Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (penaeus monodon) ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long - 1


CẢM TẠ


Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Xuân Sinh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Xin chân thành cảm ơn Ths. Đỗ Minh Chung, Ths. Huỳnh Văn Hiền, Cn Nguyễn Thị Kim Quyên, Ks Nguyễn Thị Lâm Tuyền và các bạn sinh viên lớp Kinh tế Thuỷ sản K33 đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thu thập số liệu và thực hiện luận văn.

Xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị tại các Trạm thủy sản; các Chi cục nuôi trồng Thủy sản; Trung tâm Khuyên Nông - Khuyến ngư; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc các tỉnh: Bến Tre; Trà Vinh; Bạc Liêu; Cà Mau; Cần Thơ và Kiên Giang đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu làm đề tài trên địa bàn các tỉnh này.

Sau cùng tôi xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này.


Nguyễn Tiến Diệt


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

TÓM TẮT


Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (penaeus monodon) ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long - 1

Đề tài nghiên cứu về “Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (Penaeus monodon) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long” được tiến hành từ tháng 8/2010 đến tháng 04/2011 nhằm làm rò thực trạng sản xuất giống và kinh doanh tôm giống ở ĐBSCL. Trên cơ sở đó cung cấp các thông tin cho các bên liên quan và đề xuất các giải pháp cơ bản góp phần cải tiến hiệu quả của việc sản xuất giống và kinh doanh, cũng như công tác quản lý chất lượng tôm giống với sự quan tâm của người sản xuất và người sử dụng tôm giống.

Nghiên cứu này được thực hiện ở 6 tỉnh ĐBSCL gồm hai vùng: ven biển (Bến Tre; Trà Vinh; Bạc Liêu; Cà Mau; Kiên Giang) và Thành phố Cần Thơ. Phương pháp điều tra sử dụng bảng câu hỏi soạn sẵn được áp dụng cho các nhóm đối tượng nghiên cứu. Số mẫu thu thập gồm: 67 trại sản xuất tôm giống; 61 cơ sở ương vèo tôm giống; 20 Hiệp hội, các ban ngành và Viện Trường.

Kết quả khảo sát cho thấy kinh nghiệm tham gia SXG của chủ cơ sở trung bình là 9.8 năm, cơ sở ương vèo là 7,8 năm. Các chủ cơ sở tiếp nhận nguồn thông tin kỹ thuật phổ biến nhất kinh nghiệm (SXG chiếm 92,5%, cơ sở ương chiếm 88,5%) và tham gia các đợt tập huấn (SXG 68,7%, ương vèo chiếm 95,1%).

Trại SXG có công suất thiết kế trung bình là 67 triệu con/năm, công suất thực tế trung bình là 49 triệu con (5,5 đợt), tổng chi phí trung bình là 144,5 tr.đồng/đợt và thu được lợi nhuận 163,4 tr.đồng/đợt. Có 5 yếu tố cùng lúc tác động có ý nghĩa lên năng suất tôm PL là: (i) Vùng (1= vùng 2 (BL+CM), 0= vùng khác); (ii) Số đợt sản xuất/năm (đợt); (iii) Lượng thức ăn tổng hợp sử dụng ương ấu trùng/m3/đợt (PL/lít); (iv) CP thuốc/hoá chất sử dụng ương ấu trùng/đợt (1000 đ/m3); (v) Số lần đẻ bình quân/tôm mẹ (lần). Nguồn tiêu thụ tôm giống chủ yếu bán trực tiếp cho người nuôi chiếm 75,2%, phần còn lại là bán cho cơ sở ương vèo (20,3%) và các thương lái tôm giống.

Đối với cơ sở ương vèo, diện tích trung bình 146 m2, Công suất thiết kế trung bình là 43,6 triệu giống/năm, khảo sát thực tế thì năng suất trung bình là 34,8 triệu giống/năm, số tháng hoạt động trung bình là 8,2 tháng, số đợt ương vèo khoảng 50,9 đợt/năm. Chi phí tăng thêm là 2,9 triệu đồng/đợt và lợi nhuận tăng thêm 15,6 triệu đồng/đợt. Nguồn cung cấp tôm giống cho cơ sở ương vèo

chủ yếu là từ các trại sản xuất giống từ các tỉnh miền Trung chiếm 93,5%.


