Thông Tin Chung Về Các Cơ Sở Sản Xuất Và Ương Vèo Giống Tôm Sú

Bảng 3.2 Phân tích ma trận SWOT trong sản xuất giống và cơ sở kinh doanh giống tôm sú ở ĐBSCL.

SWOT CƠ HỘI THỰC HIỆN

(Opportunities – O)

NGUY CƠ RỦI RO

(Threats - T)



THẾ MẠNH

(Strengths - S)

Tận dụng cơ hội để phát huy thế mạnh

(O/S)

Tận dụng mặt mạnh để giảm thiểu các rủi ro

(S/T)


MẶT HẠN CHẾ

(Weaknesses - W)

Nắm bắt cơ hội để khắc phục mặt hạn chế

(O/W)

Giảm các mặt yếu để ngăn chận nguy cơ rủi ro

(W/T)



Bảng 3.3 Các biến chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu





Các biến chủ yếu trong nghiên cứu

Trại sản


Ương,


xuất


Hoạt động sản xuất kinh doanh

x

x

x

Hình thức sở hữu, loại hình sản xuất kinh doanh

x

x

x

Kinh nghiệm tham gia sản xuất kinh doanh

x

x

x

Nguồn thông tin kinh tế kỹ thuật

x

x

x

Diện tích trại sản xuất

x

x

x

Nguồn nước và quản lý nước trong sản xuất giống

x

x

x

Tôm bố mẹ và nuôi vỗ

x

x

x

Lượng thức ăn tổng hợp sử dụng để ương ấu trùng

x

x

x

Tỷ lệ sống khi ương ấu trùng

x

x

x

Công suất thiết kế của trại

x

x

x

Công suất sản xuất thực tế

x

x

x

Chi phí thức ăn sử dụng ương ấu trùng

x

x

x

Chi phí thuốc hóa chất sử dụng ương ấu trùng

x

x

x

Thu nhập

x

x

x

Lợi nhuận

x

x

x

Tỷ suất lợi nhuận

x

x

x

Rủi ro trong sản xuất

x

x

x

Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong SXKD

x

x

x

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

vèo giống Quản lý


3.3 Kế hoạch thực hiện đề tài

Đề tài được tiến hành từ tháng 8/2010 đến tháng 04/2011. Điều tra thu mẫu các tỉnh, thành: Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh, và Kiên Giang.

Nhập, xử lý số liệu và viết báo cáo được thực hiện tại Đại học Cần Thơ.


PHẦN 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1 Thông tin chung về các cơ sở sản xuất và ương vèo giống tôm sú

Nhìn chung chủ cơ sở sản xuất và ương vèo giống tôm sú có độ tuổi trung bình là 41 tuổi đến 44 tuổi. Trong đó chủ cơ sở SXG có độ tuổi từ 40 - 50 chiếm 46,2%, còn cơ sở ương chiếm 57,3%. Như vậy, hầu hết các chủ cơ sở của hai nhóm đối tượng nghiên cứu là trên 40 tuổi (Bảng 4.1).

Bảng 4.1 Một số thông tin chung của các cơ sở SXG và cơ sở ương giống


Diễn giải

Đvt

SXG

Ương vèo

1. Tuổi của chủ cơ sở

n

67

61

- Trung bình

Tuổi

40,8

43,7

- Độ lệch chuẩn

Tuổi

8,5

8,0

2. Giới tính

n

67

61

- Nam

%

88,1

91,8

- Nữ

%

11,9

8,2

3. Trình độ văn hóa chủ cơ sở

n

67

61

- Cấp 1

%

0

3,27

- Cấp 2

%

22,3

29,5

- Cấp 3

%

77,6

67,2

4. Chuyên môn về thủy sản (Thống kê nhiều lựa chọn)

n

67

61

- Kinh nghiệm

%

61,2

70,5

- Tập huấn

%

43,3

73,8

- Trung cấp NTTS

%

11,9

18,0

- Đại học/cao đẳng

%

29,9

4,9

- Cao học

%

4,5

0

5. Kinh nghiệm

n

67

61

- Trung bình

Năm

9,8a

7,8b

- Độ lệch chuẩn

Năm

4,5

2,7

6. Loại hình sản xuất

n

67

61

- Hộ cá thể

%

88,1

100

- Hùn hạp theo nhóm

%

7,5

0

- Công ty

%

1,5

0

- HTX/THT

%

1,5

0

- Khác

%

1,5

0

7. Lao động gia đình tham gia sản xuất

n

67

61

- Trung bình

Người

2,3

2,2

- Độ lệch chuẩn

Người

1,6

1,0

8. Lao động thuê thường xuyên

n

67

61

Người

3,7

2,1

- Độ lệch chuẩn

Người

2,6

1,8

- Trung bình

Hầu hết các cơ sở được khảo sát thuộc loại hình cá thể (SXG chiếm 88,1%, ương vèo 100%), loại hình hùn hạp theo nhóm chỉ chiếm 7,5%. Các cơ sở SXG và cơ sở ương đều không mướn cán bộ kỹ thuật chuyên môn; chỉ có một cơ sở SXG thuộc nhà nước (Trại tôm giống Khuyến ngư Kiên Giang) và cơ sở SXG của công ty và một HTX/THT là có cán bộ kỹ thuật quản lý với trình độ đại học/cao đẳng chiếm 29,9% và cao học chiếm 4,5%. Phần lớn chuyên môn về thủy sản của các chủ cơ sở là từ kinh nghiệm (SXG: 61,2%, ương: 70,5%) và tập huấn (SXG: 43,3%, ương vèo: 73,8%). Trình độ văn hóa các chủ cơ sở SXG có trình độ cấp 3 chiếm tỷ lệ cao nhất là 77,6% còn ở cơ sở ương chiếm 67,2%, kế đến là cấp 2 (SXG: 22,3%, ương vèo: 29,5%) cá biệt tại cơ sở ương vèo tỉ lệ cấp 1 chiếm 3,27%.

Tuy nhiên nhờ vào kinh nghiệm thực tế cùng với những tiếp thu kỹ thuật từ các đợt tập huấn, mặc dù trình độ chỉ ở cấp 2, 3 và không có cán bộ kỹ thuật tham gia sản xuất nhưng các cơ sở SXG vẫn cho sinh sản nhân tạo đạt hiệu quả cao. Qua khảo sát (Bảng 4.1) phần lớn các cơ sở SXG và ương vèo sử dụng lao động gia đình nhằm giảm chi phí thuê mướn, các cơ sở SXG và ương vèo tôm sú giống có số lao động gia đình tham gia sản xuất trung bình là 2,3 người, dao động từ 1 – 10 người. Trong đó, với trại SXG nam chiếm 88,1% lao động nữ chiếm 11,9%; còn đối với cơ sở ương vèo lao động nam chiếm 91,8% và nữ chiếm 8,2%. Hầu hết lao động nữ phụ trách quản lí về sổ sách và tài chánh trong hoạt động sản xuất cũng như ương vèo giống. Lao động thuê thường xuyên cũng phụ thuộc vào qui mô sản xuất của cơ sở, trung bình là 3 người, các lao động thuê mướn chủ yếu là lao động nam dao động từ 1 – 13 người (Phụ lục A1). Một số cơ sở ương vèo không thuê lao động thường xuyên nguyên nhân do quy mô diện tích cơ sở nhỏ chủ yếu sử dụng lao động gia đình. Các cơ sở có quy mô diện tích lớn thường thuê mướn nhiều lao động hơn, trung bình là 2 người, dao động từ 1 – 12 người.

Kinh nghiệm sản xuất và ương giống tôm sú của các chủ cơ sở đã được đúc kết từ khá lâu. Theo kết quả khảo sát số năm kinh nghiệm trung bình của chủ trại SXG là 9,8 năm, ít nhất là 1 năm và nhiều nhất là 24 năm. Đối với những hộ ương vèo tôm giống có kinh nghiệm trung bình là 7,8 năm, dao động từ 1 – 13 năm. Các trại ương giống có số năm kinh nghiệm thấp hơn so với các trại sản xuất giống và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05) (Bảng 4.1).

Nhằm nâng cao hiệu quả và giảm giá thành sản xuất các cơ sở sản xuất và cơ sở ương giống đã thu thập rất nhiều thông tin kỹ thuật từ những nguồn khác nhau.

Cách tiếp nhận nguồn thông tin kỹ thuật phổ biến nhất là đúc kết kinh nghiệm trong sản xuất của bản thân, trong đó SXG chiếm 92,5%, cơ sở ương chiếm 88,5% và họ cho đây là nguồn thông tin khá tốt. Kế đến là tiếp nhận thông tin từ các đợt tập huấn của Viện, Trường và cán bộ quản lý thuỷ sản (SXG 68,7%, ương vèo chiếm 95,1%). Ngoài ra, một số cơ sở được khảo sát còn tiếp nhận các thông tin từ tài liệu khuyến ngư (SXG: 50,7%, ương vèo: 85,2%) khi đánh giá nguồn tiếp nhận thì có nhiều ý kiến cho những nguồn này là khá tốt (Bảng 4.2).

Bảng 4.2 Nguồn thông tin kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất và ương vèo giống tôm sú (Thống kê nhiều lựa chọn)

Nguồn thông tin kỹ thuật

Đvt

SXG


Ương vèo

Số mẫu

n


67

61

- Kinh nghiệm

%


92,5

88,5

- Nông dân khác

%


10,4

6,6

- Truyền thống

%


7,5


- Tập huấn

%


68,7

95,1

- Tài liệu khuyến ngư

%


50,7

85,2

- Phòng nông nghiệp/thuỷ sản

%


0

0

- Các tổ chức đoàn thể

%


4,5


- Người cung cấp giống

%


1,5


- Người thu mua sản phẩm

%


3,0

1,6

- Khác

%


0

0

4.2 Thông tin về hoạt động của cơ sở sản xuất giống.

Trong quá trình khảo sát dựa trên sự phân bố về địa lý trên bản đồ hành chánh khu vực ĐBSCL, các cơ sở SXG trong khu vực nghiên cứu nằm trong vùng biển Đông, biển Tây và giữa Trung tâm ĐBSCL, qua đó tác giả nhận thấy giữa các tỉnh có sự khác biệt về địa lý cũng như điều kiện tự nhiên, giữa các tỉnh liền kề sẽ chịu ảnh hưởng chung về chế độ thuỷ triều là yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất giống cũng như nuôi tôm thương phẩm. Để có sự so sánh giữa các khu vực với nhau tác giả chia khu vực khảo sát thành các vùng như sau:

Vùng 1: Bến Tre và Trà Vinh (Vùng biển Đông 1). Vùng 2: Cà Mau và Bạc Liêu (Vùng biển Đông 2). Vùng 3: Cần Thơ (Trung tâm ĐBSCL).

Riêng đối với vùng biển Tây (Kiên Giang) trong địa bàn khảo sát hầu hết các cơ sở SXG chuyển hình thức hoạt động từ SXG sang ương vèo, khu vực khảo sát chỉ duy nhất còn lại 01 cơ sở SXG của Trung tâm Khuyến ngư Kiên Giang. Do

đó quá trình phân tích đánh giá kết quả khảo sát trại sản xuất giống chủ yếu tập trung vào 3 vùng như đã nêu trên.

4.2.1 Qui mô của cơ sở sản xuất

Nhìn chung diện tích của các cơ sở SXG tương đối lớn 1.046 m2 tuy nhiên có sự chênh lệch lớn (± 1.349 m2). Diện tích lớn nhất là 7.000 m2 (vùng 1), diện tích nhỏ nhất 80 m2 (vùng 3). Giữa các vùng có sự khác biệt lớn về diện tích trại sản xuất, lớn nhất là vùng 1 với diện tích trung bình 2194,5 m2 (± 1980,3) kế đến là vùng 2 và thấp nhất là vùng 3 (Bảng 4.3 và phụ lục A2).

Bảng 4.3 Một số thông tin về thiết kế xây dựng trại sản xuất giống


Diễn giải

Đvt

Vùng 1

Vùng 2

Vùng 3

Tổng

Diện tích

n

19

35

12

66

Trung bình m2 2194,5

617,1

479,9

1046

Độ lệch chuẩn m2 1980,3

536,0

492,5

1349

Công suất thiết kế

n

19

35

12

66

Trung bình

Tr.con

28

104

24

67

Độ lệch chuẩn

Tr.con

12

171

19

130

Công suất SXG thực tế

n

19

35

12

66

Trung bình

Tr.con

23

73

18

49

Độ lệch chuẩn

Tr.con

11

90

10

71

Công suất thiết kế trung bình của các trại giống trung bình trong 03 vùng là 49 triệu con/năm (± 71), trong đó công suất lớn nhất ở vùng 1 là 1.000 triệu con và công suất thiết kế thấp nhất là ở vùng 3 thấp nhất là 5 triệu con. Tuy nhiên theo khảo sát thực tế sản xuất thì công suất trung bình chung cho toàn khu vực là 49 triệu con (±71), vùng 2 có công suất trung bình 73 triệu con (±90), vùng 3 có công suất là triệu con 18 (±10), mặc dù công suất thiết kế rất lớn nhưng trong thực tế sản xuất do nhu cầu của thị trường nên công suất trong các trại khảo sát cao nhất ở vùng 2 là 500 triệu con tôm giống/năm, vùng 3 có công suất chỉ 5 triệu tôm giống/năm (Phụ lục A2).

Qua hình 4.1 cho thấy các trại SXG trong phạm vi khảo sát có công suất thực tế thấp hơn so với công suất thiết kế, điểm khác biệt giữa vùng 2 với 2 vùng còn lại ở chổ diện tích trại nhỏ hơn nhưng công suất thì lớn hơn, điều này phù hợp với kết quả khảo sát của Nguyễn Thanh Phương và ctv (2006) cho thấy chủ cơ sở ở vùng 2 chủ yếu là kinh nghiệm hoặc là kỹ thuật viên sau đó tự thành lập trại SXG, do đó chỉ chú trọng đến số lượng tôm sản xuất ra mà chưa đặt vấn đề chất lượng lên hàng đầu.

Riêng đối với Trại tôm giống Khuyến ngư Kiên Giang hiện nay là do Trung tâm

Khuyến Ngư đầu tư với diện tích là 5.000 m2, được xây dựng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống bể phục vụ sản xuất bố trí hợp lý, công suất thiết kế 75 triệu tôm giống/năm, tuy nhiên công suất thực tế của trại từ 45 – 50 triệu tôm giống/năm do điều kiện tự nhiên không thuận lợi mà chủ yếu là nguồn nước.




Hình 4.1 Công suất thiết kế và thực tế giữa các vùng khảo sát

4.2.2 Hoạt động sản xuất giống tôm sú

4.2.2.1. Qui trình và mùa vụ

Hai qui trình sản xuất tôm giống chủ yếu trên địa bàn nghiên cứu là qui trình lọc sinh học (vùng 3) và qui trình nửa kín nửa hở (vùng 1, 2). Các trại giống tại Thành phố Cần Thơ được tiếp xúc với những tiến bộ kỹ thuật nhanh hơn, tiếp nhận những nghiên cứu từ Trường ĐHCT do đó thay đổi qui trình sản xuất từ nửa kính nửa hở chuyển sang mô hình lọc sinh học nhằm có chất lượng tôm giống đầu ra tốt hơn, giá bán cao hơn các vùng còn lại (Bảng 4.4).

Bảng 4.4 Qui trình và thời gian áp dụng

Diễn giải Đvt Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Tổng Lý do áp

1. Qui trình

n

19

35

12

66

Lọc sinh học


1

6

12

19 Chất lượng

Nữa kính nữa hở


18

29


47 Dễ áp dụng

2. Thời gian áp dụng

n

19

35

12

66

Trung bình

Năm

8

9

2,5

7,6

Độ lệch chuẩn

Năm

2,7

4,3

1,3

4,2

dụng


giống tốt


Các trại sản xuất ở các vùng 2 và 3 chọn qui trình nửa kín nửa hở vì dễ áp dụng nguồn cung cấp nước mặn cho sản xuất dễ dàng hơn, mặt khác nghề SXG chủ

yếu là trong quá trình sản xuất có nhiều kinh nghiệm nên họ sử dụng qui trình nửa kính nửa hở là chủ yếu, thời gian áp dụng trung bình khoảng gần 10 năm (Bảng 4.4).

Hầu hết các trại sản xuất trong vùng nghiên cứu có số tháng hoạt động trung bình là 10,5 tháng (± 2,1), số đợt sản xuất trong năm vào khoảng 5,5 đợt (±1,4) với số ngày bình quân là 41,2 ngày (±10,4) cho một đợt sản xuất điều này cũng phù hợp với điều kiện thực tế trong SXG khi chuẩn bị cho đợt sản xuất đầu tiên từ khâu vệ sinh, xử lí nước, chọn tôm bố mẹ cho đến khi kết thúc khoảng 60 ngày. Các đợt tiếp theo thì có sự chủ động liên tục trong sản xuất nên thời gian quay vòng ngắn hơn từ 40 - 45 ngày (Bảng 4.5).

Bảng 4.5 Số tháng hoạt động sản xuất của cơ sở SXG


Diễn giải

Đvt

Vùng 1

Vùng 2

Vùng 3

Tổng

Số tháng sản xuất

n

19,0

35,0

12,0

66,0

Trung bình

Tháng

8,4

11,5

10,5

10,5

Độ lệch chuẩn

Tháng

2,1

1,5

1,4

2,1

Số đợt sản xuất

Đợt

19,0

35,0

12,0

66,0

Trung bình

Đợt

5,2

5,5

6,1

5,5

Độ lệch chuẩn

Đợt

1,9

1,1

1,6

1,4

Số ngày

n

19,0

35,0

12,0

66,0

Trung bình

Ngày

39,5

45,0

32,9

41,2

Độ lệch chuẩn

Ngày

7,2

11,3

5,4

10,4

Trong hoạt động SXG phụ thuộc vào nhu cầu con giống của người nuôi tôm, tính mùa vụ trong sản xuất theo từng vùng, từng thời điểm mà cụ thể là lịch thời vụ của mỗi địa phương. Qua khảo sát cho thấy nhu cầu con giống cao chủ yếu rơi vào đầu vụ nuôi từ tháng 1 đến tháng 4 Dương lịch (DL) hàng năm. Ở vùng 1 diện tích nuôi tôm chủ yếu là công nghiệp nên nhu cầu con giống cao vào tháng 3 và tháng 4. Đối với vùng 2 hoạt động sản xuất gần như là quanh năm vì nhu cầu con giống phục vụ cho diện tích nuôi tôm QCCT là chủ yếu. Riêng vùng 3 hoạt động SXG chủ yếu là đầu vụ nuôi, các tháng còn lại chủ yếu là do khách hàng của cơ sở ương vèo có nhu cầu giống phục vụ cho nuôi tôm QCCT (Bảng 4.6).

Trại tôm giống Khuyến ngư Kiên Giang sử dụng qui trình sản xuất nửa kín nửa hở và đã áp dụng 12 năm mang lại hiệu quả rất cao do dễ vận hành trong khâu sản xuất. Thời gian hoạt động của trại từ 8 – 10 tháng so với các tỉnh khảo sát thì không có sự chênh lệch nhiều, trung bình sản xuất từ 5 – 6 đợt/năm và mỗi đợt sản xuất khoảng 45 – 60 ngày. Nhìn chung việc sản xuất giống của Trại tôm giống Khuyến ngư Kiên Giang không có sự khác biệt với các vùng khác vì SXG ở đây phụ thuộc vào mùa vụ và nhu cầu của khách hàng, tập trung sản xuất ở đầu

vụ nuôi từ tháng 1 – 4 thời điểm này điều kiện nguồn nước tốt cũng như chất lượng tôm bố mẹ đạt chuẩn về độ chín thành thục sinh dục, khi sinh sản sẽ cho hiệu quả cao.

Tháng kinh

Vùng 1

Vùng 2

Vùng 3

Tổng Lý do

doanh (DL)

(%)

(%)

(%)

(%)

Tháng 1

78,9

22,9

66,7

47,0 Thời tiết ổn định, mùa thuận,

Tháng 2

78,9

34,3

75,0

54,5 Chất lượng nước tốt, tỷ lệ thành

Tháng 3

94,7

40,0

66,7

60,6 thục cao

Tháng 4

89,5

25,7

66,7

51,5 Đầu vụ nhu cầu con giốngcao

Tháng 5


17,1

41,7

16,7

Tháng 6


17,1

33,3

15,2

Tháng 7


17,1

8,3

10,6 Nhu cầu giống ít

Tháng 8


17,1


9,1

Tháng 9


22,9


12,1

Tháng 10

15,8

25,7

25,0

22,7 Đầu vụ nhu cầu con giốngcao

Tháng 11

31,6

20,0

33,3

25,8 Chất lượng nước tốt, tỷ lệ thành

Tháng 12

47,4

22,9

58,3

36,4 thục cao

Bảng 4.6 Những tháng kinh doanh tốt nhất (Thống kê nhiều lựa chọn)


Tỷ lệ thành thục thấp


4.2.2.2. Nguồn nước và các yếu tố môi trường

Nguồn nước cung cấp cho quá trình SXG là nước mặn và nước ngọt, tuỳ theo điều kiện tự nhiên của từng vùng mà việc sử dụng nguồn nước sẽ khác nhau. Đối với nguồn nước mặn có 02 loại nước được sử dụng đó là nước ót sử dụng chủ yếu tại các trại ở Cần Thơ vì xa nguồn nước mặn tự nhiên, nguồn nước mặn phục vụ SXG ở các tỉnh còn lại hầu hết là bơm trực tiếp hoặc sử dụng ghe chở nước mặn từ biển về phục vụ sản xuất. Nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất đa số là bơm từ nước ngầm qua hệ thống lọc hoặc sử dụng nguồn nước máy, nước ngọt sử dụng vào việc vệ sinh bể, thuần độ mặn cho ấu trùng.

Lượng nước sử dụng tuỳ thuộc vào công suất của trại, lượng nước mặn sử dụng trung bình 244,5 m3 (± 289,3) trong đó vùng 1 sử dụng nước mặn thấp nhất (nước ót). Lượng nước ngọt sử dụng ít hơn trung bình 186,7 m3 (±169,4) khối và thấp nhất là 30 khối và cao nhất là 1000 khối (Bảng 4.7). Hầu hết các trại SXG chủ yếu là sử dụng hoá chất là chlorine và formol, thuốc tím phục vụ công tác vệ sinh cơ sở, xử lý nước, bên cạnh đó một vài cơ sở sử dụng ôzon để xử lý nước.

Các yếu tố môi trường được theo dòi thường xuyên, tuy nhiên mỗi vùng khác nhau về chất lượng nước do đó có sự lựa chọn khác nhau về quản lý các yếu tố môi trường. Qua bảng 4.7 ta thấy vùng 1 các yếu tố môi trường ưu tiên là pH,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022