trắng năm 2002 được nhập từ Mỹ và thử nghiệm sản xuất giống thành công, đến năm 2009 có khoảng 490 trại tôm thẻ trong tổng số

3.377 trại SXG tôm giống.

2.2.3 Tình hình sản xuất giống tôm sú ở ĐBSCL

Sản xuất tôm sú giống ở ĐBSCL đã có những tiến triển khả quan. Mạng lưới ương nuôi cung cấp con giống cho nghề nuôi phát triển mạnh mẽ về số lượng; chất lượng giống cũng được cải thiện rất nhiều so với thời kỳ mới chuyển đổi (2000); tính năng động và linh hoạt của hệ thống cung ứng giống tôm sú ở ĐBSCL đã góp phần đáng kể vào kết quả nuôi tôm ở địa phương. Số lượng trại và sản lượng tôm giống sản xuất ở các tỉnh liên tục tăng (Viện Kinh tế và Quy

hoạch thủy sản, 2009). Năm 2001, toàn vùng chỉ có 862 trại với sản lượng 3.952 triệu tôm giống đến năm 2005đã lên đến 1.280 trại, với sản lượng 12.000 triệu giống tương ứng, chiếm 29,2% số trại và chỉ mới đáp ứng 42,05% lượng tôm giống sản xuất so với cả nước (4.300 trại và 29.000 triệu con PL 15) và chỉ đáp ứng được 40,5% nhu cầu cho nghề nuôi trong vùng (28.740 triệu con)(Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, năm 2009). Năm 2009, ĐBSCL có 1.105 trại SXG tôm nước lợ đang hoạt động, trong đó có 1.100 trại SXG tôm sú và 05 trại SXG tôm chân trắng. Toàn vùng đã sản xuất hơn 9 tỷ con giống tôm sú và hơn 250 triệu con giống tôm chân trắng (Cục Nuôi trồng thủy sản, 2009). Năm 2010 ĐBSCL có 1.220 trại SXG sản xuất 20,915 tỷ tôm giống đáp ứng 50,77% lượng giống thả nuôi. Thành phố Cần Thơ thì từ năm 2001 Khoa Thủy Sản - Trường Đại học Cần Thơ bắt đầu chuyển giao công nghệ sản xuất tôm sú giống ứng dụng qui trình tuần hoàn cho một số trại và sau đó số trại tăng dần. Năm 2003 các trại tôm tại thành phố Cần Thơ đã cung cấp được 40 triệu tôm giống và đến năm 2004 thì tăng lên 70 triệu con cho các tỉnh ĐBSCL (Chi cục Thủy sản Cần Thơ, 2005). Năm 2005 Cần Thơ có 13 trại sản xuất tôm sú công nghệ sản xuất tôm sú giống ứng dụng qui trình tuần hoàn, lọc sinh học, đem lại hiệu quả cao cung cấp giống sạch của vùng ĐBSCL (Nguyễn Thanh Phương, 2006). Năm 2010 số trại SXG tôm sú tăng lên 20 trại (Chi cục Thủy sản Cần Thơ, 2010).

Theo Trần Ngọc Hải (2009). Nghề sản xuất tôm biển (trong đó có tôm sú) ở ĐBSCL với những thành tựu như sau:

- 1998: Thử nghiệm sản xuất giống tôm biển đầu tiên ở ĐBSCL do Đại học Cần Thơ (ĐHCT) thực hiện tại Vĩnh Châu – qui trình hở trong đó sản xuất giống

tôm thẻ từ nguồn bố mẹ tự nhiên và thức ăn là tảo tự nhiên.

- 1990: Một số trại sản xuất giống đầu tiên được thành lập ở ĐBSCL tại Bạc Liêu và Kiên Giang - qui trình hở. Năm 1992 sản xuất tôm sử dụng thức ăn nhân tạo & tảo khô cho ấu trùng.

- 1994: sản xuất tôm giống sử dụng tôm bố mẹ từ tự nhiên và Miền Trung.

- Từ năm 1995- 1999 dừng sản xuất tôm thẻ, bắt đầu dùng tôm sú mẹ từ ao đầm nuôi vỗ và cho đẻ. Lần đầu tiên thực nghiệm sản xuất giống tôm biển Qui trình tuần hoàn tại ĐHCT và sử dụng tảo thuần có nguồn gốc từ ĐHCT. - Cuối năm 1999 đến năm 2000, nhiều trại tôm biển đầu tiên được xây dựng ở vùng nội địa Cần Thơ do ĐHCT chuyển giao – Qui trình tuần hoàn.

- Đầu năm 2002 thí nghiệm gia hóa tôm sú bố mẹ tại ĐHCT và nhập tôm thẻ chân trắng từ Mỹ và SXG tôm thẻ chân trắng đến cuối năm 2002 Bắt đầu sử dụng tôm mẹ là tôm thẻ chân trắng F1.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022