Công tác quản lý ngành còn nhiều hạn chế, chất lượng con giống chưa được kiểm soát, công tác kiểm dịch còn gặp nhiều khó khăn, tổ chức chưa đồng bộ nên quản lý chất lượng tôm bố mẹ, tôm giống còn khá lỏng lẻo. Kiểm tra chất lượng tôm bố mẹ, tôm giống lưu thông trong và ngoài tỉnh chưa chặt chẽ (tỷ lệ kiểm dịch 38,52% lượng tôm giống thả nuôi).

Hệ thống văn bản quản lý chưa phù hợp với tình hình thực tế. Các qui định về kiểm dịch, qui chuẩn kỹ thuật chậm ban hành, chưa có sự thống nhất cao về phương thức quản lý từ Trung ương đến địa phương.

ABSTRACT

The study "status of production and supplying of black tiger shrimp post larvae (Penaeus monodon) in the Mekong Delta" was carried out from August 2010 to Apil 2011 in two regions: the coastal Provinces (Ben Tre, Tra Vinh, Bac Lieu, Ca Mau, Kien Giang) and Can Tho city with 67 shrimp hatcheries, 61 nursery sites; 20 associations, departments and institutes, universities. This research described the procedure situation and trading as well as black tiger shrimp seed usage in these areas. This also help to provide appropriate information and to suggest the suitable solutions for many different elements as well as the seed quality management with the interest of producers and seed users.

The result showed that the actors expperience in the industry were 9.8 years, nursery sites were 7.8 years. The owners used the most common knowledge sources was experience (92,5% of hatcheries; 88,5% for nursery) and training courses (68,7% of hatcheries; 95,1% for nursery).

The hatcheries hade an average designed capacity of 67 million/year, the actual average capacity was 49 million (5.5 rounds), spent about 144.5 mil.VND per batch and earned net income about 163.4 mil.VND per batch. There were 5 factors which had significant impact on productivity such as: Region; The number of business per year; The numbers of formulated larvae used/batch; Cost of drugs/chemicals used larvae /batch; number of breeding/female shrimp. seed source consumed mainly sold directly to farmers accounted for 75.2%, the rest was sold to nursery sites (20.3%) and middlemens.

The nursery sites had an average area of 146 m2, with product was 43.6 million pls/year, survey the actual average capacity was 34.8 million pls/year, the activities average of 8.2/months, the number of nursery about 50.9 batch

/year. Increasing cost of 2.9 million/batch and increased earned net income

15.6 million/crop. Seed supplies for nursing sites mainly from hatcheries in the central provinces accounted for 93.5%.

The management sector was still restricted, seed quality may be controlled and quarantine also difficult not comprehensive, quality management of broodstock, seed also rather loosely. Not keep lose control the quality of broodstock, seed road traffic in and out of province (38.52% inspection rate of shrimp farming). Document management system was not consistent with the actual situation. Quarantine regulations, the technical regulation issued later,

no consensus on how higher management from ministry to localities.


CAM ĐOAN


Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác.


Ngày 8 tháng 6 năm 2011

Ký tên

MỤC LỤC


Mục lục Trang

CẢM TẠ ii

TÓM TẮT iv

ABSTRACT vi

CAM ĐOAN vii

MỤC LỤC viii

DANH SÁCH BẢNG xi

DANH SÁCH HÌNH xiii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xiv

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Giới thiệu 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 2

1.3 Nội dung của đề tài 3

1.4 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài 3

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Tình hình phát triển của nghề nuôi tôm sú (Penaeus monodon) 4

2.1.1Tình hình nghề nuôi tôm sú trên thế giới và Châu Á 4

2.1.2 Tình hình nghề nuôi tôm sú ở Việt Nam 6

2.1.3 Tình hình nghề nuôi tôm sú ở ĐBSCL 7

2.2 Tình hình sản xuất giống tôm sú trên thế giới và Việt Nam 10

2.2.1 Tình hình sản xuất giống tôm sú trên thế giới 10

2.2.2 Tình hình sản xuất giống tôm sú ở Việt Nam 11

2.2.3 Tình hình sản xuất giống tôm sú ở ĐBSCL 11

2.3 Các khái niệm cơ bản trong kinh tế thủy sản 14

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính 15

PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

3.1 Phương pháp nghiên cứu 18

3.1.1 Nguồn thông tin và phương pháp thu thập số liệu 18

3.1.2 Phân bố mẫu 18

3.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 18

3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả 19

3.2.2 Phương pháp so sánh thống kê 19

3.2.3 Phân tích hồi qui đa biến 19

3.2.4 Sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT 20

3.3 Kế hoạch thực hiện đề tài 21

PHẦN 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 22

4.1 Thông tin chung về các cơ sở sản xuất và ương vèo giống tôm sú 22

4.2 Thông tin về hoạt động của cơ sở sản xuất giống 24

4.2.1 Qui mô của cơ sở sản xuất 25

4.2.2 Hoạt động sản xuất giống tôm sú 26

4.2.2.1. Qui trình và mùa vụ 26

4.2.2.2. Nguồn nước và các yếu tố môi trường 28

4.2.2.3 Nguồn gốc và tiêu chuẩn chọn tôm bố mẹ 29

4.2.2.4 Sử dụng tôm bố mẹ và sinh sản nhân tạo 31

4.2.2.5 Ương ấu trùng 33

4.2.2.6 Thu hoạch và tiêu thụ giống 35

4.2.3 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu trong sản xuất giống 36

4.2.3.1 Năng suất PL trong sản xuất giống 36

4.2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất tôm PL của trại SXG 40

4.3 Thông tin về hoạt động của cơ sở kinh doanh giống 47

4.3.1 Qui mô của cơ sở kinh doanh giống 48

4.3.2 Tình hình kinh doanh của cơ sở ương vèo giống tôm sú 48

4.3.3 Các chỉ tiêu kinh tế trong ương vèo tôm giống 52

4.5 Đánh giá rủi ro trong hoạt động sản xuất giống và ương vèo 55

4.6 Phân tích ma trận SWOT trong xản xuất và kinh doanh tôm sú giống 57

4.6.1 Điểm mạnh (Strength) 58

4.6.2 Điểm yếu (Weakness) 58

4.6.3 Cơ hội (Opportunity) 59

4.6.4 Nguy cơ (Threat) 59

4.6.5 Phân tích kết hợp các yếu tố 60

4.6.5.1 Kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội (S+O) 60

4.6.5.2 Kết hợp giữa điểm mạnh và nguy cơ (S+T) 60

4.6.5.3 Kết hợp giữa điểm yếu và cơ hội (W+O) 60

4.6.5.4 Kết hợp giữa điểm yếu và nguy cơ (W+T) 61

4.7 Thông tin về công tác quản lí ngành 61

4.7.1 Tình hình nuôi tôm sú và hoạt động sản xuất, kinh doanh tôm giống 61

4.7.1.1 Diện tích, sản lượng và năng suất nuôi tôm 61

4.7.1.2 Hoạt động sản xuất, kinh doanh tôm giống 63

4.7.2 Đánh giá của Quản lý ngành về tình hình sản xuất và kinh doanh giống tôm sú 66

4.5.3 Một số thuận lợi và khó khăn của nghề sản xuất và kinh doanh giống 67

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 71

5.1 Kết luận 71

5.1.1 Về sản xuất giống tôm sú 71

5.1.2 Về ương tôm giống 71

5.1.3 Về công tác quản lý ngành 72

5.2 Đề xuất 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

PHỤ LỤC 76

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 30/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí