Đánh Giá Về Quản Lý Rủi Ro Thanh Khoản Tại Gp.bank Vũng Tàu A/kết Quả Đạt Được


cho vay và ngừng giải ngân tín dụng. Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ tiến hành tích cực thu hồi nợ quá hạn.

Từ các chỉ tiêu này, ta sẽ thấy rõ hơn thực trạng thanh khoản của chi nhánh từ đó có những kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường hoạt động thanh khoản tại ngân hàng. Tiêu chuẩn đánh giá dựa trên các quy định của Chính Phủ, của NHNN, của các tổ chức quốc tế về ngân hàng.

Chỉ số trạng thái tiền mặt

Chỉ số trạng thái tiền mặt phản ánh độ an toàn của ngân hàng thông qua việc ngân hàng dự phòng bao nhiêu khoản tài sản có tính thanh khoản cao để tài trợ cho rủi ro thanh khoản.

Trong bảng 2.14 thể hiện chỉ số trạng thái tiền mặt của GP.Bank qua hai năm

2012-2013

Bảng 2.14: Bảng chỉ số trạng thái tiền mặt

Đơn vị tính: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Tiền mặt + Tiền gửi các TCTD

20.512

25.658

Tổng tài sản

464.327

487.956

Chỉ số trạng thái tiền mặt

4.42%

5.26%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Phân tích rủi ro của Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu Chi nhánh Vũng Tàu và giải pháp giảm thiểu rủi ro - 14

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng GP.Bank Vũng Tàu)

Một tỷ lệ tiền mặt cao có nghĩa là ngân hàng có khả năng đáp ứng các nhu cầu thanh khoản tức thời. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá cao, đồng nghĩa với việc NH đang dự trữ một lượng tiền nhàn rỗi quá lớn và điều đó có thể hạn chế khả năng sinh lời lượng tiền này, từ đó giảm lượng thu nhập của ngân hàng. Qua bảng 2.15 cho thấy chỉ số trạng thái tiền mặt của ngân hàng GP.Bank Vũng Tàu qua các năm luôn duy trì ở mức cao so với tổng tài sản. Cụ thể năm 2012 đã lên mức 4.42% và 5.26% năm 2013. Trạng thái tiền mặt này là rất cao vì theo tiêu chuẩn quốc tế các ngân hàng chỉ nên duy trì tỷ lệ này ở mức 2%-3% do vậy trong thời gian tới ngân hàng nên giảm bớt chỉ số này để có them dòng tiền đầu tư vào các hoạt động khác


sinh lời cao hơn cho chi nhánh. Bảng 2.16 cho ta biết các chỉ số năng lực cho vay

của NH GP.Bank chi nhánh Vũng Tàu.

Chỉ số năng lực cho vay = Dự nợ/Tổng tài sản

Chỉ số năng lực cho vay phản ánh năng lực cho vay của ngân hàng, chỉ số này càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng ngân hàng phát triển mạnh nhưng đồng thời ngân hàng càng kém thanh khoản.

Bảng 2.15 phản ánh chỉ số năng lực cho vay của GP. Bank Vũng Tàu qua

các năm 2012 -2013

Bảng 2.15: Chỉ số năng lực cho vay

Đơn vị tính: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Dư nợ

360.150

397.865

Tổng tài sản

464.327

487.956

Chỉ số năng lực cho vay

77,6%

81,5%

(Nguồn: Kết quả kinh doanh năm 2012,2013 của GP.Bank Vũng Tàu)

Qua bảng 2.16 cho biết năng lực cho vay của chi nhánh tăng nhẹ qua các năm, năm 2012 giảm xuống còn 77,6% nhưng qua năm 2013 thì đã tăng lên với 81,5%. Tuy nhiên do tín dụng được xem là tài sản ít thanh khoản nhất nên việc duy trì một chỉ số cao không phải là tốt đối với ngân hàng. Theo các chuyên gia ngân hàng, dư nợ tín dụng chỉ nên đạt dưới 50% và phải luôn được kiểm soát thì khả năng rơi vào rủi ro của ngân hàng mới có thể han chế được. Như vậy, với mức dư nợ tín dụng cao như trên thì GP.Bank Vũng Tàu vẫn có nguy cơ đứng trước nhiều rủi ro. Trong đó, rủi ro dễ nhận thấy nhất là rủi ro lãi suất. Khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để đảm bảo khả năng thanh khoản NH bắt buộc phải tăng lãi suất tiền gửi trong đó lãi suất ghi trong hợp đồng tín dụng không đúng. Kết quả là thu nhập của ngân hàng giảm đi. Chưa kể đến là chi nhánh còn sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho trung và dài hạn, tạo nên rủii ro về kỳ hạn giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Một khi ngân hàng không thể đáp ứng các nhu cầu thanh khoản tức thời, rủi ro thanh khoản hoàn toàn có thể xảy ra.


Chỉ số dư nợ/tiền gửi của khách hàng

Chỉ số dư nợ /tiền gửi của khách hàng đánh giá NH đã sử dụng tiền gửi của khách hàng để cung ứng tín dụng với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Tỷ lệ này càng cao có nghĩa là khả năng thanh khoản càng thấp. Bảng 2.16 sẽ cho ta biết thêm về chỉ số dư nợ so với tiền gửi của khách hàng qua các năm từ 2012 đến 2013.

Bảng 2.16: Chỉ số dư nợ/ tiền gửi của khách hàng

Đơn vị tính: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Dư nợ

360.150

397.865

Tiền gửi

452.167

478.720

Chỉ số tín dụng/ tiền gửi

79,6%

83,1%

(Nguồn: Kết quả kinh doanh năm 2012,2013 của GP.Bank Vũng Tàu)

Theo bảng chỉ số trên ta thấy, từ năm 2012 đến năm 2013 ngân hàng GP.Bank Vũng Tàu cho vay chưa năm nào vượt mức tiền gửi huy động được. Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng trung bình trong hai năm là 81,35%. Như vậy, tài sản “Có” sinh lời là các khoản tín dụng chiếm tỷ trọng trong tổng tài sản “Có” của ngân hàng, mà cho vay là tài sản “Có” có độ rủi ro cao hơn nhiều so với các tài sản “Có” sinh lời khác. Chỉ số này cũng cho ta thấy sự thiếu năng động trong việc phát triển sản phẩm và nguồn thu nhập khác của ngân hàng. Bên cạnh đó toàn bộ số tiền huy động được hầu hết đều được ngân hàng đem cho vay, thậm chí cho vay hơn cả mức vốn huy động được. Với tỷ lệ dư nợ/tiền gửi khách hàng cao như trên thì có thể thấy trong trường hợp thị trường diễn biến bất lợi, ngân hàng rất dễ rơi vào tình trạng rủi ro thanh khoản. Vì thế trong thời gian tới ngân hàng cần đa dạng hóa các loại sản phẩm dịch vụ, thêm các nguồn đầu tư khác ngoài tín dụng nhằm tạo doanh thu đồng thời giảm bớt áp lực thanh khoản từ hoạt động tín dụng.

2.4.4. Đánh giá về quản lý rủi ro thanh khoản tại GP.Bank Vũng Tàu a/Kết quả đạt được

Ngân hàng GP.Bank Vũng Tàu trong thời gian qua đã chú trọng hơn trong

công tác an toàn thanh khoản, thể hiện ở chỗ tỷ lệ dự trữ tiền mặt được tăng lên từ


năm 2012 đến 2013 cho thấy ngân hàng đã chủ động hơn trong công tác quản lý rủi

ro thanh khoản.

Việc ra đời của Hội đồng quản lý TSN-TSC (ALCO) là một trong những yếu tố quan trọng nhằm tăng cường công tác quản lý rủi ro thanh khoản cũng như đặt ra những yêu cầu mới cho công tác quản lý rủi ro thanh khoản theo thông lệ quốc tế. Ngân hàng đã quan tâm hơn trong chiến lược phát triển thị trường bán lẻ nhằm tăng thu nhập và phân tán được rủi ro nếu có.

b/Những điểm tồn tại

Thứ nhất, từ các bảng tổng hợp và phân tích các chỉ số ở trên, các chỉ số tăng dần trong từng năm. Đặc biệt các chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng và chỉ số Năng lực cho vay lại tăng cao qua các năm. Điều này chứng tỏ, ngân hàng vẫn còn đang rất liều lĩnh trong công tác quản lý rủi ro thanh khoản. Ngân hàng chấp nhận đánh đổi rủi ro không thanh toán được để đổi lấy thu nhập cho ngân hàng.

Thứ hai, thời điểm đầu năm 2011 khi NHNN chủ chương chính sách tiền tệ thắt chặt bằng việc quy định trần lãi xuất huy động là 14%, ngân hàng đã có những biện pháp chui lãi suất nhằm tăng nguồn vốn cho bản thân ngân hàng. Đây là một dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp rủi ro thanh khoản, và là dấu hiệu chứng tỏ ngân hàng vẫn còn bị động trong công tác quản lý rủi ro thanh khoản.

Ngoài ra quản lý tài sản nợ còn chưa phát huy hết năng lực, điển hình nguồn vốn huy động chưa đa dạng và dịch vụ ngân hàng bán lẻ còn khá ít.

Những mặt hạn chế trên có nguyên nhân đến từ các yếu tố khách quan và cả yếu tố

chủ quan của ngân hàng đó là:

- Nguyên nhân khách quan:

+ Thời gian qua nên kinh tế và thị trường tài chính trong nước và trên thế giới có nhiều biến động lớn, diễn biến phức tạp nên việc lường trước được các diễn biến này là rất khó và ngân hàng không thể làm hết được. Lạm phát tăng quá mức vào đầu năm nhưng lại thiểu phát vào cuối năm, mức lãi suất và cho vay biến động chưa từng có, tỷ giá USD/VND tăng đột biến khiến biên độ tỷ giá được nới rộng liên


tục… Những biến động ấy gây nhiều khó khăn cho thanh khoản ngân hàng và công tác quản lý thanh khoản.

+ Sức ép cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng lớn đặc biệt trong bối cảnh hội nhập đòi hỏi sự năng động và mở rộng của ngân hàng. Ngân hàng tăng trưởng cho vay quá cao. Điều đó ngoài mục tiêu phát triển của ngân hàng cũng làm cho tình hình thanh khoản trở nên xấu đi nên về lâu dài ngân hàng phải cân đối và ổn định lại cho hợp lý.

+ Môi trường pháp lý cho hoạt động quản lý thanh khoản chưa đầy đủ, đồng bộ và chưa thực sự hướng theo chuẩn quốc tế. Hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại trên thế giới đang áp dụng tiêu chí hướng dẫn hệ thống quản lý rủi ro của ủy ban Basel. Chính điều này đang gây cản trở trong quá trình hội nhập của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như làm tăng tính rủi ro của nền kinh tế.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Các dịch vụ của Ngân hàng tập trung chủ yếu vào tín dụng, chưa khai thác sâu và rộng vào lĩnh vực khác như: thanh toán quốc tế. Mà hầu hết khi khách hàng đến với ngân hàng không đơn thuần chỉ là giao dịch về một mảng dịch vụ cụ thể nào đó như vay tín dụng hay thanh toán quốc tế,… khách hàng phát sinh rất nhiều hoạt động liên quan đến ngân hàng, các hoạt động về dịch vụ vì thế đây cũng là một trong yếu tố được khách hàng đánh giá. Ngân hàng nên đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, chăm sóc khách hàng tận tình chu đáo để thu hút nhiều khách hàng hơn nữa.

+ Hệ thống đánh giá nội bộ đã được từng bước áp dụng tuy nhiên vẫn đang trong thời gian xây dựng và hoàn thiện nên không tránh khỏi những thiếu xót, hạn chế. Công tác thông tin phòng ngừa rủi ro về khách hàng chưa được cập nhật thường xuyên, việc đánh giá năng lực của doanh nghiệp để từ đó phân loại khách hàng, phân loại nợ đôi khi còn mang tính chủ quan.

+ Mức độ hợp tác giữa các ngân hàng vẫn còn hạn chế. Trước hết là thiếu hợp

tác trong việc chia sẻ kinh nghiệm và chính sách quản lý rủi ro thanh khoản, khiến


mỗi ngân hàng quản lý theo một cách khác nhau. Mặc dù tính cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng là cần thiết, nhưng rủi ro thanh khoản lại là rủi ro mang tính hệ thống, nếu các ngân hàng không hỗ trợ và hợp tác với nhau thì nếu một ngân hàng phá sản thì sự sụp đổ của một hệ thống ngân hàng là khó tránh khỏi.

+ Mô hình tổ chức và vận hành còn cồng kềnh. Đôi khi còn chồng chéo nhau trong các nhiệm vụ kể cả các hoạt động kinh doanh cũng như công tác quản lý điều hành. Do vậy việc cần thiết là phải xây dựng mô hình hoạt động một cách chuyên môn hóa, phân rõ trách nhiệm và chức năng quản lý.


CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA GP.BANK VŨNG TÀU


3.1. Mục tiêu của quản trị rủi ro


3.1.1. Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng

- Điều chỉnh lại cơ cấu tín dụng hợp lý và phù hợp với thực tế tại GP.Bank

Vũng Tàu.

- Giảm tỷ lệ nợ xấu đến mức thấp nhất có thể. Cụ thể giảm tỷ lệ nợ quá hạn

<5%, trong đó tỷ lệ nợ xấu <1% trong tổng dư nợ.

- Đa dạng hóa thị trường tín dụng nhằm hướng tới mọi đối tượng, mọi lĩnh

vực kinh doanh.

3.1.2. Mục tiêu quản trị rủi ro thanh khoản

- Đảm bảo khả năng thanh khoản ở mức nhanh nhất với chi phí thấp nhất.

- Cảnh báo các nguy cơ và tổn thất khi rủi ro thanh khoản xảy ra.

3.1.3. Mục tiêu quản trị rủi ro lãi suất

- Giảm thiểu tối đa mọi ảnh hưởng xấu của sự biến động lãi suất đến thu

nhập của ngân hàng

- Hạn chế chi phí vay vốn của ngân hàng khi nhu cầu vốn tăng cao.

- Thực hiện tốt hơn chính sách tiền tệ do NHNN đề ra cho các NHTM

3.2. Giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tại ngân hàng GP.Bank Vũng Tàu

3.2.1. Nhóm giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng

Giải pháp thứ nhất: Xây dựng chính sách cho vay phù hợp

GP.Bank Vũng Tàu thực hiện chính sách cho vay dựa trên quy chế chung của GP.Bank hội sở. Tuy nhiên, tùy vào từng thời điểm và trong khung cho phép của NH hội sở thì chi nhánh cũng có những chính sách lãi suất, chính sách khách hàng, xác định các giới hạn an toàn trong hoạt động….Để chính sách cho vay trở nên phù hợp, góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro thì chi nhánh cần tập trung vào những công việc sau:

1. Chi nhánh cần đẩy nhanh việc thu hồi nợ xấu và rà soát lại toàn bộ các khoản vay đang có nguy cơ dẫn đến nợ xấu

- Nghiêm túc thực hiện chỉ đạo về lãi suất trong hoạt động cho vay theo công văn 463/2013 – TGD của Tổng Giám đốc về chấn chỉnh hoạt động tín dụng an

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 06/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí