Nguyên Nhân Rủi Ro Lãi Suất Của Gp Bank Vũng Tàu Trong Thời Gian Qua


vốn. Như vậy thu nhập của NH sẽ tăng.

Qua bảng 2.12, chúng ta thấy rằng trong 2 năm ngân hàng đều ở trạng thái nhạy cảm về nguồn vốn, giá trị của chênh lệch nhạy cảm lãi suất có sự biến động khác nhau qua các năm đó là do tình hình về tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất trong từng năm là khác nhau. Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy được rằng, ngân hàng đang có một tỉ lệ rủi ro lãi suất nhỏ hơn 1. Vậy ngân hàng GP.Bank Vũng Tàu có rủi ro lãi suất cao. Chỉ khi tài sản nhạy cảm lãi suất cân bằng với nguồn vốn nhạy cảm lãi suất thì ngân hàng được coi là không có rủi ro lãi suất.

Nếu lãi suất trên thị trường giảm và lãi suất cho vay, lãi suất huy động giảm cùng mức độ thì thu nhập thuần từ lãi sẽ tăng do chi phí tiền lãi huy động nguồn vốn nhỏ hơn doanh thu từ lãi. Nếu lãi suất trên thị trường tăng và lãi suất cho vay, lãi suất huy động tăng cùng mức độ thì thu nhập thuần từ lãi sẽ giảm do chi phí tiền lãi huy động nguồn vốn cao hơn doanh thu từ lãi hay ngân hàng đang trong tình trạng nhạy cảm nợ.

2.3.4. Nguyên nhân rủi ro lãi suất của GP Bank Vũng Tàu trong thời gian qua

2.3.4.1. Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng

a. Khả năng dự báo lãi suất còn yếu

Tại các NHTM Việt Nam hiện nay thì hầu hết đang được đặt trong tình trạng thông tin chậm, thiếu thông tin, thông tin thiếu độ tin cậy. Bộ phận thu thập thông tin trên thị trường giúp hệ thống cảnh báo sớm này hoạt động không hiệu quả.

Thông tin quan trọng cần thu thập và dự báo như chính sách lãi suất và các động thái của FED trong tương lai, xu hướng chung về lãi suất trên thế giới, dấu hiệu về khủng hoảng tài chính đều sơ xài và lạc hậu…

b. Ngân hàng chưa xây dựng phương pháp riêng để xác định rủi ro lãi suất

Mô hình rủi ro lãi suất hiện tại còn nhiều nhược điểm chưa được khắc phục. Nguồn nhân lực và công nghệ tại ngân hàng vẫn chưa đủ khả năng đáp ứng một cách kịp thời, nhanh chóng và chính xác mức độ rủi ro mà ngân hàng gặp phải một cách thường xuyên và liên tục.


Mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất chỉ mang tính định lượng. Mà rủi ro lãi suất còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố định tính khác.

Rủi ro trong ngân hàng manh tính hệ thống nên việc đo lường rủi ro tại một chi nhánh hay tại một ngân hàng không thể bao hàm hết rủi ro lãi suất thực sự mà ngân hàng đó gặp phải; đặc biệt trong trường hợp rủi ro lãi suất xuất phát từ hoạt động của một ngân hàng khác.

Các loại rủi ro trong một ngân hàng có tinh chất tương thích, rủi ro tín dụng, rủi ro thnah khoản… cũng có thể là nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất. Do đó, quản trị rủi ro lãi suất phải gắn liền với quản trị rủi ro trong toàn hệ thống ngân hàng. Điều này không phải bất kỳ ngân hàng nào cũng có khả năng thực hiện do sự hạn chế về nguồn lực.

2.3.4.2. Nguyên nhân khách quan

a. Tác động của nền kinh tế thế giới

Những bất ổn của hệ thống tài chính toàn cầu và tình trạng khủng hoảng nợ công đang lan tràn từ châu Âu sang châu Mỹ, Nhật Bản, khủng hoảng kinh tế thế giới toàn cầu. Điều này ảnh hưởng tới mặt bằng lãi suất Việt Nam ở những khía cạnh sau: (i) Nguồn vốn nước ngoài (ODA, FDI ) ngày càng giảm bởi các nhà tài trợ và đầu tư lớn hiện đang trong tình trạng khó khăn về tài chính. Với tổng dư nợ nước ngoài gần 40%/GDP và nợ nước ngoài khu vực công thường xuyên chiếm khoảng 30% GDP (và có xu hướng tăng lên), sự giảm sút nguồn cung vốn nước ngoài sẽ tạo nên áp lực mạnh đối với mặt bằng lãi suất trong nước; (ii) Lãi suất trên thị trường vốn quốc tế tăng cộng với định mức tín nhiệm quốc gia của Việt Nam bị giảm buộc Chính phủ phải chấp nhận vay với lãi suất cao hơn để đáp ứng nhu cầu đầu tư năm 2011, 2012; (iii) Hậu quả của các chính sách ứng phó khủng hoảng nợ công có thể là đợt lạm phát phi mã và làm tăng lãi suất danh nghĩa ở phạm vi toàn cầu nếu chúng không đi kèm với các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế, cải thiện hiệu quả sử dụng vốn nói chung.

b. Tác động của nền kinh tế Việt Nam


Thị trường vàng và ngoại tệ biến động phức tạp và vẫn chứng tỏ độ hấp dẫn của nó cho nhu cầu tích lũy tài sản của công chúng và là nơi trú ẩn an toàn trong điều kiện lạm phát và những bất ổn vĩ mô mang tính toàn cầu. Điều này làm cho cấu trúc lãi suất huy động không chỉ bao hàm tỷ lệ biến động giá cả mà còn phải tính đến khả năng cạnh tranh đối với các khoản tiền gửi ngoại tệ và mức độ biến động giá vàng của thị trường trong và ngoài nước. Các chiến dịch dẹp bỏ thị trường kinh doanh ngoại tệ tự do, chấm dứt thị trường nợ vàng và hạn chế thị trường nợ ngoại tệ có vẻ chưa đem lại kết quả theo ý muốn: tỷ lệ tăng tiền gửi ngoại tệ vẫn cao gấp 4 lần tỷ lệ tăng tiền gửi nội tệ đến cuối T6/2011. Nếu tính đến một phần tăng tiền gửi nội tệ là do có sự di chuyển tiền gửi từ ngoại tệ sang thì mức tăng tiền gửi nội tệ mới là rất nhỏ, mặc dù, mức thu nhập của tiền gửi nội tệ cao hơn nhiều so với mức thu nhập từ tiền gửi ngoại tệ.

c. Tác động của chính sách tiền tệ

Lãi suất sẽ được duy trì ở mức cao như là biểu hiện tất yếu của chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt tinh thần của Nghị quyết 11. Cho đến thời điểm nửa đầu năm 2011, lãi suất cũng không cao hơn giai đoạn cuối năm 2010. Cần nhìn nhận rằng, yếu tố đẩy lãi suất lên cao thời gian qua chỉ bị ảnh hưởng một phần bởi việc thực hiện chính sách thắt chặt cung tiền, phần còn lại vẫn là các yếu tố đã từng tác động tới mặt bằng lãi suất. Năm 2012 mặt bằng lãi suất tiếp tục bị đẩy lên cao do chính sách thắt chặt tiền tệ và nhu cầu sử dụng vốn của các tổ chức kinh tế và cá nhân còn cao. Trong 9 tháng đầu năm 2013 NHNN đã thực hiện thành công việc đưa mặt bằng lãi suất giảm xuống chỉ còn 7 – 8%/ năm. Việc thay đổi lãi suất hàng năm là nguyên nhân chính gây ra rủi ro lãi suất.

2.3.4.3. Nguyên nhân từ phía khách hàng.

Phải khẳng định rằng, khách hàng là người quyết định trong việc lựa chọn loại tiền và hình thức gửi tiền và vay tiền tại ngân hàng. Lãi suất quyết định kỳ vọng sinh lời của người gửi tiền và chi phí của người vay tiền.


Khách hàng muốn gửi tiền bằng nội tệ VND do lãi suất tiền gửi VND ở mức khá cao so với USD, song doanh nghiệp lại muốn vay bằng USD để giảm thiểu chi phí vốn.

Tuy nhiên, tỷ giá VND/USD có xu hướng giảm, do đó giá trị thu nhập của ngân hàng từ cho vay ngoại tệ quy đổi ra VND có xu hướng giảm. Song chi phí để chi trả các khoản tiền gửi bằng nội tệ VND lại tăng.

Lĩnh vực kinh doanh vàng, đầu tư chứng khoán và bất động sản thu hút lượng tiền gửi của khách hàng. Khách hàng sẵn sàng không thực hiện cam kết kỳ hạn gửi tiền để rút trước hạn. Chính những nhân tố này góp phần làm mất cân đối giữa kỳ hạn tài sản Có và tài sản Nợ; đẩy NHTM rơi vào tình trạng rủi ro lãi suất.

2.4. PHÂN TÍCH RỦI RO THANH KHOẢN CỦA GP.BANK VŨNG TÀU. Cũng như các NHTM khác, Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu Khí Toàn

Cầu chi nhánh Vũng Tàu lựa chọn cho mình chiến lược quản lý thanh khoản phối hợp. Đây được coi là đường lối đúng đắn và an toàn trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Theo chiến lược này, nó cho phép ngân hàng dự trữ thanh khoản của mình bằng việc kết hợp một phần dự trữ bằng tài sản thanh khoản và phần còn lại có thể được đáp ứng thông qua các cam kết cho vay từ các ngân hàng khác và từ NHNN.

2.4.1. Tổ chức quản lý thanh khoản tại GP.Bank Vũng Tàu.

Hội sở chính chịu trách nhiệm quản lý thanh khoản toàn hệ thống, theo nguyên tắc quản lý vốn tập trung. Quản lý thanh khoản tại NH được diễn ra hàng ngày theo chiến lược của ban quản trị, chính sách và quy định về giới hạn do hội đồng quản lý rủi ro quyết định sau khi được ban giám đốc thông qua. Hội sở chính quy định riêng đối với từng chi nhánh quản lý thanh khoản. Quản lý thanh khoản tại GP.Bank Vũng Tàu được kết hợp giữa hai phương pháp tĩnh và phương pháp động.

Quản lý rủi ro thanh khoản tại GP.Bank Vũng Tàu được tực hiện trong một kế hoạch tổng thể về quản lý rủi ro thanh khoản và ứng phó với các sự cố rủi ro thanh khoản. Chủ trương quản lý rủi ro thanh khoản trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của NHNN, đảm bảo tính thanh khoản của tài sản và tăng cường chất


lượng tài sản. Hội đồng quản lý Tài sản Nợ - Có (Hội đồng ALCO), Ban điều hành ngân quỹ, phòng quỷ lý rủi ro tùy theo phân cấp trách nhiệm đưa ra những đánh giá định tính, định lượng thanh khoản, xây dựng khung quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản. Quản lý rủi ro thanh khoản tại GP.Bank Vũng Tàu đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cụ thể sau:

- Tuân thủ nghiêm các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản trong hoạt động ngân hàng.

- Duy trì tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản có có thể thoan toán ngay và các tài sản nợ sẻ đến hạn thanh toán trong thời gian một tháng tiếp theo

- Duy trì tỷ lệ tối thiểu bẳng một (1) giữa tổng tài sản có có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản nợ phải thanh toán trong khoản thời gian (7) ngày làm việc tiếp theo.

- Tuân thủ các hạn mức thanh khoản quy định trong chính sách quản lý rủi ro thanh

khoản do Hội đồng ALCO quy định

- Tổng hợp và phân tích động thái của khách hàng gửi tiền, xây dựng kế hoạch sử

dụng vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro vốn.

- Chi nhánh Vũng Tàu cũng thiết lập các định mức thanh khoản như là một công cụ dự phòng tài chính để ứng phó với các đột biến về thanh khoản. Căn cứ khả năng thanh toán ngay và khả năng chuyển đổi thành thanh toán ngay, định mức thanh khoản chia làm bốn (4) cấp độ từ thấp đến cao. Trong mỗi cấp độ sẽ quy định rõ các loại thanh khoản. Kế hoạch thanh khoản dự phòng được thể hiện bằng văn bản và được hội đồng ALCO xem xét cập nhật hàng tháng.

- Ngoài ra, NH cũng xây dựng kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản nhằm cung cấp cho lãnh đạo, trưởng các đơn vị, bộ phận và nhân viên phương cách quản lý và ứng phó khi xảy ra sự cố thanh khoản. Các bước có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản, bao gồm:

- Xây dựng kế hoạch: định nghĩa phân loại sự cố, mô phỏng các tình huống của sự

cố và các hành động cụ thể để ứng phó. Kế hoạch phải thể hiện bằng văn bản


được thiết lập trên công việc hàng ngày kể cả ngoài giờ làm việc, kế hoạch phải được xem xét cập nhật ít nhất sáu (6) tháng một lần.

- Thực hiện hành động ứng phó có hệ thống.

- Kiểm soát phương thức quản lý tình trạng khẩn cấp: quản lý mọi hành động trong

thời gian xảy ra sự cố, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình.

Kế hoạch ứng phó cũng bao gồm việc định nghĩa các mức độ khẩn cấp của thanh khoản và các biện pháp ngăn chặn, các định mức thanh khoản có thể sử dụng, các nguồn lực có thể huy động bao gồm cả nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài để ngăn chặn và đối phó với sự cố thanh khoản. Kế hoạch cũng quy định sơ đồ thông tin liên lạc đa chiều từ nhân viên đến lãnh đạo và ra bên ngoài cũng như phương tiện thông tin liên lạc và mức độ duy trì liên lạc.

2.4.2. Quy trình quản lý thanh khoản tại GP.Bank Vũng Tàu a/ Quy trình quản lý thanh khoản theo định kỳ

Chu kỳ để dự báo thanh khoản cho ngân hàng GP.Bank Vũng Tàu thường được báo cáo hàng tháng hoặc quý. Ngân hàng thống kê số liệu và dự báo theo các bước sau:

Bước 1: Bộ phận giao dịch, các phòng nghiệp vụ báo cáo về tình hình huy động vốn, tín dụng, thanh toán ngân quỹ…. Để phòng quản trị tính toán được cung cầu thanh khoản. Bộ phận quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp nắm bắt thông tin thị trường, báo cáo để có dự đoán về thay đổi lãi suất, tỷ giá và xu hướng của nền kinh tế.

Bước 2: Lập báo cáo và phân tích rủi ro thanh khoản; Bước 3: Kiến nghị với hội đồng ALCO về thanh khoản;

Bước 4: Ra quyết định và thực hiện quyết định thanh khoản.

b/ Quy trình quản lý thanh khoản hàng ngày

Đối với việc quản lý thanh khoản hàng ngày, thì việc đầu tuần làm việc, bộ phận quản lý thanh khoản của ngân hàng sẽ lập báo cáo cung cầu thanh khoản, lập các chỉ số thanh khoản và đánh giá tình hình thanh khoản trong tuần. Sau đó xem xét xác định mức dư, thừa hay thiếu hụt thanh khoản. Bộ phận giao dịch kiểm tra


tính toán luôn đảm bảo thực hiện dự trữ bắt buộc đầy đủ và đảm bảo các tỷ lệ an toàn thanh toán do NHNN quy định. Ngân hàng thực hiện thường xuyên kiểm tra số dư của tài khoản NOSTRO (Tài khoản Nostro là tài khoản của ngân hàng A mở tại ngân hàng B nhằm phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng A, theo cách gọi của ngân hàng A) của từng đồng tiền, đảm bảo số dư của các đồng tiền không bị âm.

c/ Xử lý khi thừa thanh khoản

- Đối với những dư thừa thanh khoản ngắn hạn (ít hơn 6 tháng): Đầu tư tiền gửi liên ngân hàng; Cho vay ngắn hạn các Tổ chức tín dụng; Mua giấy tờ có giá ngắn hạn; Kinh doanh tiền tệ

- Đối với dư thừa thanh khoản dài hạn (6 tháng trở lên): Tăng cường các khoản

vay; Mua giấy tờ có giá dài hạn

Trong trường hợp khi áp dụng các biện pháp trên mà vẫn còn dư thưa thanh khoản,

ngân hàng sẽ có kế hoạch cân nhắc việc giảm ngốn vốn huy động, vốn đi vay.

e/ Xử lý khi thiếu hụt thanh khoản

Các giới hạn và mức độ về thiếu hụt thanh khoản được ngân hàng lập ra để có những mức xử lý và đối phó phù hợp. Cụ thể giới hạn về khe hở thanh khoản tính lũy/tổng tài sản sẽ được chia ở các mức như nhau để phản ánh mức độ thiếu hụt thanh khoản (mức độ thiếu hụt thanh khoản được chia làm 3 mức là: Thiếu hụt cao, thiều hụt thấp và không thiếu hụt).

Khi thanh khoản thiếu hụt ở mức thấp, ngân hàng thực hiện các biện

pháp sau:

- Thiếu hụt trong vài ngày tới ( Từ 1-7 ngày): Trong trường hợp này ngân hàng sẽ phải thường xuyên theo dõi và kiểm soát số dư tài khoản NOSTRO, thận trọng khi thực hiện các nghiệp vụ đầu tư vào giấy tờ có giá, mua ngoại tệ hay đầu tư tiền gửi liên ngân hàng. Tiếp tục nhận tiền gửi của các TCTD.

- Thiếu hụt trong 1 tháng – 6 tháng tới: Hạn chế đầu tư tiền gửi liên ngân hàng kỳ hạn trên 1 tháng, hạn chế đầu tư giấy tờ có giá và mua ngoại tệ kỳ hạn trên 1 tháng.


Khi thiếu hụt ở mức cao:

Thiếu hụt trong khoảng vài ngày tới ( từ 1-7 ngày): Ngân hàng sẽ thôi không đầu tư vào tiền gửi liên ngân hàng, đầu tư vào giấy tờ có giá và mua ngoại tệ. Thực hiện vay ngắn hạn NHNN và các tổ chức tín dụng khác, bán tài sản thanh khoản (giấy tờ có giá, ngoại tệ….). Ngoài ra ngân hàng sẽ tích cực huy động vốn ngắn hạn của khách hàng.

Qua bảng 2.13 thể hiện các chỉ tiêu về giới hạn khe hở ta sẽ rõ hơn về khả năng thanh khoản tích lũy theo từng cấp độ khác nhau.

Bảng 2.13: Giới hạn khe hở thanh khoản tích lũy



Chỉ tiêu

Thanh khoản không thiếu

hụt

Thiếu hụt ở

mức thấp

Thiếu hụt ở

mức cao

Tỷ lệ khe hở thanh khoản lũy

kế 1 ngày tới/Tổng tài sản

>0%

Từ -1% đến

0%

< -1%

Tỷ lệ khe hở thanh khoản lũy

kế 7 ngày tới/Tổng tài sản

>-1%

Từ -2% đến -

1%

< -2%

Tỷ lệ khe hở thanh khoản lũy

kế 1 tháng tới/Tổng tài sản

>-3%

Từ -5% đến -

3%

< -2%

Tỷ lệ khe hở thanh khoản lũy

kế 3 tháng tới/Tổng tài sản

>-5%

Từ -7% đến -

5%

<-7%

Tỷ lệ khe hở thanh khoản lũy

kế 6 tháng tới/Tổng tài sản

>-7%

Từ -10% đến

-7%

<-10%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Phân tích rủi ro của Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu Chi nhánh Vũng Tàu và giải pháp giảm thiểu rủi ro - 13

(Nguồn: Báo cáo thanh khoản định kỳ năm 2013 của GP.Bank)

2.4.3. Thực trạng quản lý rủi ro thanh khoản tại GP.Bank Vũng Tàu

Thiếu hụt cao trong 1 tháng – 6 tháng: Hạn chế đầu tư tiền gửi liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng, hạn chế đầu tư giấy tờ có giá và mua ngoại tệ kỳ hạn trên 1 tháng, bán các giấy tờ có giá và ngoại tệ. Trong vòng 01 tháng, tiến hành thủ tục vay NHNN và các TCTD kỳ hạn từ 3 tháng – 6 tháng. Đẩy mạnh việc huy động vốn, phát hành giấy tờ có giá và có thể phải chấp nhận lãi suất cao. Hạn chế cam kết

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 06/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí